Nghị quyết đề cập đến vấn đề “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu”: “Cần giáo dục cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức nhận thức rõ tham ô, lãng phí là trái với đạo đức cách mạng, là tộ
Trang 1Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt nam
Vai trò của Hội người cao tuổi và Hội cựu chiến binh tham gia phòng, chống tham nhũng ở cơ sở
(Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu cấp bộ ở Thái Bình và Hải Phòng)
6601
08/10/2007
Hà Nội 2007
Trang 2Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt nam
Vai trò của Hội người cao tuổi và Hội cựu chiến binh tham gia phòng, chống tham nhũng ở cơ sở
( Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu cấp bộ ở Thái Bình và Hải Phòng)
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thế Huệ
Hà Nội 2007
Trang 3Mục lục
Phần I Khái quát chung về phòng, chống tham nhũng 13
I Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng, tham ô, quan liêu, lãng phí
Phần II Hội Người cao tuổi và Hội Cựu chiến binh ở Thái Bình và Hải Phòng tham gia phòng, chống tham nhũng ở cơ sở
35
1 Vị trí, vai trò của Hội Người cao tuổi và Hội CCB 35
2 Một số đặc điểm địa phương được khảo sát, nghiên cứu 39
Trang 43.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 46
3.2 Nhóm tuổi của NCT và CCB được điều tra 49
3.3 Trình độ học vấn của NCT và CCB được điều tra 51
3.5 Tình trạng hôn nhân của người được điều tra 56
3.6 Số NCT và CCB được điều tra là đảng viên 57
4 Hội NCT, Hội CCB và hội viên hai hội tham gia phòng, chống tham
4.2 Hội NCT và Hội CCB phát hiện vụ việc tham nhũng ở cơ sở 66
4.3 Tham gia giám sát các hoạt động của chính quyền cơ sở 75
4.4 Phối hợp với nhân dân đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan
5 Chính sách, chế độ cho Hội NCT, Hội CCB và các thành viên khi
tham gia phòng, chống tham nhũng ở cơ sở
102
5.1 Tổ chức Đảng, Chính quyền tạo điều kiện để Hội NCT và Hội
CCB tham gia phòng, chống tham nhũng
2.1 Đối với Trung ương 124
Trang 5Nh÷ng ng−êi tham gia chÝnh
1 TS NguyÔn ThÕ HuÖ, ViÖn nghiªn cøu ng−êi cao tuæi VN
2 TS Lª Trung TrÊn, ViÖn nghiªn cøu ng−êi cao tuæi VN
3 TS NguyÔn V¨n Tiªm, Héi Ng−êi cao tuæi ViÖt Nam
4 TS Lª Ngäc V¨n, ViÖn Khoa häc X· héi ViÖt Nam
Trang 6Danh mục chữ cái viết tắt CABĐ: Công an, bộ đội
CBVC: Cán bộ viên chức CĐ: Cao đẳng
CCB: Cựu chiến binh ĐH: Đại học
HĐND: Hội đồng nhân dân HN: Hôn nhân
ND: Nhân dân NCT: Người cao tuổi UBND: Uỷ ban nhân dân
Trang 7Mở đầu
1 Tính cấp thiết
ở Việt Nam, sinh thời Bác Hồ đã cảnh báo: tệ tham nhũng, tiêu cực, lãng
phí '' nó là kẻ thù khá nguy hiểm Vì nó không mang gươm, mang súng, mà nó nằm trong tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta'', '' làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó khăn của cán bộ ta Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta'' Bác coi tội tham ô, lãng phí, quan liêu'' cũng nặng như tội lỗi việt gian, mật thám'' và '' chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng
và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận'' Vì thế, Bác nói:'' phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu''( 1 )
Trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là từ khi chuyển sang cơ chế thị trường,
mở cửa và hội nhập, tệ tham nhũng cùng với các nguy cơ: tụt hậu ngày càng xa
về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa và diễn biến hoà bình, đang làm cho ''
các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn tới chệch hướng; đó là mảnh đất thuận lợi cho diễn biến hoà bình''(2)
Những Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước cũng đã dần được hoàn thiện để thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng về công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nhiều văn bản dưới luật, liên quan đến tham nhũng Điều này cho thấy, Đảng, Nhà nước ta đã ý thức rất sâu sắc tầm quan trọng và quyết tâm sắt đá của mình trong việc phòng, chống tham nhũng, và điều này đã đáp ứng được khát vọng của nhân dân ta, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước Trong những năm qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Đảng và Nhà nước ta chủ trương, phát động đã được các báo chí, đài phát thanh và truyền hình từ Trung
ương đến địa phương tích cực hưởng ứng Nhiều bài viết, bài nói về tham nhũng
có giá trị đã được đăng tải và đưa tin Trong sự nghiệp này, quần chúng nhân dân
Trang 8
cũng đã có những đóng góp không nhỏ ( phát hiện cho Đảng và Nhà nước nhiều trường hợp tham nhũng ) Song số vụ tham nhũng được phát hiện từ cơ sở và
nội bộ đơn vị còn quá ít so với thực tế
Tham nhũng là một trong những hiện tượng xã hội có từ rất lâu trong lịch sử loài người, từ thời kỳ xuất hiện những hình thức ban đầu của Nhà nước Tệ tham nhũng và công cuộc phòng, chống tham nhũng vốn từ bao thế kỷ nay luôn là vấn
đề của mọi quốc gia Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nghiên cứu về tham nhũng được đặc biệt chú ý, nhất là trong những thập kỷ gần đây khi mà nạn tham nhũng trở thành vấn đề có tính toàn cầu
Cho đến nay cũng đã có một số kết quả nghiên cứu về tham nhũng và
chống tham nhũng đăng trên các tạp chí: Xây dựng đảng, Lý luận, nghiên cứu Lập pháp, Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật Song số lượng các nghiên cứu còn quá ít so với yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng
Việc tổ chức các Hội thảo khoa học về vấn đề chống tham nhũng cũng còn quá khiêm tốn và cũng chỉ do Thanh tra Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương 6(2) tiến hành
Việc nghiên cứu, điều tra về tham nhũng và chống tham nhũng mới được tiến hành trong vài năm gần đây với số lượng còn quá ít
Trước thực trạng đó, ngày 14 tháng 4 năm 2004, trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tại trụ sở Chính phủ, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã yêu cầu Hội Người cao tuổi Việt Nam đi
đầu trong việc chống tham nhũng Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đầy
khó khăn, thử thách, nhưng cũng rất vinh dự đối với Hội Người cao tuổi Việt
Nam Trước yêu cầu của thực tiễn, đề tài:'' Vai trò của Hội Người cao tuổi và Hội Cựu chiến binh tham gia chống tham nhũng ở cơ sở'' đã được Thanh tra Chính
phủ giao nhiệm vụ và kinh phí để triển khai Đề tài này sẽ thu được những kết quả hữu ích, cung cấp thêm cơ sở và luận cứ khoa học cho việc đấu tranh chống
Trang 9* Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham nhũng
* Đảng với việc chỉ đạo thực hiện phòng, chống tham nhũng
* Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trontg việc thực hiện phòng, chống tham nhũng
3.1.3 Hiến pháp và pháp luật Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Hiến pháp
* Pháp lệnh và Luật phòng, chống tham nhũng
* Luật thi đua khen thưởng
3.2 Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh ở Thái Bình và Hải tham gia phòng, chống tham nhũng ở cơ sở
3.2.1 Vị trí, vai trò của Hội Người cao tuổi và Hội Cựu chiến binh
3.2.2 Một số đặc điểm địa phương được khảo sát, nghiên cứu
3.2.3 Đặc điểm đối tượng được nghiên cứu
3.2.4 Hội NCT, Hội CCB và hội viên hai hội tham gia phòng, chống tham nhũng
3.2.5 Chính sách, chế độ cho Hội NCT, Hội CCB và các thành viên khi tham gia phòng, chống tham nhũng
Trang 104 Phương pháp
4.1 Phương pháp điều tra định lượng
- Đề tài chọn 2 tỉnh/thành phố để điều tra thực trạng Hội Người cao tuổi và Hội Cựu chiến binh trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở cơ sở
- Mỗi tỉnh/thành phố chọn 02 quận (huyện/ thị )
- Mỗi quận /huyện, thị chọn 2 xã, phường, hoặc thị trấn Mỗi xã/phường
điều tra 50 phiếu Số phiếu điều tra ở mỗi quận /huyện là 100
- Tổng số phiếu điều tra ở 2 tỉnh/thành phố là: 400
- Đề tài tổ chức điều tra định lượng thông qua phiếu đã được chuẩn bị sẵn theo nội dung của đề tài Những người được điều tra phải là những người hoạt
động trong 2 tổ chức trên tại những nơi đang có điểm nóng
4.2 Phương pháp định tính
Phương pháp định tính thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, nhằm thu thập những ý kiến của người cao tuổi và cựu chiến binh trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở cơ sở
- Phỏng vấn sâu: mỗi xã 10 trường hợp gồm:
+ 04 trường hợp người cao tuổi;
+ 01 trường hợp thành viên Mặt trận tổ quốc xã/phường;
+ 03 trường hợp cựu chiến binh;
+ 02 trường hợp là Hội nông dân và Hội phụ nữ xã/phường
Thảo luận nhóm với người cao tuổi, thành viên Mặt trận, cựu chiến binh, nông dân và phụ nữ Mỗi nhóm có từ 12 đến 15 người gồm các đối tượng trên
4.3 Phương pháp chuyên gia và phân tích
- Phương pháp chuyên gia: Tranh thủ kinh nghiệm của các chuyên gia
từng lĩnh vực phòng, chống tham nhũng liên quan tới nội dung của đề tài
- Phương pháp phân tích: Dùng các số liệu đã thu thập được qua phỏng
vấn sâu, thảo luận nhóm và tiến hành xử lý phiếu điều tra thông qua việc phân
Trang 11tích, tổng hợp và phân loại Trên cơ sở đó, tiến hành viết báo cáo từng phần và báo cáo chung của đề tài
5 Tổ chức thực hiện
5 1 Chọn địa bàn nghiên cứu, điều tra
- Địa bàn được chọn để nghiên cứu, điều tra tại 2 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Thái Bình Đây là hai địa bàn mà vai trò của NCT và CCB tham gia phòng, chống tham nhũng ở cơ sở rất hiệu quả
- Đề tài sẽ phối hợp với Ban đại diện Hội người cao tuổi, Mặt trận và Hội Cựu chiến binh tỉnh/thành phố, Ban đại diện Hội người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc và Hội Cựu chiến binh quận/huyện/thị mà đề tài dự định tổ chức nghiên cứu, điều tra để xác định cụ thể xã/phường nghiên cứu, điều tra Đồng thời nắm tình hình chung trước khi xuống địa bàn nghiên cứu, điều tra
- Những người được chọn để điều tra phải là những người đại diện cho Người cao tuổi và Cựu chiến binh ở địa phương mình và cho vùng theo các nội dung trên
5.2 Chọn đối tượng khảo sát và phương pháp tiến hành
5.2.1 Đối tượng khảo sát:
- Hội viên Hội Người cao tuổi, trong đó gồm:
+ Người cao tuổi
+ Cựu chiến binh
Trang 12Điều tra ngẫu nhiên, mỗi xã 50 phiếu, gồm người cao tuổi và cựu chiến binh
- Xử lý và phân tích thông tin:
- Xử lý phần mềm SPSS 13.0 để tập hợp, thống kê, kiểm tra, xử lý các thông tin thu được từ điều tra, gồm 400 phiếu
- Tập hợp số liệu theo mục tiêu của đề tài
+ Tập hợp các ý kiến phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
+ Dùng phương pháp phân tích, tổng hợp để viết báo cáo của đề tài
5.3 Địa phương khảo sát
5.3.1 Tỉnh Thái Bình
- Huyện Vũ Thư: Thị trấn Vũ Thư và xã Minh Quang
- Huyện Quỳnh Phụ: xã Quỳnh Hưng và Đồng Tiến
5.3.2 Thành phố Hải phòng
- Thị xã Đồ Sơn: Phường Vạn Sơn; phường Ngọc Xuyên
- Quận Kiến An: Phường Bắc Sơn; phường Quán Trữ
Trang 13Phần I Khái quát chung về phòng, chống tham nhũng
I Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng, tham ô, quan liêu, lãng phí
Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu, đất nước đã bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Mặc dù phải tập trung cho kháng chiến, song Bác vẫn quan tâm đến tham nhũng, tham ô, quan liêu, lãng phí Bác coi đó là “ giặc nội xâm” và tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật
thám” Bác nói “ Vì quan liêu, tham ô, lãng phí có hại cho nhân dân, cho Chính
phủ, cho đoàn thể, cho kháng chiến và kiến quốc, nên mọi người có quyền và có nghĩa vụ phải chống
Quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần kiệm liêm chính, đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, để đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công, để xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc Đó là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi người chúng ta” ( Hồ Chí Minh Toàn tập, T6, tr 290-291) Chắc mọi người còn nhớ, Bác đã phê duyệt án tử hình Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục hậu cần Quân đội trong Kháng chiến chống Pháp vì phạm tội tham ô rất nặng, dù đã có không ít cống hiến cho cách mạng
Sau chiến thắng Điện Biên phủ, miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác dạy: “ Tham ô là hành động xấu xa nhất trong xã hội, tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ và công nhân”
Bên cạnh tham ô, Bác còn chỉ ra mối quan hệ giữa quan liêu với tham ô, lãng phí, Bác viêt: “ Quan liêu là người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng đối với công việc thì không điều tra kỹ lưỡng Chỉ đạo thì đại
Trang 14dân chủ Sợ phê bình và tự phê bình Không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công phụ trách Vì vậy, ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó có nạn tham
ô, lãng phí”.(Hồ Chí Minh Toàn tập, T9, tr 530-531)
Tại Hội nghị phổ biến Nghị quyết Bộ Chính trị về cuộc vận động “Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”, ngày 27 tháng 7 năm 1963, Bác đã nói về nội
dung cuộc vận động “3 xây”, “3 chống”, Bác nói: “Cuộc vận động này lấy giáo dục là chính: khen ngợi những người tốt, việc tốt; khuyến khích người có khuyết
điểm tự giác tự động cố gắng sửa chữa để trở nên người tốt Phải tiến hành khẩn trương, nhưng không nóng vội làm nơi nào phải thật tốt nơi ấy, để rút kinh nghiệm phổ biến cho nơi khác Đồng thời, Bác cũng giành thời gian để nói về
“chống tham ô, lãng phí, quan liêu”
Như vậy, mặc dù bận trăm công nghìn việc, song Bác Hồ vẫn đặc biệt quan tâm đến vấn đề tham nhũng, tham ô, lãng phí, quan liêu Chính vì thế, từ sau cách mạng tháng Tám đến khi Bác qua đời, tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xuất hiện không nhiều, cán bộ, đảng viên thật sự là “công bộc” của nhân dân
II Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham nhũng
2.1 Về mục đích phòng, chống tham nhũng
Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế – xã hội để nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị Tham nhũng là một trong những nguy cơ đang làm cản trở công cuộc đổi mới của nhân dân ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng Vì vậy, chống tham nhũng có hiệu quả là tiền đề thuận lợi thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin và sự gắn bó giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, tránh được
sự chống phá của các thế lực thù địch Đồng thời thực hiện thắng lợi công cuộc
Trang 15đổi mới, sẽ kiện toàn được tổ chức bộ máy đủ mạnh, xây dựng được hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo điều kiện phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn
2.2 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham nhũng
Từ những năm 1963, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về chống tham ô, lãng phí, quan liêu Nghị quyết đề cập đến vấn đề “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu”: “Cần giáo dục cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức nhận thức rõ tham
ô, lãng phí là trái với đạo đức cách mạng, là tội lỗi đối với Nhà nước và nhân dân”.3
Năm 1992, tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VII) nêu: “Tệ tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, ăn chơi vung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm trọng và kéo dài Những hiện tượng đó gây tác hại lớn làm tổn hại thanh danh của Đảng”4
Tháng 1/1994, Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, đánh giá lại:
“tệ quan liêu tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy Đảng và Nhà nươc suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn”5
Tháng 6/1996, Đại hội lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đoạ về đạo đức lối sống”6
Tháng 6/1997, Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII, nhận định: “Một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công, quan liêu ức hiếp dân, gia trưởng độc đoán, đáng chú ý là những biểu hiện tiêu cực này đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng
3 Văn kiện đảng toàn tập, tập 24,tr 618
Trang 16của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ”7
Tháng 1/1999, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII,
nhận định: “Sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn” 8
Tháng 4/2001, Đại hội IX lại tiếp tục khẳng định: “Điều cần nhấn mạnh là tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân”9 và “rất nghiêm trọng” Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn, đe doạ sự sống còn của chế độ ta, tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến”.10
Tháng 12/2001, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá IX,
đánh giá cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, nêu: “ Nhìn chung cho đến nay (19/11/2001) cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa tạo được những chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng Đảng, cũng như trong việc nâng cao chất lượng của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là chưa ngăn chặn và đẩy lùi được tệ tham nhũng, lãng phí”11
Trên thực tế, đến nay “Tệ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tuy có được ngăn chặn, răn đe phần nào, song việc làm còn ít, tình hình chưa có chuyển biến rõ rệt, nhiều vụ tham nhũng, buôn lậu tiêu cực xã hội vẫn tiếp tục phát triển và
được phát hiện”.12
7 Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương, khoá VIII NXBCTQG, HN.1997 ,tr.68
8 Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp hành Trung ương, khoá VIII NXBCTQG, HN.1999 ,tr.24
9 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB, CTQG, HN, 2001,tr.67
Trang 17Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong báo cáo về công
tác xây dựng Đảng viết: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Các cấp uỷ và tổ chức đảng phải nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; có quyết tâm chính trị cao; đấu tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quả từ Trung ương đến cơ sở, trong Đảng, Nhà nước và toàn xã hội; có hệ thống giải pháp đồng bộ, cụ thể và có hiệu lực về tuyên truyền giáo dục và hành chính, về kinh tế, tài chính và pháp luật, về thanh tra, kiểm tra và giám sát, về chế độ chính sách đãi ngộ và kỷ luật Đảng; sử dụng sức mạnh tổng hợp của tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể, nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng” 13
2.3 Đảng với việc chỉ đạo thực hiện phòng, chống tham nhũng
Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, đã cỉ rõ: “Tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu có hiệu quả:
- Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra các cấp cùng với các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm sát, toà án phải nắm chắc tình hình và khẩn trương kiểm tra, kết luận, xử lý kịp thời đúng pháp luật những đơn tố cáo về đạo đức, lối sống tiêu cực của cấp uỷ viên và người đứng đầu các cơ quan, trước hết đối với Uỷ viên trung
ương, trưởng ban, bộ trưởng, bí thư cấp uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị
- Sử dụng đồng bộ hệ thống giám sát cán bộ đảng viên, nhất là giám sát của
tổ chức đảng, trước hết là từ chi bộ, sự giám sát của nhân dân và các cơ quan đại diện nhân dân, sự giám sát của công luận Củng cố tổ chức và có cơ chế quản lý chặt chẽ bảo đảm các cơ quan kiểm tra, thanh tra bảo vệ luật pháp trong sạch, vững mạnh để làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu
Trang 18- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng nêu gương “người tốt việc tốt”, giới thiệu kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến; lên án cái xấu, cái ác, tích cực
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội; chống những quan điểm sai trái thù địch.”14
Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X nêu: “Các cấp uỷ và tổ chức đảng, cán bộ,
đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp cao phải thực sự tiên phong, gương mẫu đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí
Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, bổ sung thêm những yêu cầu, biện pháp mới phù hợp, đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu
Coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ,
đảng viên, công tác quản lý cán bộ, đảng viên của tổ chức Đảng; đẩy mạnh đấu tranh tự phê bình và phê bình, mở rộng dân chủ, công khai Biểu dương và nhân rộng những tấm gương cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư
Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là về kinh tế, tài chính; về cơ chế giải pháp phòng ngừa; cơ chế giám sát, phản biện của Mặt trận và các
đoàn thể nhân dân
Tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng; củng cố kiện toàn, nâng cao hiệu lực của hệ thống thanh tra các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan ”15
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá X) về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí, đã nêu lên những nội dung cơ bản như sau:
Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Trang 19
- Sửa đổi bổ sung các quy định về công tác cán bộ, đảm bảo công khai, dân
chủ
- Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương
- Bảo đảm minh bạch tài sản, thu nhập của đảng viên, cán bộ, công chức Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử nhằm đảm bảo sự liêm chính của đảng
viên, cán bộ, công chức Rà soát, sửa đổi và bổ sung Quy định những điều đảng
viên không được làm; công bố công khai để nhân dân giám sát
Đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội
Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách đã có về quản lí kinh tế, xã hội,
cải cách hành chính; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung một số chủ trương mới nhằm
hoàn thiện cơ chế quản lý, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí
- Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, công sở
- Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và hoạt động mua
sắm công
- Chấn chỉnh công tác thu chi ngân sách
- Tiếp tục cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; tăng cường quản lý vốn, tài
sản Nhà nước và nhân sự tại doanh nghiệp “ 16
2.4 Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong việc thực hiện phòng,
chống tham nhũng
2.4.1 Nhận thức về tham nhũng
Có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề tham nhũng Nhưng theo quan
điểm được thừa nhận rộng rãi nhất thì tham nhũng được hiểu là hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, nhận
Trang 20hối lộ, hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan,
tổ chức
Cho đến nay, còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về tham nhũng Tuy
nhiên, chúng đều thống nhất ở một điểm là: Tham nhũng chỉ do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện với điều kiện là họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đó để vụ lợi Những người có thể tham nhũng chủ yếu là cán bộ, công chức Nhà
nước, nhưng cũng có thể là cán bộ, nhân viên của tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế có chức vụ, quyền hạn Những lợi ích mà họ có được từ tham nhũng chủ yếu là vật chất, nhưng cũng có thể là lợi ích tinh thần, lợi ích chính trị hoặc các lợi ích khác mà họ mong muốn đạt được.17
Hành vi tham nhũng của những người có chức vụ, quyền hạn, không những làm mất uy tín, nhân cách của chính bản thân, mà còn làm ảnh hưởng tới
uy tín của các tổ chức, cơ quan mà họ đang làm việc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan và tổ chức đó Tham nhũng cản trở hoạt động đúng đắn, bình thường của các cơ quan, tổ chức, gây khó khăn cho quá trình hoạt động, sản xuất
kinh doanh, của các tổ chức, cá nhân Xét đến cùng, tham nhũng luôn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của đất nước và xã hội, trong phạm vi của mỗi đất nước và trên toàn thế giới
Từ việc xác định về tham nhũng trên đây, cho thấy, chỉ những chủ thể có chức vụ, quyền hạn mới có thể tham nhũng Nói một cách khác, những chủ thể
này là những người được giao nắm giữ các chức vụ, quyền hạn để thực hiện quyền lực công cộng Đó có thể là quyền lực Nhà nước, quyền lực của tổ chức chính trị - xã hội của một tập thể, hay một cộng đồng nào đó Như vậy, ở đâu tồn tại quyền lực công cộng, có những người giữ những chức vụ, quyền hạn nhất định thì ở đó có nguy cơ xuất hiện hiện tượng tham nhũng Đương nhiên, chủ thể nào
có chức vụ càng cao, quyền hạn càng quan trọng, càng lớn thì khả năng tham
Trang 21nhũng càng lớn hơn, điều kiện tham nhũng cũng dễ hơn và lợi ích tham nhũng cũng được nhiều hơn Trong thời đại ngày nay, những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy Nhà nước, bộ máy của tổ chức chính trị – xã hội ( đặc biệt là tổ chức đảng cầm quyền, tổ chức tôn giáo được sùng tín), nhất là ở những chức vụ chủ chốt – là những người có thể lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhũng nhiễu, vụ lợi nhiều nhất Bên cạnh đó, những người này còn bị các đối tượng khác ( như vợ, con, cha, mẹ, trợ lý, thư ký, cán bộ giúp việc ) lợi dụng để vụ lợi, hoặc đẩy họ vào tình trạng “buộc phải” tham nhũng
Tham nhũng được sinh ra một phần là do tính tham lam của con người,
muốn hơn người Vì vậy, khi có điều kiện, tính tham trỗi dậy xua đi các giá trị
đạo đức nhân văn của con người được giáo dục của xã hội, lúc ấy con người trở
thành đối tượng bị động để cho vật chất, hoặc những giá trị thấp hèn lôi kéo Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa không sinh ra tham nhũng, cán bộ công chức của chúng ta từ Trung ương tới cơ sở đều là công bộc của nhân dân, việc gì có lợi cho dân luôn hết sức làm, việc gì có hại cho dân luôn hết sức tránh Tuy vậy, trong xã hội ta hiện nay, hiện tượng tham nhũng vẫn còn là vì:
- Nhu cầu tham nhũng của những người có chức vụ, quyền hạn vẫn chưa hết Với hệ thống lương, thù lao như hiện nay, so với nhu cầu phát triển của xã hội thì không chỉ những người có chức, có quyền, mà toàn bộ cán bộ công chức, viên chức Nhà nước chỉ sống bằng tiền lương đều gặp rất nhiều khó khăn Song, ngoại trừ những cán bộ cao cấp, còn lại, những người có chức, có quyền, cùng lòng tham trong mỗi con người chưa hết, với quyền lực trong tay, đó là một trong những cơ sở để cho tệ nạn tham nhũng trỗi dậy Vì vậy, nếu công tác giáo dục không thật tốt thì khả năng sa ngã không giữ được mình của một số cán bộ có chức vụ, quyền hạn là khó tránh khỏi
- Trong quản lý cán bộ, quản lý xã hội, một số chính sách và quy định pháp luật chưa được ban hành đầy đủ; chưa thật chặt chẽ, đôi khi chưa thật sự rõ ràng,
Trang 22chưa có hiệu quả cao; các văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành ban hành chậm; tính minh bạch của chính sách và pháp luật chưa cao; công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa tốt; sự hiểu biết của nhân dân đối với pháp luật còn nhiều hạn chế
- Một bộ phận nhân dân còn ít quan tâm tới pháp luật Khi rơi vào những hoàn cảnh liên quan, người dân còn lúng túng, không biết xử lý thế nào Thêm vào đó, thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý ở nước ta cũng không cao Mỗi khi có việc, người dân buộc phải cầu cạnh đến người có chức vụ, quyền hạn giải quyết, nên đã tạo điều kiện cho họ tham nhũng
- Tinh thần và khả năng đấu tranh của người dân đối với hiện tượng tham nhũng cũng chưa cao Họ thường có tâm lý thà chịu thiệt một chút , miễn là
được việc Hành vi tham nhũng hiển nhiên các chủ thể che dấu một cách tinh vi, với vô vàn các lý do “chính đáng” được đưa ra buộc các khổ chủ “thông cảm”,
“tự nguyện” bị nhũng nhiễu Trên thực tế, các khổ chủ khó có thể tố cáo được những hành vi tham nhũng như thế của người có chức vụ, quyền hạn, vì hầu như không có chứng cứ
- Hiện tượng tham nhũng ở nước ta còn có nhiều nguyên nhân khác nữa Việc phát hiện và xử lý chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho những người tham nhũng vẫn không sợ, bởi vì:
Một là, những người có thể phát hiện được tham nhũng tốt nhất cũng chính
là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị ấy, nhưng do nhiều
lý do mà họ đã không tố cáo, che giấu, bảo vệ cho nhau Trong thực tế, hiện tượng bao che cho nhau trong đội ngũ cán bộ không ít, nhất là của thủ trưởng các cơ quan đối với những người dưới quyền của mình vì lo bị liên đới chịu trách nhiệm
Hai là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan hết sức khó
khăn, không thường xuyên, hiệu lực và hiệu quả thấp Thanh tra cấp trên thường
Trang 23cực, tham nhũng ở cơ sở Thanh tra nhân dân các cơ quan, đơn vị bị vô hiệu hoá, bởi họ thường chỉ được tiến hành các hoạt động thanh tra khi có yêu cầu của thủ trưởng, nhất là khi thủ trưởng lại là người tham nhũng
Ba là, phát hiện ra tham nhũng rất khó, nhưng khi phát hiện ra thì việc xử lý
cũng không dễ dàng Vì tham nhũng thường không những do một cá nhân tiến hành mà thường do nhiều người cùng tiến hành, trong đó có cả những người giữ các cương vị quan trọng trong cơ quan, đơn vị, thậm chí có thể trong nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau
2.4.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân về sự yếu kém của không ít tổ chức đảng trong thời gian dài chưa coi trọng về giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cùng với yếu kém trong công tác quản lý cán bộ, đảng viên; chấp hành nguyên tắc của Đảng không nghiêm; thực hiện dân chủ trong Đảng chưa thật sự được xem trọng, cần được nhấn mạnh các nguyên nhân sâu xa sau đây:
(1) Nguyên nhân trực tiếp của tệ tham nhũng, suy thoái trước hết xuất phát
từ công tác cán bộ, tập trung ở ba khâu chính: Đánh giá, bố trí và xử lý sai phạm Khâu yếu kém nhất là chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá cán bộ thật sự
có hiệu quả và đáng tin cậy để làm căn cứ phát hiện, đào tạo, sử dụng và kịp thời loại bỏ những phần tử thoái hoá
(2) Chưa tạo được sự đồng thuận, quyết tâm giữa cấp trên, cấp dưới ngay trong một tổ chức Lực cản là việc giải quyết mâu thuẫn về lợi ích, ý thức trách nhiệm kém, chủ quan, mất cảnh giác nên còn những biểu hiện tiếp tay, đồng loã, bao che, bỏ qua, buông trôi vì lợi ích cá nhân, cục bộ
(3) Những kẽ hở và không đồng bộ của pháp luật, đặc biệt về quản lý đất
đai, quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nhận diện rõ những khâu nào trong các lĩnh vực đó để dẫn đến sai phạm tham nhũng
Trang 24(4) Chưa quy định rõ chế độ trách nhiệm của người đứng đầu Sự thành, bại của một địa phương, một ngành, một đơn vị, trách nhiệm cao nhất thuộc về vai trò của người đứng đầu
- Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của tham nhũng chính
là sự tìm kiếm đặc lợi kinh tế Việc các cá nhân, doanh nghiệp tìm kiếm đặc lợi
bằng cách thiết lập những hạn chế giả tạo về nguồn cung là một trong những nguyên nhân tham nhũng Do đó, chính sách hạn chế thương mại, kiểm soát giá cả, kiểm soát tỷ giá ngoại hối, các chương trình đầu tư, trợ cấp chi tiêu và mua sắm của Chính phủ đều có những mặt trái, có thể trở thành những nguyên nhân dẫn tới sự tìm kiếm đặc lợi và tham nhũng
Nhà nghiên cứu Paolo Mauro đã nhận xét rằng “Ngày qua ngày, các doanh nghiệp tư nhân tiêu hàng đống tiền để thuyết phục các nhà lập pháp dành cho họ vị trí độc quyền hoặc nếu không thì hạn chế cạnh tranh để một số ngành hoặc cá nhân có thể hưởng một đặc quyền Trên khắp thế giới, các công chức Nhà nước đang không mệt mỏi dùng mưu mẹo nhằm tự đặt mình vào một vị thế
độc quyền cỡ nhỏ để có thể nhận hối lộ khi cấp giấy phép, thông qua một khoản chi tiêu hoặc chấp nhận chuyển hàng qua biên giới”
- Luật pháp, các quy định phức tạp và thường xuyên thay đổi, quyền được tuỳ tiện của các quan chức chính quyền khi diễn giải luật pháp và quy định đó chính là cơ hội dẫn tới tham nhũng Do đó, tham nhũng dễ bùng phát ở những quốc gia mà luật pháp “phức tạp”, thường xuyên thay đổi và các nhà hoạch định chính sách công, nhất là những quan chức cấp thấp trong chính quyền có quyền thực thi lớn
- Tiền lương của các công chức trong khu vực dịch vụ công thấp hơn so với khu vực tư nhân cũng là nguyên nhân tạo ra tham nhũng cấp thấp Khi dịch vụ công được trả giá quá thấp, các công chức có thể bắt buộc phải sử dụng vị trí của mình để nhận hối lộ như là một phương cách vừa để kiếm sống, đặc biệt là chi
Trang 25- Sự giàu có tài nguyên thiên nhiên là vốn quý của quốc gia Nhưng chính
sự giàu có này là một trong những cơ sở để cho những kẻ có chức, có quyền lợi dụng để tham nhũng Bởi hai lẽ: a) Giá bán tài nguyên thiên nhiên thường lớn hơn rất nhiều so với chi phí khai thác; b) Việc mua bán tài nguyên phải chịu sự quản lý của Chính phủ với các luật lệ rất nghiêm khắc Song, những người, thậm chí cả những cơ quan đại diện cho Chính phủ trực tiếp đảm nhiệm lại thường lờ
đi để vụ lợi cá nhân Đây là điều không thể không lưu ý
- Thêm vào đó, các nhân tố xã hội học có thể góp phần làm mạnh lên, hay yếu đi các hành vi tham nhũng Ví như trong những quốc gia có các quan hệ gia
đình, dòng họ chặt chẽ, hoặc có tinh thần chấp nhận đẳng cấp thì tham nhũng có
điều kiện phát triển hơn và ngược lại
- Kinh tế thị trường có mặt tạo ra ham muốn và cơ hội cho tham nhũng, là
điều các nhà nghiên cứu đã vạch ra từ hai thế kỷ nay Cố biện hộ rằng, kinh tế thị trường không hề có trách nhiệm gì về tham nhũng, đó không phải là thái độ khoa học và thực tiễn Nhưng nêu lên như thế không phải là trút hết tội lỗi về tham nhũng cho kinh tế thị trường Đã làm kinh tế thị trường thì phải nhận biết và ngăn cản hoặc ít nhất là hạn chế được ham muốn và cơ hội tham nhũng do cơ chế thị trường gây nên
- Bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào cũng do một Nhà nước tạo lập, bảo
vệ, khuyến khích, thúc đẩy, hướng dẫn và điều tiết nhiều hay ít, bằng cách này hay cách khác Thị trường và Nhà nước không bao giờ tách rời nhau, đến mức có thể nói rằng: Nhà nước như thế nào thì thị trường như thế ấy và thị trường đó lại tác động sâu xa đến Nhà nước
Thực tế cho thấy, tham nhũng gắn liền với quyền lực của Nhà nước Song mức độ của nó lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan tâm phòng, chống của Chính phủ, vào điều kiện kinh tế - xã hội từng quốc gia
Trang 262.4.3 Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong việc thực hiện phòng, chống tham nhũng
Từ năm 1930 đến nay, Đảng trở thành đảng cầm quyền, đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam Vận mệnh của Đảng gắn liền với vận mệnh của dân tộc Mọi chủ trương quyết sách của đảng đều liên quan mật thiết đến dân
Vấn đề đặt ra ngày càng sâu sắc, bức xúc là Đảng phải lãnh đạo, hướng dẫn để dân coi việc của Đảng là việc của dân
Điều lệ Đảng ghi rõ: “Đảng gắn bó mật thiết với dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng
Đảng” Đây là một nguyên lí trong xây dựng Đảng, cũng là một chân lý của lịch
sử vì nhân dân vừa là chủ thể, vừa là động lực cách mạng Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, chống tiêu cực, tham nhũng, đối với một Đảng cầm quyền như đảng ta chắc chắn không phải là ngoại lệ
Hội nghị Trung ương 4 (IX) kết luận: “Cho đến nay, cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng chưa tạo được những chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong việc nâng cao chất lượng của tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên, nhất là chưa ngăn chặn đẩy lùi tệ tham nhũng lãng phí” Hội nghị đã nêu ra 6 nguyên nhân chính Nhưng xem xét một cách sâu sắc từng nguyên nhân, có thể đưa ra nhận xét rằng, “Chưa thực sự dựa vào dân, chưa coi trọng tiếp thu ý kiến phê bình của dân để xây dựng chỉnh đốn Đảng” là nguyên nhân trọng yếu có tính then chốt
“Không thể chống tham nhũng – yêu cầu bức xúc của dân với Đảng - nếu
Đảng và Nhà nước không đặt đúng vai trò của người dân Hầu hết đảng viên không kể đang công tác hay đã nghỉ hưu đều hết sức bức xúc, đòi hỏi lãnh đạo
Đảng phải hành động vì sự sống còn Thái độ của Đảng và Nhà nước đối với những người dân, những đảng viên dũng cảm, dám đương đầu với tham nhũng,
Trang 27lãng phí sẽ góp phần quyết định bài trừ các tệ nạn trong Đảng: tham nhũng, lãng phí bệnh thành tích ảo, tệ quan liêu cửa quyền”18
Hơn 10 năm qua, với nhiều giải pháp, biện pháp được áp dụng, nhưng tệ
tham nhũng vẫn chưa bị ngăn chặn, đẩy lùi, ngược lại có nơi, có lúc còn có xu hướng phát triển
Thực trạng tham nhũng hiện nay ở nước ta có những đặc trưng sau đây:
- Tham nhũng trở thành phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực,
đặc biệt là ở các cơ quan, đơn vị quản lý một khối lượng lớn tiền, hàng hoá, vật tư Tham nhũng cũng đã xuất hiện ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, cố ý làm trái chính sách, trái quy định của Nhà nước; tham ô, hối lộ đã trở thành phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành và lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội
- Ngày càng có nhiều vụ việc tham nhũng có quy mô lớn, tính chất càng nghiêm trọng, tham nhũng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương Tham nhũng có tính chất tập thể, có sự cấu kết chặt chẽ có xu hướng tăng lên
- Tham nhũng được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn và ngày càng tinh vi, xảo quyệt Trong hoạt động kinh tế, tham nhũng được che đậy dưới các hình thức kinh doanh, liên kết, trích thưởng, quà biếu Trong kinh doanh thì trốn lậu thuế, chiếm dụng vốn Trong xây dựng cơ bản thì khai khống khối lượng, bớt xén vật tư, mua bán thầu, lại quả Trong xuất nhập khẩu thì móc ngoặc, hợp thức hoá giấy tờ, tự đặt ra quy định trái với quy định của Nhà nước, giả mạo giấy tờ, mua bán quota Trong sản xuất, hành chính sự nghiệp thì lập quỹ đen, vi phạm kế toán thống kê Trong quản lý nhà đất thì mua, bán trá hình, cấp, nhượng sai chính sách Trong thực hiện chính sách xã hội thì làm giả giấy tờ, khai man
Trang 28
- Tham nhũng gắn chặt với buôn lậu Nhiều kẻ tham nhũng không chỉ bao che, tiếp tay cho buôn lậu, mà chúng còn dùng tiền, hàng, phương tiện của Nhà nước để thực hiện hành vi buôn lậu
Ngày 30/11/2005, Ban Nội chính Trung ương đã công bố kết quả khảo sát
điều tra tham nhũng ở nước ta do Ban phối hợp với cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển điều tra trong gần một năm, tại bảy tỉnh thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên- Huế, Đồng Tháp và ba Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng và Công nghiệp Có 5.407 người thuộc các nhóm: cán bộ công chức, cán bộ doanh nghiệp, người dân tham gia phỏng vấn Kết quả khảo sát, điều tra cho thấy, Địa chính- Nhà đất, Hải quan và Cảnh sát giao thông
là ba lĩnh vưc tham nhũng xẩy ra phổ biến nhất Tiếp theo, đó là Tài chính- Thuế; Xây dựng, cấp phép xây dựng; Y tế; Kế hoạch - Đầu tư; Giao thông và đứng cuối bảng trong “tốp 10” là Công an kinh tế
Nhóm nghiên cứu đã xác định 17 hành vi tham nhũng để tiến hành phỏng vấn Qua phỏng vấn có 1/3 số công chức cho biết đã chứng kiến hành vi trực tiếp nhận hối lộ và sử dụng phương tiện của cơ quan để phục vụ nhu cầu riêng cho cá nhân và gia đình mình Có 20-30% số công chức đã chứng kiến việc mời những người có chức, quyền đi du lịch, ăn uống để vụ lợi, đồng thời cũng biết việc người có chức quyền thoả thuận tăng giá trị hợp đồng để nhận tiền trích phần trăm từ phía đối tác; cố tình tạo ra lý do để một số cá nhân, đơn vị dưới quyền phải tặng quà, biếu xén; lấy danh nghĩa phân phối hoặc bán rẻ để biến tài sản, đất
đai, nhà cửa của cơ quan thành của riêng Có hơn 40% cán bộ công chức ở ba
bộ được điều tra cũng nói họ đã từng chứng kiến hành vi của người có chức vụ quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc để buộc người có việc cần giải quyết phải đưa tiền hoặc quà biếu Gần 25% số cán bộ trong các doanh nghiệp cho biết là họ đã chủ động đưa hối lộ, đưa quà vì lý do công việc
Theo nhóm nghiên cứu, các Bộ, các tỉnh được điều tra đều có đơn thư tố
Trang 29hành vi tham nhũng mà cán bộ, công chức đã được chứng kiến trong năm” Bên cạnh đó, cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng gần 85,4% cán bộ công chức và 78,2% cán bộ doanh nghiệp không tích cực trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng vì sợ bị trả thù, trù dập; 61,9% cán bộ công chức cho rằng người tố cáo, phát hiện tham nhũng không được khen thưởng là một trong những nguyên nhân
họ không tích cực đấu tranh
Hiện nay ở nước ta, tham nhũng đang ở mức rất nghiêm trọng Tác hại của tham nhũng rất lớn Nó không chỉ bóp méo sự phân bổ các nguồn lực, dẫn đến mất công bằng, gia tăng bất bình đẳng xã hội, mà còn gây mất ổn định xã hội, làm giảm lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước
Như vậy, tham nhũng là hành vi phạm pháp, nhưng cũng là suy thoái đạo
đức của con người Vì vậy, chỉ dùng pháp luật để răn de là chưa đủ, mà cần có nhiều biện pháp khác nhau trong đó giáo dục là quan trọng Nó là biện pháp căn bản lâu bền
Theo kinh nghiệm, để việc chống tham nhũng có hiệu quả, cần phải:
- Làm cho quan chức không muốn
- Làm cho quan chức không thể
- Làm cho quan chức không dám
Nhìn chung ở nước ta, cả 3 điểm đó đều yếu ở đây, chỉ bàn điều kiện không muốn thì Hội Người cao tuổi phường Quán Trữ cho rằng: “ Để cho quan chức không muốn tham nhũng trước hết thù lao trả cho công việc họ làm phải trả
đúng, trả đủ và công bằng so với những gì họ đã bỏ ra và so với mặt bằng nơi họ sống” (Hội Người cao tuổi phường quán Trữ, quận Kiến An, Hải Phòng, 7.2006).
2.4.4 Một số tấm gương NCT và CCB tham gia phòng, chống tham nhũng
Những năm qua, nhân dân một số nơi đã tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng Đặc biệt, sự tố cáo của cán bộ hưu trí, cán bộ lão thành cách mạng
Trang 30đã làm phanh phui một số vụ việc Nhờ vậy, các cơ quan chức năng có điều kiện
để điều tra, làm rõ sự việc
Ông Nguyễn Kim Cương, xã Phương Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã đi sâu, đi sát nhân dân, nắm được nguyện vọng, tâm tư của quần chúng
và nhận định, phân tích, tham mưu với chính quyền biện pháp giải quyết mâu thuẩn, khiếu kiện về ranh giới giữa hai thôn kéo dài 10 năm và loại trừ những phần tử tiêu cực, thoái hoá, biến chất ra khỏi các cương vị lãnh đạo, được nhân dân phấn khởi, tin tưởng Ông Huỳnh Trung Dũng, Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, với
bề dày kinh nghiệm công tác Đảng, góp ý kiến xây dựng nghị quyết Đảng bộ phù hợp với tình hình địa phương, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực; phê phán những biểu hiện sai trái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một số cán
bộ, đảng viên trong chi bộ Xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh Ông Nguyễn Văn Đợi, xã Đắk Mil, Tỉnh Đắk Nông, đã động viên Hội Người cao tuổi tích cực hoạt động xoá những thôn, buôn không có Đảng viên; tham gia góp ý kiến với những cán bộ, đảng viên; phát hiện 16 vụ việc vi phạm tư cách đảng viên, trong
đó có những trường hợp đã được xem xét, xử lý kỷ luật một số cán bộ trù dập quần chúng Ông Phạm Hoãn, phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, Điện Biên, vận động quần chúng mạnh dạn, thẳng thắn đấu tranh với những sai sót trong
đảng viên của chi bộ, coi chi bộ và quần chúng nhân dân như “cá với nước”
Ông Lê Phục Quốc, xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, tạo điều kiện cho Hội Người cao tuổi tích cực tham gia chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, sử dụng lãng phí của công, góp ý xây dựng các biện pháp giữ vững an ninh quốc phòng toàn dân, gương mẫu, giáo dục con cháu giữ gìn truyền thống cách mạng, nếp sống văn hoá ở khu dân cư, loại trừ các tệ nạn xã hội Ông Hoàng Minh Sơn, phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, đã kiên trì đấu tranh, thu hồi 6 ha đất của Nhà nước do một số người có chức lấn chiếm
Trang 31III Hiến pháp và pháp luật Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3.1 Hiến pháp
Trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, điều 8, viết ”Các cơ quan Nhà nước, cán bộ viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân; lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”.19
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản XHCN;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của cá nhân;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi;
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để vụ lợi; + Lập quỹ trái phép để vụ lợi;
+ Giả mạo trong công tác để vụ lợi;
- Đối tượng tham nhũng có thể gồm:
Trang 32
+ Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, Công an nhân dân theo qui
Trong chương “ Những quy định chung” (Chương I) của “ Luật phòng, chống tham nhũng”, tham nhũng đã được lý giải một cách khái quát như sau:
“ Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”
“Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vi thuộc Công an nhân dân; c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh
đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”21
Trang 33- Điều 6: Luật phòng, chống tham nhũng đã quy định quyền và nghĩa vụ của công dân
Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng
- Điều 64: Quy định việc tố cáo hành vi tham nhũng và trách nhiệm của người tố cáo
1 Công dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
2 Người tố cáo phải tố cáo trung thực nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo
3 Người tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
- Điều 65: Quy định trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo bao gồm
1 Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi
để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoai, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật
2 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ tên,
địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe doạ, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu
3 Cơ quan thanh tra có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều
Trang 34tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhận được tố cáo về hành vi tham nhũng phải xử lý theo thẩm quyền
4 Thời hạn giải quyết tố cáo, thời hạn trả lời được thực hiện theo quy định của pháp luật
- Điều 66: Quy định trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức đơn vị,
cá nhân
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan tổ chức đơn vị, cá nhân phải tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi tham nhũng, hạn chế thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra
- Điều 67: Khen thưởng người tố cáo
Người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng thì
được khen thưởng về vật chất tinh thần theo quy định tại điều 67 của luật
3.3 Luật thi đua khen thưởng
- Điều 5: Luật thi đua khen thưởng đã nêu mục tiêu của thi đua nhằm tạo
động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.22
Trang 35Phần II Hội người cao tuổi và Hội cựu chiến binh ở Thái Bình và Hải phòng tham gia phòng, chống tham nhũng ở cơ sở
1 Vị trí, vai trò của Hội Người cao tuổi và Hội Cựu chiến binh
1.1 Vị trí, vai trò của Hội Người cao tuổi và NCT
Hội Người cao tuổi được Chính phủ Quyết định thành lập ngày 10 tháng 5 năm 1995 Trong Quyết định thành lập, Chính phủ chưa xác định vị trí của Hội Người cao tuổi Đến năm 2000, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp
lệnh NCT số 23/2000/PL-UBTVQH10, điều 28 ghi rõ: Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội của người cao tuổi Và như vậy, từ đó, vị trí của Hội NCT
đối với đất nước chỉ là tổ chức xã hội ở cấp tỉnh/thành phố và quận/huyện, vị trí của Hội NCT chỉ là Ban đại diện – nơi chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của TW Hội NCT Việt Nam xuống cơ sở ở xã, phường, thị trấn, Hội NCT có vị trí, vai trò rất quan trọng Bởi lẽ, Hội là nơi tập hợp những NCT từ 60 tuổi trở lên theo quy định của Pháp lệnh NCT Theo số liệu tổng điều tra dân số 1979, 1989, 1999, tỷ lệ NCT ở Việt Nam đã tăng từ 7,1%
đến 7,25, 8,2% và đến cuối năm 2006, tỷ lệ NCT chiếm gần 10% tổng dân số
Đây là thời kỳ ''dân số vàng'' Thời kỳ này hết sức quý báu để đẩy mạnh sự chuẩn
bị về mọi mặt (chính sách, chế độ, cơ sở vật chất, tinh thần ) nhằm ứng phó với thời kỳ tiếp theo khi tỷ lệ NCT tăng vọt, xã hội bước vào thời kỳ dân số già với rất nhiều thách thức to lớn ở nước ta
Hội NCT là nơi thu hút, tập hợp hội viên của nhiều Hội tham gia, như: Hội CCB, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội Phụ nữ, Hội Chữ Thập đỏ, hội Cựu giáo chức, Hội những người bị tù đày, lão thành cách mạng
NCT là những người từng trải, giàu kinh nghiệm, rất có uy tín đối với xã
Trang 36phong phú, nhất là tiềm năng trí tuệ, vốn sống và kinh nghiệm đường đời Do vị thế của NCT và Hội NCT như vậy, nên Hội trở thành mặt trận đoàn kết, tập hợp rộng rãi NCT và các tổ chức của NCT ở khắp mọi nơi Tính đến nay, đã có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc TW Hội và trên 500 quận, huyện, thị xã có BĐD Hội NCT, đạt khoảng 82% so với tổng số quận, huyện, thị xã; có 10.197 xã, phường, thị trấn đã tổ chức được Hội NCT, đạt khoảng 96% so với tổng số xã, phường, thị trấn; với hơn 100.000 Chi hội, Tổ hội bám rễ sâu trong các cộng đồng dân cư, thôn ấp, bản làng, phum, sóc, tổ dân phố; tập hợp được 6,5 triệu NCT tham gia sinh hoạt Hội, đạt tên 80% số NCT trong cả nước Đúng như thư của Bác Hồ gửi
cho các vị phụ lão kêu gọi: “Các vị phụ lão Hà thành ra xung phong tổ chức
“Phụ lão cứu quốc hội” để cho các phụ lão cả nước bắt chước và để hùn sức giữ gìn nền độc lập của nước nhà”
Xác định được vị trí của Hội NCT, Bác Hồ đã nêu “Trách nhiệm của các
cụ phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng Đất nước tồn tại do phụ lão góp sức… Đối với gia
đình, với Tổ quốc, phụ lão có trọng trách là bậc tôn trưởng Đối với làng xóm,
đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao; phụ lão hô, nhân dân hưởng ứng; phụ lão làm, nhân dân làm theo” Làm theo lời kêu gọi của Bác, Hội phụ lão cứu
quốc trước đây và Hội NCT hiện nay luôn là một lực lượng xã hội có vai trò rất quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự
do cho nhân dân và thống nhất đất nước, xây dựng nước VN phồn vinh
ở khắp các địa bàn, hội viên NCT đã thể hiện được vị trí và vai trò của mình trong các tổ chức ở cơ sở Khá đông đảng viên là NCT tham gia cấp uỷ
Đảng ở cơ sở, làm bí thư, phó bí thư chi bộ, tổ trưởng Đảng; trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân cư, trưởng ban hoà giải; được cử đại diện trong các tổ chức đoàn thể ở cơ sở (trừ tổ chức thanh, thiếu niên) Hội còn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc từ TW đến cơ sở
Trang 37Trong đội ngũ cán bộ Chủ tịch Hội NCT xã, phường, thị trấn, phần lớn là cán bộ của Đảng, chính quyền xã, huyện, tỉnh về hưu, sức khoẻ vẫn tốt, có trình
độ, có kinh nghiệm và uy tín ở địa phương Qúa trình hoạt động, Hội NCT trở thành mặt trận rộng rãi, đoàn kết NCT cả nước, góp phần tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân, tiếp tục phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đúng như đánh giá của nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền và lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể ở cơ sở: Lớp NCT Việt Nam thực sự là một bộ phận hợp thành nguồn nội sinh quý giá của dân tộc Hội NCT và hội viên ở cơ sở đã và đang khẳng định vị thế và vai trò gương mẫu, đi đầu so với các tổ chức đoàn thể khác ở cơ sở Trong phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, Hội NCT và NCT luôn có những đóng góp rất hiệu quả, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá rất cao
Trong phong trào “Tuổi cao- gương sáng”, phong trào xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh tích cực tham gia phòng chống tham nhũng luôn được các cấp Hội quan tâm
Mới đây, đề án “ Người cao tuổi hiến kế vì quê hương, đất nước” của TW
Hội đã đưa ra sáu chủ đề huy động trí tuệ và kinh nghiệm của NCT, trong đó vấn
đề phòng, chống tham nhũng lại được nêu và đưa lên tầm nhận thức và hành
động cao hơn Việc tham gia phòng, chống tham nhũng và coi “phòng” là chính,
ở thế chủ động, chứ không đợi tiêu cực, tệ nạn phát sinh rồi mới “chống” như lâu nay vẫn làm Việc làm đó chứng tỏ: nếu chỉ có “chống” thì luôn bị động, bất cập
và bất lực, kể cả bất cập trước tệ nạn “chống giả vờ” Do vậy, phải đổi mới thể chế, đổi mới hệ thống chính trị NCT nói: Thể chế chính trị hiện nay dường như phục vụ “quan” chứ khong phải phục vụ dân Người cao tuổi còn nói: hầu như rất
ít thấy “công bộc của dân” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà chỉ thấy rất nhiều những ông “quan liêu” xa dân, khoác áo công bộc, để đục khoét của dân và hại dân, vừa tinh vi, vừa trắng trợn
Hội NCT và “NCT thường lo xa và thích nói điều thiện, là tấm gương về xây
Trang 38đầu, phải đoàn kết nhân dân dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, quét sạch nạn tham nhũng và bọn hào lý mới làm trong sạch đội ngũ những người cách mạng và xã hội ta, khôi phục uy tín của Đảng và lý tưởng cao quý của mình Người cộng sản mà ăn của đút, ăn cắp của công, ức hiếp quần chúng thì chỉ là những kẻ phản bội, xấu xa” (Hoàng Tùng, nguyên Bí thư TW Đảng: Xây dựng xã hội, lối sống và con người đạo đức, 6/6/2006)
1.2 Vị trí, vai trò của Hội Cựu chiến binh và CCB
Hội CCB là tổ chức chính trị – xã hội Hội được thành lập ở 4 cấp, từ Trung
ương đến cơ sở Hội có Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Hội có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị của đất nước ở cơ sở xã, phường và thị trấn, vị trí của Hội được đề cao Hầu hết cán bộ cốt cán của Hội
ở cơ sở đều là cán bộ lãnh đạo Đảng, trưởng hoặc phó ban ngành, đoàn thể ở cơ sở; là bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố, trưởng ban an ninh thôn, xóm, bản làng Hội là nơi tập hợp những anh bộ đội “cụ Hồ” đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Theo báo cáo của Hội CCB, đến cuối năm 2006, cả nước có khoảng 1.600.000 CCB Các CCB, khi rời quân ngũ về địa phương luôn phát huy tinh thần cách mạng tiến công của người lính trên mặt trận mới Cũng như NCT, các CCB rất tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tham gia giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở Trong gia
đình, CCB có vị trí và vai trò là người đứng đầu như người ông, người cha với phong thái của anh bộ đội cụ Hồ Họ là chủ trong gia đình, tích cực vận động con cháu chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tham gia xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng; dạy dỗ con cháu biết yêu tổ quốc, yêu đồng bào, biết kính trọng mọi người; sống trung thực, biết tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng và biết ghét thói hư tật xấu Như vậy, trong tổ chức của Hội CCB, chỉ có một đối tượng duy nhất đó là
Trang 39đó có hội viên của Hội CCB Nói như vậy để thấy rõ, Hội NCT và Hội CCB có sự khác nhau Song, ở đây, trong mối quan hệ với đề tài phòng, chống tham nhũng, chúng tôi không hiểu một cách tách bạch, rạch ròi, mà trái lại, có sự kết hợp hài hoà giữa hai Hội Qua đó, thấy được mục tiêu chung của hai Hội trong đề tài phòng, chống tham nhũng ở cơ sở là một, song phương thức tiến hành phòng, chống tham nhũng cũng có những khác biệt, tuy không nhiều
2 Một số đặc điểm địa phương được khảo sát, nghiên cứu
2.1 Đối với Thái Bình
Làm việc với Ban đại diện Hội NCT và Hội CCB tỉnh Thái Bình được biết
việc “chọn Hội NCT và Hội CCB để nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng là rất đúng, bởi Hội NCT Thái Bình có 238.000 cụ trong đó có 29.000 cụ là CCB,
đảng viên chiếm khoảng 37% trong tổng số NCT và CCB” ( Theo BC của ông MCQ, Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh, 27/3/206) Hội CCB của tỉnh có “95.000 hội viên, sinh hoạt tại 427 cơ sở trong đó có 142 tổ chức sinh hoạt tại khối cơ quan, khối doanh nghiệp Có thể nói, ở đâu có CCB thì ở đó có tổ chức Hội và hội viên luôn phát huy vai trò của mình với tư cách là anh bộ đội cụ Hồ” ( VĐN, Thường trực Hội CCB
tỉnh Thái Bình, ngày 27//2006)
Tại Thái Bình, được sự đồng ý của lãnh đạo hai Hội, chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu hai huyện Đó là Vũ Thư và Quỳnh Phụ
- Đối với huyện Vũ Thư, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu hai đơn vị cụ thể
đó là xã Minh Quang và thị trấn Vũ Thư
- Đối với huyện Quỳnh Phụ, chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu hai
đơn vị Đó là xã Quỳnh Hưng và xã Đồng Tiến
2.1.1 Đặc điểm tình hình huyện Vũ Thư - Thái Bình
Hội Người cao tuổi huyện Vũ Thư được xây dựng và phát triển tốt Cho
đến nay, số người cao tuổi vào tổ chức Hội đạt 93,3%; tổng số hội viên Hội NCT
Trang 4021.600 người; Hội viên là đảng viên có 4.106 người, trên 90% hội viên Hội Cựu chiến binh là hội viên Hội NCT
Hội phát động phong trào thi đua hiến công, hiến kế, góp phần xây dựng
Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể vững mạnh Với tinh thần nói thẳng, nói thật, ủng hộ người tốt, việc tốt, phê phán những việc làm sai trái, Hội NCT và Hội CCB đã làm tốt việc giám sát, thực hiện quy chế dân chủ, chống quan liêu hách dịch, gây phiền hà với dân
Trên địa bàn huyện, số hội viên tham gia tổ hoà giải là 653/987 người; số hội viên tham gia Ban thanh tra nhân dân chiếm 46% tổng số thanh tra viên; số hội viên tham gia an ninh chiếm 31% tổng số an ninh viên
Vũ Thư là huyện có bài học xương máu về “ mất ổn định tình hình chính trị” năm 1997- 1998 Đó là do “tình hình tha hoá biến chất của nhiều cán bộ cấp xã, không chịu làm việc, lấy tiền của dân đi nhậu, bán đất công để tiêu xài, chia
đất không công bằng từ đó đã dẫn đến khiếu kiện kéo dài, dân lo lắng, khủng hoảng niềm tin Hội NCT và Hội CCB có vai trò rất lớn trong việc phòng, chống tham nhũng” (ý kiến của Ông PVT, Chủ tịch MTTQ huyện, 28/3/2006) Những năm gần
đây, NCT và CCB Vũ Thư đã tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng ở địa phương rất tốt Hội NCT và Hội CCB là lực lượng quan trọng, có kinh nghiệm và
có uy tín đối với nhân dân trong việc phòng, chống tham nhũng ở cơ sở Hội viên
của Hội CCB của toàn huyện tuy chỉ có 9.700, song “Lãnh đạo Hội và hội viên Hội CCB là những người thẳng thắn, dám nói, dám làm, dám chịu tách nhiệm trước dân, trước Đảng Những năm 1997 –1998, ở Thái Bình, nếu Hội CCB và hội viên CCB không đứng lên đấu tranh chống những tiêu cực, tham ô, lãng phí ở cơ sở thì hậu quả tới nay có lẽ khó lường” (ý kiến của Ông NDL, Chủ tịch Hội CCB huyện Vũ Thư, ngày 28/3/2006)
1) Xã Minh Quang ( Vũ Thư – Thái Bình)
Minh Quang là một xã nằm ở phía Bắc, gần trung tâm huyện Vũ Thư, có