Thực trạng bình đẳng giới tại Trường Đại học Luật Hà Nội cũng được phản ánh qua số lượng và chất lượng cũng như qua quá trình phát triển của đội ngũ nữ giảng viên hiện nay của trường.. T
Trang 1PGS.TS Lª ThÞ S¬n *
1 Thực trạng bình đẳng giới trong
đào tạo luật học
Để có thể đánh giá được thực trạng bình
đẳng giới trong đào tạo luật học cần thiết
phải xem xét nhiều yếu tố phản ánh bình
đẳng giới, như kết quả, quy mô đào tạo; số
lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia
đào tạo; nội dung chương trình đào tạo cũng
như các yếu tố khác tác động đến giới trong
quá trình đào tạo
1.1 Sau 26 năm thành lập, Trường Đại
học Luật Hà Nội đã có những đóng góp quan
trọng trong sự nghiệp đào tạo luật học cũng
như cho việc tạo nguồn và đào tạo lại cán bộ
làm công tác pháp luật trong cả nước Đến
nay, Trường đã đào tạo được cho đất nước 60
tiến sĩ luật học, 561 thạc sĩ luật học, 48.542
cử nhân luật, 417 cao đẳng luật và 632 trung
cấp luật và bồi dưỡng hàng nghìn cán bộ pháp
luật khác Trong đó có bộ phận không nhỏ là
nữ tiến sĩ, nữ thạc sĩ, nữ cử nhân và nữ cán bộ
làm công tác pháp luật học qua các lớp bồi
dưỡng, luân huấn Con số này ngày càng gia
tăng Hơn nữa, trong quy mô đào tạo hiện nay
ở các bậc đào tạo của Trường số nữ đang được
đào tạo tăng nhiều so với những năm trước
Nhìn chung, số đối tượng nữ đã và đang được
đào tạo, bồi dưỡng hay đào tạo lại ở Trường
Đại học Luật Hà Nội đều tăng nhanh
Ví dụ, ở loại hình đào tạo đại học, số nữ
cử nhân hệ đại học chính quy đã được đào
tạo đến năm 1996 chiếm 48% (1724/3558),
số nữ sinh viên được đào tạo tại Trường năm
1996 chiếm 53% (3182/6050), số nữ sinh đang được đào tạo tại trường thời điểm tháng 2/2006 đã tăng lên và đạt xấp xỉ 64% (3052/4772); Số nữ cử nhân đã được đào tạo đại học chuyên tu hay tại chức đến năm 1996
là 18% (1508/8309), số nữ sinh viên được đào tạo theo hình thức này tại thời điểm năm
1996 là 15% (2728/18372) Hiện nay, số nữ sinh viên đang được đào tạo đại học tại chức
đã tăng hơn và đạt trung bình 27% (1614/5816), có lớp còn đạt tới 50% (58/114) như lớp đại học tại chức mở tại Hà Nội
Ở bậc đào tạo sau đại học, nếu như số nữ thạc sĩ đã được đào tạo tính đến năm 1996 chiếm 32% (20/62) và số nữ học viên đang được đào tạo thời điểm năm 1996 chiếm 38% (63/165) thì số nữ học viên cao học đang được đào tạo năm 2005 chiếm 55% (93/167),
số nữ nghiên cứu sinh đang làm luận án tiến
sĩ tại Trường chiếm 56% (22/39) (Phần lớn trong số nghiên cứu sinh này là giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội)
Các số liệu thống kê nêu trên cho thấy tuy tỉ lệ nữ đã và đang được đào tạo ở các bậc học và loại hình đào tạo khác nhau đều tăng, nhưng có tỉ lệ và mức độ tăng khác nhau Điều này đã cho thấy vị thế của phụ nữ
* Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2trong đào luật học mà cụ thể là trong đội
ngũ những người đã và đang được đào tạo
ngày một nâng cao, thể hiện ngày càng
nhiều phụ nữ đã cố gắng khắc phục những
khó khăn của giới nữ, tranh thủ cơ hội phấn
đấu vươn lên để được đào tạo và nâng cao
trình độ chuyên môn Đó là cơ sở quan
trọng để nâng cao vị thế của người phụ nữ
trong xã hội nói chung và trong các ngành
công tác pháp luật nói riêng
Cũng những số liệu trên cũng cho thấy,
khi có các điều kiện và khả năng phát triển
ngang với nam giới phụ nữ đã khẳng định
được vị thế bình đẳng, thậm chí đôi khi còn
khẳng định vị thế vượt trội Tỉ lệ nữ sinh
đang học tại Trường năm 2005 chiếm tỉ lệ
61% Nhìn chung so với nam sinh viên họ
học tập chăm chỉ hơn, tu dưỡng đạo đức tốt
hơn và có kết quả học tập cao hơn Ví dụ số
nữ sinh xếp loại ưu tú, xuất sắc và khá của
năm học 2004-2005 là 63% của tổng số sinh
viên được xếp loại ưu tú xuất sắc và khá
Trong số sinh viên tốt nghiệp loại khá và
giỏi của 2 khoá ra trường sau cùng (khoá 25
và khoá 26) thì số nữ sinh chiếm 71% và
80% Có được các kết quả đó cũng một phần
do nhà trường đã có nhiều biện pháp nâng
cao nhận thức về giới của nữ sinh, khuyến
khích, tạo điều kiện nhất định để nữ sinh
phấn đấu rèn luyện đạo đức và học tập tốt
Các số liệu trên cũng cho thấy, tỉ lệ nữ
cán bộ đang công tác được đào tạo hay đào
tạo lại thấp hơn nhiều so với nam giới, tuy tỉ
lệ trung bình đã được tăng lên đến 27%, thấp
hơn rất nhiều so với tỉ lệ nữ sinh viên của hệ
đại học chính quy (64%)
Khảo sát thực tế cử cán bộ nữ đi học các
lớp đại học tại chức tổ chức ở các địa phương khác nhau còn cho thấy: Nơi nào phụ nữ có điều kiện giải phóng nhiều hơn,
cơ quan hay địa phương nơi phụ nữ công tác chăm lo và tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tốt hơn thì ở nơi đó tỉ lệ nữ cán bộ được đào tạo hay đào tạo lại cao hơn
1.2 Thực trạng bình đẳng giới tại Trường Đại học Luật Hà Nội cũng được phản ánh qua số lượng và chất lượng cũng như qua quá trình phát triển của đội ngũ nữ giảng viên hiện nay của trường
Từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và vai trò quyết định của đội ngũ giảng viên đối với công tác đào tạo, đặc biệt
là đối với chất lượng đào tạo cũng như về điều kiện căn bản đảm bảo bình đẳng giới trong công tác đào tạo, lãnh đạo nhà trường
đã có chiến lược và kế hoặch phát triển toàn diện đội ngũ giảng viên nói chung, đội ngũ
nữ giảng viên nói riêng
Đội ngũ nữ giảng viên đã có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng trong
sự phát triển chung của đội ngũ giảng viên Đặc biệt trong 10 năm cuối, mức độ phát triển cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ nữ giảng viên cao hơn mức độ phát triển của đội ngũ nam giảng viên Nếu như năm
1994 số nữ giảng viên của Trường là 84, chiếm 50% của tống số giảng viên thì đến năm 2005 tổng số nữ giảng viên là 130, đạt 53% của tổng số giảng viên Năm 1996 trong đội ngũ nữ giảng viên mới chỉ có 3 nữ tiến sĩ và 12 nữ thạc sĩ nhưng năm 2005 số
nữ giảng viên có trình độ tiến sĩ là 18 trong
đó có 2 tiến sĩ được phong phó giáo sư, chiếm 37% của tổng số giảng viên cùng trình
Trang 3độ, số nữ giảng viên có trình độ thạc sĩ là 74,
chiếm 53% của tổng số giảng viên cùng trình
độ Như vậy số nữ giảng viên có trình độ sau
đại học chiếm 48% của tổng số giảng viên
cùng trình độ
Sự phát triển mạnh về trình độ học vấn
của đội ngũ nữ giảng viên vẫn tiếp tục được
phát huy trong thời gian tới Minh chứng
cho nhận định này là số nữ giảng viên đang
được đào tạo ở trình độ tiến sĩ chiếm 63,8%
của tổng số giảng viên đang được đào tạo ở
trình độ này
Trong đội ngũ nữ giảng viên của trường
số nữ giảng viên luật chiếm vị trí nòng cốt
và sự phát triển của đội ngũ này giữ vai trò
quyết định sự phát triển của đội ngũ nữ
giảng viên nói chung Trong thời gian cuối
sự phát triển của đội ngũ nữ giảng viên luật
là mạnh mẽ hơn cả Nếu như năm 1996 số
nữ giảng viên luật là 71/153 (chiếm 46%),
trong đó có 2 tiến sĩ và 8 thạc sĩ (chiếm
14%) thì năm 2005 số nữ giảng viên luật là
89/177 (chiếm 50%), trong đó có 14 TS và
69 Thạc sĩ (chiếm 93%) Như vậy, hiện nay
hầu hết các nữ giảng viên luật đều có trình
độ tiến sĩ và thạc sĩ (83/89)
Sự phát triển mạnh mẽ về trình độ
chuyên môn của đội nữ nữ giảng viên nói
chung và của đội ngũ nữ giảng viên luật nói
riêng, một mặt là kết quả của sự quan tâm
đặc biệt tới sự phát triển về trình độ chuyên
môn của đội ngũ nữ giảng viên từ phía lãnh
đạo nhà trường thông qua việc định hướng,
thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển, mặt khác
là kết quả của sự nỗ lực vượt khó phấn đấu
vươn lên từ phía các nữ giảng viên Qua đó
đã khắc phục được về căn bản sự chênh lệch
lớn về trình độ chuyên môn đã tồn tại trước đây giữa đội ngũ nữ giảng viên và nam giảng viên Đây cũng chính là điều kiện căn bản giúp đội ngũ nữ giảng viên của Trường ngày càng khẳng định vị thế tương xứng trong mọi hoạt động của nhà trường cũng như trong đào tạo cán bộ pháp lí nói chung Đóng góp lớn nhất của đội ngũ nữ giảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường là đóng góp trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Mặc dù có nhiều khó khăn trong việc đảm nhiệm nhiều công việc gia đình và nuôi dạy con cái nhưng các
nữ giảng viên nhà trường đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, đảm nhiệm hơn nửa số giờ giảng của hệ đại học chính quy tại Trường lẫn hệ tại chức ở địa phương, cụ thể là 57% số tiết giảng của bậc đại học Năm học 2004-2005 tổng số tiết do các nữ giảng viên đảm nhiệm chiếm 67%, tổng số tiết đối với hệ đại học tại chức ở địa phương chiếm 44% Như vậy, trong giảng dạy đội ngũ nữ giảng viên của Trường đã khẳng định được vị thế bình đẳng so với đội ngũ nam giảng viên
Trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đội ngũ nữ giảng viên ngày càng có nhiều đóng góp và khẳng định vị thế cao hơn Đây là nhiệm vụ mà đội ngũ nữ giảng viên gặp nhiều khó khăn nhất vì họ phải thực hiện nhiệm vụ này về cơ bản tại gia đình và trong bối cảnh phải giải quyết mâu thuẫn cao độ giữa một bên là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và bên kia là công việc gia đình và nuôi dạy con cái Mặt khác, đây cũng là nhiệm vụ mà trong nhiều năm chưa được các giảng viên quan tâm đúng mức
Trang 4Vượt lên các thách thức đó đội ngũ nữ giảng
viên đã có những bước tiến quan trọng trong
việc thực hiện nhiệm vụ này Nếu như năm
1996 sự tham gia của đội ngũ nữ giảng viên
vào các hoạt động nghiên cứu khoa học khác
nhau, như viết giáo trình, sách tham khảo,
viết bài tạp chí, tham gia đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ và trường còn hạn chế, số
lượt nữ giảng viên tham gia chỉ đạt 24% của
tổng số lượt người tham gia (73/301), thì
trong 2 năm 2003 và 2004 tỉ lệ tham gia này
của đội ngũ nữ giảng viên đã tăng lên đáng
kể, chiếm 46% (314/687) Đặc biệt số nữ
tham gia đề tài cấp bộ được nghiệm thu
trong 2 năm này tăng đột biến, chiếm 67%
tổng số người tham gia (25/37)
Về phẩm chất chính trị đội ngũ nữ giảng
viên cũng có bước phát triển lớn Nếu như
năm 1996 số nữ giảng viên là đảng viên chỉ
chiếm 34% của tổng số giảng viên là đảng
viên (32/95) thì đến nay số nữ giảng viên là
đảng viên đã chiếm 50% tổng số giảng viên
là đảng viên (83/166)
1.3 Thực trạng bình đẳng giới tại
Trường Đại học Luật Hà nội còn được phản
ánh qua vai trò và vị thế của nữ cán bộ và
giảng viên trong công tác lãnh đạo và quản lí
các hoạt động của nhà trường
Sự vươn lên toàn diện của đội ngũ nữ
cán bộ và giảng viên của Trường Đại học
Luật Hà Nội là điều kiện căn bản để ngày
càng có nhiều nữ cán bộ, giảng viên tham
gia công tác lãnh đạo, quản lí mọi hoạt động
của nhà trường Sự tăng nhanh số cán bộ chủ
chốt là nữ trong những năm cuối là minh
chứng quan trọng cho sự nâng cao vị thế của
phụ nữ trong đào tạo luật học Năm 2000 số
cán bộ chủ chốt là nữ chỉ chiếm có 30% của tổng số cán bộ chủ chốt (26/87) nhưng năm
2005 số cán bộ chủ chốt là nữ đã tăng lên 44% (42/96) Đặc biệt tăng nhanh là số nữ cán bộ, giảng viên đảm nhiệm các cương vị trưởng phó bộ môn, trung tâm thuộc khoa và trường, phó khoa, phòng, ban, trung tâm thuộc Trường Nếu như năm 2000 số nữ là trưởng phó bộ môn, trung tâm thuộc khoa
chỉ chiếm có 35% của tổng số người giữ
các cương vị này (14/40) thì nay số nữ ở các cương vị này chiếm 55% (25/45) Năm
2000 số nữ là lãnh đạo cấp khoa, phòng, Ban chiếm 25,8% (11/43) thì năm 2005 số này đã tăng lên 34,8% (16/46) Trong các cương vị trên, hầu hết các nữ cán bộ chủ chốt đều cố gắng cao hoàn thành nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần rất quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển đào tạo cán bộ pháp lí của đất nước
Trong công tác quản lí các hoạt động của nhà trường cũng như quản lí quá trình đào tạo, nữ cán bộ của trường đang khẳng định
vị thế đặc biệt quan trọng Công tác quản lí của nhà trường ngày càng có vai trò lớn đối với việc thực hiện quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, mà lực lượng chính đảm nhiệm công tác quản lí lại là các nữ cán bộ, chiếm khoảng 76% tổng số cán bộ làm công tác quản lí Không những vậy đa
số họ còn là những cán bộ quản lí cần mẫn, trách nhiệm
1.4 Dựa vào các cơ sở nêu trên có thể khẳng định đội ngũ nữ cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội đã ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng,
có vị thế ngày càng cao và gần với vị thế
Trang 5bình đẳng với đội ngũ nam cán bộ, giảng
viên Có được những kết quả mang ý nghĩa
lớn lao này do nhiều nguyên nhân khác
nhau, nhưng đáng kể nhất là những nguyên
nhân sau:
+ Số đông nữ cán bộ, giảng viên đã thấy
rõ được ý nghĩa và lợi ích đem lại cho sự
phát triển của sự nghiệp đào tạo, sự phát
triển của nhà trường cũng như sự phát triển
toàn diện của mỗi nữ cá nhân từ sự phấn
đấu vươn lên và tiến bộ của đội ngũ nữ cán
bộ, giảng viên
+ Nhờ có được định hướng phát triển
đúng đắn và quyết tâm phấn đấu vươn lên
mà đa số nữ cán bộ, giảng viên đã cố gắng
khắc phục khó khăn, tích cực học tập nâng
cao trình độ chuyên môn và thực hiện các
nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học,
lãnh đạo hoặc quản lí các hoạt động của
nhà trường
+ Lãnh đạo nhà trường phối hợp với các
tổ chức chính trị, xã hội đã đặc biệt quan tâm
và tổ chức thực hiện nhiều biện pháp thiết
thực thúc đẩy, tạo điều kiện để đội ngũ nữ
cán bộ, giảng viên phát triển toàn diện
Tuy nhiên, trong quá trình phấn đấu
vươn lên, phụ nữ nói chung và nữ cán bộ,
giảng viên của Trường nói riêng đã và đang
gặp phải những rào cản nhất định
Định kiến giới mà nội dung căn bản
nhất là tư tưởng trọng nam khinh nữ chính
là rào cản lớn nhất đối với sự phát triển
nguồn lực con người là phụ nữ, mà con
người vừa là động lực lại vừa là mục tiêu
của mọi sự phát triển Định kiến giới tồn tại
cả ở cả phái nữ và phái nam Tuy nhiên,
định kiến của nam giới đối với phụ nữ là
nghiêm trọng hơn và phổ biến hơn
Những biểu hiện của định kiến giới cũng đang tồn tại tương đối phổ biến trong xã hội
Do định kiến giới và không có quan niệm đúng đắn về trách nhiệm giới nên nhiều người coi nghĩa vụ chăm sóc nuôi dạy con cái là thuộc về người vợ, mặc dù Luật hôn nhân và gia đình của nước ta đã quy định rõ ràng về nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của vợ, chồng Trên thực tế, việc chăm sóc và nuôi dạy con cái chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm Thực tế này không chỉ gây thiệt thòi cho con trẻ là không nhận được sự chăm sóc, nuôi dạy đầy đủ và cân bằng cả từ bố và mẹ - những yếu tố quyết định cho sự phát triển hoàn chỉnh nhân cách - mà còn thể hiện sự bất bình đẳng đối với phụ nữ, làm hạn chế điều kiện phát triển của phụ nữ trong xã hội
Do bị tác động bởi tình hình chung như vậy
mà không ít nữ cán bộ và nữ giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội gặp khó khăn
và chịu thiệt thòi do định kiến giới tồn tại ngay trong gia đình
Ngoài ra, pháp luật của chúng ta vẫn còn
có quy định thể hiện ở chừng mực nào đó sự đối xử chưa bình đẳng đối với phụ nữ, như quy định phân biệt về tuổi nghỉ hưu của lao động nam và lao động nữ (Điều 145 Bộ luật lao động) Theo đó, nữ viên chức buộc phải nghỉ hưu sớm hơn nam viên chức 5 năm, trong khi họ vẫn có khả năng và điều kiện cống hiến, phục vụ đất nước đến 60 tuổi như nam viên chức Do quy định tuổi nghỉ hưu như vậy mà yêu cầu về hạn cuối của tuổi đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo đối với nữ viên chức phải ít hơn nam viên chức 5 năm
Trang 6Những quy định trên thể hiện sự bất bình
đẳng, đặc biệt là đối với phụ nữ trí thức, phụ
nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lí, trong
đó có các nữ giảng viên và nữ cán bộ của
Trường Đại học Luật Hà Nội Quy định này,
ở một phạm vi nhất định, đã hạn chế quyền
lao động, quyền tham gia công tác lãnh đạo,
quản lí, quyền phục vụ đất nước của phụ nữ
so với nam giới Ngoài ra, quy định phân
biệt về tuổi đề bạt đối với phụ nữ còn tạo sự
thách đố đối họ, cùng đạt được các điều kiện
để được đề bạt vào cương vị nhất định nào
đó, hạn cuối cùng về tuổi của phụ nữ phải
sớm hơn nam viên chức 5 năm Nếu trình
độ, năng lực và cố gắng ngang nhau, do
phải dành nhiều sức lực và thời gian cho
việc sinh con và nuôi dạy con cái (thế hệ
tương lai của đất nước), phụ nữ phát triển
chậm nhịp hơn nam giới là điều tất nhiên
Vậy mà lại đòi hỏi hạn tuổi đối với họ sớm
hơn, khi quy định điều kiện đề bạt vào
cương vị lãnh đạo Cũng do quy định này
mà tình trạng đội ngũ nữ trí thức, nữ tham
gia công tác lãnh đạo, quản lí nhà nước, xã
hội có số lượng hạn chế lại càng hạn chế
hơn so với đội ngũ này của nam giới
2 Lồng ghép giới nhằm tiến tới bình
đẳng giới trong đào tạo luật học
Bình đẳng giới theo nghĩa đầy đủ là nam
giới và phụ nữ được bình đẳng về các điều
kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng, được
bình đẳng về cơ hội tham gia đóng góp và
hưởng lợi trong quá trình phát triển và bình
đẳng về quyền tự do, chất lượng cuộc sống
Với nghĩa đó bình đẳng giới đang trở thành
mục tiêu phấn đấu chung của hầu hết các
nước trên thế giới Theo đuổi mục tiêu này,
do đó phải được xác định là trách nhiệm của
cả thế giới, của cả nhân loại bao gồm nam giới và nữ giới
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò và ý nghĩa của bình đẳng giới đối với
sự giầu mạnh và hoà bình thế giới, đối với sự phát triển bền vững và toàn diện của mỗi quốc gia, dựa vào những bài học kinh nghiệm, thực tiễn trải nghiệm của gần 20 năm nỗ lực vì bình đẳng giới, tại Hội nghị thế giới lần thứ tư của Liên hợp quốc về phụ
nữ được tổ chức ở Bắc Kinh, cộng đồng quốc tế đã nhất trí đưa ra quan điểm mới về biện pháp chiến lược nhằm tăng cường bình đẳng giới Đó là biện pháp xem xét những đặc điểm giới và đưa mối quan tâm về bình đẳng giới xuyên suốt quá trình hoạch định và thực thi chính sách trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Biện pháp này được gọi là
“lồng ghép giới” trong hoạch định và thực thi chính sách Từ góc độ quản lí nhà nước
và xã hội, lồng ghép giới là biện pháp hữu hiệu tăng cường quản lí và phát huy tiềm năng nguồn lực con người, bao gồm lao động nam và lao động nữ Đây chính là biện pháp chiến lược nhằm đạt được bình đẳng giới trong phạm vi toàn xã hội
Ở Việt Nam biện pháp lồng ghép giới đã
và đang được quán triệt và áp dụng mạnh mẽ hơn, thể hiện rõ nét ở tổ chức thực hiện và thường xuyên đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 04 (ngày 12/7/1993) của
Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng
về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, Chỉ thị số 37 (ngày 16/5/1994) của Ban bí thư trung ương Đảng về một số vấn đề công tác cán bộ nữ
Trang 7trong tình hình mới; Tăng cường tổ chức bộ
máy hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ từ trung
ương đến địa phương; Ban hành và tổ chức
thực hiện các Chiến lược quốc gia và Kế
hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam, Chỉ thị số 27 (ngày 15/7/2004)
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và các
văn bản khác nhằm tăng cường hoạt động
của các cấp các ngành vì sự tiến bộ phụ
nữ…; Đặc biệt, còn thể hiện ở việc các cơ
quan, tổ chức tham gia hoặc có trách nhiệm
lập pháp có nhiều hoạt động tích cực để đánh
giá, rà soát pháp luật Việt Nam đối với việc
nội luật hoá các văn bản pháp luật quốc tế về
quyền con người và bình đẳng giới mà Việt
Nam đã tham gia kí kết cũng như đối với
việc thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt
Nam về bình đẳng giới, trên cơ sở đó đã và
đang tích cực xây dựng dự luật về bình đẳng
giới (theo chương trình lập pháp của Quốc
hội khoá XI) nhằm khắc phục về cơ bản
những hạn chế (trong đó bao gồm cả hạn chế
trong quy định phân biệt tuổi nghỉ hưu của
lao động nam và lao động nữ ) và tạo cơ sở
pháp lí đầy đủ hơn cho việc thực hiện đường
lối, chính sách về bình đẳng giới trong phạm
vi toàn xã hội Thực hiện biện pháp lồng
ghép giới đã và đang trở thành trách nhiệm
của Đảng, Nhà nước ta và của mọi cấp, mọi
ngành Tình hình này đã đem lại nhiều
chuyển biến tích cực vì bình đẳng giới và
hạn chế tác động tiêu cực của tư tưởng định
kiến giới trong phạm vi toàn xã hội Đây
cũng chính là môi trường và điều kiện căn
bản đảm bảo có thể đạt được bình đẳng giới
trong đạo tạo luật học
Thực hiện biện pháp lồng ghép giới trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao cũng là trách nhiệm lớn của Trường Đại học Luật Hà Nội mà trước hết thuộc trách nhiệm của toàn đảng bộ, lãnh đạo trường, lãnh đạo các đơn vị và ban chấp hành các tổ chức xã hội trong Trường Trách nhiệm này vừa phải được thực hiện trong công tác quản lí, khai thác nguồn lực con người và tổ chức hoạt động đào tạo nguồn lực con người
Từ thực trạng bình đẳng giới tại Trường Đại học Luật Hà Nội và yêu cầu thực hiện biện pháp lồng ghép giới nhằm tăng cường bình đẳng giới trong đào tạo luật học, cần thiết phải đưa ra một loạt các giải pháp cụ thể mang tính khả thi, đồng bộ và thực hiện chúng trong thời gian tới
Phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ nữ cán bộ, giảng viên của trường, hiện đang chiếm 60% tổng số cán bộ, giảng viên toàn trường, phải được xem là phương hướng chính nhằm tăng cường bình đẳng giới Muốn đạt được điều này thì đội ngũ nữ cán
bộ, giảng viên phải được giải phóng bởi các rào cản trong nhận thức, trong hành động, từ các tác động của cơ chế, môi trường công tác, được bình đẳng về cơ hội tham gia và đóng góp vào công tác đào tạo của nhà trường Từ phía nhà trường cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, giảng viên về giới, bình đẳng giới, biện pháp lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, tăng cường giáo dục về giới và bình đẳng
Trang 8giới cho sinh viên Có được các kiến thức
khoa học về giới, nhận thức đúng đắn và đầy
đủ về bình đẳng giới, đặc biệt là vai trò của
bình đẳng giới đối với sự phát triển bền vững
đất nước, còn trong phạm vi nhà trường là
đối với sự phát triển của đội ngũ cán bộ,
giảng viên nói riêng cũng như đối với sự
phát triển của nhà trường nói chung sẽ giúp
các cán bộ, giảng viên nhà trường đấu tranh
và đẩy lùi tư tưởng hẹp hòi định kiến giới
Phá dỡ rào cản định kiến giới, đội ngũ nữ
cán bộ, giảng viên sẽ khắc phục được tư
tưởng tự ti, an phận, tiềm năng của họ được
những người lãnh đạo, đồng nghiệp nam và
chính họ đánh giá đúng, bồi bổ, phát triển và
khai thác phục vụ mục tiêu phát triển nhà
trường, phát triển sự nghiệp đào tạo chung
Thực hiện tốt biện pháp này sẽ tạo điều kiện
thực hiện các biện pháp khác, đặc biệt là
biện pháp tiếp sau đây Đối với sinh viên cần
nâng cao hiệu quả giáo dục về giới và bình
đẳng giới trong tuần học tập chính trị đầu
năm học và trong công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng sinh viên của nhà trường Ngoài ra,
trong giảng dạy các môn khoa học chính trị
của Khoa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, nếu cần thiết phải chú ý đưa nội dung
khoa học về giới và bình đẳng giới vào nội
dung giảng dạy của môn học
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến,
quán triệt đường lối, chính sách, pháp luật về
bình đẳng giới và về sự tiến bộ phụ nữ
Công tác này không chỉ phải được tiếp tục
tăng cường đối với cán bộ, giảng viên nhà
trường, đặc biệt đối với các cán bộ chủ chốt,
mà còn phải được mở rộng cả đối với các đối
tượng được đào tạo trong phạm vi cả nước
Là trung tâm đào tạo luật học lớn nhất nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cần đi đầu trong việc tổ chức nghiên cứu sâu rộng pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới và ở phạm vi thích hợp đưa nội dung các kết quả nghiên cứu này vào chương trình đào tạo Dựa trên các kết quả nghiên cứu cần rút ra và đóng góp những kiến nghị vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới và vì
sự tiến bộ phụ nữ
- Tự giác và chủ động thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới
và sự tiến bộ phụ nữ Đây chính là biện pháp vận dụng đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta vào công tác cán
bộ đối với đội ngũ nữ cán bộ, giảng viên Biện pháp này chỉ có thể thực hiện được khi
đã thực hiện tốt các biện pháp trên nhưng đây cũng là biện pháp quyết định thúc đẩy bình đẳng giới Những nội dung cơ bản của công tác này là xây dựng quy hoạch nữ cán
bộ lãnh đạo, quy hoạch về trình độ, chất lượng của đội ngũ nữ cán bộ, giảng viên; đưa ra và tổ chức thực hiện các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ, giảng viên nhằm thực hiện quy hoạch cán bộ; tạo cơ chế
và tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện nhằm phát huy năng lực của các nữ cán bộ, giảng viên Trong công tác cán bộ nữ cần đặc biệt chú ý đến việc thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng tỉ lệ nữ cán
bộ tham gia công tác lãnh đạo, ra quyết định
là đảm bảo phải có nữ cán bộ tham gia lãnh đạo đơn vị khi có tỉ lệ lao động nữ từ 30% trở lên và phấn đấu tăng nhanh số nữ giảng viên có trình độ tiến sĩ./