1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thực trạng bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam ngày nay

30 757 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 50,04 KB

Nội dung

Thực trạng bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam ngày nay. 1. Lý do chọn đề tài Bất bình đẳng giớihiểu thế nào cho đúng cho trúng và cho khỏi ấm ức? Bất bình đẳng giớicó lẽ khái niệm này đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta, tuy nhiên có một sự thật là nhiều người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của khái niệm ấy. Nói về bất bình đẳng giới hiện nay vẫn còn rất nhiều người trong xã hội loay hoay giữa một mớ phạm trù khái niệm như: bình đẳng giới hay công bằng giới, bình đẳng giới có nghĩa là cào bằng (ngang nhau, như nhau, không phân biệt hơn kém),... có luồng quan điểm cho rằng bình đẳng giới là nam nữ bằng nhau trong mọi vấn đề, mọi công việc, còn công bằng giới là xét có xét đến đặc tính giới để tạo ra sự công bằng. Cũng lại có luồn quan điểm đảo ngược lại hai khái niệm ấy theo nghĩa bình đẳng giới mới chính là có xét đến đặc tính giới để tạo ra sự bình đẳng... Nói chung là tranh cãi không hồi kết. Nhưng thu hút nhất vẫn là câu hỏi: bình đẳng giới có nghĩa là cào bằng? Điều này có nghĩa nếu phụ nữ làm việc nhà, đàn ông cũng phải vào bếp, đàn ông đi chơi về muộn thì phụ nữ cũng được quyền đó, đàn ông mặc quần sooc cởi trần ra đường, phụ nữ cũng mặc được như thế... Ngày nay, xã hội ngày càng văn minh, phát triển, vấn đề bình đẳng giới lại được cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm. Có rất nhiều người phụ nữ hoàn toàn có thể đảm nhiệm được những công việc, những trọng trách to lớn như một người nam nhi vậy. Nhưng mọi chuyện vì những hủ tục, nếp sống lạc hậu cũng như “trọng nam khinh nữ”đã khiến cho phái nữ không có được tiếng nói như người đàn ông. Và vấn đề bình đẳng giới trong xã hội thực sự là một bài toán nan giải và chưa có câu trả lời chính đáng. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Làm rõ khái niệm bình đẳng giới, bất bình đẳng giới. Từ đó làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay nhằm đưa ra những giải pháp góp phần làm giảm tình trạng này ở Việt Nam. 3, Kết cấu bài Gồm 5 phần Phần 1: Các khái niệm Phần 2: Thực trạng bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam ngày nay Phần 3: Nguyên nhân của BBĐ giới và hậu quả mà nó gây ra Phần 4: Một số thành tựu nước ta đạt được để thức đẩy bình đẳng giới và một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới Phần 5: Mở rộng về cộng đồng LGBT PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM 1.Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau đc tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 2.Bất bình đẳng giới là hình thức bất bình đẳng phổ biến và tồn tại trong nhiều chế độ xã hội của nhân loại. Nam và nữ được định vị trong xã hội không chỉ khác biệt nhau và còn là bất bình đẳng cụ thể là phụ nữ có ít tiềm năng vật chất địa vị xã hội quyền lực và cơ hội để tự thể hiện tiềm năng của mình so với nam giới sự bất bình đẳng về giới không chỉ so yếu tố tự nhiên mà còn do hệ tư tưởng nhận thức của xã hội về vị trí vai trò của từng giới Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thưc hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước. Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các dạng tồn tại bất bình đẳng giới: Gánh nặng công việc, sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn và bạo lực trên cơ sở giới tính. 3, Khái niệm về giới và giới tính Trong Điều 5 luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số 732016QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2016 đã đưa ra giải thích: + Giới tính : Chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. + Giới:

Trang 1

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bất bình đẳng giới-hiểu thế nào cho đúng cho trúng và cho khỏi ấm ức?

Bất bình đẳng giới-có lẽ khái niệm này đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta, tuynhiên có một sự thật là nhiều người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của khái niệm ấy

Nói về bất bình đẳng giới hiện nay vẫn còn rất nhiều người trong xã hội loay hoaygiữa một mớ phạm trù khái niệm như: bình đẳng giới hay công bằng giới, bìnhđẳng giới có nghĩa là cào bằng (ngang nhau, như nhau, không phân biệt hơnkém), có luồng quan điểm cho rằng bình đẳng giới là nam nữ bằng nhau trongmọi vấn đề, mọi công việc, còn công bằng giới là xét có xét đến đặc tính giới đểtạo ra sự công bằng Cũng lại có luồn quan điểm đảo ngược lại hai khái niệm ấytheo nghĩa bình đẳng giới mới chính là có xét đến đặc tính giới để tạo ra sự bìnhđẳng Nói chung là tranh cãi không hồi kết Nhưng thu hút nhất vẫn là câu hỏi:bình đẳng giới có nghĩa là cào bằng? Điều này có nghĩa nếu phụ nữ làm việc nhà,đàn ông cũng phải vào bếp, đàn ông đi chơi về muộn thì phụ nữ cũng đượcquyền đó, đàn ông mặc quần sooc cởi trần ra đường, phụ nữ cũng mặc được nhưthế

Ngày nay, xã hội ngày càng văn minh, phát triển, vấn đề bình đẳng giới lại được cả thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm Có rất nhiều người phụ nữ hoàn toàn

có thể đảm nhiệm được những công việc, những trọng trách to lớn như một ngườinam nhi vậy Nhưng mọi chuyện vì những hủ tục, nếp sống lạc hậu cũng như “trọngnam khinh nữ”đã khiến cho phái nữ không có được tiếng nói như người đàn ông Vàvấn đề bình đẳng giới trong xã hội thực sự là một bài toán nan giải và chưa có câu trảlời chính đáng

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Làm rõ khái niệm bình đẳng giới, bất bình đẳng giới Từ đó làm rõ nguyên nhân dẫn đếntình trạng bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay nhằm đưa ra những giải pháp góp phầnlàm giảm tình trạng này ở Việt Nam

3, Kết cấu bài

Gồm 5 phần

- Phần 1: Các khái niệm

- Phần 2: Thực trạng bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam ngày nay

- Phần 3: Nguyên nhân của BBĐ giới và hậu quả mà nó gây ra

- Phần 4: Một số thành tựu nước ta đạt được để thức đẩy bình đẳng giới và một số giảipháp nhằm hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới

- Phần 5: Mở rộng về cộng đồng LGBT

PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM

1.Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau đc tạo điều kiện và cơ hộiphát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụnhư nhau về thành quả của sự phát triển đó

2.Bất bình đẳng giới là hình thức bất bình đẳng phổ biến và tồn tại trong nhiều chế độ xãhội của nhân loại Nam và nữ được định vị trong xã hội không chỉ khác biệt nhau và còn làbất bình đẳng cụ thể là phụ nữ có ít tiềm năng vật chất địa vị xã hội quyền lực và cơ hội để

Trang 3

tự thể hiện tiềm năng của mình so với nam giới sự bất bình đẳng về giới không chỉ so yếu

tố tự nhiên mà còn do hệ tư tưởng nhận thức của xã hội về vị trí vai trò của từng giới

Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi chonam, nữ trong việc thưc hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển củagia đình, của đất nước

Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạonên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhaugiữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

Các dạng tồn tại bất bình đẳng giới: Gánh nặng công việc, sự phân biệt đối xử, bất bìnhđẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn và bạo lực trên cơ sở giới tính

3, Khái niệm về giới và giới tính

- Trong Điều 5 luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số73/2016/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2016 đã đưa ra giải thích:

+ Giới tính : Chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ

+ Giới: Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội Xãhội tạo ra và gán cho trẻ em và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khácnhau Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được

- Giới phản ánh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội Những sự khác biệt này

là do quá trình học mà thành, đa dạng và có thể thay đổi Chúng thay đổi theo thời gian từnước này sang nước khác, từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác trong một bối cảnh

cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định ( Địa vịcủa người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xãhội của người phụ nữ Việt Nam khác với địa vị của người phụ nữ Hồi giáo, địa vị củangười phụ nữ nông thôn khác với địa vị của người phụ nữ thành thị

Trang 4

* Cơ sở tạo nên bất bình đẳng:

- Bất bình đẳng được hình thành trong đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vậtchất Nó gắn liền với sự phân công lao động xã hội Nền sản xuất xã hội càng phát triển,

sự phân công lao động càng đa dạng phức tạp, bất bình đẳng xã hội càng trở nên gay gắt

- Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội là sự đa dạng và khác nhau giữa các xã hội vànền văn hoá, gắn liền với những đặc điểm của giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôngiáo, lãnh thổ…Tuy nhiên, theo các nhà Xã hội học, dù cho những nguyên nhân dẫn đếnbất bình đẳng xã hội có đa dạng và khác nhau thì người ta vẫn có thể quy chúng về 3 nhóm

cơ sở chủ yếu:

+ Những cơ hội trong cuộc sống: là những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượngcuộc sống như của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi ích chăm sóc sức khoẻ hay đảmbảo an ninh xã hội Trong xã hội, một nhóm người có thể có những cơ hội, trong khi cácnhóm khác lại không, mặc dù các thành viên trong nhóm có nhận thức được điều đó haykhông Đây là cơ sở khách quan của bất bình đẳng

+ Do sự khác nhau về địa vị xã hội: bất bình đẳng về địa vị xã hội do thành viên của cácnhóm xã hội tạo nên và thừa nhận chúng Nó có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hộicho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thểđược giữ vững bởi những nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừanhận sự ưu việt đó

+ Do sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị: Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khảnăng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trongviệc ra quyết định và thu được lợi từ các quyết định đó Bất bình đẳng trong ảnh hưởngchính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế về vật chất hoặc địa vị xãhội cao Trên thực tế, bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị vànhững cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân có chức vụ chính trị cao

Trang 5

Tóm lại, cấu trúc bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế đó Gốc rễ của bấtbình đẳng có thể nằm trong mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệthống trị về chính trị của các giai cấp trong xã hội.

Cơ sở tạo nên bất bình đẳng giới.

* Quan điểm về bất bình đẳng giới:

BBĐ nam nữ (BBĐ giới) là một hiện tượng xuất hiện trong quá trình phát triển của nhânloại Sự áp bức phụ nữ là hình thức áp bức sớm nhất trong lịch sử nhân loại, theo cách diễnđạt của F.Engels:“ Sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là sự trùng với sựphát triển đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân các thể và sự áp bức đầu tiên làtrùng với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà” Đây là một số quan điểm về BBĐ giới:a.Nhìn nhận từ góc độ triết lý:

- Chịu ảnh hưởng tư tưởng quan niệm BBĐ giới, coi thường phụ nữ của các doanh nhântrong các thế kỷ trước Trong lịch sử hình thành con người: thượng đế tạo ra con ngườikhông hề nghĩ ra phụ nữ sau này thượng đế lấy xương sườn thứ 7 của nam giới làm ra phụ

nữ, chẳng qua là tạo nên nữ giới từ việc lấy thêm một bộ phận của nam giới mà thôi Mộtnền văn hoá coi người phụ nữ như một loại của cải của nam giới

- Thuyết tam tòng tứ đức đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến vị trí vai trò , cuộc sống của ngườiphụ nữ Việt Nam Nó tạo sự áp đặt trong hôn nhân, gây ra tư tưởng trọng nam khinh nữ

nó trói buộc người phụ nữ Việt Nam vào lễ giáo phong kiến, kìm hãm sự phát triển của họ.tuy nhiên xét về mặt tích cực nó lại góp phần làm nên vẻ đẹp truyề thống của người phụ

nữ Việt b.Quan điểm “văn hoá cao hơn tự nhiên”:

- Khái niệm “tuyết nữ quyền sinh thái” do Bà Francoise d Eaubonne-một phụ nữ đấu trnhcho nữ quyền tạo nên và được phát triển quảng bá Khái niệm này cho rằng phụ nữ gần gũivới thiên nhiên hơn nam giới Nhưng quan điểm văn hoá cao hơn tự nhiên cho rằng cái gì

có giá trị gắn liền với văn hoá còn ít có giá trị thường gắn với tự nhiên Những người theoquan điểm trên đã lấy điều này để giải thích sự BBĐ về giới Bà cho rằng sự tương đồnggiữ phụ nữ và tự nhiên là nội dung đầu tiên của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái Nhà nữquyền này kết hợp phong trào sinh thái và phong trào nữ quyền, nỗ lực xây dựng giá trị

Trang 6

đạo đức và cơ cấu xã hội mới, phản đối các hình thức phân biệt, hy vọng thông qua việc đềxướng giá trị luân ký tình yêu, sự quan tâm và công bằng, nhất là công bằng xã hội.

- Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái chia làm 3 trường phái chính:

+ Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái văn hoá

+ Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái triết học

+ Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội

- Theo Cheryll Glotfelty “ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là mottj diễn ngôn lý thuyết.tiền đề của nó là nối kết sự áp bức phụ nữ và thống trị tự nhiên của chế độ phụ quyền”.Nội dung của chủ nghĩa này là phản đối chủ nghĩa nam giới trung tâm

c Lý thuyết chân đế-bệ đỡ:

- Những người theo quan điểm này ca ngợi thiên chức của người phụ nữ sinh con để duytrì nhân loại, chăm sóc, nuôi dạy thế hệ trẻ, phụ nữ thực hiện chức năng tình cảm, tạo sựbình yên cho gia đình và có vai trò quan trọng trong xã hội Phụ nữ làm những công việctạo điều kiện cho nam giới có điều kiện thuận lợi tập trung vào công việc, phấn đấu côngdanh sự nghiệp Với sự hy sinh vì chồng con, người phụ nữ cũng giống như cái chân đế -

bệ đỡ

- Theo lý thuyết này thì nguời phụ nữ là tiền đề của người đàn ông Người ta thường nói

“đằng sau sự thành công của người đàn ông là bóng dáng của người phụ nữ” và “đàn ôngxây nhà đàn bà xây tổ ấm” Vì tư tưởng này mà phụ nữ luôn phải khép mình, ở nhà làmnội trợ, không dám vươn mình ra xã hội và làm những việc mà mình yêu thích

Trang 7

PHẦN II: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY

1, Tình hình dân số Việt Nam

- Tính đến ngày 31/ 12/2018, Việt Nam có 47.967.516 nam giới và 48.996.442 nữ giới

- Tỷ số giới tính khi sinh được tính bằng số trẻ em trai sinh ra trên 100 trẻ em gái đã tănglên trong những năm qua, cho thấy một sự cố ý can thiệp làm thay đổi tỉ lệ Để có đượccác số liệu tin cậy, phục vụ việc theo dõi và dự báo hiện tượng này ở Việt Nam, quỹ dân

số liên hợp quốc (UNFPA) đã hỗ trợ kĩ thuật cho tổng cục thống kê ( TCTK) và phân tích

số liệu về tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) thông qua các cuộc điều tra biến động dân sốhàng năm trong 3 năm gần đây 2016, 2017, 2018 Trong năm 2016, tỉ lệ này đạt mức110,4/100 tương đương cứ 100 bé gái ra đời thì có hơn 113 bé trai được sinh ra Mặc dùchỉ tiêu giảm sinh trong năm 2016 trên cả nước được giao là 0,1% Năm 2017, tỉ lệ giớitính khi sinh còn ở mức cao hơn với bình quân 112,4 bé trai trên 100 bé gái, tăng 0,2 điểmphần trăm so với năm 2016 Đến tháng 9 năm 2018 là 113,5 bé trai trên 100 bé gái Dùkhông đáng kể tuy nhiên đây vẫn là con số đáng báo dộng về việc mất cân bằng giới tính

và cần được quan tâm

2, Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay

- Ở Việt Nam, vấn đề bất bình đẳng giới còn diễn ra khá nhiều song nước ta cũng đã khắcphục và đạt được nhiều thành công

* Những quy định của pháp luật liên quan đến bất bình đẳng ở nước ta hiện nay

+ Nguyên tắc bình đẳng được khẳng định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946 “Tất cảcác công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa”

và “ đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” và được tái khẳng định trong

Trang 8

Hiến pháp năm 1992 “Công dân nam, nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt :chính trị, kinh

tế, văn hóa và gia đình Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạmnhân phẩm người phụ nữ”

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001 còn quyđịnh rõ “Số đại biểu Quốc hội là phụ nữ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở

đề nghị của Đoàn chủ tịch BCH trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đảm bảo đểphụ nữ có số đại biểu thích đáng.”

+ Luật bình đẳng giới năm 2006 đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới baogồm:

 Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình

 Nam, nữ không bị phân biệt, đối xử về giới

 Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt, đối xử về giối

 Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật

- Theo “Báo cáo phát triển con người, 2011” do UNDP công bố cho thấy, Việt Nam xếpthứ 128 trên 187 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số phát triển con người nhưng lại xếpthứ 48 trên thế giới về chỉ số bất bình đẳng giới

so với nam 48%; trong đó chỉ 3% là nữ chủ tịch HĐND, chênh lệch 94% Ở cấp Trungương, hiện chỉ có 24,4% nữ so với 75,6% nam là đại biểu Quốc hội, chênh lệch 51,2%; 9%

nữ so với 91% nam là ủy viên Trung ương Đảng, chênh lệch 82%

Trang 9

b, Bất bình đẳng trong giáo dục

- Bất bình đẳng trong giáo dục thường được hiểu là sự phân phối không công bằng cácnguồn lực cho việc học tập (ngân sách, giáo viên, công nghệ hay phương tiện, v.v…) giữacác nhóm khác nhau trong xã hội, khiến những nhóm “bên lề” không có hay có ít cơ hộiđược thụ hưởng giáo dục và đạt tới những thành tựu đáng lẽ họ có thể đạt được Bất bìnhđẳng trong giáo dục xói mòn động lực phấn đấu của người trẻ, làm giảm mức độ năngđộng của sự dịch chuyển xã hội, là nguồn gốc tạo ra bạo lực và bất ổn xã hội

- Theo “Báo cáo phát triển con người,2011’ của UNDP, trình độ học vấn của phụ nữ ViệtNam ( từ 25 tuổi trở lên) đã hoàn thành chương trình giáo dục cấp 2 trở lên là 24,7 % sovới 28% của nam giới Mức dộ chênh lệch giữa nam và nữ còn khá nhiều nhưng vẫn cóthể giải quyết được

- Theo kết quả chủ yếu của Điều tra dân số- KHHGĐ 1/4/2011 của Tổng cục thống kê thì

tỉ lệ biết chữ của nam là 96,2% còn nữ là 92,2% (từ 15 tuổi trở lên) Theo nguồnwikimedia thì tại Việt Nam, cứ 100 cử nhân thì có 36 nữ, 100 thạc sĩ thì có 34 nữ, 100 tiến

sĩ thì có 24 nữ Do vậy, bất bình đẳng trong giáo dục diễn ra rõ rệt

- Nếu như ở thời xưa người ta chỉ chú trọng việc dạy và học cho nam giới còn phụ nữ gắnmác với “Công dung ngôn hạnh” và “ tam tòng tứ đức” thì trong thời đại hiện nay vấn đềnày gần như là đã bị đảo lộn Thực tế cho thấy rằng, nếu nhắc đến ngành sư phạm, mọingười sẽ nghĩ ngay đến một môi trường đa số là nữ và số lượng giáo viên là nữ cao hơn rấtnhiều so với giáo viên là nam

- Vẫn còn tồn tại một số nơi có định kiến trẻ em gái không nên đi học chỉ ở nhà phụgiúp bố mẹ và tham gia công việc đồng áng, trẻ em trai thì lại được đi học và giáo dục đểtrở thành trụ cột của gia đình

- Không chỉ bất bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội, phụ nữ và trẻ em gái còn bị đối

xử thiếu công bằng ngay cả trong… sách vở Ví dụ, trong 3 cuốn sách Tự nhiên xã hội lớp

1, Giáo dục công dân lớp 6 và lớp 10 có rất nhiều bài viết, hình ảnh mang nặng định kiếngiới Nói về việc lau nhà, rửa bát, đi chợ thì vẽ hình ảnh mẹ và con gái, việc đá bóng, vi

Trang 10

phạm luật giao thông, chơi bời, xem ti vi thì nhất thiết là hình bé trai và bố Hay sách vănhọc cũng vậy, các câu ca dao tục ngữ nói về thân phận hẩm hiu, khổ sở của phụ nữ quánhiều, truyện Kiều thì đưa các đoạn thơ nói về việc Kiều an phận, chịu khổ với tần suấtlớn

c, Bất bình đẳng trong lĩnh vực khác

- Về việc làm, cơ hội có lương định kì của nam và nữ là ngang nhau Nhưng trong kinh tếphi chính thức và kinh tế hộ thì cơ hội để phụ nữ có việc làm và được trả lương là thấp hơnnam giới đến 64% Cơ hội thấp nhất đối với nữ giới có việc làm hưởng lương là 12,4%trong khi con số này với nam là 34,7 %

- Trong phân phối tài sản, nam giới chiếm ưu thế trong kiểm soát đất đai và các tài sản cógiá trị khác, hầu hết giấy chứng nhận đất đai đều mang tên chủ hộ là nam giới, và đồngnghĩa rằng phụ nữ bị mất quyền trong trường hợp ly hôn hoặc hưởng thừa kế Nam giớithường đứ ra các quyết định về đầu tư kinh doanh trong hộ gia đình

- Bất bình đẳng trong cuộc sống đời thường, chúng ta luôn luôn quen với việc cả bố cả mẹđều đi làm để kiếm thu nhập nhưng đa số mẹ sẽ là người phải tất bật về nhà để đi chợ, nấucơm và dọn dẹp nhà cửa Nhiều công ty còn yêu cầu nữ cam kết không được sinh controng vòng 2 năm đầu Cũng giống như việc ngành công an, quân đội ở Việt Nam khituyển sinh luôn lấy điểm của nữ cao hơn của nam để khống chế tỉ lệ nữ giới vào ngànhnày

- Trong lĩnh vực y tế, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùngnông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế Tỷ lệ tử vong sản phụ còn cao so với một sốnước trong khu vực Mức giảm tỷ lệ tử vong sản phụ trong nhiều năm qua còn chậm, nhất

là ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số Tỷ lệ nữ có bảo hiểm y tế (tính trong sốngười khám chữa bệnh) tăng lên qua các năm, tuy nhiên còn thấp hơn nam giới

- Trong các hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản Vai trò củanam giới tham gia KHHGĐ còn hạn chế, phụ nữ được coi là người phải chịu trách nhiệmthực hiện KHHGĐ Dĩ nhiên, việc mang thai và sinh đẻ là thiên chức của người phụ nữ

Trang 11

Song trên thực tế, mang thai khi nào và sinh bao nhiêu con lại thường do người chồnghoặc gia đình chồng quyết định, có hay không sử dụng biện pháp tránh thai để giãnkhoảng cách sinh hoặc không sinh con cũng thường do người chồng, gia đình chồng quyếtđịnh.

- Ngoài ra, phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác như bạo lực gia đình, nạn nhân củabuôn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục Trong cuộc sống gia đình, với tính giatrưởng, nam giới tự cho mình có quyền “dạy vợ”, nam giới có quyền đòi hỏi vợ con phục

vụ, thực hiện những yêu cầu của mình Người phụ nữ với vị thế lệ thuộc, phải phục tùng,làm theo Nếu trái ý hoặc chậm trễ họ dễ bị người chồng đối xử thô bạo, xúc phạm nhânphẩm

3, Những quan điểm bất bình đẳng giới tồn tại đến ngày nay

a Quan niệm trọng nam khinh nữ

Trọng nam khinh nữ là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính, trong đó coi namgiới là quan trọng hơn phụ nữ Đây từng là một hệ thống tư tưởng tồn tại hầu hết mọi nơitrên thế giới, đặc biệt là dưới chế độ phong kiến Mặc dù hiện nay quyền phụ nữ đượccông nhận nhưng hệ thống pháp luật trọng nam khinh nữ vẫn còn ở một số nước, đặc biệt

là khi nước đó áp dụng các bộ luật tôn giáo (thường là các nước theo đạo Hồi)

Trang 12

ngữ với tính logic thì nam giới vẫn vượt trội hơn (ví dụ: trong 28 giải Nobel văn học đượctrao trong giai đoạn 1990-2018, có 21 người là nam và chỉ có bảy người là nữ).

+ Nam giới có tinh thần sắn sàng đối mặt với thử thách cao hơn phụ nữ

+ Phụ nữ không có quyền hành gì trong mọi công việc của gia đình, mọi việc đều do đànông quyết định

+ Những mẩu tin tuyển dụng phân biệt giới tính (chỉ tuyển nam hoặc nữ) cũng khá phổbiến trên các trang mạng việc làm nội địa Cụ thể, theo thống kê của Tổ chức Lao độngQuốc tế (ILO), 1/5 trong tổng số trên 12.300 quảng cáo tuyển dụng từ giữa tháng 11/2014đến giữa tháng 1/2015 của những trang mạng việc làm tại Việt Nam có đưa ra yêu cầu vềgiới tính Điều đáng buồn là ngoài một số vị trí đặc thù, có một lượng lớn yêu cầu tuyểndụng theo giới tính đến từ định kiến của nhà tuyển dụng

+ Phụ nữ ít được tập huấn và đào tạo Ví dụ như phụ nữ chiếm gần ¾ trong lực lượng laođộng ngành chăn nuôi, song chỉ có 20% các lớp tập huấn khuyến nông về chăn nuôi cóphụ nữ tham gia

- Hậu quả

+ Bạo lực gia đình gia tăng: Vì không có con trai

+ Dẫn đến ảnh hưởng xấu tới tinh thần, thân thể của phụ nữ như stress, trầm cảm, tự ti,

b, Tập tục bắt vợ

Trang 13

- Tục "trộm vợ", "cướp vợ", hay có nơi còn gọi là "kéo vợ, bắt vợ" là tập quán của ngườiMông, người Thái ở Việt Nam Kế hoạch "kéo dâu" được bàn bạc bí mật, có sự hỗ trợcủa anh em, bạn bè, cô bác Cô gái đi làm nương, chàng trai bất ngờ xuất hiện cùng bạn

bè, kéo cô gái về làm vợ Xong xuôi, gia đình cô gái biết chuyện thì sự đã rồi, cha mẹ chỉcòn biết bấm bụng chấp nhận Bởi theo quan niệm của người Mông, nhà trai đã dùng gàlàm phép thì con gái mình đã trở thành người nhà khác, chết làm ma nhà người

- Bắt vợ chính là giải pháp bất đắc dĩ, giúp cho những chàng trai Mông nghèo có được vợvới cái giá rẻ, thậm chí là cho không, biếu không Xưa, bắt vợ xong, chàng trai dắt vợlên lưng ngựa, dong thẳng về nhà mình, nhốt vào trong buồng, cắt tiết gà, cúng ma, bangày mới dắt về nhà gái Lúc này, cô gái như con bò đã đóng ách, như chùm hoa mơ, hoamận đã có người hái, nhà gái đành phải nhượng bộ, cho cưới mà không thách cao, thậmchí là không dám thách

-Ngày nay, trước khi bắt vợ, chàng trai Mông nào biết "ga lăng" thường tặng một đôi dépxốp tổ ong khoảng mươi, mười lăm ngàn được mua tại chợ hay một cái khăn, cái gươngcon con cho người con gái mình thích để dẫn dụ cảm tình Nhiều cặp trong số cuộc tìnhbắt vợ này còn chưa đủ tuổi kết hôn, nhưng tập tục như cái đinh đã đóng vào thân câynghiến, không bao giờ rút nổi

* Hậu quả

- Nhiều nữ sinh đang ở độ tuổi 15, 16 đã phải đảm đương vai trò làm vợ, làm mẹ

- Nhiều em bị bắt về làm vợ khi không có tình cảm, lấy chồng rồi phải bỏ học để làm lụng,sinh con Những cô gái tuổi trăng tròn bỗng chốc rơi vào bi kịch cuộc sống

- Một số kẻ xấu lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, hủ tục “ bắt vợ” của đồng bào dân tộc mà một sốphụ nữ bị lừa bán sang nước ngoài

Trang 14

c, Bình đẳng giới là bắt phụ nữ làm những công việc “dành cho đàn ông” và ngược lại.

- Những người chỉ trích cho rằng các nhà nữ quyền đang cố gắng bắt phụ nữ phải có địa

vị trong công việc tương đương với đàn ông, phải tham gia vào nền kinh tế, trở thành luật

sư, bác sĩ, chính trị gia; còn đàn ông phải làm việc nhà, phải chăm sóc con, Nhưng đấutranh cho bình đẳng giới đâu phải như vậy? Đấu tranh cho bình đẳng giới là đấu tranh đểmọi người đều được tạo điều kiện để làm những việc theo ý muốn của mình, không bị giớihạn bởi giới tính Một bạn nữ muốn ở nhà làm nội trợ, làm mẹ, làm vợ, chăm sóc con cái,chẳng có gì là mâu thuẫn với các phong trào nữ quyền nếu như bạn ấy hoàn toàn muốnnhư vậy và không bị ép buộc/gây áp lực bởi gia đình và xã hội Điều đó chỉ có vấn đề khibạn ấy bị tước đoạt những cơ hội học hành/làm việc chỉ vì giới tính của mình Đấu tranhcho bình đẳng giới là đấu tranh cho quyền tự do lựa chọn của mỗi người

- Hơn nữa, khó có thể nói việc nào là phù hợp với phái nam hơn, việc nào là phù hợp vớiphái nữ hơn Lựa chọn ngành nghề nào là quyền của mỗi người Cũng giống như việc đặt

ra tiêu chí về tỉ lệ đại biểu quốc hội là nữ không đồng nghĩa với việc đang ép nhiều phụ nữphải làm chính trị

4, Đàn ông liệu có chịu bất bình đẳng giới ?

- Chúng ta nói rất nhiều về việc bất bình đẳng giới khiến phụ nữ chịu thiệt thòi, vậy điềunày với đàn ông có chính xác ? Từ xưa đến nay, cánh mày râu luôn được coi là trụ cột giađình, là phải mạnh mẽ, là phải đao to búa lớn Nhưng mọi người đâu biết, cái gì cũng cógiới hạn của nó Một người đâu thể làm nhiều việc cùng một lúc hay nói cách khác thật vô

lý khi bắt người đàn ông phải thế này thế nọ

- Một người con gái mặc quần áo bóng đá, hay theo phong cách nam tính đi ra ngoàiđường sẽ được khen là cá tính, mạnh mẽ, còn không thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra.Nhưng điều đó lại ngược lại hoàn toàn với phái nam Khi họ mặc bộ đồ hơi nữ tính hay cóchút màu mè ra đường, thì cả ngàn sự chú ý sẽ tập trung vào người nam đó và đa số lànhững lười lẽ không mấy hay ho

Trang 15

- Đàn ông thì phải ga- lăng, đi ăn thì người đàn ông nên trả tiền Điều này trong xã hộingày nay chưa hẳn là chính xác hoàn toàn nhưng vẫn còn tồn tại Nhiều cô gái đã lên cáctrang mạng xã hội bóc phốt bạn trai không trả tiền ăn trong ngày đầu hẹn hò, đi chơi vớingười yêu mang 100 000 đồng, hay ăn xong bắt chia đôi hóa đơn

PHẦN III: NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ HẬU QUẢ MÀ NÓ GÂY RA

1, Nguyên nhân

a, Nguyên nhân chủ quan

- Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ Nho giáo với tư tưởng “trọng namkhinh nữ ” , tuy đã bước vào thế kỷ 21 song không thể phủ nhận vẫn rất nhiều người còngiữ tư tưởng này

- Bất bình đẳng giới truyền thống thường xuất phát từ những quan niệm sai lầm và cố hữu

về vai trò giới, theo đó nam giới thường tập trung vào vai trò sản xuất, làm kinh tế và cóthu nhập nên được xã hội coi trọng, họ có quyền tham gia việc ngoài xã hội, thực hiệnchức năng sản xuất, gánh vác trách nhiệm và quản lý xã hội, có toàn quyền chỉ huy địnhđoạt mọi việc lớn trong gia đình Trong khi phụ nữ đảm nhận vai trò tái sản xuất và cộngđồng, chăm sóc và tái tạo sức lao động, ví dụ như việc nội trợ, việc chăm sóc con cái,chăm nom người ốm và các hoạt động cải thiện cộng đồng như: vệ sinh thôn xóm, đi thămhỏi, dự các đám cưới, công tác hòa giải Đây là các việc "không tên", không tạo ra thunhập và thường do người phụ nữ phải đảm nhận và ít được xã hội đánh giá đúng mức, họhoàn toàn phụ thuộc vào nam giới, không có bất kỳ quyền định đoạt gì kể cả đối với bảnthân Chính những suy nghĩ như vậy đã ăn mòn , thấm nhuần vào tâm trí người dân từ đời

Ngày đăng: 19/09/2019, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w