1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số loại gia vị chữa bệnh

98 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Có nhiều loại gia vị quen thuộc có khả năng chữa bệnh an toàn và hiệu quả mà nhiều người chưa biết. 1. Nghệ Giảm đau khớp: Nghệ có tác dụng rất tốt với những người bị viêm khớp do trong thành phần chứa curcumin có khả năng chống viêm hữu hiệu, curcumin là chất ức chế enzyme Cox-2 gây đau và sưng khớp… Ngừa ung thư ruột kết và bệnh Alzheimer: Cuộc thí nghiệm lâm sàng năm 2006 của Đại học Y Johns Hopkins đã chỉ ra rằng chất curcumin trong nghệ giúp giảm sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết đến 60%. Bệnh Alzheimer: Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí bệnh Alzheimer năm 2006 đã chỉ ra rằng chất curcumin giúp giảm bệnh Alzheimer hữu hiệu. Cách dùng: Nên cho nghệ vào thức ăn nếu có thể, dùng khoảng 400 mg nước nghệ chia theo 3 bữa ăn hàng ngày. 2. Quế Tốt cho người bị bệnh tiểu đường và tim mạch: Các nghiên cứu gần đây ở Đức đã chỉ ra rằng với việc dùng đều chiết xuất quế hàng ngày giúp giảm mức đường huyết xuống khoảng 10% vì thế giảm các bệnh liên quan đến tim mạch. Giảm cholesterol: Quế còn giúp giảm 13% mức độ cholesterol và 23 % triglycerides. Cách dùng: uống 1 viên chiết xuất nghệ hàng ngày để điều chỉnh mức độ đường máu,dùng 1-6 g quế hàng ngày để giảm lượng cholesterol. Chú ý: Dùng quá nhiều quế sẽ rất nguy hiểm. 3. Hương thảo Chống lại chất sinh ung thư: Các loại thịt rán, nướng ở nhiệt độ cao tạo ra chất HCAs có khả năng gây 1 số bệnh ung thư. Lượng HCA sẽ giảm đáng kể khi dùng chiết xuất hương thảo trộn vào thịt trước khi chế biến. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Kansas đã thấy rằng ”hương thảo có chứa 2 chất chống ôxy hoá: carnosol và rosemarinic có khả năng phá huỷ các HCAs” Cách dùng: để giảm lượng HCAs, các nhà nghiên cứu khuyên nên ướp thực phẩm với chiết xuất hương thảo, tỏi, hành, cần tây… 4. Gừng Tốt cho dạ dầy: Gừng có thể ngừa chứng nôn nao dạ dầy ở những phụ nữ đang mang thai hay những người đang chữa hoá học trị liệu. Ngừa say tàu xe, buồn nôn: Gừng ngăn chặn ảnh hưởng của chất serotonin sinh ra do não và dạ dày khi buồn nôn và ngừa việc sinh ra các gốc tự do là nguyên nhân gây các bệnh ở dạ dầy. Nghiên cứu với những người thường bị say tàu xe thấy rằng dùng 500mg gừng sau mỗi 4 tiếng rất hiệu quả giúp giảm say tàu xe hữu hiệu. Giảm huyết áp, thấp khớp và nguy cơ ung thư buồng trứng: Gừng điều chỉnh lượng máu chảy giúp hạ huyết áp và có khả năng chống viêm nên rất tốt cho người bị viêm khớp. Theo nghiên cứu năm 2006 của Trung Tâm Ung Thư thuộc Đại Học Michigan thì khả năng chống viêm của gừng giúp giết các tế bào ung thư buồng trứng. Cách dùng:Dùng gừng ít nhất 30 phút trước khi đi tàu xe hoặc dùng viên nang có chứa 500-1000 mg gừng khô sau 4 h,dùng tối đa 4g gừng 1ngày. 5. Tỏi Giảm nguy cơ ung thư: Theo các nghiên cứu năm 2006 của tạp chí Dinh Dưỡng Mỹ thì ăn nhiều tỏi hàng ngày giảm tỉ lệ ung thư buồng trứng, và các bệnh ung thư khác Theo thí nghiệm lâm sàng ở Nhật thấy rằng những người bị ung thư ruột kết sau 1 năm dùng chiết xuất tỏi thấy giảm đáng kể về kích cỡ và sự phát triển của các tế bào ung thư. Tốt cho tim mạch: Nhiều nghiên đã chỉ ra rằng chất allicin trong tỏi giúp giảm huyết áp, ngừa chứng đột quỵ và tránh nghẽn mạch. Cách dùng: nước ép tỏi tốt nhất cho tim mạch và chống ung thư hoặc có thể dùng viên nang chiết xuất từ tỏi. ( Theo Dân Trí) Cà phê ngon, thơm và hương vị đặc trưng gợi nhớ, đến mức nhiều người nếu sáng ra mà chưa “chạm môi” vào ly cà phê thì cứ vẩn vơ như thiếu một điều gì. Thế nhưng nó còn là một thứ đồ uống mà các nhà khoa học hết sức khách quan đã nêu ra 8 lý do để lựa chọn 1. Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn Hoạt chất trong cà phê là caffeine - một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn. Điều này chắc ai cũng nhận thấy sau 10-15 phút uống chút cà phê. Sự sảng khoái ấy tác động đến cả tâm lý, khiến người ta dễ tính, sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh, sẵn sàng gật đầu. Trong cuộc khảo sát của các nhà khoa học Úc, ĐH Queensland trên 400 người tình nguyện vốn có quan điểm chống lại việc nạo thai và “chết êm ái”. Cùng uống một cốc nước giống như nhau, rồi đọc một bài báo của phe chống đối hai quan điểm ấy. Sau đó hỏi ý kiến họ, đa số người uống nước cam pha chút caffeine thay đổi quan điểm, đồng tình với bài báo vừa xem. Còn những người uống nước cam đơn thuần vẫn “giữ vững lập trường”. Chẳng phải cà phê là loại nước uống mang đầy tính hòa giải và thuyết phục sao? 2. Cà phê làm tiêu mỡ Một bí mật: Cindy Crawford thoa bã cà phê lên người để giữ được một cơ thể săn chắc với những đường cong tuyệt mỹ. Đó là lý do vì sao trong các loại kem thoa để tiêu lớp mỡ dưới da đều có chứa caffeine. Chuyên gia thẩm mỹ Tiến sĩ Elisabeth Dancey cho biết: “Khi chúng ta dùng một chế phẩm caffeine hòa trong rượu cồn, caffeine sẽ thấm qua da và kích thích các tế bào giải phóng axit béo, nhờ vậy giảm được lớp mỡ đọng. Uống trà và cà phê dưới 2 ly mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy mạnh được sự chuyển hóa chất béo”. Nhưng cà phê cũng là một con dao hai lưỡi tại chính nơi đọng mỡ. “Nếu bạn dùng trên 2 ly, nó thúc đẩy sự tuần hoàn cục bộ làm tích tụ các chất độc ở đây”. TS Dancey nói thêm. 3. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng Nhiều tài liệu y học nói đến tác dụng của caffeine làm những người bị hen thở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ bị lên cơn hen. Từ cuối thế kỷ 19, nhà văn Pháp Marcel Proust, bị bệnh hen, đã viết “Khi còn nhỏ, chính caffeine đã giúp tôi thở được”. Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đã khẳng định điều này. Một công trình ở Ý, theo dõi trên 70.000 người đã khẳng định caffeine là “khắc tinh” của bệnh hen. Nếu uống từ 2 đến 3 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ bị các cơn hen tấn công giảm được 28%. Cà phê rất có ích trong việc chế ngự các phản ứng dị ứng của những người hay bị triệu chứng này. Vì nó có tác dụng làm giảm sự giải phóng histamin vào trong máu, vốn là nguyên nhân gây dị ứng. 4. Cà phê giúp giảm đau Những loại thuốc giảm đau thường chứa caffeine. Bởi cà phê đẩy nhanh tác dụng của các chất làm giảm cơn đau bằng cách giúp cho chúng được hấp thụ nhanh chóng. Một tách trà hoặc cà phê nóng có thể làm bạn khỏi đau đầu là điều mà ai cũng biết. Quả vậy, nếu những chất làm giãn mạch thường gây đau đầu thì caffeine lại làm cho mạch máu co lại. Những thuốc giảm đau chứa caffeine thường giảm được liều lượng sử dụng và như vậy có nghĩa là giảm sự phụ thuộc vào thuốc (vì thuốc là hóa chất, chẳng bao giờ nên dùng nhiều). Tại Mỹ, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Georgia cho biết rằng uống java (một loại giải khát chứa caffeine) có tác dụng làm giảm đau cho cơ bắp của các vận động viên trong những bài tập nặng tốt hơn uống aspirin. 5. Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan Một công trình nghiên cứu năm 2005 trên 10.000 người tình nguyện do Viện Nghiên cứu Quốc gia về bệnh gan, thận và tiêu hóa đã chứng minh rằng caffeine trong cà phê và trà giảm được nguy cơ tổn thương gan do các đồ uống “nặng” và hiện tượng béo phì gây ra. Một nghiên cứu trước đó ở Na Uy đã kết luận ba ly cà phê mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ tử vong do xơ gan. 6. Cà phê kích thích hoạt động trí óc Cà phê có tốt cho não không? Nhóm nghiên cứu của GS Andrew Scholey, Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức và Khoa học nơ ron thuộc ĐH Northrumbia (Anh), khẳng định là rất tốt. Những người tình nguyện chia thành nhóm uống cà phê hằng ngày và nhóm không hề uống cà phê. Mỗi nhóm dùng một lượng caffeine như nhau và trắc nghiệm về nhận thức. Kết quả đều tốt như nhau. GS Scholey nói: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng caffeine trong một ly cà phê làm tăng được sự tỉnh táo, minh mẫn và tập trung trong các hoạt động về trí tuệ, làm tăng được tốc độ tư duy. Nó còn tăng được khả năng sáng tạo. Nhà văn Pháp Honoré de Balzac, tác giả bộ “Tấn trò đời” khổng lồ đã uống cà phê đặc để sáng tác thâu đêm. Ông thường bảo ông uống cả một ao cà phê không đường để làm nên tác phẩm để đời này. 7. Cà phê làm tăng sức mạnh của cơ bắp Cà phê làm tăng sức mạnh khiến người ta có thể nhảy cao hơn, xa hơn, chạy nhanh hơn. Đó là lý do tại các Thế vận hội quốc tế có quy định giới hạn hàm lượng caffeine trong máu các vận động viên trong thi đấu. Năm 2003 một nhóm nghiên cứu tại Viện Thể dục Thể thao Úc tại Canberra nhận thấy các vận động viên uống một chút caffeine trước khi luyện tập có thể tăng thành tích từ 3 đến 30% so với người không uống. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng caffeine kích thích sự đốt cháy chất béo chứ không phải chất đường trong bắp thịt để sinh năng lượng. Các nghiên cứu khác chứng minh caffeine làm giảm sự mệt mỏi. 8. Cà phê chống lại bệnh tiểu đường type II Từ lâu người ta đã nghi ngờ có một sự liên quan nào đó giữa caffeine và đường glucoze. Một công trình nghiên cứu trên 160.000 cả nam lẫn nữ đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine xuất bản tại Mỹ cho rằng những ai uống nhiều caffeine (tất nhiên không lạm dụng) thường mắc ít bệnh tiểu đường type II hơn những người uống ít hoặc không uống. Ngay trong số những người “ghiền cà phê”, ai uống cà phê đã khử caffeine có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II cao hơn người uống cà phê thường. Một công trình nghiên cứu tại Nhật năm 2005 có cùng kết luận này. Cái hại của cà phê Sẽ không công bằng nếu chỉ nói đến cái lợi của cà phê. Nó cũng có hại chứ! Nói cho đúng, chỉ là một trong hơn 300 hợp chất thiên nhiên có trong cà phê, nhưng lại là hợp chất chính – caffeine - là đáng kể. Caffeine là tinh thể trắng, vị đắng, có trong hạt, lá và quả của một số cây (dĩ nhiên phải kể đến cây cà phê trước tiên). Nó có thể làm người ta dùng luôn như một thói quen khó bỏ giống như một chất gây nghiện. Liều lượng cao, nó gây nhức đầu, mất ngủ, nôn mửa, run chân tay Dùng lâu dài, caffeine gây táo bón và phụ nữ có thai có thể sinh con nhẹ cân, thậm chí sảy thai. Tuy cà phê không gây nghiện trầm trọng, nhưng chữa nghiện cà phê cũng khó chịu, làm người ta lo âu, trầm cảm một thời gian. Đối với một số người, thật lạ lùng, cà phê lại là chất gây ngủ. Càng uống nhiều, càng buồn ngủ. Vậy đấy. 8 cái lợi và 1 cái hại của cà phê (mà chủ yếu là của caffeine khi dùng quá liều). Uống hay không, tùy bạn, nhưng những cái lợi quả thật là diệu kỳ. Vấn đề là nếu biết khống chế liều lượng thì chỉ có lợi. Ai cũng biết rằng, để phòng cũng như chữa bệnh tăng huyết áp, cách ăn uống hợp lý có tầm quan trọng lớn nhất. Trọng tâm tất nhiên là ăn giảm muối, ăn đúng mức cho khỏi béo, bớt rượu Nhưng còn một số điều nên áp dụng để chống tăng huyết áp rất tốt bằng cách ăn hợp lý 5 nhóm thức ăn sau. 1. Các chất béo (còn gọi là Lipid) Mỡ và dầu đều là thức ăn cho rất nhiều calo: 900 calo mỗi lạng mỡ lợn, mỡ bò hay dầu lạc, dầu vừng. Vì vậy, muốn giảm cân nặng, chống béo, cần hạn chế ăn cả mỡ lẫn dầu, để giảm bớt lượng calo đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, nói về tác hại đối với hệ tim mạch thì các loại dầu và mỡ rất khác nhau. Có những chất béo chứa nhiều axít béo bão hòa làm tăng cholesterol "xấu" nên gây xơ vữa động mạch nhiều hơn. Mỡ bò, mỡ cừu chứa tới 90 axít bão hòa. Dầu dừa và dầu cọ cũng có hại như vậy, tuy chúng được làm từ thực vật. Có nhiều thức ăn cũng béo nhưng chứa tương đối ít axít bão hòa (dưới 40%), đó là những dầu thảo mộc như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô. Ðặc biệt, dầu ô-liu đã góp phần giảm tỷ lệ bệnh tim ở dân cư vùng Ðịa Trung Hải, nên rất được ưa chuộng. Những thức ăn này không gây những mảng xơ vữa trong lòng động mạch chủ nên không có hại cho hệ tim mạch, thậm chí người ta còn thấy chúng "dọn sạch" bớt các mảng xơ vữa đi. Ðó là những thức ăn nên dùng. Dầu lạc ở vị trí trung gian có 70% axít bão hòa cũng tương đối tốt. Về cholesterol, ai cũng biết là một chất béo có hại cho hệ tim mạch, nhưng cũng phải công nhận rằng nó cũng lại rất cần cho đời sống. Kiêng cholesterol quá đáng cũng không tốt cho sức khoẻ. Hơn nữa, chỉ có 1/4 cholesterol trong máu là do ăn vào, còn 3/4 kia do các tế bào tự tổng hợp ra. Dù kiêng kỹ đến đâu, cũng không thể ảnh hưởng đến 3/4 đó được. Lòng đỏ trứng gà, vịt chứa khá nhiều cholesterol, mỗi quả trứng trung bình 17gr chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất mỡ, chủ yếu là axít bão hòa. Như vậy, người huyết áp cao, mỗi tuần có thể ăn 2 - 3 lòng đỏ trứng, không cần phải "kiêng tuyệt đối" như người ta vẫn tưởng trước đây. Lòng trắng trứng không chứa chất béo, nên không phải kiêng. Sữa bò cũng như sữa dê, sữa trâu có khá nhiều cholesterol (110 mg/lít) và axít bão hòa (36g/1ít), không nên uống nhiều quá. Sữa đã loại bớt chất béo (sữa gầy) có thể dùng thoải mái hơn. Bơ lại càng nên tránh vì quá nhiều cholesterol (280mg/100gr) và axít bão hòa (77gr/100gr). Sữa chua có ít chất mỡ hơn sữa tươi và ít cholesterol hơn. Gần đây, người ta nhận thấy rằng mỡ trong thịt gà và trong cá cũng ít axít béo bão hòa, nên có thể ăn tốt, không phải kiêng như đối với mỡ bò, mỡ lợn, bơ sữa. Có thể tóm tắt như sau về các thức ăn nhiều chất béo: Nên ăn: Các dầu thực vật, trừ dầu dừa và dầu cọ (thị trường nước ta có nhiều dầu cọ, nên chú ý khi mua). Tốt nhất là các dầu ô-liu, dầu quì (hướng dương), dầu ngô (bắp), dầu đậu nành, dầu vừng (mè), rồi đến dầu cám, dầu lạc (phộng). Nên kiêng: Các mỡ động vật, nhất là mỡ lấy từ sữa như bơ, rồi đến mỡ cừu, mỡ bò, mỡ lợn (heo) có thể dùng ít. Về dầu thực vật, nên kiêng 2 thứ là dầu dừa và dầu cọ. Riêng mỡ cá và các loại chim như gà, vịt có tác giả cho rằng không có hại, có thể ăn bình thường. 2. Các chất đường bột (gọi chung là glucid) Ðây là những nguồn năng lượng chính của cơ thể, cần ăn đủ theo yêu cầu. ¡n nhiều quá sẽ sinh béo, tăng cân, nhưng ít quá thì không đủ nhiên liệu để sống và làm việc, dẫn đến gầy sút, suy dinh dưỡng, làm mồi cho nhiều bệnh khác. Nhưng các loại đường thì nên hạn chế vì có thể gây hại cho răng, cho tụy, nhất là ở người tiểu đường. Ðường gluco ăn cũng có hại như đường cát, không hiểu tại sao người ta lại cứ cho là bổ! Mật ong cũng nên hạn chế như các loại đường khác. Các loại hoa quả quá ngọt như na (mãng cầu), mít, vải cũng nên dùng có mức độ. Các chất bột trong ngũ cốc là nguồn năng lượng tốt hơn. Vào trong máu, chúng cũng biến thành đường nhưng chậm hơn, cơ thể có thì giờ tiêu thụ mà không bị tràn ngập như các loại đường nhanh kể trên. Gạo rất tốt mà lại phù hợp với thói quen người Việt Nam. Các lương thực khác có thể tùy sở thích mà thay thế là bột mì, ngô, khoai, sắn 3. Các chất đạm Thịt và cá, người tăng huyết áp không cần hạn chế, nhưng cá tốt hơn thịt đối với hệ tim mạch vì có chất bảo vệ tim hiệu quả hơn. Cả 2 thức ăn đều không gây béo, trừ khi có lẫn nhiều mỡ. Các đạm thực vật cũng rất tốt, nhất là đạm trong đậu nành, trong lạc và các loại đỗ. Gạo cũng chứa nhiều đạm tốt. 4. Rau và quả Rau và quả là những thức ăn rất tốt cho người bị tăng huyết áp cũng như bị các bệnh tim mạch khác. Một là chúng chứa nhiều kali và hầu như không có natri, hai điều này rất có lợi cho người tăng huyết áp. Hai là, rau quả chứa nhiều vitamin thiên nhiên, tốt hơn các vitamin tổng hợp. Chúng lại còn chứa nhiều chất chống oxy hoá góp phần giữ cho các tế bào được trẻ trung lâu hơn. Ba là, chúng đem lại cho cơ thể nhiều chất xơ, cần thiết cho hoạt động tiêu hoá, và có thể còn góp phần tống cholesterol ra ngoài cơ thể. Bốn là, chúng cung cấp rất ít calo, chống được béo, giảm được thể trọng. Nước ta bốn mùa đều sẵn rau quả, cần tận hưởng sự ưu đãi đó của thiên nhiên. 5. Các muối khoáng. Các muối khoáng, trừ natri, đều có lợi cho sức khoẻ chung: kali, magné, calci. Tóm lại, các bữa ăn ở gia đình cần luôn luôn đổi món, chế biến sạch sẽ, gia vị vừa phải, không khí tình cảm Ðược như vậy sẽ là rất tốt để giữ gìn sức khoẻ nói chung và phòng bệnh tim mạch nói riêng. (VASC- theo báo Sức khoẻ & Ðời sống) Hầu hết mọi người biết rằng bông cải xanh tốt cho sức khỏe, nhưng không những thế, nó còn giúp tế bào da ngăn ngừa những tổn tại do bức xạ cực tím gây ra. Chiết xuất từ hạt súp lơ xanh mới nảy mầm làm giảm sự tổn thương da tới hơn 1/3 so với thông thường. Chiết xuất này cũng đã được chứng tỏ là giúp tế bào da chống chọi lại tia tử ngoại ở chuột. Tiến sĩ Paul Talalay tại Đại học Hopkins, Mỹ, giải thích, không giống như lớp kính chống nắng - hoạt động như một tấm chắn bằng cách hút, chặn và phát tán các tia tử ngoại, chiết xuất này giúp thúc đẩy việc sản xuất ezyme có khả năng ngăn ngừa những thiệt hại do tia cực tím gây ra. Ông đã nghiên cứu sulforaphane - một hợp chất chiết xuất từ mầm súp lơ xanh - trong hơn 15 năm. Nó cũng được biết là ngăn ngừa sự phát triển khối u ở một số loài động vật. Talalay và cộng sự đã thử nghiệm trên 6 người, với các liều lượng khác nhau. Với liều lượng cao nhất, chiết xuất này làm giảm sự tấy đỏ ở da khoảng 37%. Hiệu quả kéo dài trong 2 ngày. Talalay nhận định chiết xuất có thể hữu ích như một công cụ phòng chống tia tử ngoại, đặc biệt ở những bệnh nhân dễ bị ung thư da. Câu hỏi: "con gà hay quả trứng ra đời trước" vẫn là một đề tài tranh cãi bấy lâu nay. Thực tế, không phải là con gà đẻ ra quả trứng đầu tiên, vào 6.000 năm trước, mà là một con ngỗng, hoặc có thể là một con vịt, và nó ở Trung Quốc. Theo các lịch sử gia, điều này xảy ra khoảng 2.000 năm trước khi con gà đẻ trứng đầu tiên xuất hiện, ở Ấn Độ. Trứng được đưa tới phương tây vào thế kỷ thứ 5, do các thủy thủ đã khôn ngoan nuôi vài con gà mái trên tàu. Ngày đầu tiên con gà đặt chân tới Bắc Mỹ đã đi vào lịch sử cùng với Christopher Columbus. Trứng gần như là một món ăn hoàn hảo, chứa hầu hết các dinh dưỡng cần thiết để duy trì cuộc sống - vì vậy vai trò của chúng hỗ trợ toàn bộ cuộc sống cho một chú gà phôi thai. Chất đạm trong lòng trắng trứng có chất lượng cao đến mức nó trở thành tiêu chuẩn cho mọi kiểm nghiệm về các protein khác. Lòng đỏ trứng chứa một khối lượng lớn vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, B12, D, E, B2, axit folic, sắt, kẽm và photpho, selen và colin. Nó là một trong vài nguồn ít ỏi cung cấp vitamin K. Vài thập kỷ trước, các nhà khoa học đã phát hiện thấy họ có thể biến đổi quả trứng để tăng thêm giá trị cho nó. Ngày nay, danh mục về trứng được bổ sung một số loại, được thiết kế đặc biệt để phục vụ những nhu cầu dinh dưỡng nhất định, bao gồm: - Trứng omega-3 - chứa nhiều hàm lượng chất béo omega 3, được tạo ra nhờ cho gà mái ăn nhiều hạt lanh - nguồn thức ăn giàu omega 3, giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh tim. - Trứng tăng cường vitamin - Gà được ăn chế độ nhiều vitamin E, folate, B6 và B12. - Trứng hữu cơ - có cùng chất lượng dinh dưỡng như trứng thông thường, nhưng lấy từ gà mái được ăn hạt thóc hữu cơ. - Trứng chay - không hề có những con giun béo ngậy ở đây. Loại trứng này lấy từ gà được ăn chế độ ăn hoàn toàn không có chất đạm từ động vật. - Trứng thả rông - Gà không được ăn chế độ đặc biệt, nhưng chúng được phép chạy thoải mái khắp trang trại để kiếm ăn. - Trứng xổ lồng - Tương tự như trứng thả rông, trứng này đến từ gà được phép chạy ra khỏi chuồng khi thời tiết cho phép. Trứng ngày nay còn được coi là thực phẩm chức năng - phục vụ những nhu cầu dinh dưỡng cơ bản - nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Trứng còn cũng giúp ích trong việc giảm cân. Một nghiên cứu tại Đại học Illinois, Mỹ, tìm thấy những ai ăn trứng vào bữa sáng sẽ ăn ít hơn 163 calo vào bữa trưa cùng ngày và giảm 428 calo tiêu thụ trong vòng 24 giờ. Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng Potassium rất cao và cả 10 loại axid amin thiết yếu của cơ thể. Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già. Sau đây là một vài công dụng khác của chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm. Hạ áp huyết cao Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuối để làm hạ áp huyết cao. Gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau ở trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như trường đại học John Hopskin, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết qủa này. Ăn chuối chín có thể làm hạ áp huyết cao mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp. Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng Potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng Potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong một 100gram thịt chuối có đến 396 mg khoáng chất này, trong khi chỉ có 1mg Sodium. Sự tương quan giữa muối Sodium và Potassium có liên quan đến việc duy trì độ PH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi Sodium – thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày – có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì Potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt Sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối Potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng áp huyết. Vào tháng 10 năm 2000, FDA (Cơ Quan Quản Trị Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ) đã chính thức công nhận 'những loại thực phẩm giàu Potassium và ít Sodium có khả năng làm giảm nguy cơ máu cao và đột quị.' Cơ quan này cũng đánh giá chuối thuộc nhóm thực phẩm ưu tiên cho yêu cầu này vì chuối không những có hàm lượng Potassium cao, mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng khác. Có lẽ đây là lý do khiến gần đây ở phương Tây người ta đã phổ biến tiêu ngữ 'A banana a day keeps the doctor away' (Ăn một trái chuối mỗi ngày để không cần đến thầy thuốc). Căn cứ vào những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Mỹ cho rằng nhu cầu Potassium trung bình cho một người để hạn chế hoặc ngăn ngừa nguy cơ đột quị là 3gram mỗi ngày. Nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho hoạt động thể lực Theo Tiến sĩ Douglas N. Graham, chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một bữa ăn chỉ toàn bằng chuối cũng có thể cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động thể lực hàng giờ đồng hồ. Trong chuối có gồm đủ vừa carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo dài khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Những trường hợp nầy, đường glucose trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức thì lượng đường bị hao hụt giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. Đường fructose trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó. Đặc biệt tỷ lệ Potassium cao trong chuối còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập. Chuối chín chữa bệnh táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất xơ không hoà tan. Chất xơ không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất xơ còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già. Chuối xanh chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loài chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính năng này. Kết quả trên cũng phù hợp với kinh nghiệm dân gian Việt Nam và Trung Quốc dùng chuối xanh phơi khô tán bột để trị bệnh loét dạ dày. Chuối phải phơi khô ở nhiệt độ thấp tức kỹ thuật phơi âm can (phơi trong bóng râm) của Y Học Cổ Truyền. Cách phơi khô trực tiếp dưới ánh mặt trời hoặc sấy ở nhiệt độ cao sẽ làm chuối mất đi tác dụng chữa bệnh này. Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn của mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ăn chính, cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn chính. Lưu ý: Chuối được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên những người có bệnh tiểu đường chỉ nên dùng chuối theo hướng dẫn của bác sĩ. Ăn theo một chế độ dinh dưỡng giàu chất béo omega-3 có thể giúp những trẻ em có tiểu sử gia đình liên quan tới bệnh tiểu đường loại 1 tránh mắc bệnh này, theo một cuộc nghiên cứu mới ở Hoa Kỳ được loan báo hôm 25 Tháng Chín. Tiêu thụ nhiều chất acids béo omega-3 trong thực phẩm làm giảm nguy cơ xảy ra tình trạng tự động kháng thể (autoantibody) trong máu - là tình trạng khiến cho hệ thống miễn nhiễm tấn công những tế bào sản xuất kích thích tố insulin trong tụy tạng (lá lách). Những chất acids béo omega-3 có những đặc tính chống viêm xưng (anti-inflammation), trong khi chứng viêm xưng giữ một vai trò quan trọng trong sự phát sinh bệnh tiểu đường loại 1 khi nó hủy diệt những tế bào sản xuất kích thích tố insulin. “Chất béo omega-3 có vẻ giúp cho cơ thể tăng cường khả năng chống viêm, trong khi chứng viêm có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 1”, Tiến Sĩ Jill M. Norris, giáo sư môn y khoa phòng ngừa tại đại học University of Colorado, nói trong một cuộc phỏng vấn. Dù sao, bà nói thêm rằng những kết quả tìm thấy này chưa thể minh xác những thực phẩm giàu chất béo omega-3 giúp chống bệnh tiểu đường loại 1. Cuộc nghiên cứu đã được xuất bản trong số đề ngày 27 Tháng Chín 2007 của đặc san TheJournal of the American Medical Association (JAMA) của Hiệp Hội Y Khoa Mỹ, trụ sở ở Chicago. Bà Norris nói thêm: “Ðây chỉ là một cuộc nghiên cứu sơ khởi. Chúng tôi không thể đưa ra những lời khuyên về dinh dưỡng căn cứ vào những kết quả này.” Người ta tin rằng những người lớn ăn theo chế độ dinh dưỡng giàu chất béo omega-3 giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch, và chất này giúp cho hài nhi tăng cường sự phát triển của bộ óc. Cuộc khảo sát trong năm 2003 ở Na Uy là một trong những cuộc thí nghiệm đầu tiên cho thấy vai trò bảo vệ của những chất acids béo omega-3 đối với bệnh tiểu đường loại 1. Trong cuộc khảo sát đó, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng những trẻ em nào được cho uống thêm dầu cá, có chứa nhiều chất béo omega-3, ở mức cao hơn thì có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 thấp hơn những trẻ em chỉ tiêu thụ ít dầu cá. Cuộc nghiên cứu mới xuất bản đã khảo sát 1,770 trẻ em - từ khi mới sinh cho tới 3 tuổi - mà tiểu sử gia đình khiến chúng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1, với sự theo dõi trong thời gian trung bình 6 năm. Những trẻ em này có cha, hoặc mẹ, hoặc anh chị em đã từng mắc bệnh tiểu đường loại 1, hoặc những cuộc thử nhiệm về di tuyền cho thấy chúng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này. [...]... sẻ với các bà nội trợ khi nói cách nấu các loại nước dùng sao cho trong, ngon Việt Nam có nhiều loại nước dùng được nấu từ xương bò, gà, lợn, hay hải sản Mỗi loại có bí quyết nấu riêng nhưng gần như giống nhau về kỹ thuật, chỉ khác thời gian và các loại gia vị nêm nếm Thời gian và cách ninh các loại xương Thời gian nấu các loại nước dùng tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu Chẳng hạn, nước dùng gà và... những số liệu về 39,876 phụ nữ ở tuổi từ 45 trở lên đã tham gia cuộc nghiên cứu có chủ đề là “Women's Health Study” (Nghiên Cứu Sức Khỏe Phụ Nữ) Những phụ nữ tham gia đã được cho dùng 600 IU (đơn vị quốc tế) sinh tố E từ nguồn gốc thiên nhiên hoặc là được cho uống những viên thuốc giả (placebo) Những người tham gia cuộc nghiên cứu được yêu cầu hãy dùng chúng cách một ngày một lần trong suốt thời gian... phát triển nhanh thường là dấu hiệu ác tính Đau đầu ù tai Đây có thể là dấu hiệu ung thư vòm họng Ở giai đoạn sớm, phần lớn bệnh nhân bị nhức đầu lan tỏa, âm ỉ một bên đầu, ù một bên tai, lúc nào cũng như có tiếng ve kêu, ngạt một bên mũi Các triệu chứng này tăng dần theo mức độ bệnh Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân nhức đầu liên tục, có khi dữ dội, tai nghe kém Nuốt khó, khàn tiếng Nói khó, nuốt khó, khàn... Anh Quốc Một phần ba dân số Anh Quốc và hơn 40% dân số Hoa Kỳ thường xuyên ngủ dưới 5 tiếng đồng hồ mỗi đêm, vì vậy đây không phải là một vấn đề tầm thường,” Bác Sĩ Cappuccio nói trong một cuộc phỏng vấn và thêm: “Ngày nay, những áp lực trong xã hội khiến người ta giảm thời gian ngủ, để có thêm thì giờ sinh hoạt, không phải là điều nên thực hành - nhất là nếu quí vị ngủ dưới 5 tiếng đồng hồ một đêm.”... gia vị vừa đủ, dùng bổ dưỡng, chữa thiếu máu Giá xào rau cần thịt nạc: Giá đỗ xanh 200 g, rau cần 200 g, thịt heo nạc 100 g, trứng gà một quả, bột năng, dầu gừng muối tùy ý, xào chín thịt là được, có tác dụng bổ khí huyết, trừ thấp, hạ huyết áp Sữa giá đỗ: Lấy đỗ xanh mới nảy mầm khoảng 3-4 hạt, giã nát hòa sữa mẹ, gạn lấy nước cho uống để chữa trẻ sơ sinh không chịu bú (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) Một. .. thuốc lá, uống rượu, chỉ số khối lượng thân thể (body mass index), áp huyết và mức cholesterol trong máu Sự gia tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch nơi những người chỉ ngủ 5 tiếng trở xuống mỗi đêm trong thập niên 1990 ở mức khá rõ rệt hơn khi so sánh với thập niên 1980 Một điều khác đáng chú ý là đã có tỉ lệ tử vong cao hơn nơi những người gia tăng thời gian ngủ lên hơn 9 tiếng một đêm Tuy nhiên, trong... của người Hà thành còn được thể hiện tinh tế qua món bún thang, một hương vị ẩm thực thanh tao như chính bản tính nhẹ nhàng lịch lãm của người Tràng An Sự giao thoa tinh tế giữa hương và vị Thật không ngoa khi nói rằng bún thang là sự giao thoa tinh tế giữa hương vị và mỹ quan trong khiếu ẩm thực của người Hà Nội Mẹ tôi kể rằng để làm nên một món bún thang phải cầu kỳ lắm mới thể hiện được hết nét ngon... đắp một lát khoai tây lên vết tiêm ấy để tránh cho trẻ nguy cơ trên Bạn chớ để lẫn lộn hải sản sống và chín để ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản sống sẽ làm mất hương vị của món ăn chín Bên cạnh lợi ích về mặt sức khỏe, mùi vị của các món hải sản cũng rất tuyệt vời Dưới đây là vài bí quyết giúp các bà nội trợ đảm bảo được hương vị. .. bệnh tiểu đường loại 1 Hiện thời trên thế giới có ít nhất 194 triệu người mắc bệnh tiểu đường, và Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) dự kiến rằng con số đó sẽ tăng lên tới hơn 300 triệu vào năm 2025 Ða số những người này mắc bệnh tiểu đường loại 2 - bị coi là liên quan tới thói quen ăn uống kém lành mạnh và thiếu tập thể dục (Theo Người Việt Online) Những người thiếu ngủ có nguy cơ chết vì bệnh tim mạch cao... lấy một ít đường cát xoa vào rồi rửa sạch; hoặc xoa một ít giấm hay rượu Bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch, tay sẽ không bị cay, nóng nữa Giúp chuối xanh không bị nát và thâm: Khi làm món ăn với chuối xanh, bạn gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi ngâm vào nước có pha chanh và muối Chuối sẽ trắng, không nát mà chất chát cũng giảm rất nhiều Chữa cơm sống: Khi bỏ cơm ra ăn thấy vẫn sống, . của bác sĩ. Ăn theo một chế độ dinh dưỡng giàu chất béo omega-3 có thể giúp những trẻ em có tiểu sử gia đình liên quan tới bệnh tiểu đường loại 1 tránh mắc bệnh này, theo một cuộc nghiên cứu. tinh thể trắng, vị đắng, có trong hạt, lá và quả của một số cây (dĩ nhiên phải kể đến cây cà phê trước tiên). Nó có thể làm người ta dùng luôn như một thói quen khó bỏ giống như một chất gây nghiện thai. Tuy cà phê không gây nghiện trầm trọng, nhưng chữa nghiện cà phê cũng khó chịu, làm người ta lo âu, trầm cảm một thời gian. Đối với một số người, thật lạ lùng, cà phê lại là chất gây ngủ.

Ngày đăng: 14/06/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w