Làm mất mùi ớt dín hở tay:

Một phần của tài liệu Một số loại gia vị chữa bệnh (Trang 65)

- Luộc mì: Để sợi mì được dai sau khi luộc bạn nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt, đảo qua và

4.Làm mất mùi ớt dín hở tay:

Trong khi xắt ớt, bạn sơ ý cho ớt dính vào tay. Mùi ớt sẽ làm cho tay bạn có mùi oi nồng và nóng nảy, bứt rứt, khó chịu.

Bạn đã rửa bằng nước, xà bông, hoặc alcool nhưng vẫn không khỏi. Càng rửa bao nhiêu thì càng bừng bừng khó chịu bấy nhiêu. Nếu da bạn thuộc loại da mỏng, chỗ dính ớt sẽ trở nên đỏ như bị phỏng. Bạn phải làm sao? Bạn chỉ việc rửa tay bằng nước trà đậm, tay bạn sẽ mát và hết mùi oi nồng ngay.

Vài mẹo dưới đây sẽ giúp bạn giữ gìn và bảo quản những vật dụng trong nhà tốt hơn:

 Muốn chùi rửa nồi nhôm nấu lâu ngày bị đen vì nước phèn, nhựa rau, bạn hãy lấy nước lã pha với giấm chua cho vào xong rồi đem đun sôi là sạch ngay.

 Nồi, chảo bị đóng bẩn bên trong, bạn hãy rắc muối lên vết bẩn và để vậy trong vài giờ rồi chùi rửa bằng nước lã.

 Muốn tránh cho các đồ bằng thủy tinh khỏi vỡ khi rót nước sôi vào, khi mới mua về, bạn nên bỏ tất cả vào nồi nước có pha muối rồi nấu cho sôi lên. Sau đó, bạn để nước nguội mới vớt ra rửa lại bằng nước lã.

 Khi mới mua hàng vải hay quần áo màu về, bạn hãy ngâm ngay vào nước có pha giấm trong một lúc. Cách này giúp quần áo giữ màu được lâu hơn.

 Quần áo cũ còn chắc, muốn tươi mới hơn, bạn hãy giặt bằng nước sôi có pha giấm.

 Quần áo để lâu bị vàng ố, bạn hãy lấy một củ khoai tây luộc chín, lột vỏ để nguội rồi xát đều lên vết bẩn, sau đó xả lại bằng nước lã, phơi chỗ mát, có gió.

 Giày bị nước mưa thấm, thường sẽ khô cứng lại, bạn nên lấy nửa củ khoai tây chà xát thật mạnh, thật

 kỹ trên giày rồi đánh bóng lại bằng xi.

 Muốn bàn ủi dùng lâu ngày không bị sét, bạn nên dùng đèn cầy chà lên. Dĩ nhiên khi đó bàn ủi phải nóng và ủi vào một miếng giẻ cho sạch hết đèn cầy trước khi ủi quần áo.

 Vách ván nhà bạn có sơn vẽ đủ màu, lâu ngày bị vàng và hoen ố, bạn hãy dùng nước trà tàu tẩm vào khăn, lau mạnh lên, tường ván ấy sẽ sạch ngay.

 Muốn giữ cho đèn cầy cháy lâu, bạn hãy lấy vài hột muối bỏ dưới chân tim đèn.

 Giấy tờ quan trọng như giấy giao kèo, hóa đơn, hợp đồng, sổ đỏ hoặc tiền bạc... muốn khỏi cháy, bạn nên dùng carton d'amiante gói kín lại rồi để vào một cái hộp thiếc hay sắt.

 Muốn cho các đồ ngà được sạch sẽ, bóng loáng, bạn hãy dùng bông gòn thấm nước cốt chanh tươi hoặc nước lạnh có pha nước oxygene (20%) mà cọ và đánh bóng.

 Nước trộn rau xà lách (tức dầu giấm) lúc ăn rau còn nước cặn thừa lại, các bạn chớ có đổ đi mà hãy dùng để lau đồ bạc với một tấm khăn cũ. Trong chốc lát, đồ bạc sẽ bóng loáng như mới ngay.

Những kiến thức cơ bản và những mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng căn bệnh này. Lở miệng là một bệnh lý thuộc về răng miệng thường gây ra cảm giác đau đớn nhất là khi bạn há miệng hay khi nhai.

Lở miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Thường thì lở miệng có thể nổi những nốt mụn đơn lẻ hay mọc thành từng đám. Nó thường có màu trắng đục hay vàng được bao quanh bằng quầng màu đỏ.

Nếu không điều trị ngay. lở miệng thường tự khỏi sau từ 7 đến 10 ngày.

Nguyên nhân thường thấy

- Do sự thiếu hụt những chất như sắt, vitamin, đặc biệt là vitamin B12 và vitamin C. - Do việc vệ sinh răng miệng không đạt hiệu quả.

- Do dị ứng thức ăn. - Do stress.

- Do bị viêm nhiễm vùng khoang miệng. - Thiếu cân bằng hàm lượng hormon. - Do bệnh đường ruột.

- Do da

Mẹo nhỏ

1. Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

2. Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay. Dùng hai cốc nước đó để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh.

3. Đun sôi 2 cốc nước lạnh, sau đó thêm vào 1 cốc lá cỏ cà ri. Bắc xuống khỏi bếp và vớt lá ra, để nguội dùng nước đó để súc miệng từ 2 đến 3 lần/ngày.

4. Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

5. Nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.

(Theo VTC)

Ứng dụng Phong thuỷ vào cuộc sống để có một không gian hài hoà, một môi trường tươi sáng và hướng tới một cuộc sống bình an các bạn cũng nên quan tâm tới những cái "KHÔNG" trong Phong thuỷ.

Không được đặt bàn thờ gia tiên cao hơn bàn thờ Thần, Tiên. Nên đặt bên dưới.

1. Không được thờ Quan Âm và Quan Đế (Quan Vân Trường) cùng một nơi hay đối diện nhau. 2. Không nên chọn loại bàn ăn có hình tam giác

và nhiếu góc cạnh và tránh bày chiếu thẳng với cửa ra vào.

3. Không được kê bể cá cảnh đối diện với bếp nấu, vì sẽ gây xung khắc Thuỷ (bể cá) và Hoả (bếp nấu).

4. Không được kê bể cá cảnh dưới tượng thần tài,

tam đa, như vậy sẽ làm tổn hao tài lộc vì phạm câu "Chính Thần Hạ Thuỷ".

5. Không để đầu giường bị nắng chiếu vào, trong phong thuỷ đầu giường bị nguồn sáng mạnh chiếu vào gọi là "Hung quang". Sẽ gây cho bạn hay cáu kỉnh, nóng nảy, các nguồn sáng mạnh khác chiếu vào đầu giường sẽ ảnh hưởng không tốt tới "số đào hoa" của bạn.

6. Không để đầu giường hướng vào gương lớn, sẽ ảnh hưởng sức khỏe và tình cảm vợ chồng còn ảnh hưởng tới cả tài vận và đường con cái.

7. Không để đầu giường hướng thẳng ra toa lét, bạn đã phạm phải "Hung vi". Do toa lét luôn tỏa ra mùi xú uế và tiếng nước dội rửa làm bạn khó ngủ và làm thần kinh bạn luôn căng thẳng. 8. Không để đầu giường nằm dưới xà, dầm, trong phong thủy gọi là "hung hình". Dầm ngang

nằm bất kỳ bên trên nơi nào của giường đều ảnh hưởng tới sức khỏe của bộ phận đó. Nếu dầm ngang vắt ngang qua đầu giường sẽ làm bạn luôn cảm thấy nhức đầu, đồng thời tính tình cũng trở nên khô khan.

9. Không để đầu giường không kê sát vào đâu cả, bạn sẽ khó được sự giúp đỡ, dễ sinh tiêu cực và thường có cảm giác cô đơn, trống trải, uể oải trong mọi công việc

10. Không để cây trông trong nhà, cơ quan bị chết hoặc héo úa, sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa các thành viên và với đối tác bạn hàng, nên loại bỏ những cây cối chết hoặc héo úa đi.

11. Không để phía trước sau trồng nhiều cây âm có nhiều rễ, cây leo hoặc có củ, nên trồng những cây dương tính như tre trúc.

12. Không để xà nhà nằm ngang căn phòng, rất bất lợi cho quan hệ cũng như tình cảm, sự hưng thịnh khó lâu dài nên để tượng Phật di lặc cười hoặc treo đôi sáo trúc ở hai bên đầu xà. 13. Không để đường đi thông phía trước ra sau nhà, bất lợi cho quan hệ trong công ty, nhân viên

hay thay đổi di chuyển, tài lộc khó tụ, nên dùng bình phong che chắn hoặc thay đổi vị trí. Trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần một sơ suất nhỏ hay một phút bất cẩn cũng có thể gây ra bỏng. Có nhiều cấp độ gây bỏng. Tùy từng mức độ nặng nhẹ. Để có cách xử trí kịp thời, tránh làm thương tổn nặng cho người bệnh. Các cấp độ bỏng bao gồm :

Theo TS. Nguyễn Như Lâm - Viện Bỏng Quốc gia thì có nhiều cấp độ bỏng khác nhau nhưng dù ở mức độ nào cũng nên ngâm ngay vết thương vào nước lạnh sạch vì nước lạnh có tác dụng làm mát vết thương và làm loãng các chất độc nếu như bạn bị bỏng vôi, dầu...

Cấp độ 1: Vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo. Cấp độ 2: Cao hơn, xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:

- Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

- Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.

Cấp độ 3: Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời.

Phương pháp sơ cứu khẩn cấp

Cũng theo bác sĩ Lâm, khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để lại những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cũng không được làm bừa, mà cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.

Những trường hợp bỏng nhẹ có thể sơ cứu tại nhà, theo kinh nghiệm dân gian thường bôi nước mắm, xát muối, kem đánh răng, trườm đá... Nhưng, trên thực tế đây lại là phương pháp hoàn toàn phản khoa học vì làm bệnh nhân đau đớn hơn.

Khi bị bỏng, bạn nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch, nếu để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ. Nó làm sạch, mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân.

Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi... thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.

Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ thương tổn lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp... do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc xử lý ban đầu, nếu xử lý sớm và đúng cách sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho người bệnh.

Trên thị trường hiện nay có vô số chủng loại đệm của nhiều nhà sản xuất khác nhau, những lời lẽ quảng cáo khoa trương của họ xuất hiện thường xuyên trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khiến người tiêu dùng cảm thấy thật sự lúng túng khi phải quyết định lựa chọn sử dụng loại sản phẩm nào cho thích hợp...

Thực ra, việc lựa chọn này sẽ trở nên không mấy phức tạp nếu chúng ta tham khảo những gợi ý dưới đây:

1. Nên chọn mua đệm của 1 nhà sản xuất có uy tín. Có thể căn cứ vào sản lượng và lượng tiêu thụ của nhà sản xuất ấy trên thị trường để xác định độ uy tín của họ.

2. Khi chọn đệm, bạn nên dùng cảm giác của đôi tay: hãy sờ và vỗ vào mặt đệm. Nếu bạn sờ thấy lò so nghĩa là chiếc đệm đó độn quá ít nguyên liệu bên trong, khi nằm sẽ có cảm giác lò so chọc vào người, rất đau và khó chịu. Nếu vỗ vào mặt đệm tmà thấy cảm giác hơi rỗng, nghĩa là chiếc đệm đó không đảm bảo về mặt kĩ thuật và chất lượng, các bộ phận bên trong được ráp nối với nhau rời rạc, không chặt chẽ.

3. Tốt nhất, bạn hãy đích thân nằm lên trên và thử cảm giác của mình. Nếu nằm nghiêng mà bạn thấy phần eo của mình không chạm vào mặt đệm nghĩa là chiếc đệm đó quá cứng. Đệm cứng quá sẽ không tốt cho những người có tình trạng sức khoẻ bình thường bởi vì cột sống sẽ không được thư giãn nếu tiếp xức với mặt phẳng cứng quá lâu. Chiếc đệm lý tưởng phải cho bạn cảm giác toàn thân được nâng đỡ và cột sống được giữở trạng thái thả lỏng tự nhiên nhất.

4. Hãy dựng đệm ở trạng thái đứng thẳng và quan sát xem chiếc đệm ấy có bị vẹo vọ hoặc đổ nghiêng hay không. Nếu mắc một trong những tật ấy chứng tỏ khâu may được thực hiện một cách cẩu thả. 5. Có được đệm tốt còn cần phải có một bộ dát giường thật tốt nữa. Dát giường tốt phảI đáp ứng được những tiêu chí sau: phải chắc khoẻ để đủ sức nâng đệm và sức nặng cơ thể người, phải tạo ra một mặt phẳng tương đối. Nếu dát giường không đảm bảo đủ những yếu tố trên thì sẽ làm biến dạng hình dáng đệm và gây ra hiện tượng đệm võng lún.

6. Ngoài việc kiểm tra kết cấu và kỹ thuật may của đệm, bạn còn phải xem xét đến cả chất liệu bề mặt đệm nữa. Lưu ý chọn loại vải bọc đã qua xử lý, tránh tạo môi trường phát sinh vi khuẩn.

Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp các bạn chọn được chiếc đệm vừa ý cho mình và cho cả gia đình của bạn.

Lan là loại hoa quý lại rất khó tính, vì vậy để có được một giỏ lan đẹp, tươi lâu và bền màu cần có quy trình chăm sóc đúng phương pháp. Các nhà khoa họcđưa ra lời khuyên cho việc chăm sóc một số giống lan phổ biến như sau:

Lan Hoàng Thảo:

Đây là giống ưa ánh sáng, độ ẩm. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15-250C. Không được để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy chất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước.

- Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tăng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây.

trồng.

- Tưới phân 2 lần trong tuần, liều lượng 2 g/lít (khoảng 1 thìa cà phê). Lưu ý: phải tưới nước trước khi tưới phân.

- Các loại phân bón cho lan như sau: phân 30:10:10 dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20:10:10 dùng cho cây trưởng thành; phân 10:30:10 dùng cho cây lan khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân 60:30:30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu. Hàng tháng phun thuốc trừ bệnh.

Lan Hồ Điệp:

Lan Hồ Điệp là cây ưa bóng mát, không được để ngoài ánh sáng trực tiếp sẽ bị cháy lá. Nếu trồng ở ngoài trời, ánh sáng chỉ cần khoảng 30%-40% và phải che bằng lưới nilông. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 200C-300C, độ ẩm 60%-80%. Cách tưới nước và bón phân giống như lan Hoàng Thảo. Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau:

- Khi hoa gần tàn hay cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân 30:10:10 để

Một phần của tài liệu Một số loại gia vị chữa bệnh (Trang 65)