1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thực hành ngoại khóa về các vấn đề của địa phương

3 3,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

TuÇn 34 Ngµy so¹n: 16/4/2011 TiÕt 33 Thùc hµnh NGOẠI KHOÁ VỀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG Ngµy d¹y: 18/4/2011 Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Gia Lai A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: I/ Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - C ác tôn giáo hoạt động hợp pháp ở Gia Lai; các tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Gia-rai, Ba-na. - Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chủ trương của chính quyền địa phương về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở tỉnh Gia Lai. II/ Về kỹ năng: - Phân định được hoạt động tôn giáo hợp pháp và hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. - Hiểu được tác hại của những hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống và xã hội ở địa phương và cả nước . - Phân biệt được các hoạt động tín ngưỡng và hành vi mê tín dị đoan. - Biết cách ngăn chặn tuyết phục không tham gia hoặc báo cáo kịp thời về hành động của những kẻ lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. III/ Về thái độ: - Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tôn trọng các nơi thờ tự, những phong tục tập quán lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo. - Cảnh giác đối với các hiện tượng lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992. Điều 129 Bộ luật hình sự của n ước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1999. - Tài liệu cập nhật từ nguồn của Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai. - Liên hệ kiến thức Bài 16 đã học. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ: ? Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã (p,tt) ntn? III. Bài mới: 1) Hoạt động 1: Đặt vấn đề: ‘Ở gia đình em có nơi để thờ phụng không? Hằng ngày gia đình em đã làm gì để thể hiện sự thành kính nơi thờ phụng đó? Chính quyền địa phương có khi nào tỏ thái độ không đồng tình, gây khó dễ hoặc phản đối niềm tin tín ngưỡng của gia đình?’ 2) Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin nêu ở sách học sinh: Hoạt động của thầy và trò - Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin, hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: ? Hãy nêu một số tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Gia Lai mà em biết? ? Thế nào là một tôn giáo hoạt động hợp pháp? ? Chính quyền Gia Lai đã có những hoạt động cụ Nội dung kiến thức => Ở tỉnh Gia Lai có 5 tôn giáo hoạt động hợp pháp, đó là: Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành, đạo Cao đài và đạo B’Hai. Nhiều tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng đa thần của đồng bào dân tộc thể nào thể hiện sự tôn trọng và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? - H/s thảo luận nhóm đôi và trình bày bằng lời, GV ghi nội dung lên bảng. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gia-rai và Ba-na, với quan niệm vạn vật hữu linh(mọi vật đều có thần) mà biểu hiện tập trung nhất là tín ngưỡng thờ cúng các loại Yàng(thần). => Bên cạnh việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, chính quyền nghiêm cấm và kiên quyết trừng trị thích đáng những kẻ theo bọn Fulro, đội lốt tôn giáo truyền bá cái gọi là “Tin lành Đề-ga” để lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin, kích động “tín đồ” gây mất đoàn kết dân tộc, xúi giục biểu tình bạo loạn chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hoạt động 3: Hs thảo luận nhóm(5-7 em) về bài tập a, b, c sách học sinh. Giúp các em nhận thức đúng về việc tôn trọng và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Gia Lai. Đồng thời hiểu rõ bản chất phản động của Fulrô. - Gv giao phiếu bài tập cho mỗi nhóm. - Hs thảo luận và trình bày kết quả trên giấy khổ lớn. - Hs các nhóm trao đổi với nhau, nhận xét bổ sung để hoàn chỉnh. - Gv khái quát, đưa ra kết luận. - KL: a) Các lễ hội truyền thống của người Gia-rai và Ba-na ở Gia Lai là tín ngưỡng mang tính dân gian. Vì: thể hiện sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng siêu nhiên, tôn sùng một điều gì đó pha chút thần bí, hư ảo, vô hình tác động mạnh đế tâm linh con người và thông qua những nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó. Còn tôn giáo phải có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và có tổ chức giáo hội. b) Các tôn giáo này biết đặt lợi ích chung của dân tộc Việt Nam lên trên với phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “kính Chúa, yêu nước”. c) Muốn thực hiện tốt các phương châm của các tôn giáo : “sống tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “kính Chúa, yêu nước”, người có đạo ở Việt Nam xác định trước hết họ là công dân của quốc gia, dân tộc. Do đó, ngoài việc hoàn thành bổn phận một tín đồ, đối với quốc gia, dân tộc họ phải làm tốt việc đời, phải biết đồng hành cùng dân tộc trên con đường xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Người có đạo phải biết đề cao cảnh giác, đấu tranh chống lại những kẻ đội lốt tôn giáo, giả danh tôn giáo, gây mất đoàn kết dân tộc, làm ảnh hưởng đến tôn giáo của mình, làm phương hại đến lợi ích cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hoạt động 4: Tìm hiểu về chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Gia Lai và giải quyết bài tập d) trong sách học sinh: - Giáo viên đặt câu hỏi: + Qua tìm hiểu nội dung nêu ở sách Học sinh, em hãy cho biết công tác tôn giáo hiện nay ở tỉnh Gia Lai được thực hiện như thế nào? + Em nên làm gì khi biết bạn bè, người thân, láng giềng có ý định tham gia tổ chức phản động Fulro chống lại lợi ích của dân tộc, Tổ quốc? - Hs thảo luận và đại diện nhóm trả lời. - Gv gọi vài học sinh trả lời. - Hs khác bổ sung, góp ý. - Gv nhận xét, kết luận. + Hiện nay ở tỉnh Gia Lai đã và đang làm tốt công tác vận động quần chúng có đạo và chức sắc các tôn giáo làm tròn trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, “sống tốt đời đẹp đạo”, hoạt động đúng pháp luật; đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả việc lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đại đàon kết dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia. + Nếu biết bạn bè, người thân, láng giềng có ý định tham gia tổ chức phản động Fulro, bằng những hiểu biết của mình, học sinh cần giúp họ biết đây không phải là tôn giáo có tư cách pháp nhân hoạt động ở tỉnh ta. Đây chỉ là hoạt động lợi dụng quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo của những kẻ xấu nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc mà toàn Đảng, toàn dân ta đã dày công xây dựng. Hs nên khuyên họ từ bỏ ý đ ịnh tham gia. IV. Củng cố: - Nhấn mạnh lại bốn nội dung a, b, c, d ở phần nội dung bài học. - Gợi ý cho HS nhận biết dấu hiệu lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo gây rối trật tự xã hội. V. Dặn dò: - Học kĩ ND bài. - Ôn tập các nội dung đã học ở học kì II, giờ sau ôn thi học kì II. D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: . 16/4/2011 TiÕt 33 Thùc hµnh NGOẠI KHOÁ VỀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG Ngµy d¹y: 18/4/2011 Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Gia Lai A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: I/ Về kiến thức: Giúp học sinh. động hợp pháp ở Gia Lai; các tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Gia-rai, Ba-na. - Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chủ trương của chính quyền địa phương về quyền tự do tín ngưỡng. xã hội ở địa phương và cả nước . - Phân biệt được các hoạt động tín ngưỡng và hành vi mê tín dị đoan. - Biết cách ngăn chặn tuyết phục không tham gia hoặc báo cáo kịp thời về hành động của những

Ngày đăng: 14/06/2015, 12:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w