Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 117 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
117
Dung lượng
1,71 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN TRƢỞNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH Ở CÁC DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN TRƢỞNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH Ở CÁC DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Du lịch (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM LÊ THẢO Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Phạm Lê Thảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ rất lớn đối với tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Ban quản lý các khu: Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; đã cho phép tác giả được khai thác các nguồn tư liệu của ngành và được tham chiếu điều tra điển hình về nguồn lao động Thuyết minh viên du lịch tại điểm. Luận văn này cũng đánh dấu kết quả quá trình học tập của tác giả trong thời gian qua tại khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy các cô trong khoa Du lịch học, khoa Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đóng góp những ý kiến rất có ích cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng và tâm huyết trong quá trình viết luận văn của mình, nhưng Luận văn vẫn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy cô giáo và những ai quan tâm đến đề tài này. Tác giả Nguyễn Văn Trƣởng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 3. Phương pháp nghiên cứu 3 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 5. Kết cấu của luận văn 7 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH VÀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT 8 1.1. Thuyết minh viên du lịch 8 1.1.1. Khái niệm Thuyết minh viên du lịch 8 1.1.2. Phân loại Thuyết minh viên du lịch 10 1.1.3. Đặc điểm lao động và vai trò của Thuyết minh viên du lịch 11 1.1.4. Một số yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ đối với Thuyết minh viên du lịch 14 1.1.5. Kinh nghiệm sử dụng Thuyết minh viên du lịch của một số quốc gia và địa phương 18 1.1.6. Kết luận và một số bài học rút ra cho du lịch Việt Nam 21 1.2. Di tích cấp quốc gia đặc biệt 24 1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa 24 1.2.2. Phân loại di tích lịch sử văn hóa 27 Tiểu kết chƣơng 1 29 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH Ở CÁC DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI 30 2.1. Giới thiệu về các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội 30 2.1.1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (HTTL) - Hà Nội 32 2.1.2. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám 38 2.1.3. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (DTPCT) 42 2.2. Số lƣợng và trình độ của đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội 44 2.2.1. Số lượng và cơ cấu Thuyết minh viên du lịch 44 2.2.2. Trình độ và kỹ năng của đội ngũ Thuyết minh viên du lịch 45 2.3. Quản lý, sử dụng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch 59 2.3.1. Cơ chế, chính sách cho việc quản lý, sử dụng Thuyết minh viên du lịch 59 2.3.2. Sử dụng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch. 66 2.4. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội 71 Tiểu kết chƣơng 2 73 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH Ở CÁC DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI 74 3.1. Định hƣớng chính về phát triển du lịch Việt Nam 74 3.1.1. Quan điểm chỉ đạo 74 3.1.2. Yêu cầu đối với đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội 78 3.1.3. Các vấn đề đặt ra đối với đội ngũ Thuyết minh viên du lịch trên cơ sở phân tích thực trạng 79 3.2. Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp 81 3.2.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách 81 3.2.2. Các giải pháp về đào tạo và tuyển dụng 85 3.2.3. Các giải pháp khác 91 Tiểu kết chƣơng 3 94 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 100 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Thống kê về trình độ đào tạo cơ bản của Thuyết minh viên du lịch 46 Biểu đồ 2.1: Trình độ nghiệp vụ du lịch của Thuyết minh viên du lịch 50 Biểu đồ 2.2: Phân loại TMV theo ngoại ngữ 57 Biểu đồ 2.3: Mức thu nhập trung bình của Thuyết minh viên du lịch 62 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kiến trúc Khu di tích Trung tâm HTTL 37 Sơ đồ 2.2: Kiến trúc di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám 41 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kiến trúc khu DTPCT 42 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT DTLSVH Di tích lịch sử - văn hoá DTPCT Di tích phủ chủ tịch HTTL Hoàng Thành Thăng Long TMVDL Thuyết minh viên du lịch UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc VM-QTG Văn Miếu – Quốc Tử Giám 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Nội có tiềm năng và lợi thế so sánh đa dạng và phong phú để thu hút khách du lịch. Hà Nội là địa phương đứng đầu trong cả nước về số lượng và các giá trị tài nguyên, các di tích lịch sử - văn hoá (DTLSVH), đặc biệt là từ khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Thủ đô. Tuy số lượng du khách đến Hà Nội tăng mạnh trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tăng trưởng ngành du lịch của Hà Nội chưa xứng với tiềm năng và lợi thế của mình [16, tr.134]. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế chung, Du lịch Hà Nội đang từng bước khẳng định vai trò của mình đối với xã hội. Những nỗ lực hội nhập và phát triển đã hình thành tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du lịch. Chuyên môn hoá trong phát triển du lịch ngày càng rõ rệt, đặc biệt là ở lĩnh vực dịch vụ. Tính chuyên nghiệp càng cao, chuyên môn hoá càng rõ rệt dẫn đến việc hình thành và phát triển những nghề mới. Trong những năm gần đây hoạt động du lịch trở lên hết sức đa dạng, phong phú với nhiều loại hình hấp dẫn. Một trong những loại hình được quan tâm, phát triển mạnh nhất là du lịch văn hoá. Loại hình du lịch này đã đáp ứng được nhu cầu tham quan giải trí, lòng ham hiểu biết và mang ý nghĩa giáo dục rất cao. Không những chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng mà chúng còn được coi là nền tảng phát triển của ngành du lịch. Các di tích này cũng chứa đựng các giá trị to lớn về kiến trúc mỹ thuật, phản ánh từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Điều này cũng dẫn đến hình thành một đội ngũ những người chuyên thuyết minh cho du khách tại các di tích. Luật Du lịch ra đời, có hiệu lực từ tháng 01 năm 2006 đã chính thức công nhận một nghề mới trong hệ thống nghề của ngành du lịch – nghề Thuyết minh viên du lịch. Điều 78 Luật Du lịch định nghĩa chức danh Thuyết minh viên du lịch, quy định tiêu chuẩn cơ bản của nghề và cơ quan quản lý, tuy nhiên các văn bản dưới Luật vẫn chưa có các quy định tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, về kiến thức, về kỹ năng của Thuyết minh viên du lịch làm cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ này. 2 Hầu hết các Thuyết minh viên du lịch tại các khu di tích lịch sử là những người được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên ngành tại các trường văn hoá và lâm nghiệp. Số còn lại và phần lớn những Thuyết minh viên du lịch tại điểm du lịch văn hoá cộng đồng là thành viên của cộng đồng bản địa, với những hiểu biết phong phú về khu điểm du lịch đó. Tuy nhiên, lực lượng Thuyết minh viên du lịch này còn rất mỏng, chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và đa phần những Thuyết minh viên du lịch đang hoạt động không được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn khách du lịch. Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Sở dĩ có tình trạng này là do các nguyên nhân khách quan (sự phát triển và nhu cầu của xã hội) và cả nguyên nhân chủ quan (xuất phát từ phía ngành du lịch và các ngành liên quan như văn hoá, giáo dục…). Việc đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phát triển một cách hợp lý đội ngũ Thuyết minh viên du lịch cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường là hết sức cần thiết, mang ý nghĩa thực tiễn cao, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Chính vì những lý do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn của mình với hy vọng Luận văn sẽ giúp ích phần nào đó cho công tác phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch có trình độ nghiệp vụ và kỹ năng nghề cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường ở các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch. Các nội dung cụ thể bao gồm: các vấn đề về Thuyết minh viên du lịch (khái niệm, vai trò…). 3 + Đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch hiện tại, thực trạng sử dụng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. + Căn cứ vào thực trạng về chất lượng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch bao gồm: Các giải pháp về cơ chế, chính sách; Các giải pháp về đào tạo và tuyển dụng; Các giải pháp khác… 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: + Đội ngũ Thuyết minh viên du lịch (người giới thiệu) ở các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội hiện đang tham gia vào dịch vụ phục vụ khách du lịch. + Nhu cầu sử dụng dịch vụ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội của khách du lịch và các đối tượng liên quan. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Hiện nay, tại Hà Nội có 12 di tích quốc gia đặc biệt trên tổng số 62 di tích quốc gia đặc biệt của cả nước, trong số đó tác giả đã lựa chọn nghiên cứu 3 di tích điển hình có sử dụng Thuyết minh viên du lịch tại Hà Nội: Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. + Về thời gian: Thu thập và sử lý các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu trong phạm vi không gian nghiên cứu đã xác định trong khoảng từ năm 2009 – 2014. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích số liệu Đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu các đối tượng và mối quan hệ đa chiều và nhiều biến động trong không gian như ngành du lịch. Tác giả đã sử dụng phương pháp này nghiên cứu các tài liệu đã thu thập được nhằm tìm ra bản chất và thực trạng của đối tượng nghiên cứu. [...]... ra các đề xuất, giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội Gồm hiện trạng về trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề, nhu cầu đào tạo…chất lượng dịch vụ thuyết minh tại các điểm di tích; hiện trạng công tác quản lý và sử dụng Thuyết minh viên du lịch …làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích quốc gia đặc biệt. .. Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội 7 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH VÀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT 1.1 Thuyết minh viên du lịch 1.1.1 Khái niệm Thuyết minh viên du lịch Thuyết minh viên du lịch là một thuật ngữ chỉ người làm công tác giới thiệu, hướng dẫn cho khách tham quan, du lịch ở các điểm du lịch Thuyết minh viên du lịch có trách... Thuyết minh viên du lịch theo tính chất đặc thù của điểm du lịch mà tại đó Thuyết minh viên du lịch thực hiện nhiệm vụ của họ Theo đó, Thuyết minh viên du lịch được phân chia thành các nhóm chính bao gồm: Thuyết minh viên du lịch tại bảo tàng, Thuyết minh viên du lịch tại các điểm di tích, Thuyết minh viên du lịch tại các khu bảo tồn tự nhiên và Thuyết minh viên du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng - Thuyết. .. cả các điểm du lịch tại một quốc gia hay tại các quốc gia khác nhau trong việc sử dụng các Thuyết minh viên du lịch Vì vậy, Trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội, nên tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về việc sử dụng Thuyết minh viên du lịch tại các di tích lịch sử, di sản văn hoá... nghiệp Thuyết minh viên du lịch …, Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách cụ thể về công tác phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch cũng như các giải pháp, định hướng 6 phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội Cùng với đó, vai trò của đội ngũ thuyết minh trong việc phát huy những giá trị văn hoá dân tộc và phát triển du lịch, chúng... chung và ở các Di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng Việc xem xét các kinh nghiệm trong việc sử dụng Thuyết minh viên du lịch tại các quốc gia thuộc đối tượng nghiên cứu được chia thành 3 phần chính như sau: Kinh nghiệm sử dụng Thuyết minh viên du lịch tại các bảo tàng và các di tích lịch sử, di sản văn hoá Kinh nghiệm sử dụng Thuyết minh viên du lịch tại các vườn quốc gia và các khu... động thuyết minh cho khách du lịch ở các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội đề tài đã thực hiện 5 lần khảo sát tại: Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch 4 Các di tích được lựa chọn khảo sát là những di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. .. cứu và công bố trước đây 5 Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kiến nghị và Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành 3 chương: Chƣơng 1 Một số vấn đề lý luận về Thuyết minh viên du lịch và di tích cấp quốc gia đặc biệt Chƣơng 2 Thực trạng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội Chƣơng 3 Giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh. .. những giải pháp trước mắt, lâu dài và cụ thể để nâng cao chất lượng của đội ngũ Thuyết minh viên du lịch tại điểm Trước thực trạng này, tác giả cho rằng cần phải có nghiên cứu đầy đủ hơn về thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội Đề tài nghiên cứu được hy vọng giúp ích nhiều hơn cho công tác phát triển đội ngũ này trong thời gian... dụng Thuyết minh viên du lịch của một số quốc gia và địa phương Qua nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng Thuyết minh viên du lịch tại các điểm du lịch được tiến hành tại các quốc gia Anh, Canada, Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Hy Lạp Trong đề tài khoa học Thực trạng và một số giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch Việt Nam 1.1.5.1 - Những đặc điểm chung về thực tế sử dụng Thuyết minh viên du lịch . Thuyết minh viên du lịch và di tích cấp quốc gia đặc biệt. Chƣơng 2. Thực trạng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. Chƣơng 3. Giải pháp phát triển. công tác phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch cũng như các giải pháp, định hướng 7 phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. Cùng với. đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội 8 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH VÀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC