Các giải pháp về phía sử dụng vốn của ngành Giáo dục và Đào tạo
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời mở đầu --------------------- Kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn giai đoạn 2007-2009 có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 mà Đại hội Đảng và Nghị quyết của Quốc hội đã thông qua. Đây là kế hoạch huy động và đưa vào sử dụng các nguồn lực tài chính quốc gia, đặc biệt là nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho sự nghiệp phát triển của đất nước trong giai đoạn trung hạn 2007-2009, hướng tới việc hoàn thành mục tiêu chiến lược đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn giai đoạn 2007-2009 được xây dựng trong bối cảnh đất nước chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ nước ta tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa một cách toàn diện và sâu sắc; không những Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế mà còn hòa đồng vào một sân chơi đầy thách thức và cũng nhiều cơ hội. Toàn cầu hóa sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, nhất là sức ép đối với những nước có trình độ phát triển thấp như nước ta. Hòa nhập với cộng đồng quốc tế, việc xây dựng kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn là yêu cầu khách quan hết sức cần thiết với mục đích cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2007, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của quốc gia, phân bổ nguồn lực vào các mục tiêu ưu tiên; chủ động hợp tác và tạo ra những điều kiện để tận dụng các cơ hội phát triển. Giáo dục và Đào tạo là một trong bốn Bộ ngành Trung ương ( Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phát triển Nông thôn) thực hiện thí điểm kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2007-2009. Trong điều kiện nguồn lực tài chính ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, trong đó nhu cầu về vốn cho phát triển giáo dục là rất lớn, việc xác định đầy đủ và huy động tối đa các nguồn lực tài chính nhà nước quản lý qua ngân sách cũng như các nguồn lực xã hội có ý nghĩa rất quan trọng tới khả năng thực hiện các mục tiêu của phát triển. Trên cơ sở những dự báo về tăng trưởng kinh tế, những chính sách về kinh tế xã hội trong thời kỳ trung hạn, Kế hoạch chi tiêu trung hạn đưa ra những dự báo về khả năng nguồn lực và phân bổ nguồn lực tài chính thực hiện các chính sách và đáp ứng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, xác định mức trần chi tiêu làm cơ sở để ngành Giáo dục xây dựng dự toán và sắp xếp các mục tiêu phát triển cho phù hợp. Làm tốt công tác kế hoạch chi tiêu, ngành giáo dục sẽ chủ động trong phân bổ nguồn lực và qua đó tận dụng được mọi nguồn lực của quốc gia cho “phát triển giáo dục_chìa khóa của sự phát triển”. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS NGUYỄN NGỌC SƠN, người đã hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành bài viết này. Xin được gửi lời cảm ơn tới Vụ Tài Chính – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tới chú LINH, tới anh NGUYỄN THẾ NGHIỆP, cùng toàn thể các anh chị công tác tại Vụ Tài Chính đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian em thực tập tại Cơ quan. Em xin cảm ơn. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nội dung ---------------------- Chương I. Một số vấn đề lý luận về Kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo 1. Lý luận về phương thức lập kế hoạch theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) 1.1. Nhược điểm của ngân sách truyền thống Cách lập ngân sách truyền thống sau thời gian dài thực hiện đã bộc lộ những khuyết điểm của mình, nó không những không trở thành công cụ hữu hiệu của nhà nước về quản lý ngân sách như mục đích vốn có của mình mà những bất cập do nó tạo ra đã góp phần làm trầm trọng thêm bài toán rắc rối về ngân sách. Những bất cập thể hiện ở chỗ: Thứ nhất là sự tách rời giữa chính sách, việc lập kế hoạch và lập ngân sách. Trong khi Chính phủ tập trung vào việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch trung hạn 5 năm, và các chính sách do Chính phủ đề ra thường có tác dụng kéo dài nhiều năm thì ngân sách lại chỉ được xây dựng cho từng năm một. Mối liên hệ giữa ngân sách hàng năm với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch 5 năm là không rõ rang. Vì thế, các mục tiêu kế hoạch trung hạn không được gắn với khả năng nguồn lực sẵn có và cũng không được phản ánh thường xuyên trong ngân sách. Kết quả là, chính sách có thể được tài trợ trong một vài năm nhưng sau đó có thể bị cắt bỏ tùy tiện khi tình hình ngân sách không cho phép. Mối liên hệ giữa ngân sách, chính sách và kế hoạch trung hạn vì thế rất lỏng lẻo. Kết quả tất yếu Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của điều này là hiệu lực của kế hoạch trung hạn rất kém, khiến nó không trở thành công cụ quản lý vĩ mô đắc lực, mang tình nhìn xa trông rộng của nhà nước được. Thứ hai, không đảm bảo tính kế thừa giữa kế hoạch và ngân sách các năm. Ngay cả khi soạn lập ngân sách có tham chiếu đến các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm hay các chương trình, chiến lược của chính phủ, nhưng kế hoạch trung hạn hiện nay mang tính định kỳ 5 năm, tức là hết thời kỳ 5 năm này thì chuyển qua xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo. Điều này hạn chế tính liên tục của các chính sách. Nếu thay cách lập kế hoạch hay ngân sách này bằng một kế hoạch cuốn chiếu, tức là khi một năm trong khuôn khổ 5 năm đó được thực hiện xong, nó sẽ ra khỏi khuôn khổ trung hạn và một năm kế hoạch mới kế tiếp sẽ được bổ sung thì tại bất cứ thời điểm nào, khuôn khổ trung hạn của kế hoạch trước và kế hoạch sau cũng đều có 4 năm giao thoa với nhau. Rõ rang, tính chất kế thừa liên tục của ngân sách và kế hoạch đã được cải thiện đáng kể. Thứ ba, quá trình lập ngân sách truyền thống thường phát sinh hiện tượng dự toán theo kiểu điều chỉnh tăng dần. Điều đó có nghĩa là, thay vì tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hay nâng cao mức đầu ra có được thì các nhà lập ngân sách lại chỉ hướng tới việc điều chỉnh số liệu dự toán năm sau lên chút ít so với số liệu năm trước, tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngành và dự báo về khả năng huy động nguồn thu. Khi dự toán chi vượt tổng mức chi tiêu dự kiến thì việc cắt giảm ngân sách cho các ngành, các vùng diễn ra rất tùy tiện, thiếu hẳn những lý giải rõ ràng về nguyên nhân cắt giảm đối với ngành này hay ngành khác. Do đó, phân bổ chi tiêu theo các ưu tiên chiến lược không được đảm bảo, và sự dàn trải trong chi tiêu là không thể tránh khỏi. Thứ tư, việc đàm phán ngân sách giữa các bộ ngành và địa phương với Bộ Tài chính thiếu một cơ sở minh bạch, dẫn đến quá trình này chịu sự chi phối rất lớn của những bộ, ngành, địa phương có nhiều ảnh hưởng hoặc Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 sự tùy tiện trong việc điều chỉnh ngân sách của các cơ quan chức năng trung ương. Cũng chính vì thế mà khuôn khổ ngân sách hàng năm đã hạn chế rất nhiều tính tiên liệu. Thứ năm, ngân sách truyền thống tách rời chi thường xuyên và chi đầu tư. Hầu hết các công trình hạ tầng công cộng đều đòi hỏi ngoài những chương trình đầu tư mang tính trung hạn còn phải có những khoản chi để vận hành bảo dưỡng các công trình sau này khi chúng được xây dựng xong. Tuy nhiên, với cách lập ngân sách truyền thống, hai loại chi tiêu này được xây dựng độc lập với nhau. Chẳng hạn, ở cấp trung ương, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm quản lý và phân bổ các chương trình chi đầu tư công cộng thì chi thường xuyên lại do Bộ Tài chính đảm nhiệm. Kết quả là, trong các khoản chi thường xuyên hàng năm thiếu hẳn phần dự toán chi vận hành bảo dưỡng cho các công trình công cộng đã và đang được đưa vào hoạt động. Đây là một sự lãng phí nguồn lực vốn eo hẹp của đất nước, vì các công trình công cộng không thể phát huy tối đa công suất của mình, thậm chí còn xuống cấp rất nhanh chóng ngay sau khi được xây dựng xong. Tất cả những nhược điểm trên đều có thể được khắc phục được nếu chuyển từ cách lập ngân sách truyền thống sang lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn(MTEF). 1.2. Cơ sở lý luận về khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) a. Khái niệm MTEF là một quy trình soạn lập và xây dựng kế hoạch ngân sách minh bạch, trong đó đề ra giới hạn nguồn lực trung hạn được phân bổ từ trên xuống nhằm đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể và đòi hỏi việc xây dựng các dự toán chi phí thực hiện chính sách từ dưới lên, thống nhất với các chính sách chi tiêu theo các ưu tiên chiến lược. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thảo luận chính sách và xây dựng hạn mức chi tiêu chính thức Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nói một cách đơn giản, MTEF là quá trình kết hợp giữa việc xác định các hạn mức chi tiêu chung cho toàn bộ nền kinh tế (hay còn gọi là kỷ luật tài khóa tổng thể) ở cấp trung ương với việc phân bổ hạn mức đó cho các ngành, các vùng theo các ưu tiên chiến lược của ngành hoặc vùng đó. Và toàn bộ quá trình phân bổ ngân sách như vậy luôn được đặt trong bối cảnh trung hạn (thường là ba năm), thay cho bối cảnh hàng năm như cách lập ngân sách truyền thống. b. Quy trình thực hiện MTEF(7 bước) Quy trình này được thực hiện qua bảy bước như mô tả trong sơ đồ dưới đây: TỪ TRÊN XUỐNG: Bộ KHĐT, Bộ TC, Bộ KHĐT và Quốc hội Bước 1 Bước 2 Bước 5 Bước 7 Bước 3 Bước 4 Bước 6 Các ngành Các tỉnh TỪ DƯỚI LÊN (1) Các cơ quan phân bổ ngân sách Trung ương(TW) như Bộ Tài chính hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng các dự báo về tăng trưởng kinh tế trong thời gian 3 năm, cũng như khả năng huy động các nguồn thu trong và ngoài nước. Từ đó, kết hợp với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Khuôn khổ kinh tế vĩ mô trung hạn Hạn mức chi tiêu sơ bộ trung hạn Xem xét và phê duyệt dự toán chính thức Đánh giá lại các cấp mục tiêu trong chiến lược hoạt động Dự toán và sắp xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động Xây dựng các dự toán trung hạn thống nhất Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 như mục tiêu tiết kiệm ngân sách… để xác định tổng nguồn lực có thể sử dụng để chi tiêu trong thời kì trung hạn. (2) Các cơ quan phân bổ ngân sách TW sẽ sơ bộ xác định các hạn mức chi tiêu cho các ngành theo các mục tiêu ưu tiên của chính phủ. Những hạn mức này sẽ được chính phủ thông qua. (3) Các bộ, ngành, địa phương sẽ xác định nhu cầu chi tiêu của mình trong thời kì trung hạn(thường là 3 năm). Muốn làm được như vậy, các bộ ngành, địa phương trước hết phải đánh giá lại chiến lược hoạt động của đơn vị mình, rà soát lại các mục tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt, các đầu ra dự kiến cũng như các hoạt động dự kiến cần thực hiện để có được đầu ra mong muốn đó. Việc đánh giá này nhằm giúp các bộ, ngành, địa phương nhận thức rõ ràng mối quan hệ logic giữa những hoạt động của đơn vị mình với viêc thực hiện các đầu ra và các mục tiêu dự kiến. Nó sẽ đảm bảo hoạt động của mỗi đơn vị đều có hướng đích đến một mục tiêu cụ thể nào đó. (4) Trên cơ sở đánh giá lại chiến lược hoạt động, các Bộ ngành địa phương sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu chiến lược và dự toán kinh phí cần thiết để thực hiện chúng. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động rất quan trọng. Nó cho phép các Bộ, ngành, địa phương thấy rõ những công việc nào cần mở rộng giữ nguyên hay thu hẹp. Trong trường hợp tổng hợp nhu cầu chi tiêu từ tất cả các Bộ, ngành, địa phương vượt quá hạn mức chi tiêu cho phép thì các đơn vị buộc phải cắt giảm chi tiêu của mình. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên sẽ giúp các đơn vị biết được cần cắt giảm ở những hoạt động nào trước , tránh tình trạng cắt giảm tùy tiện. (5) Đây là giai đoạn các cơ quan phân bổ trung ương và các bộ, ngành, địa phương ngồi lại với nhau để tổng hợp và cân đối giữa tổng nhu cầu chi tiêu của các đơn vị với hạn mức chi tiêu trần đã được duyệt. Khi tổng nhu cầu chi tiêu vượt quá nguồn lực sẵn có, chính phủ sẽ tiến hành cắt giảm ngân sách và tái phân bổ giữa các ngành. Việc tái phân bổ này căn cứ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 vào ưu tiên chiến lược của quốc gia, cũng như khả năng giải trình chiến lược của từng ngành hay địa phương. Kết thúc bước này các cơ quan phân bổ trung ương và các đơn vị thụ hưởng ngân sách sẽ thống nhất với nhau về mức ngân sách chính thức phân bổ cho từng đơn vị. (6) Khi đã thống nhất về hạn mức kinh phí chung, các bộ, ngành, địa phương sẽ xây dựng dự toán thống nhất chi tiết cho từng năm trong khuôn khổ 3 năm của mình. (7) Chính phủ sẽ rà soát lại, thảo luận và thông qua dự toán cho từng năm trong khuôn khổ trung hạn của các đơn vị, rồi trình Quốc hội phê duyệt. Mặc dù Quốc hội chỉ phê chuẩn dự toán của năm thứ nhất( chứ không phải toàn bộ 3 năm ), nhưn sự phê chuẩn đó được đặt trong bối cảnh là Quốc hội luôn biết rõ tiếp theo dự toán chi tiêu của năm thứ nhất đó thì chi tiêu của các ngành và địa phương trong ba năm tiếp theo sẽ như thế nào( nếu không có sự thay đổi đột ngột biến trong tình hình kinh tế vĩ mô). MTEF đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia phát triển như Ôxtrâylia, Niu Zilân và bước đầu được áp dụng ở một số quốc gia đang phát triển như Malaysia, Malauy hay Thái Lan. Ở Việt Nam phương pháp này đang được thực hiện thí điểm ở 4 Bộ ngành trung ương là Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông vận tải. Kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2007-2009 được mở rộng thí điểm tại 4 tỉnh, thành phố Vĩnh Long, Bình Dương, Hà Tây và Hà Nội, qua đó sẽ hỗ trợ các địa phương này khai thác huy động nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển theo mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đồng thời cải thiện quy trình nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch và ngân sách nhà nước hàng năm của địa phương. c. Ưu điểm của MTEF so với ngân sách truyền thống Như vậy quy trình MTEF này đã thể hiện những ưu điểm hơn hẳn so với quy trình lập nganh sách truyền thống, thể hiện ở chỗ: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Ngân sách hàng năm luôn được đặt trong bối cảnh trung hạn, do đó khi Quốc hội hay Chính phủ thông qua dự toán hàng năm, họ đều nhận thức được rõ những gì sẽ tiếp tục được chi tiêu một cách nhất quán với kế hoạch trung hạn của ngành và quốc gia trong những năm tiếp theo. Nguồn lực khan hiếm luôn được đảm bảo phân bổ cho những lĩnh vực ưu tiên. Việc tái phân bổ ngân sách cũng được thực hiện một cách minh bạch, có những luận chứng chứ không phải là sự cắt giảm tùy tiện. Các bộ ngành, địa phương chỉ được cấp ngân sách, để thực hiện được các đầu ra hay mục tiêu đã dự kiến. Vì thế, việc quản lý ngân sách sẽ chuyển từ kiểm soát đầu vào sang kiểm soát đầu ra và kết quả hoạt động của các đơn vị thủ hưởng ngân sách. Điều này còn góp phần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị. Việc phân bổ ngân sách sẽ căn cứ theo chiến lược và mục tiêu hoạt động của các ngành và địa phương, vì vậy khắc phục được nhược điểm tách rời giữa chi thường xuyên và chi đầu tư. Mối liên hệ, trao đổi thông tin giữa trung ương và địa phương được duy trì thường xuyên. Đồng thời, tính tự chủ của các bộ ngành địa phương trong việc chi tiêu ngân sách cũng được nâng cao. 1.3. Những điều kiện tiền đề để có thể thực hiện thành công MTEF ở Việt Nam Nói chung điều kiện khi thực thi một chính sách mới đó là ý chí quyết tâm của lãnh đạo, năng lực lãnh đạo, trang thiết bị cho chính sách mới và cuối cùng là điều kiện về mặt pháp lý. Khi chuyển từ lập ngân sách hàng năm sang MTEF tuy không phải là phương thức hoàn toàn mới song công tác lập ngân sách là rất phức tạp và đòi hỏi trình độ cao. Để thực hiện thành công cần có những điều kiện tiền đề quan trọng sau đây: Cần có một nhận thức đúng là MTEF là một quy trình nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực chứ không phải là một sự đảo lộn hay thay đổi hoàn toàn thực tế soạn lập ngân sách hiện hành. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phải có một hệ thống dự báo kinh tế vĩ mô trung hạn thật tốt. Điều này đòi hỏi phải có sự thu thập, xử lý và công khai hóa thông tin kinh tế vĩ mô. Sở dĩ khuôn khổ trung hạn thường được chọn là 3 năm vì các chuyên gia cho rằng, ngay cả những dự báo kinh tế vĩ mô tốt nhất cũng chỉ đáng tin cậy trong vòng 3 năm trở lại. Phải có sự đồng bộ trong việc triển khai MTEF với hàng loạt các cải cách khác có liên quan. Ví dụ, nếu thực hiện theo MTEF thì trong luật ngân sách cũng cần phải có những sửa đổi thích hợp về những quy định liên quan đến việc xây dựng dự toán ngân sách hàng năm. Phải có sự quyết tâm cao từ phía các nhà hoạch định chính sách, bởi vì quy trình mới sẽ đòi hỏi phải có những thay đổi rất lớn trong thông lệ lập và phê duyệt dự toán hàng năm. Điều này không thể thực hiện nếu thiếu sự hậu thuẫn chính trị của các nhà lãnh đạo cấp cao. Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa quy trình lập, thực hiện, giám sát, báo cáo và đánh giá ngân sách. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan phân bổ ngân sách trung ương như Bộ Tài chính, Bộ KH và ĐT, và giữa các cơ quan này với các bộ, ngành, địa phương thụ hưởng ngân sách. Phải tăng them quyền chủ động cho các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng các chiến lược hoạt động nhằm thực hiện kết quả đầu ra của mình. Phải có một đội ngũ cán bộ hoạch định kế hoạch và ngân sách có trình độ cao từ cấp trung ương tới cấp địa phương. Điều này không thể ngay một lúc mà có được, mà nó đòi hỏi phải có kế hoạch nâng cao năng lực cán bộ lập ngân sách ngay từ bây giờ, với việc tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp của các chuyên gia quốc tế. Tóm lại, MTEF là một quy trình soạn lập và quản lý ngân sách hiệu quả, nâng cao được tính minh bạch về ngân sách, đảm bảo được kỷ luật tài chính tổng thể và phân bổ được các nguồn lực khan hiếm của ngân sách Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 [...]... hoạt động giáo dục và đào tạo; huy động thêm các nguồn vốn của dan cư, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành ở các bậc học; đa dạng hóa các nguồn vốn để tăng nhanh vốn đầu tư cho ngành II Nội dung Kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2007-2009 1 Xu hướng và các vấn đề của ngành trong giai đoạn 20072009 1.1 Các xu... tiền đào tạo cho người lao động vì họ hy vọng sẽ bù đắp chi phí và có thêm lợi nhuận khi năng suất tăng Các cá nhân thường đầu tư thời gian và tiền bạc vào giáo dục và đào tạo do ở hầu hết các quốc gia những người được đào tạo tốt và có kỹ năng thường kiếm được nhiều tiền hơn Để tạo ra hiệu suất kinh tế, giáo dục và đào tạo phải đáp ứng các nhu cầu thường xuyên thay đổi của thị trường lao động, đó là giáo. .. chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên, CBBQLGD ngày 11/1/2005 về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục • QĐ số 05 của Chính phủ • Ngành giáo dục và đào tạo có cơ về tăng cường xã hội hóa giáo hội tăng các nguồn thu ngoài ngân sách từ dục đối với các lĩnh vực giáo chính sách tăng cường xã hội hóa giáo dục, y tế… dục, đặc biệt ở các vùng đô thị • Các trường công lập có cơ hội... chế của Bộ Tài chính số kiến thiết) chất lượng giáo dục và Các chiến lược tài chính đa dạng hóa các loại hình Tăng viện nước ngoài giáo dục trợ Có cơ hội tăng cường Hỗ trợ của Chính phủ Việt đầu tư giáo dục ở các Nam trong việc kêu gọi các khu vực ưu tiên, nâng Dự án ODA cho giáo dục cao chất lượng giáo dục Tăng cường giám sát và đánh và mở rộng cơ hội tiếp giá hiệu quả của các dự án cận giáo dục, ... triển dục giáo dục nhằm tham gia thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục Chính sách và quyết định của chính phủ và các quyết định của chính quyền cấp dưới • Nghị định số 166 – NĐ/CP của Chính phủ về quy • Tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường tự chủ cho các cấp cơ sở định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục • QĐ số 09/2005/QĐ-TTg • Cơ hội nâng cấp chất lượng giáo dục, ... chính ngành giáo dục 2006-2010) Các ưu tiên của MTEF 2007-2009 cho ngành giáo dục và đào tạo là tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho lĩnh vực giáo dục, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động nhiều nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế để đầu tư cho giáo dục đào tạo Đầu tư cho hệ thống các trường tiểu học, các trường trung học cơ sở để hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sơ vào... xuất các hàng hoá và dịch vụ ngày càng có giá trị hơn và nhờ đó kiếm được thu nhập cao hơn Chính vì vậy các Chính phủ, công nhân va các chủ doanh nghiệp đầu tư vào vốn con người thông qua vịêc đầu tư tiền bạc và thời gian vào giáo dục và đào tạo Chính phủ chi tiêu công quỹ cho giáo dục vì họ tin rằng người dân được đào tạo tốt hơn sẽ đóng góp vào sự phát triển nhanh hơn và bền vững hơn của đất nước Các. .. ngân sách của ngành giai đoạn 20072009 Ngành giáo dục và đào tạo dựa vào mức trần của kế hoạch ngân sách trung hạn 2007-2009 để xây dựng kế hoạch chi tiêu của ngành Trong quá trình xây dựng kế hoạch chi tiêu của ngành, về phần thu ngân sách, các ngành đã tình toán, dự báo khá đầy đủ các nguồn thu ngân sách ngoài cân đối được để lại cho ngành theo cơ chế hiện hành và theo những quyết định riêng của Thủ... ngành Giáo dục 2006-2010) 3 So sánh mức đề xuất chi tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mức trần chi tiêu đặt ra So sánh mức trần trong cân đối ngân sách, việc đề xuất chi tiêu của ngành Giáo dục và Đào tạo tăng khá cao Bảng dưới đây chứng mình điều đó: Bảng 5: So sánh mức chênh lệch của trần Ngân sách và đề xuất chi tiêu ngành Giáo dục và Đào tạo (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Mức trần dự toán 2007 Đề xuất... tiếp cận các bậc học phổ thông và các bậc học cao hơn Tăng học phí trong khuôn khổ chính sách xã hội hóa giáo dục (Nguồn: Báo cáo Kế hoạch Tài chính và Chi tiêu trung hạn 2007-2009) b Các chiến lược tài chính cho giáo dục Vai trò của giáo dục tư thục • Cungcấp các dịch vụ giáo dục chính tại bậc học mầm non • Tăng cường phát triển giáo dục đại học và các cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng . phát triển. Giáo dục và Đào tạo là một trong bốn Bộ ngành Trung ương ( Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Website:. thử nghiệm. 2. Vai trò của giáo dục với phát triển kinh tế 2.1. Giáo dục và Đào tạo và vai trò quyết định của nó trong đào tạo nguồn nhân lực cho phát