1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Hoá 9 Nâng cao kết quả học tập lớp 9A2 môn Hóa học trường THCS Thạnh Bình thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy

45 767 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Giáo dục có ảnh hưởng đến công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Vì thế Đảng và nhà nước ta luôn luôn đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục phải luôn đi trước một bước so với sự phát triển của xã hội, do vậy giáo dục phải không ngừng đổi mới. Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên về mục tiêu, chương trình sách giáo khoa và những phương pháp dạy học tích cực. Lược đồ tư duy (hay bản đồ tư duy, sơ đồ tư duy,...) là một công cụ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học; giúp học sinh học tập tích cực, lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú và hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy việc hệ thống hoá kiến thức của nhiều học sinh khi học các bài học về Hidrocacbon Nhiên liệu trong chương IV môn Hoá học lớp 9 còn rất yếu. Học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, khả năng vận dụng vào giải bài tập phần Hidrocacbon còn thấp. Học sinh chưa có phương pháp học tập đúng, chưa tích cực chủ động trong học tập. Hầu hết giáo viên chỉ trình bày cấu trúc bài học theo mô hình sách giáo khoa in sẵn, chưa hướng dẫn học sinh cách hệ thống hoá kiến thức một cách logic dễ nhớ dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao. Là giáo viên làm thế nào để học sinh tự học, tự ghi nhớ được hệ thống kiến thức một cách nhanh nhất, hào hứng nhất, sáng tạo nhất. Chính vì vậy giải pháp của tôi là hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức các bài học thuộc chủ đề Hidrocacbon trong môn hoá học 9 về các kiến thức cơ bản như tính chất vật lý, cấu tạo phân tử, tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế…để học sinh ghi nhớ, ôn tập các mạch kiến thức đã học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 9A2 và 9A1 trường THCS Thạnh Bình, huyện Tân Biên. Lớp 9A2 là lớp thực nghiệm và lớp 9A1 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài về Hidrocacbon . Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,35; điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng là 5,9. Kết quả kiểm chứng TTest cho thấy p=0,00018 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức các bài học về Hidrocacbon trong chương IV môn Hoá học 9 sẽ giúp học sinh lớp 9A2 nâng cao kết quả học tập đã được kiểm chứng. 2. GIỚI THIỆU: 2.1. Hiện trạng, nguyên nhân: Qua thực tế giảng dạy, vẫn còn một số đông học sinh lười suy nghĩ, học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc, chưa rèn luyện kĩ năng tư duy. Học sinh chỉ học nội dung nào biết nội dung đó, chưa có sự liên kết kiến thức với nhau. Phần lớn học sinh đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình, dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao. Vì vậy học sinh chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống dẫn đến kết quả học tập còn rất thấp. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã hướng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy để học sinh ghi nhớ các kiến thức trọng tâm, cơ bản cần chốt lại của bài học. Với cách làm này rèn luyện cho bộ não các em hướng dần tới cách suy nghĩ logic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm điều mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết vẽ ra theo ngôn ngữ của mình, việc sử dụng bản đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não giúp học sinh học tập một cách tích cực, là biện pháp hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Giúp nâng cao kết quả học tập phần Hidrocacbon trong chương IV “Hidrocacbon Nhiên liệu” môn Hoá học 9 ở lớp 9A2. 2.2. Giải pháp thay thế: Sau khi học xong mỗi bài trong chương IV Hidrocacbon Nhiên liệu đến phần tổng kết bài học giáo viên cho các nhóm học sinh lớp 9A2 tự vẽ bản đồ tư duy trên giấy A0 hoặc trên bảng phụ bằng bút chì màu, bút lông hay phấn màu... để hệ thống hoá nội dung chính của bài học giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức trọng tâm của bài học. Khi hướng dẫn học sinh phần tự học ở nhà, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh về học bài bằng cách tự hệ thống hoá kiến thức bài học theo sơ đồ tư duy của riêng mình. Giúp nâng cao kết quả học tập phần Hidrocacbon trong chương IV “ Hidrocacbon Nhiên liệu” môn Hoá học lớp 9. Tham khảo: trong quá trình lập đề cương và nghiên cứu tôi đã đọc và tìm hiểu một số tài liệu về phương pháp giảng dạy liên quan: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở của Bộ giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản giáo dục Bản đồ tư duy một công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường hiệu quả, dễ thực hiện của TS Trần Đình Châu, Bộ giáo dục và

Trang 3

Tên đề tài: " Nâng cao kết quả học tập lớp 9A 2 môn Hóa học trường THCS Thạnh Bình thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy".

Người nghiên cứu: Trần Vũ Yên Trang.

Đơn Vị : Trường THCS Thạnh Bình, Tân Biên, Tây Ninh.

1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI:

Giáo dục có ảnh hưởng đến công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xãhội của đất nước Vì thế Đảng và nhà nước ta luôn luôn đặt giáo dục là quốcsách hàng đầu Giáo dục phải luôn đi trước một bước so với sự phát triển của

xã hội, do vậy giáo dục phải không ngừng đổi mới Trong những năm gầnđây, Bộ giáo dục và đào tạo đã không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ cho giáo viên về mục tiêu, chương trình sách giáo khoa và những phươngpháp dạy học tích cực

Lược đồ tư duy (hay bản đồ tư duy, sơ đồ tư duy, ) là một công cụgiúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học; giúp học sinh học tập tích cực,lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú và hiệu quả

Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy việc hệ thống hoákiến thức của nhiều học sinh khi học các bài học về Hidrocacbon - Nhiênliệu trong chương IV môn Hoá học lớp 9 còn rất yếu Học sinh ghi nhớ kiếnthức một cách máy móc, khả năng vận dụng vào giải bài tập phầnHidrocacbon còn thấp Học sinh chưa có phương pháp học tập đúng, chưatích cực chủ động trong học tập Hầu hết giáo viên chỉ trình bày cấu trúc bàihọc theo mô hình sách giáo khoa in sẵn, chưa hướng dẫn học sinh cách hệthống hoá kiến thức một cách logic dễ nhớ dẫn đến hiệu quả học tập chưacao Là giáo viên làm thế nào để học sinh tự học, tự ghi nhớ được hệ thốngkiến thức một cách nhanh nhất, hào hứng nhất, sáng tạo nhất Chính vì vậy

Trang 4

giải pháp của tôi là hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thốnghoá kiến thức các bài học thuộc chủ đề Hidrocacbon trong môn hoá học 9 vềcác kiến thức cơ bản như tính chất vật lý, cấu tạo phân tử, tính chất hoá học,ứng dụng, điều chế…để học sinh ghi nhớ, ôn tập các mạch kiến thức đã học.

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 9A2

và 9A1 trường THCS Thạnh Bình, huyện Tân Biên Lớp 9A2 là lớp thựcnghiệm và lớp 9A1 là lớp đối chứng Lớp thực nghiệm được thực hiện giảipháp thay thế khi dạy các bài về Hidrocacbon Kết quả cho thấy tác động đã

có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm đãđạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng Điểm bài kiểm tra sau tácđộng của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,35; điểm bài kiểm tra sautác động của lớp đối chứng là 5,9 Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấyp=0,00018 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình củalớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điều đó chứng minh rằng sử dụng sơ đồ

tư duy hệ thống hoá kiến thức các bài học về Hidrocacbon trong chương IVmôn Hoá học 9 sẽ giúp học sinh lớp 9A2 nâng cao kết quả học tập đã đượckiểm chứng

2 GIỚI THIỆU:

2.1 Hiện trạng, nguyên nhân: Qua thực tế giảng dạy, vẫn còn một

số đông học sinh lười suy nghĩ, học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần lànhớ kiến thức một cách máy móc, chưa rèn luyện kĩ năng tư duy Học sinhchỉ học nội dung nào biết nội dung đó, chưa có sự liên kết kiến thức vớinhau Phần lớn học sinh đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách

tự ghi chép để lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình, dẫn đến hiệuquả học tập chưa cao Vì vậy học sinh chưa phát triển được tư duy logic và

tư duy hệ thống dẫn đến kết quả học tập còn rất thấp

Trang 5

Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã hướng dẫn họcsinh hệ thống hoá kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy để học sinh ghi nhớcác kiến thức trọng tâm, cơ bản cần chốt lại của bài học Với cách làm nàyrèn luyện cho bộ não các em hướng dần tới cách suy nghĩ logic, mạch lạc vàcũng là cách giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm điều mà do chính mình

tự suy nghĩ, tự viết vẽ ra theo ngôn ngữ của mình, việc sử dụng bản đồ tưduy huy động tối đa tiềm năng của bộ não giúp học sinh học tập một cáchtích cực, là biện pháp hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệuquả Giúp nâng cao kết quả học tập phần Hidrocacbon trong chương IV

“Hidrocacbon - Nhiên liệu” môn Hoá học 9 ở lớp 9A2

2.2 Giải pháp thay thế: Sau khi học xong mỗi bài trong chương

IV "Hidrocacbon - Nhiên liệu" đến phần tổng kết bài học giáo viên cho cácnhóm học sinh lớp 9A2 tự vẽ bản đồ tư duy trên giấy A0 hoặc trên bảng phụbằng bút chì màu, bút lông hay phấn màu để hệ thống hoá nội dung chínhcủa bài học giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức trọng tâm của bài học.Khi hướng dẫn học sinh phần tự học ở nhà, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh

về học bài bằng cách tự hệ thống hoá kiến thức bài học theo sơ đồ tư duycủa riêng mình Giúp nâng cao kết quả học tập phần Hidrocacbon trongchương IV “ Hidrocacbon - Nhiên liệu” môn Hoá học lớp 9

Tham khảo: trong quá trình lập đề cương và nghiên cứu tôi đã đọc

và tìm hiểu một số tài liệu về phương pháp giảng dạy liên quan:

- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở củaBộgiáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản giáo dục

- Bản đồ tư duy một công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lý

nhà trường hiệu quả, dễ thực hiện của TS Trần Đình Châu, Bộ giáo dục và

Trang 6

đào tạo và TS Đặng Thu Thuỷ, Viện Khoa học Giáo Dục Việt Nam NguồnInternet;

- Bài 2: Thiết kế, sử dụng BĐTD trong dạy học một số môn học của

Bộ giáo dục và đào tạo dự án phát triển giáo dục THCS II

- Bài Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người

giáo viên của tác giả Đào Thái Lai, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

- Báo cáo chuyên đề: Đổ i mới phương pháp dạy học, ứng dụng bản

đồ tư duy vào dạy học của cô Võ Thị Thu Cúc Sở giáo dục và đào tạo Tây

Ninh

- Sơ đồ tư duy trong dạy và học Hoá Học của tác giả Cao Thị

Phương Chi , Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam

- Ngoài ra tôi còn tham khảo nội dung của các bài giảng điện tử trênthư viện trực tuyến Violet

2.3 Vấn đề nghiên cứu: Việc hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư

duy hệ thống hoá kiến thức các bài học về Hidrocacbon có giúp học sinh lớp9A2 trường THCS Thạnh Bình nâng cao kết quả học tập phần Hidrocacbontrong chương IV môn Hoá học lớp 9 không?

2.4 Giả thuyết nghiên cứu: Có sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống hoá

kiến thức các bài học về Hidrocacbon trong chương IV môn Hoá học 9 sẽgiúp học sinh lớp 9A2 trường THCS Thạnh Bình nâng cao kết quả học tập

3 PHƯƠNG PHÁP:

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Tôi lựa chọn hai lớp 9A2 (lớp thực nghiệm) và lớp 9A1 (lớp đốichứng) của trường THCS Thạnh Bình, Tân Biên do tôi trực tiếp giảng dạylàm đối tượng có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài khoa học ứngdụng của tôi

Trang 7

* Học sinh hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiềuđiểm tương đồng nhau về ý thức học tập và thành tích học tập Cụ thể nhưsau:

3.2 Thiết kế nghiên cứu:

Tôi chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 9A2 là lớp thực nghiệm vàlớp 9A1 là lớp đối chứng Trước khi tiến hành nghiên cứu tôi đã sử dụng kếtquả kiểm tra học kỳ I của 2 lớp 9A2 và lớp 9A1 dùng làm kết quả kiểm tratrước tác động (nội dung đề kiểm tra xem phần phụ lục) Kết quả kiểm tracho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó tôi dùng phépkiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bìnhcủa 2 lớp trước khi tác động

Kết quả: Bảng 1: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương

Trang 8

P = 0,43 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình củahai lớp thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi làtương đương

Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2):

Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu

6,86

ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập

3.3 Quy trình nghiên cứu:

* Chuẩn bị bài của giáo viên:

- Khi giảng dạy ở lớp đối chứng (lớp 9A1) : Tôi thiết kế kế hoạchbài học không sử dụng sơ đồ tư duy ở phần tổng kết bài, quy trình chuẩn

bị bài như bình thường, giáo viên chỉ hệ thống kiến thức bằng các câu hỏitheo các đề mục sách giáo khoa của bài học

- Khi giảng dạy ở lớp thực nghiệm (lớp 9A2): Tôi thiết kế kếhoạch bài học có sử dụng phần mềm imindmap v4.0 để vẽ sơ đồ tư duy ởphần tổng kết bài, đồng thời tôi yêu cầu học sinh các nhóm chuẩn bị giấy

A0, bút lông hoặc bút chì màu hay phấn màu và bảng nhóm của mỗi tổtrong lớp, cho các nhóm hoạt động nhóm khoảng 5 phút để hệ thống kiến

Trang 9

thức trọng tâm đã học của bài và thuyết trình sơ đồ tư duy trước lớp, sau

đó học sinh trong lớp cùng nhận xét, bổ sung và cuối cùng là đối chiếuvới sơ đồ tư duy do giáo viên lập ra của từng bài học về Hidrocacbon Phần hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, tôi yêu cầu học sinh ôn kiến thứcbài đã học bằng cách hệ thống lại kiến thức theo sơ đồ tư duy và chuẩn bịbài mới cũng theo sơ đồ tư duy của riêng mình, học sinh có thể tự điềnnhững hình ảnh yêu thích của mình vào phần minh hoạ cho phần chữ…tạo những nét riêng cho cá nhân mình giúp học sinh dễ nhớ bài học Khi

tự ghi theo cách hiểu của mình, học sinh sẽ chủ động hơn, tích cực họctập và ghi nhớ bền vững hơn, dễ mở rộng, đào sâu ý tưởng Mỗi ngườighi theo một cách khác nhau, không rập khuôn máy móc, phát huy đượctính sáng tạo của người học Giúp người học luôn có niềm vui trước “ sảnphẩm kiến thức hội hoạ” do tự mình làm ra Vì vậy học sinh vận dụngvào bài tập hiệu quả hơn

Một số sơ đồ tư duy của các nhóm học sinh sau khi học xong cácbài về Hidrocacbon ( Minh hoạ ở phần phụ lục)

* Tiến hành dạy thực nghiệm:

Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạyhọc của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan Cụthể:

Bảng 3: Thời gian thực nghiệm

Trang 10

3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu.

Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra học kỳ I sau khi học xongchương trình học kỳ I

Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15 phút sau khi học xongcác bài "Metan", "Etilen", "Axetilen", "Benzen", "Dầu mỏ và khí thiênnhiên", "Nhiên liệu" trong chương IV “ Hidrocacbon - Nhiên liệu” do tôi vàmột giáo viên dạy môn Hoá học trong tổ khoa học Tự Nhiên của trườngtham gia thiết kế nhằm đảm bảo tính khách quan (nội dung của đề xem phầnphụ lục) Bài kiểm tra sau tác động gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm trong đó có

4 câu hỏi ở mức 1, 3 câu hỏi ở mức 2, 3 câu hỏi ở mức 3

* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:

Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên chúng tôi tiến hành bàikiểm tra 15 phút (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục)

Sau đó tôi cùng một giáo viên dạy Hoá trong tổ khoa học Tự Nhiêncủa trường tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng (nhằm đảm bảo tínhkhách quan trong chấm bài kiểm tra)

4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN:

4.1 Phân tích dữ liệu và kết quả

Sau khi tiến hành kiểm tra, chấm bài, tôi tiến hành phân tích dữ liệutôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm sốtrung bình của 2 lớp sau khi tác động và thu được kết quả như bảng 4

Bảng 4 So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Trang 11

Điểm trung bình 6,86 8,47

Chênh lệch giá trị TB chuẩn

(SMD)

1,12

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 lớp trước tác động là tươngđương Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Testcho kết quả P = 0,000038 cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB lớp thực

nghiệm và lớp đối chứng có ý nghĩa Nói cách khác, chênh lệch kết quả

điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình lớp đối chứng làkhông ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động

Theo tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

12 , 1 43

Giả thuyết của đề tài “Sử

dụng sơ đồ tư duy hệ thống

hoá kiến thức các bài học về

Hidrocacbon trong chương

IV “ Hidrocacbon - Nhiên

liệu” môn Hoá học 9 sẽ

giúp học sinh lớp 9A2 nâng

Trước TĐ Sau TĐ

Lớp đối chứng

Lớp thực nghiệm

Hình 1 Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động

của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Trang 12

4.2 Bàn luận:

Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là TBC=8,47, kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng là TBC = 6,86 Độchênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,12; Điều đó cho thấy điểm TBC củahai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tácđộng có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD =1,12 Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rat lớn

Phép kiểm chứng T-Test ĐTB sau tác động của hai lớp làp=0,000038 < 0,005 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hainhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, và kết quả tốt hơnthuộc về nhóm thực nghiệm

Các minh chứng trên đã khẳng định : Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thốnghoá kiến thức các bài học về Hidrocacbon trong chương IV “Hidrocacbon -Nhiên liệu” môn Hoá học 9 sẽ giúp học sinh lớp 9A2 nâng cao kết quả họctập

* Hạn chế:

Nghiên cứu này giáo viên hướng dẫn học sinh lớp 9 sử dụng sơ đồ

tư duy để hệ thống hoá kiến thức trong học tập môn Hoá học lớp 9 là mộtgiải pháp rất tốt Nhưng trong quá trình vận dụng cần lưu ý:

+ Lập lược đồ tư duy quá phức tạp, cầu kỳ sẽ làm mất đi những ưuđiểm vốn có và gây khó khăn hơn trong việc ghi nhớ

+ Lược đồ tư duy là sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhómhọc sinh đều có chung một kiểu Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh

Trang 13

về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức; khôngnên góp ý về kiểu sơ đồ

+ Do đặc điểm của lược đồ tư duy nên người thiết kế phải chọn lọcthông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để “ghi” thông tin cần thiết và logic nhất.Tránh vẽ quá cầu kì những hình ảnh không cần thiết hoặc quá sơ sài không

có thông tin (chỉ ghi các đề mục trong bài học)

+ Hóa học là một môn học thực nghiệm nên khi áp dụng lược đồ tưduy phải kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác để có tính khảthi hơn Nếu thực hiện nó một cách đơn điệu sẽ rất dễ gây nhàm chám vàhiệu quả dạy – học không cao

5 KẾT LUẬN VÀ khuyẾn NGHỊ:

5.1 Kết luận:

Việc hướng dẫn học sinh lớp 9A2 trường THCS Thạnh Bình,Tân Biên sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức các bài học vềHidrocacbon trong chương IV “Hidrocacbon - Nhiên liệu” môn Hoá học lớp

9, thay thế cho việc học tập theo các đề mục sách giáo khoa một cách máymóc, theo hướng thuyết trình là chủ yếu, đã nâng cao hiệu quả học tập củahọc sinh một cách rõ rệt

5.2 Khuyến nghị

Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm chỉ đạo hoạt độngchuyên môn của môn Hoá học Khuyến khích và động viên giáo viên ápdụng công nghệ thông tin vào dạy học

Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểubiết về công nghệ thông tin, quan tâm đến kiến thức cũng như kỹ năng vậndụng kiến của học sinh trong vấn đề giải bài tập

Trang 14

Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồngnghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên môn Hoá học cấpTHCS có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học nhằm gây hứng thú họctập và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bản đồ tư duy một công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà

trường hiệu quả, dễ thực hiện của TS Trần Đình Châu, Bộ giáo dục và

Trang 15

đào tạo và TS Đặng Thu Thuỷ, Viện Khoa học Giáo Dục Việt Nam.Nguồn internet;

- Bài: Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người giáo

viên của tác giả Đào Thái Lai, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

- Báo cáo chuyên đề: Đổ i mới phương pháp dạy học, ứng dụng bản đồ

tư duy vào dạy học của cô Võ Thị Thu Cúc Sở giáo dục và đào tạo

Tây Ninh

- Cao Thị Thặng – Lê Xuân Trọng - Ngô Văn Vụ , Hoá học 9, Trang113- 122 Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

- Sơ đồ tư duy trong dạy và học Hoá Học của tác giả Cao Thị Phương

Chi , Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam

- Tài liệu tập huấn : Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo

viên THCS Dự án phát triển giáo dục THCS II - Bộ GD&ĐT.

- Tài liệu tập huấn : Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng NXB Đại

học quốc gia Hà Nội

- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở của Bộ giáodục và đào tạo, Nhà xuất bản giáo dục

- Mạng Internet: Thuvientailieu.bachkim.com; giaovien.net;Thuvienbaigiangdientu.bachkim.com

Trang 16

- Công thức phân tử công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của mê tan

- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối sovới không khí

- HS thực hiện thành thạo:

+ Viết PTHH dạng công thức phân tử và cơng thức cấu tạo thu gọn

1.3 Thái độ:

- Thói quen: GD HS yêu thích môn học

- Tính cách: Giáo dục học sinh hiểu được ứng dụng của metan

2 NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Cấu tạo, tính chất Metan

- HS cần biết do phân tử CH4 chỉ chứa các liên kết đơn nên phản ứngđặc trưng của Metan là phản ứng thế

3 CHUẨN BỊ:

Trang 17

3.1 Giáo viên: Mô hình phân tử metan (dạng đặc, dạng rỗng), H4.5,

H4.6 trang 114 SGK

- Hĩa chất: CH4, Ca(OH)2, Cl2, quỳ tím

3.2 Học sinh: Kiến thức

4 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.

4.2 Kiểm tra miệng:

Câu 1: Bài tập 4 trang 112 SGK (8đ)

Công thức a,c,d cơng thức cấu tạo rượu etylic

Công thức b,e cơng thức cấu tạo đimetyl ete

Câu 2: Em hãy dự đoán tính chất vật lí của Metan? (2đ)

Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí

4.3 Tiến trình bài học:

HOẠT ĐỘNG 1: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của Metan.

(Thời gian: 5’)

(1) Mục tiêu:

- Kiến thức: Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước,

tỉ khối so với không khí

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:

- Phương pháp: Thuyết trình

- Phương tiện:

(3) Các bước của hoạt động:

Hoạt Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất vật

Ÿ GV giới thiệu trạng thái tự nhiên của

metan và tranh về cách thu khí metan

trong bùn ao

Ÿ Trong tự nhiên, khí metan có nhiều

trong các mỏ khí (khí thiên nhiên)

Ÿ Trong các mỏ dầu (khí mỏ dầu hay khí

đồng hành)

Ÿ Trong các mỏ than (khí mỏ than), trong

bùn ao (khí bùn ao), trong khí biogas

I Trạng thái tự nhiên, tính

chất vật lí:

 Trạng thái tự nhiên: SGK

Trang 18

Ÿ Metan là chất khí, không màu, không

mùi, nhẹ hơn không khí (d = 1629 ), rất ít

tan trong nước

- Kỹ năng: Viết công thức phân tử và cơng thức cấu tạo

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:

- Phương pháp: Hợp tác nhóm nhỏ

- Phương tiện: Bộ mô hình phân tử

(3) Các bước của hoạt động:

Tìm hiểu về cấu tạo phân tử

Ÿ GV hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử

metan (dạng rỗng),

HS thực hiện theo nhóm

HS quan sát mô hình phân tử metan dạng

đặc và viết công thức cấu tạo của metan,

yêu cầu HS quan sát mô hình và rút ra

nhận xét về đặc điểm cấu tạo của metan

HS lớp nhận xét

GV nhận xét cho điểm

II Cấu tạo phân tử:

Công thức cấu tạo metan

H

H C H H

Ÿ Đặc điểm: trong phân tửmetan có 4 liên kết đơn C - H

HOẠT ĐỘNG 3: Tính chất hóa học của khí metan (Thời gian: 15’)

(1) Mục tiêu:

- Kiến thức: Tác dụng với clo (phản ứng thế), với oxi (phản ứng cháy)

- Kỹ năng: Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình

- Phương tiện: H 4.5-H 4.6/114 SGK; CH4, Ca(OH)2, Cl2, quỳ tím

(3) Các bước của hoạt động:

Tính chất hóa học của khí metan III Tính chất hóa học của khí

Trang 19

Ÿ Cho HS quan sát thí nghiệm đốt cháy

GV giới thiệu: Phản ứng đốt cháy khí

metan tỏa nhiều nhiệt, vì vậy ta dùng

metan làm nhiên liệu

Hỗn hợp 1 thể tích khí CH4 và 2 thể tích

khí O2 là hỗn hợp nổ mạnh (1VCH 4: 2VO 2)

Ÿ GV thí nghiệm cho cả lớp quan sát

Đưa bình có chứa hỗn hợp khí metan và

Clo vào phần có ánh sáng, sau 1 thời gian

cho nước vào bình, lắc nhẹ rồi thử bằng

giấy quỳ tím HS nêu hiện tượng và rút ra

nhận xét

Màu vàng nhạt của Clo mất đi (chứng tỏ

có phản ứng sinh ra)

Hiện tượng: Giấy quỳ tím chuyển sang

màu đỏ vì sản phẩm khi tan vào trong

nước tạo thành dung dịch axit

Phản ứng giữa Metan và Clo thuộc loại

phản ứng gì ?

Nhìn chung các hợp chất Hiđrocacbon chỉ

có liên kết đơn trong phân tử đều có phản

CH4 + Cl2askt CH3Cl + HCl.Metan Metylclorua Phản ứng giữa metan và Clothuộc loại phản ứng thế

HOẠT ĐỘNG 4: Ứng dụng của metan (Thời gian: 5’)

(1) Mục tiêu:

- Kiến thức: Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đờisống và sản xuất

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp

Trang 20

- Phương tiện:

(3) Các bước của hoạt động:

Ứng dụng của metan

HS đọc SGK và nêu:

-Làm nhiên liệu trong đời sống, sản xuất

- Là nguyên liệu để điều chế Hiđro theo

- Trình bày kiến thức về Metan thơng qua bản đồ tư duy

- HS thảo luận theo nhĩm trong 5 phút

- GV cho 1 nhĩm HS đại diện báo cáo, nhĩm khác nhận xét

- GV nhận xét, chấm điểm (nếu cĩ)

5.2 Hướng dẫn học tập:

* Đối với bài học tiết này:

- Học bài

- Làm các bài tập 1,2,3,4 trang 116 SGK

- Thực hiện lại bản đồ tư duy trên giấy A4 (cá nhân), trên giấy A0 hoặc

tờ bìa cứng (nhĩm) tiết sau mang theo nộp lại cho GV

* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

- Chuẩn bị : Bài "Etilen" soạn và xem trước các kiến thức tính chất

vật lí, cấu tạo phân tử và tính chất hóa học, ứng dụng của Etilen

6 PHỤ LỤC: SGK, SGV

Trang 21

Bản đồ tư duy bài Metan:

CH4 + 2O2 CO t 2 + 2H2O

0

á.sáng

CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl

Trang 22

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo Etilen

- Tính chất hóa học: Phản ứng cộng Brôm trong dung dịch, phản ứngtrùng hợp tạo ra PE, ancol (rượu) etylic, axit axetic

- Ứng dụng: Làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol (rượu) etylic,axit axetic

- HS thực hiện thành thạo:

+ Viết PTHH dạng công thức phân tử và cơng thức cấu tạo thu gọn

1.3 Thái độ:

- Thói quen: Giáo dục HS yêu thích môn học

- Tính cách: Giáo dục học sinh hiểu được ứng dụng của Etilen

2 NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Cấu tạo và tính chất của Etilen

- HS cần biết do phân tử Etilen có chứa 1 liên kết đôi trong đó có 1liên kết kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng và phảnứng trùng hợp (thực chất là một kiểu phản ứng cộng liên tiếp nhiều phântử Etilen)

Ngày đăng: 10/06/2015, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w