Cuộc chơi thiếu bình đẳng giữa truyền thông và giáo dục Chúng tôi từng đi tham quan, tìm hiểu, học hỏi về mô hình giáo dục của gần 20 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc v.v…nhưng thú thật chưa có ở một quốc gia nào Giáo dục được lên báo nhiều như ở Việt Nam! Báo chí “can thiệp” sâu vào từng trường học, từng hành vi của nhà giáo, đưa từng cái tin “nhỏ như con thỏ” lên báo đài bất cứ lúc nào! Hiếm có quốc gia nào mà trường học thu thêm 5 ngàn đồng cũng bị đưa lên báo như ở Việt Nam . Nhiều người lâu nay có thói quen phê phán đủ thứ chuyện về Giáo dục. Điều đó cũng một phần do chính bản thân ngành này có những sai sót, vi phạm v.v… Tuy nhiên, chính sự yếu kém về truyền thông của ngành Giáo dục đã làm cho hình ảnh của ngành chưa đẹp trước công luận, cái khó không ló ra được cái khôn, làm cho xã hội không có sự đồng cảm, chia sẻ với Giáo dục vì thiếu thông tin… Chính sự thiếu công khai kịp thời đúng lúc đã làm cho xã hội đánh giá ngành Giáo dục thiếu…minh bạch. Cứ mỗi lần đến ngày khai trường, báo đài cả nước lại nhao nhao lên về chuyện các trường “tận thu”, “lạm thu”…nhưng thực tế thì sao? Chúng tôi xin nêu kết quả của “một giờ làm hiệu trưởng” để thấy viết báo dễ hơn làm hiệu trưởng nhiều lắm! Chúng tôi thường nói với phóng viên của mình rằng “hãy đi làm hiệu trưởng 1 tuần lễ rồi hãy viết bài về nhà trường”. Một tờ báo luôn “chiếu tướng” trường Đại học Công nghiệp TPHCM vì cho rằng trường này là trường công lập nhưng có nhiều khỏan thu ngòai quy định. Thế nhưng, nếu phóng viên chịu khó viết đúng như thông tin được nhà trường cung cấp thì xã hội sẽ có cái nhìn thiện cảm chính xác về nhà trường. Thực tế, mỗi năm trường này thu được kinh phí khỏang 12 tỉ đồng nhưng chỉ riêng chi phí cấp học bổng, miễn giảm học phí cho sinh viên đúng chính sách quy định đã mất gần 14 tỉ đồng Cơn đại dịch cúm A/H1N1 lên cao điểm đúng vào dịp các trường chuẩn bị khai giảng năm học mới. Mỗi trường ở TPHCM được cấp phát 6,5kg Chloramine B. Chúng ta dễ dàng tính được dung tích dung dịch có được sau khi pha với tỉ lệ 1% là 650 lít. Theo quy chuẩn phòng dịch hiện nay, mỗi ngày phải lau sàn nhà 2 lần vào buổi trưa và buổi chiều thì số thuốc trên chỉ đủ cho một trường học có 50 phòng học tiêu chuẩn (mỗi phòng chứa được 35-45 em) sử dụng tiếtkiệm trong 2 buổi mà thôi! Để duy trì việc phòng dịch thường xuyên, các trường đều phải tự mua thêm Chloramine B với giá 100 ngàn đồng/kg.Đó là chưa kể phải trang bị khẩu trang, găng tay y tế, dụng cụ cặp nhiệt mỗi lớp 1 cái để “đón lõng” từng người ngay từ cổng trường mỗi ngày cho đến khi không còn dịch cúm. Chi phí cơ bản cho lần trang bị đầu tiên này ở mỗi trường học không dưới 30 triệu đồng. Các trường sẽ lấy đâu ra tiền trang trải cho khoản này? Phụ huynh thì cho rằng có thể sử dụng khoản tiền thu từ cơ sở vật chất hoặc vệ sinh phí mà Sở GD-ĐT TPHCM cho phép bằng công văn số 1649/GDĐT, ví dụ ở bậc Tiểu học 2 khoản này lần lượt mỗi năm là 30 ngàn và 45 ngàn đồng/HS. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngành Giáo dục-mà cụ thể là những người trực tiếp quản lý các cở sở trường học khá chật vật với số tiền được thu ít ỏi nêu trên mà phải chi tiêu với đủ thứ đề mục như: xà bông, thuốc tẩy, chổi, thuốc xịt diệt muỗi (2 lần/tháng), diệt chuột hằng tháng, thuê thêm nhân công làm vệ sinh mỗi ngày (theo định biên của ngành GD, mỗi cơ sở trường học chỉ có 1-2 lao công phục vụ cho trên 1 ngàn học sinh!).Với một trường có 1 ngàn HS, thu được mỗi năm (nếu thu đủ 9 tháng) khoảng 75 triệu đồng,nhưng 3 tháng hè không thu được tiền mà vẫn phải chi thì bình quân mỗi tháng có được khoảng hơn 6 triệu đồng từ nguồn thu cơ sở vật chất và vệ sinh phí.(Tức là mỗi ngày, trường học này có được khoảng 208 ngàn đồng nhưng mỗi buổi mất đứt hơn 300 ngàn đồng tiền thuốc phòng dịch cúm.) Thử hỏi nhà trường sẽ dựa vào ai, dựa vào đâu để hoàn thành việc chống cúm A/H1N1? Vì sinh mệnh của con em, vì sự an toàn của mỗi người trong trường học, các trường phải vận động thu thêm- dù biết là không được phép- để trang trải mọi việc hợp lý đã nêu trong khi chờ kinh phí của ngành y tế hay của cấp trên. Khi giấy in lên giá, lập tức báo chí phải tăng giá bán. Nhà xuất bản Giáo dục cũng phải tăng giá sách vì cái sự lên giá giấy này. Khi giá giấy xuống, người ta chỉ thấy báo đài “mắng nhiếc” việc sách giáo khoa lên giá mà không chịu xuống giá chứ có ai lên án việc báo lên giá đâu! Công khai trong truyền thông để xây dựng thương hiệu cho chính mình đã và đang là một yếu kém của ngành Giáo dục. Bị đối xử thiếu công bằng trong truyền thông cũng là một nỗi khổ của ngành Giáo dục. Thế nhưng ở chiều ngược lại, chính công tác truyền thông hướng nghiệp của ngành Giáo dục cho học sinh cả nước cũng đang rất yếu kém. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của ngành Giáo dục hiện nay rất hiện đại: mạng internet về đến tận trường trung học. Thế nhưng sử dụng mạng này hiệu quả thì chưa thấy. Tại sao học sinh lớp 9 hoặc lớp 12 chúng ta mỗi tuần không có một tiết học hướng nghiệp trực tuyến sinh động trên mạng như đang ngồi trước chương trình truyền hình trực tiếp chẳng hạn? Đó là những trăn trở đeo dính lấy một người làm báo chuyên về Giáo dục như tôi. VĨNH THẮNG (Trưởng ban Giáo dục - Thanh niên báo Thanh Niên) . Cuộc chơi thiếu bình đẳng giữa truyền thông và giáo dục Chúng tôi từng đi tham quan, tìm hiểu, học hỏi về mô hình giáo dục của gần 20 quốc gia ở châu Á, châu. trong truyền thông để xây dựng thương hiệu cho chính mình đã và đang là một yếu kém của ngành Giáo dục. Bị đối xử thiếu công bằng trong truyền thông cũng là một nỗi khổ của ngành Giáo dục. Thế. hội không có sự đồng cảm, chia sẻ với Giáo dục vì thiếu thông tin… Chính sự thiếu công khai kịp thời đúng lúc đã làm cho xã hội đánh giá ngành Giáo dục thiếu minh bạch. Cứ mỗi lần đến ngày khai