Trong y học cổ truyền dân tộc dùng nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật như ngảicứu, ích mẫu, mã đề, tía tô, kinh giới… Tây y có nhiều thứ thuốc được chiết xuất từ nguyên liệu thực vật n
Trang 2Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN 1 : THỰC VẬT ĐẠI CƯƠNG 4
BÀI MỞ ĐẦU 4
Chương 1: TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT 9
A TẾ BÀO THỰC VẬT 9
B MÔ THỰC VẬT 16
Chương 2 CƠ QUAN SINH TRƯỞNG 25
Bài 3 RỄ CÂY 25
Bài 4 THÂN CÂY 31
Bài 5 LÁ CÂY 38
Chương 3: CƠ QUAN SINH SẢN 47
Bài 6 HOA 47
Bài 7 QUẢ 58
Bài 8 HẠT 62
PHẦN 2 : PHÂN LOẠI THỰC VẬT 66
Chương 1 ĐẠI CƯƠNG PHÂN LOẠI THỰC VẬT 66
Chương 2 NGÀNH HẠT KÍN (ANGTOSPERMAE) 72
A LỚP NGỌC LAN 73
B LỚP HÀNH 98
ĐÁP ÁN CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm mục tiêu cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên Dược sĩ trung học tiếp thutốt môn Dược liệu, trên nền tài liệu do trường Trung học y tế Hải Dương biên soạn, chúngtôi đã hiệu chỉnh và bổ sung hoàn thành giáo trình Thực vật dược
Để dần có được một giáo trình một giáo trình sát với thực tế ứng dụng, chúng tôivẫn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn
Tổ môn Bào chế- Dược liệu- Quản lý dược
Trang 4PHẦN 1 : THỰC VẬT ĐẠI CƯƠNG
BÀI MỞ ĐẦUMỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Định nghĩa được môn thực vật học là gì
2 Trình bày được vai trò của thực vật trong thiên nhiên, ngành dược và con người
3 Nêu được các phần của môn thực vật và nội dung cơ bản của các phần đó
NỘI DUNG
1 Định nghĩa môn thực vật học
Thực vật học là một ngành chuyên nghiên cứu về các loài thực vật như: hình dạng,cấu tạo, cách sinh sống, sự phát triển và cách phân phối các loài thực vật trên trái đất
2 Sơ lược lịch sử môn thực vật
Lịch sử của môn thực vật học bắt đầu từ thời thượng cổ, từ khi loài người biết sửdụng các loại cây vào đời sống hằng ngày Những kinh nghiệm chỉ được truyền miệng
- Thế kỷ XI trước công nguyên, pho sách cổ Ấn Độ “Susruta” đã nói về 760 cây làmthuốc
- 460 – 377 trước công nguyên, Hipocrate, thầy thuốc danh tiếng của Hy Lạp, đã mô
tả 236 cây thuốc
- 384 – 322 trước công nguyên, Aristote đã viết sách thực vật học đầu tiên bằng tiếng
Hy Lạp
- 371 – 186 trước công nguyên, người học trò của Aristote là Theophraste đã tiếp tục
sự nghiệp của ông và được coi là người sáng lập môn thực vật học
- 79 – 24 trước công nguyên, nhà bác học Roma Plinus đã mô tả 100 cây trong cuốnVạn vật học
- 60 – 20 trước công nguyên, Dioscoride đã mô tả hơn 600 cây thuốc trong tác phẩm
“Materia medica”
- Césalpin (1519 – 1603) đã sắp xếp thực vật dựa vào tính chất của hạt cây
- Năm 1660, Bauhon đã mô tả tới 5200 cây
- Đến thế kỷ 17, nhờ phát minh ra kính hiển vi mà nhà vật lý học Hook ( người Anh)
đã tìm thấy tế bào thực vật đầu tiên vào năm 1665
- Năm 1672 Grew đã sáng lập ra môn giải phẫu thực vật, cùng với Malpighi tác giảcuốn “Anatomia Plantarum”
- Năm 1680, Leuwenhoeck đã nghiên cứu các sinh vật
- Tournefort (1656 – 1708) đã mô tả tới 18.000 loài thực vật và cách phân biệt câymột lá mầm và cây hai lá mầm
Trang 5- Đầu thế kỷ 18, Linné, người Thụy Điển (1708 – 1778) đã làm cho khoa học phânloại và hình thái thực vật phát triển nhanh chóng.
- Lamark (1774 – 1829) là tác giả thuyết tiến hóa
- Jussieu (1748 – 1836) lần đầu tiên xếp thực vật thành 100 họ cây
- Brown (1805 – 1877) đã chia cây hiển hoa thành cây hạt kín và cây hạt trần
- Decandolle (1805 – 1893) đã chia cây ẩn hoa thành cây ẩn hoa có mạch và cây ẩnhoa không mạch
- Năm 1856 Darwin đã xuất bản cuốn “ Nguồn gốc các loài” đặt cơ sở cho thuyết tiếnhóa của thực vật
- Đến thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 giáo sư Tchistiakop (người Nga) đã phát hiện sựphân gián của nhân tế bào
Nước ta với nền văn hóa lâu đời, nhân dân ta từ lâu cũng có kiến thức thực vật họckhá phong phú
- Thời các vua Hùng (2879 – 257 trước công nguyên), cha ông ta đã biết uống nướcvối, ăn gừng giúp tiêu hóa, ăn trầu để bảo vệ răng…
- Trong cuốn “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh ( năm 1471) đã nói đến 579 – 630cây được dùng làm thuốc
- Năm 1772, Hài Thượng Lãn Ông cho xuất bản “Lãn Ông tâm lĩnh” gồm 66 quyểnnói về y lý và dược liệu
- Năm 1859, Trần Nguyệt Phương cho xuất bản cuốn “Nam bang thảo mộc” nói về
100 cây được làm thuốc
- Từ năm 1954 đến nay có các sách về “Phân loại thực vật”, “Thực vật học” của VănChuyên, “Cây rừng Việt Nam’ của Lê Mộng Chân, “Thảm thực vật rừng” của TháiVăn Trùng, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi và hàng loạtsách về dược liệu, danh mục cây thuốc, đông y… do bộ, các viện, các trường xuấtbản dùng nghiên cứu và giảng dạy, học tập về thực vật
3 Vai trò của thực vật
3.1 Đối với thiên nhiên
Thực vật bao gồm các cây có diệp lục và không có diệp lục, đóng vai trò quan trọngđối với các sinh vật trên trái đất Giới sinh vật trong thiên nhiên họp thành sinh quyển gồmtất cả các động vật và thực vật tạo thành một khối lớn ước lượng khoảng 1014 tấn Nhưngkhông đáng kể so với khối lượng của giới vô sinh Các thực vật có ảnh hưởng lớn đối vớikhí quyển nhờ sự quang hợp
- Mỗi năm cây xanh hấp thu một lượng lớn khí carbonic trong khí quyển Trong thiênnhiên khí carbonic luôn được hình thành bởi sự hô hấp, đốt cháy, lên men, phuntrào núi lửa Nếu không có sự tiêu thụ khí carbonic do quang hợp nó sẽ tích lũy quánhiều, sinh vật sẽ ngạt thở Bằng hiện tượng quang hợp cây có diệp lục dùng CO2
của không khí, nước và muối khoáng hòa tan trong nước hấp thu được hấp thu từ rễ
Trang 6cây để tổng hợp nên những chất hữu cơ phức tạp như protid, glucid, lipid… Chínhnhờ các chất hữu cơ đó các sinh vật mới có chất dinh dưỡng để sinh sống và conngười đã biết sử dụng biết bao sản phẩm từ thực vật như rau xanh, tinh bột đườngcao su, gỗ, chè, cà phê… để phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
- Oxy (chiếm 21% trong không khí) sẽ bị cạn dần bởi sự hô hấp và đốt cháy nếukhông có cây xanh trả lại oxy cho không khí do quang hợp
- Quang hợp còn là nguồn duy nhất cung cấp chất hữu cơ chế tạo từ các chất vô cơ.Thức ăn, vật dùng, chúng ta nhận được của nông nghiệp, lâm nghiệp than đá, dầuhỏa… đều bắt nguồn từ thực vật
3.2 Đối với ngành dược
Từ lâu loài người đã biết sử dụng các cây cỏ hoang dại để làm thuốc chữa bệnh Tổtiên ta đã dùng Toa căn bản gồm các cây thuốc là: gừng, sả, chanh, cỏ tranh, rau má, cỏmần trầu, ké đầu ngựa, mơ tam thể, cỏ nhọ nồi, cam thảo nam và vỏ quýt để chữa một sốbệnh thông thường
Trong y học cổ truyền dân tộc dùng nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật như ngảicứu, ích mẫu, mã đề, tía tô, kinh giới…
Tây y có nhiều thứ thuốc được chiết xuất từ nguyên liệu thực vật như strychnintrong hạt mã tiền, morphin từ cây thuốc phiện, artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng…
Nhiều vị thuốc quý có giá trị kinh tế cao nguồn gốc cũng từ thực vật như nhân sâm,tam thất, đương quy, đại hồi…
Thực vật giúp ta định tên cây, nghiên cứu cấu tạo, kiểm tra chất lượng các nguyênliệu làm thuốc có nguồn gốc thực vật Từ đó có kế hoạch trồng trọt di thực và khai thác cáccây dùng làm thuốc chữa bệnh và xuất khẩu
3.3 Đối với đời sống con người
Thực vật cung cấp cho đời sống con người những sản phẩm sau:
- Dầu ăn, dầu công nghiệp, dầu làm thuốc
- Đường từ mía, củ cải
- Gia vị như: tiêu, thảo quả
- Nguyên liệu làm sợi dệt như: gai, lanh…
- Phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt như: cacao, chè, cà phê…
- Thực vật bậc thấp cung cấp cho ta giấm, rượu, nấm hương, mộc nhĩ…
4 Các phần của thực vật học
Môn thực vật được chia ra nhiều phần để nghiên cứu:
Trang 74.4 Hệ thống học thực vật
Chuyên nghiên cứu về cách sắp xếp các thực vật thành từng nhóm dựa vào hệ thốngtiến hóa của thực vật nên dễ nhớ đặc điểm của các cây, phương hướng nghiên cứu câythuốc và biết được sự tiến hóa chung của thực vật
4.5 Sinh thái học thực vật
Nghiên cứu quan hệ giữa thực vật với các yếu tố của môi trường xung quanh Mỗicây có hình dạng và cấu trúc để thích nghi với hoàn cảnh khác nhau như thổ nhưỡng, khíhậu, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng… để trồng và di thực cây thuốc
Câu 2 Pho sách cổ “Susruta” là của nước
Trang 8Câu 4 Darwin đã xuất bản quyển “ Nguồn gốc các loài” vào năm:
Câu 5 Tác giả quyển “ Nam dược thần hiệu” là:
Câu 6 Quyển “Cây rừng Việt Nam” là của tác giả:
Câu 7 Vai trò của thực vật:
Trả lời Đúng, Sai từ câu 8 đến câu 12
Câu 8 Quang hợp là nguồn duy nhất cung cấp chất hữu cơ từ chất vô cơ
Câu 9 Quyển “ Lãn Ông tâm lĩnh” nói về 579-630 cây dùng làm thuốc
Câu 10 Hình thái học thực vật là môn chuyên nghiên cứu cấu tạo vi học của cây
Câu 11 Sinh lý học thực vật chuyên nghiên cứu về các quá trình hoạt động, sinh trưởng của cây và sự tạo thành các hoạt chất trong cây thuốc
Câu 12 Chuyên nghiên cứu về cách sắp xếp các thực vật thành từng nhóm dựa vào hệ thống tiến hóa của thực vật nên dễ nhớ đặc điểm của các cây, phương hướng nghiên cứu cây thuốc và biết được sự tiến hóa chung của thực vật là môn Sinh thái học thực vật
Trang 9Chương 1: TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Nêu được định nghĩa, kích thước và hình dạng của tế bào
2 Trình bày được các phần chính của tế bào
3 Trình bày được sự sinh sản của tế bào
NỘI DUNG
1 Định nghĩa
Tế bào thực vật là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất cấu tạo nên những thực vật, làđơn vị giải phẫu và sinh lý của các thực vật Tế bào học là môn học chuyên nghiên cứu vềcác tế bào
2 Hình dạng và kích thước tế của tế bào
Cơ thể thực vật có khi chỉ cấu tạo bởi một tế bào gọi là cơ thể đơn bào (tảo lục)nhưng thông thường cơ thể thực vật cấu tạo bởi nhiều tế bào gọi là cơ thể đa bào
2.1 Hình dạng
Nếu ta cắt ngang một miếng thật mỏng bất kỳ một chỗ nào của cây, đem soi kínhhiển vi, ta thấy có nhiều ô nhỏ, mỗi ô là một tế bào
Các tế bào trong cây có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào từng loài và từng
mô thực vật như rong tiểu cầu, tế bào ruột bấc hình ngôi sao, còn đa số các tế bào có hìnhthoi, dài, nhiều cạnh…
2.2 Kích thước
Kích thước các tế bào thực vật biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các loàithực vật khác nhau Đa số tế bào có kích thước rất nhỏ bé, trung bình vài chục micromet( một micromet bằng một phần ngàn milimet) phải dùng kính hiển vi mới thấy được
Kích thước của tế bào mô phân sinh thực vật bậc cao là 10 – 30 micromet, vi khuẩnvào khoảng vài micromet, đối với virus thì kính hiển vi quang học cực mạnh cũng khôngphân biệt được Tuy vậy, cũng có những cây có tế bào lớn mà mắt thường ta có thể trôngthấy được như sợi Bông, tép bưởi, tép cam, tép chanh…
Tuy hình dạng và kích thước khác nhau nhưng cấu tạo tế bào như nhau
3 Các phần của tế bào
3.1 Tế bào chất
Tế bào chất là thành phần cơ bản của một tế bào, giúp tế bào sống và sinh trưởng
Tế bào chất bao gồm toàn bộ phần bên trong màng pecto - cellulose (không bao gồm thểnhân, ty thể, lạp thể, thể golgi, thể ribo, thể vùi và không bào)
3.1.1 Tính chất vật lý
Trang 10Tế bào chất là một khối đặc quánh, nhớt có tính đàn hồi, trong suốt, không màu,trông giống như lòng trắng trứng Tế bào chất không tan trong nước, khi gặp nhiệt độ 50 –
60oC chúng mất khả năng sống (trừ tế bào chất ở hạt khô, quả khô có thể chịu được nhiệt
độ tới 80 – 105oC)
3.1.2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của tế bào chất rất phức tạp và không ổn định Các nguyên tốchính là C, H, N, O và một số thành phần vi lượng như S, P, Mg, K, Na, Cl, Fe, Zn… Cácchất chính tham gia thành phần của chất tế bào là protid, lipid, glucid, nước chiếm khoảng
Là những tổ chức rất nhỏ bé chỉ gặp ở những tế bào có nhân điển hình, còn những
tế bào không có nhân điển hình thì không có tổ chức này
Ty thể có hình dạng rất biến thiên như hình hạt, hình sợi hay hình chuỗi hạt
Nhờ các enzyme, ty thể được coi là trung tâm hô hấp và nhà máy “năng lượng” của
tế bào Quá trình sinh lý đặc biệt này xảy ra nhờ sự hô hấp oxy, giải phóng CO2 và nước,cùng với những năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của tế bào
3.2.2 Lạp thể
Là những thể sống chỉ có ở những tế bào thực vật có diệp lục Tùy theo bản chất cácchất màu, người ta phân lạp thể ra làm ba loại:
Lạp lục: có màu xanh lục có vai trò đồng hóa ở cây xanh và tảo Lục lạp kích thước
rất nhỏ, khoảng 4 – 10 micromet Ở thực vật bậc cao, lục lạp có dạng hình cầu, hình bầudục, hình thấu kính hay hình thoi Ở tảo, lạp lục dưới dạng khác nhau gọi là thể sắc; Cácthể sắc này có thể là hình xoắn trôn ốc như ở tảo hoa, hình ngôi sao như ở tảo sao hoặchình mạng ở tảo sinh đốt…
Lạp màu: là thể lạp có màu vàng, da cam, đỏ, tím… Tạo ra cho cánh hoa, quả, lá, rễ
cây những màu sắc khác màu xanh của diệp lục Lạp màu có hình dạng rất khác nhau nhưhình cầu, hình thoi, hình dấu phẩy hay hình khối nhiều mặt… Chức năng chính của lạpmàu là quyến rũ sâu bọ để thực hiện sự thụ phấn cho hoa và lôi cuốn các loài chim thựchiện sự phát tán quả và hạt
Lạp không màu: là thể lạp nhỏ không có màu và thường gặp ở những cơ quan
không màu của thực vật bậc cao như hạt, rễ củ Lạp không màu có dạng hình cầu, hình bầudục, hình tròn, hình thoi hay hình que… Lạp không màu là nơi đúc tạo tinh bột vì cácglucid hòa tan trong tế bào chất thường kéo đến lạp không màu rồi tích lũy dưới dạng tinhbột
3.2.3 Thể golgi
Trang 11Là những mạng đặc biệt nằm trong tế bào chất Thể golgi cấu tạo bởi những mạnghình đĩa dẹt hay các tấm bẹt, mỗi tấm chứa 5 – 10 túi Ở đầu mỗi tấm có một số bong bóngnhỏ và phía bề mặt nhiều bong bóng lớn hơn Thể golgi có vai trò quan trọng trong việctạo màng khung của tế bào thực vật.
3.2.4 Thể ribo (riboxom)
Là những hạt hình cầu nhỏ chứa nhiều acid ribonucleic Nó tồn tại trong tế bào dướidạng tự do hay dạng chuỗi nhỏ (5 – 10 ribo) gọi là polyxom Các chuỗi polyxom có vai tròquan trọng trong quá trình tổng hợp protid
Kích thước tế bào từ 5 – 10 micromet Ở các tế bào non nhân chiếm 1/3 tế bào, còn
tế bào già tỷ lệ nhỏ hơn
Ở tế bào non nhân nằm giữa, tế bào già nhân thường bị dồn sát vào màng tế bào
3.3.2 Tính chất hóa học
Nhân chứa 80% là protein, 10% ADN (acid desoxyribonucleic), 3,7% ARN (acidribonucleic), 5% phosphor – lipid và 1,3% là ion kim loại, trong đó AND, ARN quyết địnhvai trò sinh lý của nhân
3.3.3 Tính chất sinh lý
- Duy trì và truyền các thông tin di truyền
- Nhân đóng vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào, có nhiệm vụ lớn trong sựtrao đổi chất và tham gia các hiện tượng tổng hợp của tế bào
- Nhân giúp cho tế bào lông hút của rễ cây hấp thụ thức ăn
- Nhân có tác dụng với sự tạo thành màng tế bào, nhân đến chỗ nào thì màng tế bàodày lên Khi màng tế bào bị rách, nhân làm vết thương thành sẹo
- Nhân đóng vai trò lớn trong việc điều hòa các sản phẩm của sự quang hợp như tạothành tinh bột
Tóm lại đời sống của chất tế bào không có nhân, không sống kéo dài được và ngượclại nhân không có tế bào chất cũng không thể tồn tại được Tế bào có nhân sự sống mớikéo dài và phát triển
3.4 Thể vùi
Thể vùi là những thể nhỏ bé trong tế bào chất và là những chất dự trữ hay cặn bã
3.4.1 Thể vùi loại tinh bột
Trang 12Thể vùi loại tinh bột là loại chất dự trữ phổ biến nhất trong tế bào thực vật (trong rễ
củ, thân rễ, thân củ, hạt) Mỗi loại cây có hình dạng tinh bột riêng và kích thước cũng khácnhau, do vậy dễ dàng phân biệt chúng với nhau
3.4.2 Thể vùi loại protid
Trong tế bào chất tồn tại các hạt protid dự trữ, không màu thường hình cầu, hay bầudục gọi là hạt aleuron
3.4.3 Thể vùi loại lipid: có 3 loại
- Loại giọt dầu mỡ thường gặp trong các hạt như hạt lạc, thầu dầu, vừng…
- Loại giọt tinh dầu có nhiều ở một số họ thực vật như họ Hoa môi, Long não, họ Hoatán… Khác với giọt dầu mỡ, tinh dầu dễ bay hơi và có mùi đặc biệt
- Loại nhựa và gôm là những sản phẩm của quá trình oxy hóa và trùng hiệp hóa một
số dầu
3.4.4 Thể vùi loại tinh thể
Thể vùi loại tinh thể là những chất cặn bã kết tinh Trong tế bào thực vật thườnggặp hai loại tinh thể:
- Tinh thể calci oxalat có nhiều hình dạng khác nhau như hình hạt cát ở lá cà độc
dược, hình lăng trụ ở vỏ cây hành ta, hình khối nhiều mặt trong cây bưởi, hình cầu gaitrong lá cây trúc đào, hình kim trong lá cây bèo tây…
- Tinh thể calci carbonat thường gặp trong lá đa, lá cây vòi voi, lá cây dâu tằm, dưới
dạng khối xù xì như quả mít gọi là nang thạch
Dựa vào hình dạng khác nhau của các tinh thể mà có thể phân biệt được các loạidược liệu khi soi bột của nó trên kính hiển vi
3.5 Không bào
Không bào là những khoảng trống trong tế bào chất, chứa đầy chất lỏng, cấu tạo bởinước và các chất hòa tan trong nước gọi là dịch tế bào Toàn bộ không bào của một tế bàogọi là hệ không bào
3.5.1 Hình dạng kích thước
Trong tế bào non có nhiều không bào nhỏ đựng dịch, tế bào đặc, khi tế bào lớn lêncác không bào nhỏ sẽ tụ lại thành vài không bào to, đựng dịch tế bào loãng Khi tế bào già,các không bào họp lại thành không bào duy nhất chiếm gần hết tế bào, dồn nhân và tế bàochất sát vào màng tế bào Không bào không có màng riêng biệt bao bọc
3.5.2 Vai trò sinh lý của không bào
Không bào là nơi tích lũy các chất dự trữ hoặc chất cặn bã tan trong nước Ngoài racòn đóng vai trò quan trọng đối với sinh lý của tế bào nhờ tính thẩm thấu của dịch tế bào
Chứng minh bằng thí nghiệm:
Trang 13- Nếu đặt tế bào sống vào dung dịch ưu trương nghĩa là nồng độ chất hòa tan lớn hơnnồng độ dịch tế bào, thì nước ở không bào thoát ra ngoài tế bào chất co lại bong ra khỏimàng cellulose của tế bào Đó là hiện tượng co nguyên sinh.
- Nếu đặt tế bào sống vào dung dịch nhược trương nghĩa là nồng độ chất hòa tan nhỏhơn nồng độ dịch tế bào, thì nước ở ngoài kéo vào không bào làm thể tích các không bàotăng Nhưng vì màng cellulose cứng bao bọc nên chỉ có màng tế bào phồng lên và căng ra,
đó là sự trương nước Nhờ hiện tượng trương nước này nên lá cây, cành cây non mới cứngrắn được
Nếu ta đặt tế bào sống vào dung dịch đẳng trương thì không có hiện tượng gì xảyra
gần như nguyên chất, tương đối
bền vững ở nhiệt độ cao, đun
nóng tới 200oC mà không bị
hỏng
+ Cellulose không tan trong
nước, rượu, ete Màng cellulose
nhuộm hồng bởi son phèn
không bị nhuộm màu bởi dung dịch iod – iodua Loài người không có khả năng tiêu hóađược cellulose Cellulose có thể bị phá hủy bởi những men do một số động vật và thực vậtbậc thấp tiết ra như vi khuẩn gây sự lên men, nấm mốc trên thân cây to
+ Sự tăng trưởng của màng cellulose: tăng trưởng theo bề dày bằng cách đặt thêm nhữnglớp chất mới vào mặt trong của màng nguyên thủy, các lớp chất đó không chiếm hết bềmặt của màng tạo thành các lỗ Các lỗ màng tế bào làm nhiệm vụ trao đổi chất giữa một tếbào với các tế bào lân cận
- Màng pectin:
Màng pectin tựa như lớp xi măng gắn với các vỏ cellulose lại với nhau Màng cấu tạo bởichất pectin không tan trong nước nhưng phồng lên khi thấm nước
- Màng nguyên sinh: là lớp ngoài cùng của chất nguyên sinh
* Sự biến đổi hóa học của màng tế bào:
Trang 14Màng tế bào có thể thay đổi tính chất vật lý và thành phần hóa học để làm chứcphận đặc biệt.
- Sự hóa gỗ: Màng tẩm thêm chất gỗ cứng rắn hơn, dòn hơn, kém đàn hồi hơn, dễ gãykhi uốn cong
- Sự cutin hóa: Màng tế bào biến thành chất cutin không thấm nước và khí Tính đànhồi kém cellulose nên dễ bị bong ra khỏi màng cellulose
- Sự hóa bần: Màng biến đổi thành chất bần không thấm nước và khí Màng tế bàohóa bần sẽ đình chỉ mọi sự trao đổi chất nên là tế bào chết
- Sự khoáng hóa: Màng tẩm thêm chất vô cơ như chất silic ở các cây họ lúa như cây
cỏ tranh có mép rất sắc
- Sự hóa sáp: Màng có phủ thêm lớp sáp như thân cây mía, quả bí
- Sự hóa nhầy: Màng tế bào bồi thêm những lớp nhầy, khi gặp nước sẽ trương nở nhưhạt lanh
4 Sự sinh sản của tế bào
Tế bào lớn lên tới một tầm vóc tối đa sẽ sinh sản bằng cách phân đôi thành hai tếbào con Có nhiều cách phân chia tế bào
4.1 Phân chia trực phân:
Gọi là sự phân chia có tơ, tế bào và nhân kéo dài ra, thắt lại ở giữa rồi đứt thành hai
tế bào con Lối phân chia trực tiếp này tuy đơn giản nhưng hiếm thấy
4.2 Phân chia gián phân:
Còn gọi là phân chia tơ gồm 4 giai đoạn:
4.2.1 Pha trước
Trong thời gian ở giữa 2 sự phân bào gọi là thời kỳ gián phân, chất nhiễm sắc củanhân ở dạng một mạng lưới Mạng lưới đó sẽ đứt ra thành khúc gọi là nhiễm sắc thể Sốlượng các nhiễm sắc thể trong tế bào là số chẵn
Ví dụ: Tế bào ngô có 20 nhiễm sắc thể
Tế bào lúa có 24 nhiễm sắc thể
Tế bào hành tây có 16 nhiễm sắc thể
Trang 15Các nữa nhiễm sắc thể tiến gần tới cực của tế bào, tu họp lại với nhau tạo thành mộtmạng nhiễm sắc Màng, nhân và hạch xuất hiện tạo thành hai nhân con trong tế bào mẹ.
Thời gian của sự phân chia gián phân được quan sát trên tế bào sống đang phân chia
là 60 phút đến 120 phút
Theo Macarốp (1948) trong nhân ở thời kỳ nghỉ giữa hai sự phân chia: Không cócác nhiễm sắc thể dưới dạng nhìn thấy hoặc dạng tiềm tàng Chúng xuất hiện mỗi lần mộtmới trong tế bào chứ không di chuyển từ dạng đã sẵn có từ cha mẹ đến con cái
Số lượng và hình dạng nhiễm sắc thể ở mỗi loài cây một khác Dưới tác dụng củanhững điều kiện ngoại cảnh khác nhau, tính chất này bị lũng đoạn như nhiễm sắc thể bịthay đổi về hình dạng và số lượng, xảy ra sự thay đổi tính di truyền do ảnh hưởng của điềukiện ngoại cảnh
Trang 16B. MÔ THỰC VẬT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Định nghĩa được mô thực vật
2.Phân biệt được các loại mô
- Mô phân sinh
- Mô mềm còn gọi là mô dinh dưỡng hay nhu mô
- Mô che chở
- Mô nâng đỡ còn gọi là mô cơ giới
- Mô dẫn
- Mô tiết
2.1 Mô phân sinh
Mô phân sinh cấu tạo bởi những tế bào non chưa phân hóa, có màng cellulose, ti thểchưa biến thành lạp thể, không có dự trữ dinh dưỡng xếp sát vào nhau, không để hở nhữngkhoảng gian bào Các tế bào đó có nhiệm vụ sinh sản rất nhanh để tạo thành các thứ môkhác
Có 3 loại mô phân sinh:
2.1.1 Mô phân sinh ngọn:
Đầu ngọn rễ và thân cây có một đám tế bào non gọi
là tế bào khởi sinh phân chia rất nhanh thành một khối tế
bào có nhiệm vụ làm cho rễ và thân cây mọc dài ra
2.1.2 Mô phân sinh lóng:
Ở các cây như cây họ lúa, thân cây không những
mọc dài ra ở ngọn mà còn có khả năng tiếp tục mọc dài
ra ở phía gốc của các lóng, cho nên các cây sau khi bị
dẫm bẹp vẫn còn khả năng tiếp tục mọc đứng dậy
2.1.3 Mô phân sinh bên hay mô phân sinh cấp hai:
Trang 17Mô phân sinh này làm cho rễ và thân các cây
lớp Ngọc lan tăng trưởng theo chiều ngang
Có hai loại mô phân sinh cấp hai:
- Tầng sinh bần hay tầng sinh vỏ đặt trong vỏ
của rễ và thân cây phía ngoài tạo ra lớp bần có
nhiệm vụ che chở cho rễ và thân, cây già phía trong
mô phân sinh mềm cấp hai gọi là vỏ lục (lục bì)
- Tầng sinh gỗ hay tầng sinh trụ (tượng tầng)
đặt trong trụ giữa của rễ và thân, mặt ngoài sinh lớp
libe cấp hai để dẫn nhựa luyện, mặt trong sinh lớp
gỗ cấp hai để dẫn nhựa nguyên
2.2 Mô mềm
Mô mềm được cấu tạo bởi các tế bào sống chưa phân hóa nhiều, màng mỏngcellulose có nhiệm vụ liên kết các thứ mô khác với nhau, đồng thời làm chức năng đồnghóa hay dự trữ
Theo chức năng mô mềm được chia làm 3 loại:
2.2.1 Nhu mô hấp thu:
Gồm các lông hút của rễ có nhiệm vụ hấp thu nước và các muối vô cơ hòa tan trongnước
2.2.2 Nhu mô đồng hóa:
Cấu tạo bởi những tế bào chứa nhiều lục lạp làm nhiệm vụ quang hợp Vì cần ánhsáng nên mô mềm này thường đặt ngay dưới biểu bì của lá và thân cây non Trong lá câylớp Ngọc lan mô mềm đồng hóa có hai dạng:
- Mô mềm hình dậu cấu tạo bởi những tế bào dài và hẹp như những cọc bờ dậu, thẳnggóc với mặt lá
- Mô mềm xốp còn gọi là mô mềm khuyết cấu tạo bởi những tế bào không đều để hởkhoảng gian bào to, trống rỗng chứa đầy khí
độ đột ngột, sự bay hơi nước quá mạnh Để làm nhiệm vụ đó mô che chở ở mặt ngoài các
cơ quan cây, các tế bào xếp xít nhau và màng tế bào biến thành một chất không thấm nước
và khí
Có hai loại mô che chở:
2.3.1 Biểu bì :
Trang 18Biểu bì cấu tạo bởi 1 lớp tế bào sống bao bọc phần non của cây trên tế bào biểu bì
có 2 bộ phận rất quan trọng đối với việc kiểm nghiệm các dược liệu
- Lỗ khí là những lỗ thủng trong biểu bì
dùng để trao đổi khí Tế bào lỗ khí thường đi
kèm từ 1-4 tế bào phụ gọi là tế bào bạn Số
lượng và vị trí các tế bào bạn là những đặc
điểm có thể phân biệt trong kiểm nghiệm dược
liệu Mỗi lỗ khí cấu tạo bởi tế bào hình hạt đậu
gọi là tế bào lỗ khí được thông với một khoảng
trống ở dưới gọi là phòng lỗ khí
- Lông là những tế bào biểu bì dài ra để
tăng cường nhiệm vụ bảo vệ, giảm bớt sự thoát
hơi nước Tế bào của lông có thể vẫn còn sống
hoặc đã chết Hình dạng đa dạng như lông đơn
bào, lông đa bào, lông hình thoi, lông tỏa tròn,
lông ngứa
Hình dạng các lông rất quan trọng để phân
biệt các cây, nhất là các dược liệu đã bị cắt vụn
hay các bột thuốc
2.3.2 Bần
Cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào chết bao
bọc các phần già của cây, bần không thấm nước
và khí, có tính co giãn Lớp bần của cây
Quercus suber mọc ở Bắc Phi được dùng làm
nút chai, gọi là nút lie
Bần được thành lập bởi tầng sinh bần đã ngăn cách các mô ở phía ngoài bần đó vớicác mô ở phía trong làm cho các mô ở phía ngoài khô héo dần và chết Người ta gọi bần vàcác mô chết ở phía ngoài là vỏ chết hay thụ bì Thụ bì có thể rộp dần lên rồi bong ra nhưcây ổi, hoặc dính vào cây nhưng nứt nẻ thành những đám nhỏ như cây long não
2.4 Mô nâng đỡ
Mô nâng đỡ còn gọi là hệ mô ‘cơ giới’, cấu tạo bởi những tế bào có màng đáy cứng,làm nhiệm vụ nâng đỡ, tựa như bộ xương của cây
Tùy bản chất của mô nâng đỡ người ta phân biệt thành hai loại :
2.4.1 Mô dày ( hậu mô)
Cấu tạo bởi những tế bào sống có màng dày nhưng vẫn bằng cellulose Sự dày lêncủa màng tế bào chỉ xảy ra ở góc tế bào gọi là hậu mô góc, có thể đều đặn xung quanh tếbào gọi là hậu mô tròn, nếu giữa các tế bào hậu mô có khoảng gian bào gọi là hậu mô xốp.Cây một lá mầm không có hậu mô
2.4.2 Mô cứng (cương mô)
Trang 19Cấu tạo bởi những tế bào chết có màng dày hóa gỗ Màng dày này có nhiều ống nhỏ
đi xuyên qua để cho những sự trao đổi có thể xảy ra được khi tế bào còn sống Mô cứngthường đặt sâu trong các cơ quan không còn khả năng mọc dài ra nữa
Thành của tế bào mô nâng đỡ có sức chống gãy không kém thép, còn sức chốngcong thì bằng thép do đó các tế bào cương mô có thể bị đè nén rất nặng mà không biếndạng được
Trong thân cây tròn các phần tử mô cơ giới xếp thành vòng tròn gần phía ngoài,thân cây vuông đặt ở góc Trái lại trong rễ cây mô cơ giới lại tập trung ở trung tâm để chịuđược trọng lực ở trên đè xuống
Được dùng để dẫn nhựa nguyên tức
là nước và các muối vô cơ hòa tan trong
nước do rễ hút từ dưới đất lên
Gỗ là một mô phức tạp gồm ba
thành phần :
- Mạch ngăn và mạch thông có
nhiệm vụ dẫn nhựa nguyên Nếu các tế
bào còn các vách ngăn gọi là mạch ngăn
hay quản bào, nếu không còn mạch ngăn
tạo thành các ống thông suốt gọi là mạch
Trang 20Khi các mạch gỗ đã già rồi chúng không làm nhiệm vụ dẫn nhựa nữa, các mạch đã
bị lấp tạo thành lớp gỗ lõi (ròng) chỉ còn tác dụng nâng đỡ, còn phần gỗ non vẫn làmnhiệm vụ dẫn nhựa nên có những cây to có lớp gỗ lõi mục nát, rỗng ở giữa mà cây vẫnsống
Gỗ thường bị nhuộm xanh trong phương pháp nhuộm kép
- Tế bào kèm là những tế bào sống, ở
trên cạnh các mạch rây, có nhiệm vụ tiết ra
các chất men, giúp mạch rây thực hiện các
phản ứng sinh hóa trong mạch, ngăn cản tế
bào chất của mạch rây đông lại để đảm bảo
việc vận chuyển các sản phẩm tổng hợp
- Mô mềm libe là những sợi hình thoi
dài, có màng dày hóa gỗ, hay không hóa gỗ,
có khoang hẹp làm nhiệm vụ nâng đỡ
Trong phương pháp nhuộm kép libe
bị nhuộm màu hồng bởi son phèn
2.6 Mô tiết
Mô tiết cấu tạo bởi những tế bào
sống, có màng bằng cellulose và tiết ra
những chất mà người ta coi như là chất cặn
bã của cây như tinh dầu, nhựa, tanin,
gôm thường các chất này không được
thải ra ngoài sẽ được đọng lại trong cây
Có 5 loại mô tiết :
2.6.1 Biểu bì tiết :
Tất cả các tế bào biểu bì tiết ra
những tinh dầu thơm như hoa hồng, hoa
nhài Có vai trò lôi cuốn côn trùng
2.6.2 Lông tiết :
Nằm trên lớp ngoài cùng của biểu bì Mỗi
lông tiết gồm một chân và một đầu Lông tiết rất
Trang 21quan trọng trong ngành dược để cất tinh dầu hoặc phân biệt dược liệu Lông tiết có thể đơnbào hoặc đa bào như cây bạc hà, cúc.
2.6.3 Tế bào tiết :
Là những tế bào riêng lẻ ở rải rác mô mềm đựng những chất do chính tế bào đó tiết
ra như tinh dầu trong lá long não, thân rễ Gừng, quả đại hồi
Tanin có nhiều trong lá cây ổi, củ nâu, rễ củ cây hà thủ ô, quả cây kim anh
2.6.4 Túi tiết và ống tiết :
Túi tiết và ống tiết là những lỗ hình
cầu (túi) hay hình ống (ống) bao bởi các tế
bào tiết và đựng các chất do tế bào đó tiết
ra Trên vi phẫu cắt ngang đều có tiết diện
hình tròn, chỉ phân biệt trên vi phẫu dọc
Túi tiết trong các cây họ cam, chanh,
bưởi, ống tiết trong cây trầu không
2.6.5 Ống nhựa mủ
Ống nhựa mủ là những ống dài và
hẹp, phân nhánh nhiều, đựng một chất lỏng
trắng như sữa gọi là nhựa mủ ( cây sữa, cỏ
sữa) nhưng cũng có khi màu vàng (cây gai
cua)
Các hoạt chất chứa trong nhựa mủ có
thể dùng làm thuốc như morphin, codein
có trong nhựa quả cây thuốc phiện Ống
nhựa mủ chỉ có ở một số họ Thầu dầu, họ
Trúc đào, họ Thuốc phiện Cho nên sự có
mặt của nhựa mủ giúp ta trong việc định tên
cây
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1 Tế bào thực vật là:
a Đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất cấu tạo nên thực vật c a và b đều đúng
Điền vào chỗ trống từ câu 2 đến câu 4
Câu 2 Cơ thể thực vật có khi chỉ cấu tại bởi một tế bào gọi là …… (A)……… , nhưngthông thường cơ thể thực vật cấu tạo bởi nhiều tế bào gọi là ………(B)………
Câu 3 Nếu ta cắt ngang một miếng thật mỏng bất kỳ một chỗ nào của cây, đem soi kínhhiển vi, ta thấy có nhiều ……(A)………., mỗi ……(B)……… là ………(C)………
Hình 2.10 Túi và ống tiết
Trang 22Câu 4 …………(A)………… biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các loài thực vật khác nhau Tuy hình dạng và kích thước khác nhau nhưng ………(B)……… như nhau.Câu 5 Tế bào chất:
a Là thành phần cơ bản của một tế bào
b Bao gồm toàn bộ phần bên trong màng pecto - cellulose
c là một khối đặc quánh, nhớt có tính đàn hồi, trong suốt, không màu
d Tất cả đều đúng
Câu 6 Chọn câu Sai, thành phần hóa học chính của tế bào chất là:
Câu 7 Chọn câu sai, tế bào chất:
a Các chất chính tham gia thành phần của chất tế bào là protid, lipid, glucid, nước chiếm khoảng 70 – 80%
b Có tất cả mọi biểu hiện của sự sống như dinh dưỡng, hô hấp, tăng trưởng, vận động và sinh sản
c Tế bào chất tan trong nước, khi gặp nhiệt độ 50 – 60oC chúng mất khả năng sống
d Tế bào chất ở hạt khô, quả khô có thể chịu được nhiệt độ tới 80 – 105oC
Câu 8 Chọn câu Sai, Ty thể:
a Là những tổ chức rất nhỏ bé gặp ở cả tế bào có nhân điển hình và tế bào không có nhân điển hình
b Ty thể có hình dạng rất biến thiên
c được coi là trung tâm hô hấp và nhà máy “năng lượng” của tế bào
d Ty thể hấp thu oxy, giải phóng khí cacbonic và nước
Trả lời Đúng, Sai từ câu 9 đến câu 15.
Câu 9 Lạp thể là những thể sống chỉ có ở những tế bào thực vật có diệp lục
Câu 10 Lạp thể có 3 loại, được phân ra do bản chất hình dạng của lạp thể
Câu 11 Lạp lục có vai trò đồng hóa ở cây xanh và tảo
Câu 12 Lạp màu tạo ra cho cánh hoa, quả, lá, rễ cây những màu sắc khác màu xanh của diệp lục Lạp màu có hình dạng thường rất giống nhau
Câu 13 Chức năng chính của lạp màu là quyến rũ sâu bọ để thực hiện sự thụ phấn cho hoa
và lôi cuốn các loài chim thực hiện sự phát tán quả và hạt
Câu 14 Nơi đúc tạo tinh bột thường là lạp màu
Câu 15 Glucid hòa tan trong tế bào thường kéo đến lạp không màu rồi tích lũy dưới dạng tinh bột
Trang 23Ghép câu, từ câu 16 tới câu 19
giữa tế bào, có vai trò rất quan trọng trong sinh lý của tế bào nhất là sự sinh sản
tồn tại trong tế bào dưới dạng tự do hay dạng chuỗi nhỏCâu 18 Nhân tế bào c Là những mạng đặc biệt nằm trong tế bào chất, cấu tạo bởi
những mạng hình đĩa dẹt hay các tấm bẹt
trữ hay cặn bã
Ghép câu, từ câu 20 tới câu 23
Câu 20 Thể vùi loại tinh bột a không màu thường hình cầu, hay bầu dục gọi là hạt
aleuron
Câu 21 Thể vùi loại protid b là loại chất dự trữ phổ biến nhất trong tế bào thực vật
Câu 23 Thể vùi loại tinh thể d là những chất cặn bã kết tinh
Câu 24 Chọn câu sai, không bào:
a Là những khoảng trống trong tế bào chất, chứa đầy chất lỏng
b Không bào không có màng riêng biệt bao bọc
c Nơi tích lũy các chất dự trữ hoặc chất cặn bã không tan trong nước
d Đóng vai trò quan trọng đối với sinh lý của tế bào nhờ tính thẩm thấu của dịch tế bàoCâu 25 Màng tế bào:
a Là lớp vỏ cứng bao bọc chung quanh các chất sống của tế bào
b Cấu tạo gồm có: lớp cellulose, màng pectin, màng nguyên sinh
c Có thể thay đổi tính chất vật lý và thành phần hóa học để làm chức phận đặc biệt
d Tất cả đúng
Điền vào chỗ trống từ câu 26 đến câu 28.
Câu 26 Mô thực vật là một nhóm tế bào ……(A)……… về hình thái để cùng làm một chức phận sinh lý
Câu 27 Có nhiều cách phân loại các mô nhưng thường được dựa vào ……(A) để sắp xếp các mô thành ……(B)… loại
Câu 28 Có 3 loại mô phân sinh là: ……(A)………., ……(B)………, ………(C)………
Trang 25Chương 2 CƠ QUAN SINH TRƯỞNG
Nhiều tế bào họp thành mô, nhiều mô họp thành cơ quan Có hai loại cơ quan : Cơ quansinh sản và cơ quan sinh trưởng Các thực vật bậc cao có 3 loại cơ quan sinh trưởng : Rễ,Thân và Lá
Bài 3 RỄ CÂYMỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Nêu được định nghĩa và hính thái học của rễ cây
2.Trình bày được các cấu tạo giải phẫu của rễ
3.Nêu được vài công dụng chính của rễ cây
NỘI DUNG
1.Định nghĩa :
Rễ là cơ quan sinh trưởng của cây, thường mọc ở dưới đất, từ trên xuống dưới cónhiệm vụ hấp thu các chất như nước và các muối vô cơ hòa tan để nuôi cây và còn cónhiệm vụ giữ chặt cây xuống đất Rễ không bao giờ mang lá
2.1.3 Miền sinh trưởng
Trên chóp rễ có một đoạn gọi là miền sinh trưởng Vì rễ chỉ mọc dài ra ở đoạn ấythôi, nhờ sự phát triển của mô sinh ngọn
Trang 262.1.4 Miền lông hút
Trên miền sinh trưởng là miền lông hút mang nhiều lông nhỏ để hấp thu nước vàcác muối vô cơ hòa tan để nuôi cây
Đoạn mang lông hút luôn di chuyển theo đầu ngọn rễ để khai thác chất dinh dưỡng
ở những nơi mà đầu ngọn rễ mọc ra
Rễ cái hoặc rễ con có thể phồng
to lên vì chứa nhiều chất dự trữ : rễ củ
cây cà rốt, cây mạch môn
2.2.4 Rễ phụ
Rễ mọc từ cành ra khi xuống tới
đất to dần lên rồi trở lại thành những cột
nâng đỡ cành như cây si, cây đa
2.2.5 Rễ bám
Rễ mọc từ thân cây làm cây mọc
bám vào giàn như cây trầu không Rễ
bám không có chóp rễ và lông hút
2.2.6 Rễ mút
Là rễ mọc vào trong cây chủ giác
mút để hút nhựa các cây đó như cây tơ
hồng, cây tâm gửi
2.2.7 Rễ khí sinh
Trang 27Rễ mọc trong không khí nên có chất diệp lục Ngoài mặt rễ còn có một lớp mô xốpbao bọc để hút hơi ẩm của không khí gọi là màn như cây Phong lan, cây Thạch hộc.
3 Cấu tạo giải phẫu của rễ cây
3.1.Cấu tạo cấp một ( cấu tạo sơ cấp)
Nếu cắt ngang rễ cây non ở vùng lông hút rồi đem soi lát cắt đó trên kính hiển vi tathấy rễ cây gồm 3 phần
3.1.1 Tầng lông hút (biểu bì) :
Cấu tạo bởi một lớp tế bào
sống có màng mỏng cellulose có
nhiệm vụ hấp thu nước và các muối
vô cơ hòa tan
- Ngoại bì : cấu tạo bởi những
tế bào hóa bần có nhiệm vụ bảo vệ
rễ cây
- Mô mềm vỏ chia làm hai lớp :
+ Mô mềm vỏ ngoài : bao gồm nhiều tế bào màng mỏng bằng cellulose, cấu tạo bởi những
tế bào không đều, tạo ra các khoảng gian bào
+ Mô mềm vỏ trong : gồm các tế bào màng cũng mỏng cấu tạo bởi những tế bào rất đềuxếp thành các vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm
- Nội bì : cấu tạo bởi lớp tế bào sống, gồm một hàng tế bào khá đều Lớp tế bào này
có khung hóa bần để ngăn cản không cho các chất độc thấm qua vào trụ giữa
3.1.3.Trụ giữa ( trung trụ) : Rễ các cây hiển hoa chỉ có một trung trụ, đó là cấu tạo đơn trụ gồm
có các phần sau :
Vỏ trụ ( trụ bì) : là lớp tế bào ngoài cùng của trung trụ cấu tạo bởi những tế bào xếpxen kẽ với tế bào nội bì
Trang 28Hệ thống dẫn : bao gồm các bó gỗ và bó libe : bó gỗ và libe riêng biệt xếp xen kẽnhau Bó gỗ mặt cắt hình tam giác đỉnh quay ra ngoài và mạch gỗ nhỏ ở phía ngoài, mạch
gỗ to ở phía trong ( phân hóa hướng tâm) Bó libe mặt cắt hình bầu dục cấu tạo bởi cácmạch rây
Mô mềm ruột :
+ Phần mô mềm ở khe các bó libe và bó gỗ gọi là tia ruột hay tia tủy
+ Phần mô mềm ở trong các bó libe và bó gỗ gọi là ruột hay tủy
Tóm lại cấu tạo cấp I của rễ cây cần chú ý mấy điểm sau đây :
- Rễ cây có cấu tạo đối xứng với một trục
- Bó libe và bó gỗ rời nhau, xếp xen kẽ nhau
- Bó gỗ phân hóa hướng tâm
3.2 Cấu tạo cấp hai của rễ ( cấu tạo thứ cấp)
Ở đa số các cây lớp Hành, một số cá
biệt cây ở lớp Ngọc lan, rễ chỉ có cấu tạo cấp
I vì chỉ tồn tại thời gian ngắn Các cây lớp
Ngọc lan, rễ cây phát triển theo chiều ngang
nhờ hoạt động của vòng mô phân sinh cấp
hai gọi là tầng phát sinh
3.2.1 Tầng phát sinh ngoài còn gọi là
tầng phát sinh bần lục bì :
Tế bào lớp ngoài phân hóa thành bần
có nhiệm vụ che chở cho rễ cây già, lớp trong
sẽ thành mô mềm cấp hai làm nhiệm vụ dự
trữ gọi là lục bì (vỏ lục)
3.2.2 Tầng phát sinh trong còn gọi là tầng phát sinh libe – gỗ ( tượng tầng).
Đặt ở phía trong bó libe cấp I và phía ngoài các bó gỗ cấp I thành một vòng lượn,
về phía ngoài tượng tầng sinh ra lớp libe cấp II, phía trong tạo ra bó gỗ cấp II Ngoài ra sựhoạt động của tầng phát sinh cũng tạo ra tia ruột cấp II
Đối với ngành dược nên chú ý là khi nói đến vỏ rễ dùng làm thuốc gồm tất cảnhững phần có thể bóc rời khỏi các lõi gỗ trong từ tượng tầng đến ra ngoài : tượng tầnglibe cấp II, nhu mô vỏ cấp I, lục bì, tầng phát sinh ngoài, bần và thụ bì
4 Công dụng của rễ trong ngành dược.
Trong ngành dược, nhiều rễ được dùng làm thuốc
- Vỏ rễ : như vỏ rễ lựu chữa sán, vỏ rễ dâu trong đông y gọi là Tang bạch bì
- Rễ củ : như cát căn, sâm bố chính, nhân sâm, ngưu tất, phụ tử
- Trong sinh hoạt của con người nhiều rễ được dùng để ăn như khoai lang, củ cải, càrốt, sắn hay để nhuộm (củ nâu)
Trang 29CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1 Rễ cây:
Ghép câu từ câu 2 đến câu 5
vô cơ hòa tan để nuôi cây
Câu 4 Miền lông hút c cấu tạo bởi một bộ phận hình trụ nón màu trắng hay màu
nâuCâu 5 Miền hóa bần d nhiệm vụ che chở cho đầu ngọn rễ non khỏi bị xây xát khi
mọc đâm xuống đất
Ghép câu từ câu 6 đến câu 9
Câu 7 Rễ chùm b Rễ cái phát triển nhiều hơn rễ con nên mọc sâu xuống dưới đất
Câu 9 Rễ bám d Rễ cái hoặc rễ con có thể phồng to lên vì chứa nhiều chất dự trữ
Câu 10 Cấu tạo cấp I của rễ cây:
Câu 11 Tầng phát sinh ngoài :
a Có nhiệm vụ che chở
b Có nhiệm vụ dự trữ
c Còn gọi là tầng phát sinh bần lục bì
d Tất cả đều đúng
Trả lời Đúng, Sai từ câu 12 đến câu 20
Câu 12 Rễ cây phát triển theo chiều ngang nhờ hoạt động của vòng mô phân sinh cấp một gọi là tầng phát sinh
Câu 13 Tầng phát sinh trong còn gọi là tầng phát sinh bần lục bì
Câu 14 Ở một số cây các rễ củ được thành lập nhờ sự xuất hiện những lớp mô cấp hai
Trang 30Câu 15 Vỏ rễ cây lựu, cây dâu tằm, cây cát căn thường được dùng để làm thuốc.
Câu 16 Vỏ cấp một được cấu tạo bởi tế bào mô mềm sống, có màng bằng cellulose, không
Trang 31Bài 4 THÂN CÂYMỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Nêu được định nghĩa và hính thái học của thân cây
2.Trình bày được các cấu tạo giải phẫu của thân cây
3 Nêu được vài công dụng chính của thân cây
Thân chính là một cơ quan hình trụ
nón nhưng có khi mặt cắt hình tam giác
(cây cói, củ gấu) hoặc hình vuông (bạc hà,
ích mẫu) hay dẹt như cây quỳnh Khi còn
non thân cây có màu xanh lục, khi thân
già có màu nâu
Cây không có thân như mã đề, bồ
công anh Trung Quốc, có cây thân rất cao
như cây bạch đàn ở châu Úc cao 155m,
thân có thể đặc hoặc rỗng, mặt ngoài nhẵn
hay có lông, thân có thể mọng nước
(thuốc bỏng) hay thân giả do lá bẹ úp vào
nhau như cây chuối
2.1.2 Chồi ngọn
Ở đầu ngọn thân cây, cấu tạo bởi
các lá non úp lên trên đỉnh sinh trưởng
của cây, các lá đó lớn lên dần dần và tách xa nhau ra
Trang 32Cấu tạo giống như chồi ngọn nhưng mọc ở kẽ lá về sau phát triển thành cành hoặcthành hoa.
2.1.6 Cành
Phát sinh từ chồi bên, cành cũng có đủ bộ phận như thân chính nhưng nhỏ hơn vàmọc xiên, góc giữa cành và thân đặc trưng cho từng loại cây, cành có thể biến đổi thànhgai ( bưởi, bố kết) hoặc thành tua cuốn (lạc tiên)
Thân thấp hơn cây nhỡ
2.2.5 Cây cỏ ( cây thảo)
Cây có thể sống 1 năm (lúa), sống 2 năm (cà rốt) hoặc sống dài hơn
2.3 Các loại thân cây.
2.3.1 Thân trên không ( thân
khí sinh).
- Thân đứng gồm ba kiểu :
+ Thân gỗ : là thân của các cây có tế
bào già hóa gỗ và phân nhánh Là thân
các cây to như mít, nhãn, me
+ Thân cột : là thân hình trụ, thẳng,
không phân nhánh, mang một bó lá ở
ngọn như cây cau, cây dừa
+ Thân rạ : là thân rỗng ở các gióng,
đặc ở các mấu như cây tre, cây lúa
Trang 33- Thân bò : là loại thân mềm không đủ cứng để mọc thằng đứng nên phải bò lan trênmặt đất như rau má, sài đất.
- Thân leo ( còn gọi là dây hay đằng) : là những thân mềm muốn mọc lên cao phảidựa vào những cây khác hoặc vào giàn để leo lên Cây có thể leo bằng nhiều cách :
+ Thân quấn : cây tự quấn chung quanh giàn như bìm bịp, mồng tơi
+ Thân leo bằng tua cuốn : do cành hoặc lá biến thành sợi xoắn quấn chặt cây vào giàn nhưcây bí, mướp
+ Thân còn có thể leo bằng nhiều cách như bằng rễ bám ( cây trầu không), nhờ rễ mút( cây tâm gửi), nhờ các móc (cây mây, cây câu đằng)
2.3.2 Thân dưới đất ( Thân địa sinh).
Thân mọc dưới đất, thân mang những lá biến đổi
thành vảy, khô, hoặc mọng nước
- Thân rễ : Thân mọc dài hoặc nằm ngang dưới đất
như rễ cây nhưng khác rễ là mang những lá biến đổi thành
vẩy mỏng, trong thân rễ có nhiều chất dự trữ như thân rễ
cây gừng, cây thiên niên kiện, thân rễ cỏ tranh
- Thân hành : là những thân đứng thẳng rất ngắn,
mặt dưới mang rễ, xung quanh mang nhiều lá biến đổi
thành vảy mọng nước ( cây bách hợp, cây hành)
- Thân củ : là những thân phồng to lên và chứa nhiều
chất dự trữ như cây khoai tây Su hào là loại thân củ
nhưng mọc trên mặt đất
- Thân ngầm dưới nước : là thân mềm và dày có
những lỗ hổng để khí lưu thông (cây sen)
3 Cấu tạo giải phẫu của thân cây.
3.1 Thân cây lớp Ngọc lan ( cây hai lá
mầm)
3.1.1 Cấu tạo cấp một :
Nếu ta cắt ngang qua thân cây non của một
cây hai lá mầm rồi đem soi trên kính hiển vi
ta sẽ thấy ba phần :
bào sống không có diệp lục, màng ngoài hóa
cutin không thấm nước và khí Ngoài ra
biểu bì của thân cây còn có thể mang lông
che chở, lông bài tiết hoặc lông ngứa
Trang 34Vỏ được cấu tạo bởi một lớp mô mềm vỏ gồm nhiều lớp tế bào có màng mỏng bằngcellulose, trong đựng nhiều lục lạp.
Vỏ ở thân mỏng hơn ở rễ cây
Lớp tế bào trong cùng của vỏ gọi là nội bì chứa nhiều tinh bột Màng tế bào nội bì có thểhóa bần, gọi là đai caspari
Ở một số cây dưới lớp biểu bì có thêm lớp hậu mô làm nhiệm vụ nâng đỡ như các cây họhoa tán, hoa môi
+ Mô mềm ruột ở phía trong bó libe – gỗ
Tóm lại cấu tạo cấp I của thân cây hai lá mầm có những đặc điểm sau
+ Thân cây cũng như rễ đều có cấu tạo đối xứng với một trục
+ Thân cây khác rễ bó libe và bó gỗ chồng lên nhau, đỉnh bó gỗ quay vào trong (phân hóa
ly tâm)
+ Thân cây lớp Ngọc lan chỉ có một vòng bó libe – gỗ
+ Thân các cây hiển hoa chỉ có mỗi một trụ giữa ( cấu tạo đơn trụ)
3.1.2 Cấu tạo cấp hai:
Thân cây hai lá mầm phát triển theo chiều ngang nhờ hoạt động của hai vòng môphân sinh cấp hai gọi là tầng phát sinh Có hai loại tầng phát sinh:
- Tầng phát sinh ngoài gọi là tầng sinh bần có vị trí không nhất định trong vỏ cấp I từbiểu bì đến vỏ trụ Phía ngoài sinh lớp mô che chở cấp II gọi là bần
- Phía trong tạo lớp mô mềm cấp II gọi là
vỏ lục
Sau khi lớp bần thành lập các phần của vỏ
cấp I ở phía ngoài lớp bần sẽ bị chết tạo thành
cùng với lớp bần đó là một bộ phận che chở gọi
là vỏ chết hay thụ bì
- Tầng phát sinh trong gọi là tượng tầng hay
tầng sinh gỗ cấu tạo bởi một vòng tế bào đặt ở
phía trong libe cấp I và ở phía ngoài gỗ cấp I
Các tế bào này phía ngoài sinh ra libe cấp II, phía
trong sinh gỗ cấp II, tất cả các tế bào của libe và
gỗ cấp II, xếp rất đều thành vòng tròn đồng tâm
do đó hàng năm ở những khí hậu nóng lạnh rõ
Trang 35ràng lớp gỗ dễ phân biệt vì các mạch mùa xuân hay mùa mưa rộng hơn các mạch mùa thuhay mùa khô do đó ta có thể đếm lớp gỗ tính tuổi cây mỗi năm hai vòng gỗ, vòng có màusẫm, vòng có màu nhạt.
- Xuyên qua vòng libe – gỗ cấp II có những dải mô mềm đi từ trong ra ngoài, gọi làtia ruột cấp II
3.1.3 Cấu tạo cấp ba:
- Các cây họ Rau muống và họ Rau dền: tầng sinh gỗ chỉ hoạt động một lần Sau đó
có những tầng sinh hình vòng tròn đồng tâm xuất hiện ở phía ngoài và tạo ra những vòngđồng tâm libe và gỗ cấp III
- Các cây họ Rau răm, họ Hoa chuông các lớp cấp III được thành lập nhờ tầng sinh
gỗ phụ xuất hiện trong ruột dưới dạng những vòng tròn nhỏ rải rác và sinh ra libe ở phíatrong, gỗ ở phía ngoài
3.2 Thân cây lớp Hành ( cây một lá mầm)
Các cây một lá mầm không có cấu tạo cấp hai từ
trường hợp như cây huyết giác, cây huyết dụ, cây lô hội, cây
Ngọc giá, cây bồng bồng
Cấu tạo cấp I cũng gồm 3 phần, biểu bì, vỏ và trụ giữa
nhưng khác nhau với thân cây lớp Ngọc lan là:
- Không có mô dày vai trò nâng đỡ được đảm nhận bởi
các vòng mô cứng đặt dưới biểu bì hay trong có vỏ trụ và
xung quanh các bó libe – gỗ
- Trong trụ giữa có rất nhiều bó libe – gỗ xếp thành
nhiều vòng vô trật tự
4 Công dụng của thân cây trong ngành dược
Thân cây được dùng làm thuốc:
- Vỏ thân: vỏ quế, canhkina, mộc hoa trắng
- Thân rễ: cỏ tranh, gừng, thiên niên kiện
- Thân leo: dây ký sinh, câu đằng
- Thân hành: tỏi, bách hợp
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1 Thân chính :
a Thường có cấu tạo hình trụ nón
b Mặt cắt hình tam giác(bạc hà, ích mẫu)
c Mặt cắt hình vuông(cây cói, củ gấu)
d b,c sai
Trang 36Ghép câu từ câu 2 tới câu 5
Câu 4 Chồi bên c cấu tạo bởi các lá non úp lên trên đỉnh sinh trưởng của câyCâu 5 Gióng hay lóng d về sau phát triển thành cành hoặc thành hoa
Điền vào chỗ trống từ câu 6 tới câu 10
Câu 6 Cành phát sinh từ ………(A)…………., cành cũng có đủ bộ phận như thân chínhnhưng nhỏ hơn và mọc xiên, ………(B)……… đặc trưng cho từng loại cây
Câu 7 Tùy theo ………(A) … giữa thân cành và ………(B)……… , người ta phân biệtcác loại cây
Câu 8 ………(A) có thân cây gồm 2 phần, phần dưới sống……(B)… thuộc mộc, phầntrên thuộc thảo sống ……(C)… , chiều cao khoảng 1m
Câu 9 Thân đứng gồm ba kiểu là ……(A)…… , ……(B)………., ……(C)………
Câu 10 ……… là loại thân mềm không đủ cứng để mọc thằng đứng nên phải
bò lan trên mặt đất như rau má, sài đất
Câu11 Thân leo có thể leo bằng, chọn câu Sai:
Câu 12 Thân rễ, chọn câu Sai:
a Thân mọc dài hoặc nằm ngang dưới đất
b Mang những lá biến đổi thành vảy mỏng
c Mang nhiều lá biến đổi thành vảy mọng nước
d Có nhiều chất dự trữ như thân rễ cây gừng, cây thiên niên kiện, thân rễ cỏ tranh
Câu 13 Cấu tạo thân cây hai lá mầm, chọn câu Sai:
a Cấu tạo gồm 3 phần
b Biểu bì không có diệp lục, không thấm nước và khí
c Vỏ cấp một cấu tạo bởi một lớp mô mềm vỏ gồm nhiều lớp tế bào có màng mỏng bằng cellulose, không có diệp lục
d Vỏ ở thân mỏng hơn ở rễ cây
Câu 14 Trụ giữa (trung trụ) gồm
a Vỏ trụ cấu tạo bởi một hay nhiều tầng tế bào xen kẽ với nội bì, có khi hóa cương mô làmnhiệm vụ nâng đỡ gọi là sợi trụ bì
Trang 37b Hệ thống dẫn gồm có những bó libe và bó gỗ xếp chồng lên nhau mạch gỗ nhỏ đặt ởtrong mạch gỗ to ở ngoài, mặt cắt tam giác đình quay vào trong ( phân hóa ly tâm - tiaruột nằm giữa hai bó libe - gỗ)
c.Mô mềm ruột ở phía trong bó libe – gỗ
d Tất cả đúng
Câu 15 Cấu tạo cấp I của thân cây hai lá mầm có những đặc điểm sau, chọn câu Sai:
a Có cấu tạo đối xứng với một trục
b Bó libe và bó gỗ chồng lên nhau, đỉnh bó gỗ quay ra ngoài (phân hóa hướng tâm)
c Chỉ có một vòng bó libe – gỗ
d Chỉ có mỗi một trụ giữa ( cấy tạo đơn trụ)
Câu 16 Cấu tạo cấp II của thân cây 2 lá mầm:
a Có hai loại tầng phát sinh tầng sinh bần và tầng sinh gỗ
b Tầng sinh bần có vị trí không nhất định trong vỏ cấp II từ biểu bì đến vỏ trụ
c tượng tầng cấu tạo bởi một vòng tế bào đặt ở phía trong libe cấp I và ở phía ngoài gỗ cấpI
d Tất cả đều đúng
Câu 17 Thân cây một lá mầm, chọn câu Sai:
a Không có cấu tạo cấp hai từ trường hợp như cây huyết giác, cây huyết dụ, cây lô hội, cây ngọc giá, cây bồng bồng
b.Cấu tạo cấp I cũng gồm 3 phần
c Mô dày có vai trò nâng đỡ
d Trong trụ giữa có rất nhiều bó libe – gỗ xếp thành nhiều vòng vô trật tự
Trả lời Đúng , Sai từ câu 18 đến câu 20
Câu 18 Vỏ thân cây quế, canhkina, mộc hoa trắng, thiên niên kiện được dùng làm thuốcCâu 19 Các cây họ Rau muống và họ Rau dền có tầng sinh gỗ chỉ hoạt động một lần.Câu 20 Các cây họ Rau răm, họ Hoa chuông các lớp cấp III được thành lập nhờ tầng sinh
gỗ phụ xuất hiện trong ruột dưới dạng những vòng tròn nhỏ rải rác và sinh ra libe ở phíatrong, gỗ ở phía ngoài
Trang 38Bài 5 LÁ CÂYMỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Nêu được định nghĩa và hính thái học của lá cây
2.Trình bày được các cấu tạo giải phẫu của lá cây
3 Nêu được vài công dụng chính của lá cây
NỘI DUNG
1 Định nghĩa
Lá là cơ quan sinh dưỡng của cây, mọc có hạn trên thân cây có cấu tạo đối xứng vớimột mặt phẳng và đảm nhận những chức năng dinh dưỡng rất quan trọng như sự quanghợp, sự thoát hơi nước và sự hô hấp
dưới gọi là lưng lá Trên phiến có các
gân lá nổi lên phiến lá có nhiều hình
dạng khác nhau Lá thường có màu
xanh do chứa chất diệp lục, nhưng cũng
có khi không có màu xanh, không diệp
lục như vẩy của các thân hành, thân rễ
hay màu của của diệp lục bị che lấp bởi
các sắc tố khác như lá cây Tai tượng,
mặt dưới lá cây thài lài tía, cây lẻ bạn
Một số không có phiến lá, trong
trường hợp thiếu phiến lá, cuống lá hay
cành cây phải biến đổi thành phiến lá để
làm nhiệm vụ quang hợp như ở cây lưỡi
liềm, cây tương tư, cây thiên môn đông
- Cuống lá là phần hẹp, dài và dày nối phiến lá với thân và cành cây, có khi lá không
có cuống như lá ngô, lá lúa, hoặc phiến lá men dần xuống làm chi ranh giới giữa phiến vàcuống lá không rõ rệt như lá cây địa hoàng, cây rau diếp Cuống lá có thể có cánh như lácây bưởi
- Bẹ lá là phần rộng ôm lấy thân hoặc cành cây ( lá cây đinh lăng, cây nghệ) Phầnnhiều lá không có bẹ, sự có mặt của bẹ lá là đặc điểm đặc trưng của một số họ cây như họLúa, họ Cau
Trang 39 Lá có đủ ba phần kể trên là lá đủ.
Ba phần phụ của lá cây: rất quan trọng để xác định cây
- Lá kèm là bộ phận nhỏ, mỏng mọc ở gốc cuống lá như cây hoa hồng, dâm bụt Cókhi lá kèm rụng sớm như cây đa búp đỏ, lá kèm có thể rời nhau hoặc dính vào nhau nhưcây cà phê hai lá kèm mọc đối Lá kèm dính vào cuống như lá cây hoa hồng, hoặc biếnthành gai như cây xương rồng ông
Lá kèm thường có trong các họ cà phê, họ cánh bướm, họ hoa hồng, họ gai…
- Lưỡi nhỏ là bộ phận nhỏ và mỏng mọc chỗ phiến lá nối với bẹ lá ( cây ngô, câylúa) Sự có mặt của lá lưỡi nhỏ là đặc điểm của cây họ Lúa, họ Gừng
- Bẹ chìa là cái màng mỏng ôm lấy thân cây ở phía trên chỗ cuống lá dính vào thân(bẹ lá cây cốt khí củ, cây thồm lồm) Bẹ chìa là đặc điểm đặc trưng của họ Rau răm
2.2 Các thứ gân lá
- Lá một gân: đặc trưng cho các cây hạt trần như cây thông
- Gân lá song song: đặc trưng cho các cây thuộc lớp Hành như: cây lúa, ngô, hành
- Gân lá hình lông chim: các gân phụ từ gân chính tỏa ra như lông chim ( lá cây đại,cây mít)
- Gân lá hình chân vịt: các gân từ đầu
cuống lá xòe ra như hình chân vịt ( lá cây
sắn, cây đại)
- Gân lá tỏa tròn: cuống lá dính vào
giữa phiến lá, các gân lá từ chỗ đính đó tỏa
ra khắp mọi phía ( lá cây sen, cây bình
vôi)
như gân hình cung ( như lá cây quế, mã
đề), gân lá hình mạng lưới ( cây gai, dâu
tằm), gân lá hình quạt ( cây bạch quả)
2.3 Các loại lá cây
Lá cây được chia làm hai loại:
2.3.1 Lá đơn:
Lá đơn là loại lá có cuống không
phân nhánh mà chỉ mang một phiến lá thôi
Các lá đơn có thể xếp theo 4 kiểu
sau đây:
+ Lá hình tròn: phiến lá tròn như lá đồng tiền, lá sen
+ Lá hình bầu dục: như lá cây táo
Trang 40+ Lá hình trứng: có phần rộng của phiến lá ở về cuống như lá cây tía tô.
+ Lá hình trứng ngược: có phần hẹp của phiến lá ở về phía cuống lá như lá bàng.+ Lá hình mũi mác: phần rộng nhất ở giữa phiến lá như lá cây mạch môn
+ Lá hình dải: có phiến lá hẹp và dài như lá cây cây sả
+ Lá hình kim: như lá cây thông
+ Lá hình ống: như lá cây hành ta
+ Lá hình thận: như lá cây rau má
+ Lá hình tim: như lá cây trầu không
+ Lá hình gươm: hoa la-dơn
+ Lá hình quả trám: lá sồi
+ Lá hình lưỡi liềm: cây bạch đàn
+ Lá hình tam giác: giang quy bản
+ Lá hình nhiều cạnh: cây bát giác liên
- Dựa vào hình dạng của mép phiến lá:
+ Lá nguyên: mép phiến lá không bị khía
+ Lá uốn lượn: răng tròn, kẽ răng tròn
+ Lá thùy: vết khía không sâu tới ¼ phiến lá,
Lá chẻ hình chân vịt (cây san hô)
+ Lá chia: vết khía sâu quá ¼ phiến lá, có
hai loại: