1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án lý thuyết trồng nấm rơm

6 1,5K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

GIÁO ÁN SỐ: 01 Thời gian thực hiện: 45phútTên chương: Trồng nấm rơm Thực hiện ngày 08 tháng 11 năm 2014 TÊN BÀI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM RƠM MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này

Trang 1

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

GIÁO ÁN LÝ THUYẾT

Môn học: Trồng nấm rơm Lớp: SPDN 2014 - SCN02

Họ và tên giáo viên: Hoàng Vũ Chính

Năm học: 2014

Quyển số: 01

Mẫu số: 05 Ban hành lèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH

Trang 2

GIÁO ÁN SỐ: 01 Thời gian thực hiện: 45phút

Tên chương: Trồng nấm rơm Thực hiện ngày 08 tháng 11 năm 2014

TÊN BÀI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM RƠM MỤC TIÊU CỦA BÀI:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Mô tả được chu trình sống của nấm rơm

- Nêu được các nguồn dinh dưỡng cần thiết để trồng nấm rơm

- Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh

trưởng và phát triển của nấm rơm

ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Giấy A0, A4, thẻ màu, bút dạ, phấn, bảng viết

- Máy chiếu, phông chiếu, máy vi tính xách tay

- Bài giảng điện tử

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:

- Theo lớp

I.ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: 1

- Kiểm tra sỹ số

- Kê lại bàn ghế, bố trí chỗ ngồi cho phù hợp

T

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

THỜI GIAN

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG

1 Dẫn nhập

- Trình chiếu một hình ảnh về

nấm rơm

- Tên bài: Đặc điểm sinh học

cảu nấm rơm

- Phương pháp chính: Thuyết

trình, minh họa trực quan,

giảng giải, vấn đáp

- Nêu vấn đề + thuyết trình hình ảnh trên máy chiếu

- Lắng nghe + Ghi

chép

3

2 Giới thiệu chủ đề

A Mục tiêu.

B Nội dung.

1 Đặc điểm hình thái của nấm

- Thuyết trình + giảng giải

- Đặt câu hỏi: Theo anh chị đặc điểm

- Lắng nghe, ghi chép

- Trả lời câu hỏi

2 7

Trang 3

2 Các nguồn dinh dưỡng cho

nấm rơm

3 Ảnh hưởng của các yếu tố

môi trường đến sự sinh trưởng

và phát triển của nấm rơm

hình thái là gì?

- Thuyết trình có minh họa

Đặt câu hỏi thảo luận: Theo anh/chị nấm rơm cần những nguồn dinh dưỡng nào để phát triển

Đánh giá câu trả lời của học viên, kết luận về nội dung trình chiếu, giảng

giải

Đặt câu hỏi: những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nấm

Phân tích giảng giải

- Lắng nghe, ghi chép

Chia nhóm thảo luận, tổng hợp, báo cáo kết quả

Quan sát, nghe giảng và ghi chép

Trao đổi và trả lời câu hỏi

Lắng nghe, ghi chép

15

12

3 Củng cố kiến thức và kết

thúc bài

- Nhắc lại nội dung chính của

bài học

- Thuyết trình - Lắng nghe, ghi

chép

3’

4 Hướng dẫn tự học Học thuộc bài lý thuyết để chuẩn bị cho

giờ thực hành ngày mai

2’

Nguồn tài liệu tham khảo

- Giáo trình Kỹ thuật trồng nấm -NXB Nông nghiệp

NGƯỜI DUYỆT

Ngày 06 tháng 11 năm 2014

GIÁO VIÊN

Hoàng Vũ Chính

Trang 4

Bài giảng: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM RƠM

1 Đặc điểm hình thái của nấm rơm

- Nấm thường mọc trên rơm rạ mục nên có tên thông dụng là nấm rơm

- Nấm rơm là loại nấm ưa nhiệt, nên nấm rơm được trồng chủ yếu vào mùa nắng, nóng

- Nấm rơm có nhiều màu sắc khác nhau: màu xám, xám trắng, xám đen,

- Nấm rơm là một loại nấm ăn rất ngon và giàu chất dinh dưỡng

Nấm rơm

2 Các nguồn dinh dưỡng cho nấm rơm

a Chất đường

Trong quá trình sống, nấm rơm cần nguồn đường rất lớn, đường là thành phần chính để cấu trúc nên sợi nấm và quả thể nấm rơm

b Chất đạm

Chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình sống của nấm rơm

Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, chúng ta thường bổ sung nguồn đạm dưới dạng các hợp chất vô cơ vì đơn giản dễ bổ sung, dễ mua ngoài thị trường, giá thành rẻ

c Chất khoáng và vitamin

Trang 5

Nấm rơm còn cần được cung cấp một số nguyên tố khoáng và vitamin để quá trình sinh trưởng và phát triển

d Nước

Nước là thành phần cơ bản trong tế bào sợi nấm và quả thể nấm, thường chiếm 80 – 90% trọng lượng quả thể nấm Do vậy trong quá trình trồng nấm rơm cần cung cấp đủ nhu cầu nước cho nấm sinh trưởng và phát triển

3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm rơm.

a Nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm rơm

- Trong giai đoạn nuôi sợi:

+ Nhiệt độ thích hợp: 35 - 400C

+ Nhiệt độ dưới 300C: sợi nấm sinh trưởng yếu

+ Nhiệt độ trên 450C: sợi nấm sẽ chết

- Trong giai đoạn hình thành quả thể:

+ Nhiệt độ thích hợp: 30 – 320C

+ Nhiệt độ từ 20 - 250C: đinh ghim nấm bị chết sau 12 giờ

+ Nhiệt độ dưới 150C và trên 450C: quả thể không hình thành

b Độ ẩm

- Độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hệ sợi và hình thành quả thể nấm rơm

- Trong giai đoạn nuôi sợi nấm rơm:

+ Độ ẩm cơ chất thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng: 70 – 75%

+ Độ ẩm môi trường không khí: 70 – 80%

- Trong giai đoạn hình thành quả thể:

+ Độ ẩm cơ chất thích hợp cho sự hình thành quả thể: 65 – 70%

+ Độ ẩm môi trường không khí thích hợp: 85 – 95%

+ Nếu độ ẩm không khí thấp hơn 60% hoặc trên 95%: gây chết toàn bộ đinh ghim, quả thể nấm do bị mất nước hoặc thối rửa

c Độ pH

Trang 6

pH cơ chất thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng và phát triển là pH trung tính khoảng 7,0 – 7,5 Khi pH cơ chất ngả sang độ chua (pH < 6) hoặc chuyển sang kiềm (pH > 9) sợi sinh trưởng yếu, quả thể nấm rơm không hình thành

d Ánh sáng

Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, tùy từng giai đoạn chúng ta cần cung cấp ánh sáng cho thích hợp:

- Trong giai đoạn nuôi sợi nấm rơm: không cần ánh sáng, nếu cường độ ánh sáng cao có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm

- Trong giai đoạn hình thành quả thể nấm rơm: cần ánh sáng khuếch tán nhằm kích thích sự hình thành và phát triển của quả thể đồng thời điều chỉnh màu sắc của quả thể nấm

e Độ thông thoáng

- Độ thông thoáng là phản ánh lượng oxy trong môi trường không khí Trong giai đoạn hình thành quả thể cần độ thông thoáng cao hơn giai đoạn nuôi sợi

- Quả thể nấm càng lớn yêu cầu độ thông thoáng càng cao, do cần nhiều oxy cho quá trình hô hấp

Ngày đăng: 08/06/2015, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w