Do đó, đề tài nghiên cứu kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” một hình thức của dạy học nhóm với chuẩn bị “phiếu học tập” ở nhà để giúp học sinh phát huy tính tích cực toàn diện, nắm vững ki
Trang 1Phụ lục 4: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM VÀ KĨ
THUẬT “KHĂN TRẢI BÀN”
30
Trang 3sinh, giúp HS có được một số nhận thức thực tế về cơ hội, thách thức, quy trình, đặc điểm, thái độ, và kĩ năng cần thiết đối với người làm kinh doanh Khi học phần này, đa số HS tiếp thu một cách thụ động, ghi nhớ máy móc, không liên hệ với tình huống thực tế địa phương, bên cạnh đó GV không đủ thời gian để truyền đạt hết kiến thức Do đó, đề tài nghiên cứu kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” (một hình thức của dạy học nhóm) với chuẩn bị “phiếu học tập” ở nhà để giúp học sinh phát huy tính tích cực toàn diện, nắm vững kiến thức mà GV vẫn đảm bảo thời gian lên lớp.
Thực hiện nghiên cứu này, GV thiết kế phiếu học tập để mỗi HS hoàn thành trước khi đến lớp Trên lớp, HS được chia thành các nhóm và mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0 Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh “khăn trải bàn” Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên “khăn trải bàn” Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: lớp 10C2 (lớp đối chứng)
và lớp 10C5 (lớp thực nghiệm) trường THPT Nguyễn Trung Trực, Hòa Thành, Tây Ninh
Hai bài được tiến hành khảo sát là bài 50 và bài 51 (Chương 4 Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh) Kết quả kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 8.53,
cao hơn so với lớp đối chứng là 7.19 Qua kiểm chứng T-Test cho thấy p= 0.00001< 0.05,
có nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điều đó chứng minh việc kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” với sử dụng “phiếu học tập” đã nâng cao kết quả học tập của HS
Trang 42 GIỚI THIỆU
Tổ chức tốt dạy học theo nhóm sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng khác với dạy học toàn lớp: phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS; phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực giao tiếp;… Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi
nhiều thời gian, trong khi một tiết học chỉ có 45 phút Ngoài ra, trong quá trình thảo luận
nhóm có thể có một vài thành viên trong nhóm nổi trội tham gia còn lại ít tham gia (hiện tượng ăn theo) Với thực tiễn trên, để đảm bảo thời gian mà mỗi HS vẫn có thể hiểu rõ được kiến thức bài học (đặc biệt là những bài có nội dung khó, liên quan thực tế) thông qua hoạt động nhóm, GV cần phải nắm vững phương pháp thực hiện, có năng lực lập kế hoạch và tổ chức, vận dụng nhiều hình thức hoạt động nhóm cho phù hợp với nội dung từng mục, từng bài Một trong những cách thức thực hiện đạt hiệu quả tốt là sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”
Trong kĩ thuật này, học sinh được chia thành các nhóm và mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0 Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm Các ý kiến sẽ được thể hiện trên giấy A0
Tuy nhiên, các câu hỏi để HS thảo luận trong kĩ thuật này thường được sử dụng là
những câu hỏi mở Thế nên để định hướng cho câu trả lời của HS, “phiếu học tập” là
phương tiện hỗ trợ đắc lực “Phiếu học tập” được thiết kế dựa vào mục tiêu trọng tâm của bài học, HS sẽ chuẩn bị trước ở nhà
* Một số lưu ý của phương pháp “khăn trải bàn”:
+ Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở
+ Nếu số HS trong nhóm quá đông, có thể phát cho HS những phiếu giấy nhỏ để ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn trải bàn”
Trang 5+ Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần xung quanh “khăn trải bàn”.
2.1 Hiện trạng
Do quan niệm môn Công Nghệ là môn học phụ nên đa số học sinh không quan tâm học tập Vì vậy, cách học của các em thường mang tính đối phó nên dành rất ít thời gian cho việc học bài ở nhà và không đem lại hiệu quả khi học tập trên lớp Ngoài ra do phương pháp giảng dạy giáo viên chưa phù hợp, chưa linh hoạt, ít đầu tư sưu tầm và sử dụng tư liệu.Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động khi giảng dạy giáo viên đã cố gắng đưa ra câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề Kết quả học sinh thuộc bài nhưng
không hiểu hết nội dung bài học, kỹ năng vận dụng vào thực tế chưa cao
Trong chương trình Công nghệ 10, Chương 4- Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có nội dung góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp HS có được
một số nhận thức thực tế về cơ hội, thách thức, quy trình, đặc điểm, thái độ, và kĩ năng cần thiết đối với người làm kinh Khi học phần này, đa số HS tiếp thu một cách thụ động, ghi nhớ máy móc, không liên hệ với tình huống thực tế địa phương, bên cạnh đó GV không đủ thời gian để truyền đạt hết kiến thức Khi giảng dạy chương này, đòi hỏi GV phải vận dụng
và phối hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, thảo luận nhóm được nhiều GV lựa chọn
Trong thảo luận nhóm có nhiều hình thức khác nhau, nếu GV tổ chức không tốt sẽ mất nhiều thời gian và HS hoạt động không đều, một số HS ỷ lại nên không tích cực tham gia thảo luận cùng nhóm Để khắc phục hiện tượng ăn theo này, thảo luận nhóm theo kĩ thuật
“khăn trải bàn” là một phương án được sử dụng Ngoài ra, để HS nắm vững kiến thức và không mất thời gian trong quá trình thảo luận, HS cần có sự chuẩn bị qua “phiếu học tập”
2.2 Giải pháp thay thế
“Phiếu học tập” được GV thiết kế với nhiều hình thức phù hợp (trả lời câu hỏi ngắn, điền thông tin, lập bảng,…) và phải bám vào mục tiêu của bài học “Phiếu học tập” sẽ giao cho HS chuẩn bị trước ở nhà Trên lớp, GV chia nhóm thảo luận theo kĩ thuật “khăn trải bàn” với thời gian quy định cụ thể
Trang 6* Vấn đề nghiên cứu: Sự kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và sử dụng “phiếu học
tập” để dạy chương 4 – Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có nâng cao được kết quả học tập của học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực không?
* Giả thuyết nghiên cứu: Sự kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và sử dụng “phiếu học
tập” để dạy chương 4 – Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có nâng cao được kết quả học tập của học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực
Về thành tích học tập của học kỳ I, hai lớp tương đương nhau về điểm số bộ môn
3.2 Thiết kế nghiên cứu
Hai lớp được chọn để thực hiện cho nghiên cứu:
+ Lớp 10C2: Lớp đối chứng+ Lớp 10C5: Lớp thực nghiệm
Thiết kế 1: Kiểm tra sự tương đương của hai nhóm trước tác động.
Trang 7Thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động của 2 nhóm tương đương.
Bảng 3 Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra trước
TĐ
TĐ Thực nghiệm O1 Dạy học kết hợp kĩ thuật “khăn
trải bàn” và chuẩn bị “phiếu học tập”
O3
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập
3.3 Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên
- Đối với lớp đối chứng (10C2):
+ Thiết kế kế hoạch bài học
- Đối với lớp thực nghiệm (10C5):
+ Thiết kế kế hoạch bài học
Trang 8* Thời gian thực hiện:
Thời gian tiến hành thực nghiệm theo phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy và thời khóa biểu của nhà trường ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đảm bảo tính khách quan
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn Công nghệ (đề chung của toàn trường)
Bài kiểm tra sau tác động được tiến hành sau khi học hết chương 4, điểm tối đa là 10, thời gian làm bài là 45 phút
Kết quả các bài kiểm tra trước và sau tác động (phụ lục 1) sẽ được kiểm tra mức độ
tương đương bằng phép kiểm chứng T-test
4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Trang 9Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho kết quả p = 0.00001<
0.05 Điều này cho thấy chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có
ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0.92
46.1
19.753
8 − = Điều đó cho thấy việc
kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và chuẩn bị “phiếu học tập” có ảnh hưởng lớn đến kết quả
học tập của nhóm thực nghiệm
Như vậy, giả thuyết: Việc kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và chuẩn bị “phiếu học
tập” nâng cao kết quả học tập chương 4 Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
của học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực đã được kiểm chứng
Trang 10Kiểm chứng T-test cho thấy p= 0.00001< 0.05, có nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Sự khác biệt này có ý nghĩa.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0.92 (nằm trong khoảng 0.8 < SMD <1) cho thấy việc kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” và chuẩn bị “phiếu học tập” có ảnh hưởng
lớn đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm
Trang 115 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” trong thảo luận
nhóm với sử dụng “phiếu học tập” vào chương 4 Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh giúp HS nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo, khả năng lập
luận,… Đồng thời, giúp GV chủ động trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp, theo dõi mức độ tiếp thu kiến thức của từng HS tốt hơn mà vẫn đảm bảo thời gian lên lớp
5.2 Khuyến nghị
* Đối với cấp quản lí:
- Tổ chức nhiều buổi chuyên đề có chất lượng về phương pháp mới ở tất cả các bộ môn để GV học tập kinh nghiệm
- Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy học; hỗ trợ GV các văn phòng phẩm cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy (giấy rô-ki, giấy A3, giấy A0, bút lông, bút màu,…)
- Đầu tư soạn bộ “phiếu học tập” cho các khối lớp trong chương trình THPT
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức từ nhiều kênh thông tin (sách, báo, internet, đồng nghiệp,…)
Đề tài nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng “Nâng cao kết quả học tập môn Công nghệ của học sinh lớp 10C5 bằng kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp sử dụng “phiếu học tập”” mà tôi trình bày dựa trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân nên còn nhiều hạn chế
Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô trong tổ nhóm bộ môn, của quý thầy cô đồng nghiệp ở các bộ môn khác, của BGH nhà trường để chuyên đề này được hoàn chỉnh
Trang 12hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ GD&ĐT Dự án Việt – Bỉ Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội
2 Bộ GD&ĐT Hướng dẫn dạy học tìm hiểu về kinh doanh trong môn Công nghệ cấp trung học Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
3 Bộ GD&ĐT Chương trình phát triển giáo dục trung học Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh Hà Nội 2014
4 Thái Duy Tuyên (GS.TSKH) Giáo dục hiện đại Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
5 Phạm Vũ Luận (GS.TSKH) Quản trị doanh nghiệp thương mại Nhà xuất bản Thống kê
Hà Nội
6 PGS.TS Phạm Công Đoàn, TS.Nguyễn Cảnh Lịch (Đồng chủ biên) Kinh tế doanh nghiệp thương mại Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
7 ThS Vũ Thùy Dương (Chủ biên) Quản trị dự án Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
8 Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường NXB ĐHSP Hà Nội
9 Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên) Sách giáo khoa Công nghệ 10 Nhà xuất bản Giáo dục
10 Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên) Sách giáo viên Công nghệ 10 Nhà xuất bản Giáo dục
11 Nguyễn Minh Đồng (Chủ biên) Thiết kế bài giảng Công nghệ 10 Nhà xuất bản Hà Nội
12 “Một số quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực”, Tạp chí
dạy và học hóa học
13 Mạng Internet:
thuvientailieu.bachkim.com; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net; tintuc.hocmai.vn; tusach.thuvienkhoahoc.com
Trang 13PHỤ LỤC 1 BẢNG ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
Trang 14Mean (Giá trị trung bình) 6.91250 7.19250 6.89024 8.52927
1.Mục tiêu
1.1-Kiến thức:
-Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình
- Biết được những thuận lợi và khó khăn đối với danh nghiệp nhỏ
- Biết được các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ
Nội dung bài 50 gồm 2 phần chính là kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ Căn
cứ theo mục tiêu của bài có thể thấy trọng tâm của bài 50 bao gồm các nội dung sau:
- Đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
- Những vấn đề cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình
- Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
- Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
- Những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ
3.Chuẩn bị bài giảng
- Nghiên cứu SGK
- Giáo trình Pháp luật kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- Đọc phần “Thông tin bổ sung” có trong SGV và SGK
- Chuẩn bị một số tranh, ảnh, ví dụ về hoạt động kinh doanh hiện có tại địa phương liên quan đến bài giảng
Trang 15*Cách tiến hành:
1.Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp
sử dụng phiếu học tập (HS đã chuẩn bị trước ở nhà)
HS được chia thành các nhóm nhỏ (4-5 HS) và mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0 Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh “khăn trải bàn” Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên “khăn trải bàn” Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa mỗi nhóm Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu
và được giữ lại ở phần xung quanh “khăn trải bàn”
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Em hãy nghiên cứu các đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình nêu trong sách giáo khoa và hãy kể những hộ kinh doanh trong khu vực
mà nhà em đang ở hiện nay Hãy giải thích vì sao những hộ kinh doanh đó lại được gọi là kinh doanh hộ gia đình
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: đại diện từng nhóm trình bày kết quả
3.GV tổ chức thảo luận chung cả lớp và rút ra kết luận:
- Một số gợi ý hoặc đáp án của giáo viên: Giáo viên có thể nêu một số ví dụ như một bà
đã nghỉ hưu muối dưa, cà bán tại nhà; một bà đã nghỉ hưu mở quán bán nước trà; một ông
đã nghỉ hưu mở đại lý bán sim điện thoại; một thanh niên học hết trung học phổ thông mở quán cắt tóc tại nhà;
- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện
*Kết luận:
Kinh doanh hộ gia đình có đặc điểm:
- Bao gồm đủ các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ
- Có quy mô nhỏ, công việc kinh doanh đơn giản, do một người trong gia đình làm chủ,
tự bỏ vốn, kinh doanh, quản lí, điều hành và thực hiện
- Nếu có người tham gia kinh doanh thì thường số lượng không nhiều và chủ yếu cũng chỉ là người thân trong gia đình
4 2 Tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những vấn đề cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình
* Cách tiến hành:
1 Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp
sử dụng phiếu học tập số
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Giả sử gia đình em ở gần trường học, định
mở một cửa hiệu để kinh doanh, em hãy xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cửa hiệu của gia đình mình
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: Đại diện của nhóm trình bày kết quả
Trang 163.Tổ chức thảo luận và rút ra kết luận
- Một số gợi ý hoặc đáp án của giáo viên: Giáo viên giúp học sinh xác định mấy điểm sau:
+ Cơ hội kinh doanh: Chủ yếu là nhu cầu thị trường sẽ chi phối dự kiến lĩnh vực kinh doanh
+ Mặt bằng kinh doanh tại nhà, ngoài hè phố, trên đường
+ Nguồn vốn: Vốn của gia đình, vốn vay bạn bè, họ hàng, vay ngân hàng
+ Đầu vào: Nguyên vật liệu (sản xuất), hàng hóa (thương mại), công cụ (dịch vụ)
+ Đầu ra: Khách hàng, giá cả
+ Nhân lực: Gia đình, họ hàng, người làm thuê,
+ Điều hành, quản lí, hạch toán
- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện
*Kết luận:
- Kinh doanh hộ gia đình là một công việc kinh doanh có quy mô nhỏ nhất, mọi yếu tố như địa điểm, công cụ, nguồn lực, nguồn vốn, do gia đình chịu trách nhiệm
- Kế hoạch kinh doanh hộ gia đình cũng cần lập trước khi tổ chức kinh doanh
4 3 Tìm hiểu đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
*Mục tiêu: Biết được đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
- Là doanh nghiệp được điều hành và quản lí bởi một cá nhân
- Là một doanh nghiệp không có quá 50 nhân công
Trang 17- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.
*Kết luận
Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ, vốn ít, số nhân công ít, do một người chủ đứng ra quản lí, điều hành
4 4 Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
- Chi phí trực tiếp cao: do lượng mua ít nên giá nguyên liệu thô, máy móc và các vật
dụng khác thường cao hơn so với các công ty lớn Tuy nhiên, tổng chi phí lại có thể thấp hơn
- Dễ thay đổi mặt hàng kinh doanh: Do máy móc thiết bị ít và tính dây chuyền thấp nên
dễ dàng thích ứng khi thay đổi mặt hàng kinh doanh
- Dễ đổi mới công nghệ: Do số mặt hàng ít, lượng sản xuất ít nên dễ dàng hơn trong đổi
mới công nghệ
- Đậm nét cá nhân: Khách hàng thường trả thêm tiền nếu được chú ý riêng Trên thực tế,
trong nhiều lĩnh vực, khi sự chênh lệch về giá không lớn thì nhân tố con người có lợi thế cạnh tranh cao
- Động cơ tốt: Người lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ làm việc nhiều hơn, vất vả hơn; lợi
nhuận và sự sống còn của doanh nghiệp có tác động lớn hơn và trực tiếp hơn so với những người làm công trong các công ty lớn
- Hạn chế tài chính: Khó vay vốn, khó duy trì hoạt động nếu chậm bán được sản phẩm.
- Hạn chế về chất lượng: Do máy móc thiết bị khó trang bị hiện đại, đồng bộ; trình độ
nhân công thấp nên chất lượng thường thua kém các công ty lớn
- Hướng tới thị trường địa phương: Doanh nghiệp nhỏ thường phục vụ cho thị trường
địa phương nên nắm bắt thị trường tốt và chi phí vận chuyển thấp
- Ít tham nhũng, quan liêu: Chủ doanh nghiệp là người có vốn, sự quản lí sâu sát và trực
tiếp nên hầu như không có tham nhũng trong doanh nghiệp Trong một quy mô nhỏ, mặt hàng ít nên người chủ doanh nghiệp luôn sâu sát với các mặt hoạt động của doanh nghiệp
- Khả năng rủi ro cao: Do chỉ có số ít mặt hàng nên khi thị trường bị suy thoái hoặc sản
phẩm bị lạc hậu thì doanh nghiệp nhỏ khó đứng vững
- Không phô trương: Do phạm vi hoạt động nhỏ hẹp nên các doanh nghiệp nhỏ có thể
đưa ra các chiến thuật bán hàng mới hay giới thiệu sản phẩm mới mà không phải đương đầu với những hành động độc quyền và quy chế của chính phủ