1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Môn Sinh học

40 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 476,5 KB

Nội dung

Mục đích đề tài là xây dựng công thức tổng quát, hệ thống các dạng bài tập điển hình, phương pháp giải nhanh bài tập để giúp học sinh củng cố lí thuyết định luật, vận dụng định luật giải

Trang 1

NỘI DUNG CỦA NCKHSPƯD

I TÓM TẮT:

Với tình hình hiện nay, học sinh đã và đang thực hiện hình thức thi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn để đánh giá kết quả rèn luyện học tập của học sinh có nhiều ưu điểm:

+ Xác suất đúng ngẫu nhiên thấp

+ Gây hứng thú trong học sinh

+ Đánh giá được toàn diện các nội dung mà học sinh đã học

+ Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách nhanh chóng

Phương pháp kiểm tra đánh giá này đòi hỏi các em cần trả lời nhanh và chính xác, do đó các em cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức, khả năng suy luận logic và phương pháp giải nhanh các bài tập để đem lại hiệu quả cao

Đặc thù của bộ môn Sinh học phần lớn nội dung và thời lượng trong mỗi tiết học chủ yếu dành cho việc nghiên cứu về cơ sở lý thuyết, nên thời lượng dành cho học sinh vận dụng kiến thức vào giải bài tập còn hạn chế

Mục đích đề tài là xây dựng công thức tổng quát, hệ thống các dạng bài tập điển hình, phương pháp giải nhanh bài tập để giúp học sinh củng cố lí thuyết định luật, vận dụng định luật giải quyết bài tập nhanh, linh hoạt, chính xác và giúp các em gần gũi với thực tế hơn từ đó các em có một nền tản kiến thức vững chắc về quy luật di truyền phân li độc lập

Tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm đối tượng: nhóm thực nghiệm (lớp

12 A2), tôi áp dụng phương pháp giải nhanh các dạng bài tập quy luật phân li độc lập; nhóm đối chứng ( lớp 12A6) , tôi áp dụng phương pháp giải toán thông thường ở các tiết bài tập, phần củng cố của tiết học và các tiết học phụ đạo

Với nội dung chuẩn bị ở hai nhóm là như nhau với 2 phương pháp hướng dẫn khác nhau, thông qua giảng dạy và kết quả các bài kiểm tra trắc nghiệm bài

15 phút và một tiết ( chỉ chấm điểm các câu hỏi thuộc phần này trong đề thi) cho thấy tác động đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh Kết quả sau khi tác động của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,886 và

Trang 2

nhóm đối chứng 6,8 Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p< 0,05 có nghĩa là có

sự khác biệt rất lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Từ kết quả trên cho thấy nhóm thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn, phương pháp giải nhanh hơn, chính xác hơn so với lớp đối chứng Qua đó chứng minh rằng đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi bước đầu có hiệu quả

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học

để tính toán, phân tích dữ liệu thu được như sau ( các công thức sẵn có trong bảng Excel, internet):

- Giá trị trung bình: Average(number1, number2 )

- Độ lệch chuẩn: Stdev(number1, number2 )

- T-test, độc lập để so sánh kết quả ở một thời điểm của 2 nhóm đối tượng:

(p1) = T-test( array1, array2, array3, tail, type)

- T-test phụ thuộc để so sánh kết quả ở hai thời điểm khác nhau của cùng một nhóm đối tượng: (p2) = T- test(array1, array2, array3, tail, type)

- Mức độ ảnh hưởng sau tác động ( độ lệch giá trị trung bình chuẩn):

SMD = (AveragwN1 – avrageN2)/ StdevN2

II GIỚI THIỆU

Đổi mới PPDG là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới đánh giá kết quả dạy học Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2007 với 4 môn thi vật lí, hoá học, Sinh học, Ngoại ngữ, Sinh học, đề thi 100% chỉ sử dụng hình thức trắc nghiệm lựa chọn

Học sinh đã được trang bị kiến thức về quy luật di truyền phân li độc lập

từ lớp 9, sinh học 12 là kế thừa kiến thức đã được học từ lớp 9, tuy nhiên việc kế thừa kiến thức cùng với vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập di truyền còn rất hạn chế do:

+ Thời gian học sinh học quy luật di truyền từ lớp 9 đến lớp 12 là rất lâu

Trang 3

+ Sách giáo khoa rất ít đề cập, mặt khác các sách tham khảo cũng không

đa dạng về phương pháp giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm

+ Thời gian lên lớp mỗi tiết học chủ yếu dành cho việc nghiên cứu lý thuyết, thời gian giúp các em vận dụng kiến thức giải bài tập còn hạn chế, tiết bài tập rất ít

+ Bài tập sinh học vốn trừu tượng và tương đối khó, nếu học sinh không nắm vững bản chất sinh học thì các em thường mơ hồ, lúng túng, khó định hướng được cách giải

+ Xu hướng ra đề thi tuyển sinh ĐH- CĐ gần đây thường ra những bài tập đòi hỏi học sinh phải có một phương pháp giải nhanh, nếu các em làm bài theo phương pháp truyền thống thì không phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay

Qua những năm giảng dạy bộ môn Sinh Học, tôi nhận thấy khả năng học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết bài tập còn rất yếu, phương pháp chưa linh hoạt, hiệu quả chưa cao Từ thực tế trên tôi chọn đề tài : “ Xây dựng phương pháp giúp học sinh giải nhanh các dạng bài tập thuộc quy luật phân li độc lập trong chương trình sinh học 12 nâng cao”góp phần giải quyết các vấn đề trên

Vấn đề nghiên cứu đặt ra ở đây là Xây dựng phương pháp giúp học sinh giải nhanh các dạng bài tập thuộc quy luật phân li độc lập trong chương trình sinh học 12 nâng cao có thể nâng cao kết quả học tập của các em hay không? Giả thuyết đưa ra của tôi là có Sự khẳng định này được chứng minh, phân tích qua các dữ liệu thu thập được dưới đây

Trang 4

- Trong quá trình tác động tôi chọn lớp 12 A2 làm nhóm thực nghiệm,

lớp12A6 làm nhóm đối chứng Tôi tiến hành kiểm tra kết quả sau tác động bằng cách chấm điểm các câu trắc nghiệm phần bài tập thuộc quy luật phân li độc lập trong đề kiểm tra 15 phút và kiểm tra một tiết ở học kì I

- Sử dụng các phép kiểm chứng:

+ Giá trị trung bình

+ Độ lệch chuẩn

+ Giá trị P của phép kiểm chứng Ttest độc lập, Ttest phụ thuộc

+ Mức độ ảnh hưởng sau tác động SMD (độ lệch giá trị trung bình chuẩn)

- Tôi chọn dạng thiết kế hai: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương với mô hình sau:

Lớp Kết quả kiểm tra

trước tác động

Tác động Kết quả kiểm tra

sau tác độngNhóm thực

Xây dựng phương pháp giúp học sinh giải nhanh các dạng bài tập quy luật phân li độc lập

04

3 Quy trình nghiên cứu:

* Chuẩn bị bài của giáo viên:

- Từ nội dung xây dựng công thức tổng quát

- Hệ thống các dạng bài tập của quy luật di truyền phân li độc lập thường gặp từ dễ đến khó

- Xây dựng phương pháp hướng dẫn học sinh giải nhanh các dạng bài tập của quy luật di truyền phân li độc lập

Trang 5

- Đối với lớp thuộc nhóm đối chứng hướng dẫn học sinh giải bài tập bằng phương pháp thông thường

- Đối với lớp thuộc nhóm thực nghiệm tôi hướng dẫn học sinh giải bài tập bằng phương pháp giải nhanh, gọn và dễ hiểu nhất

* Đối với học sinh: chuẩn bị bài tập theo hướng dẫn của giáo viên

* Tiến hành thực nghiệm:

- Kiểm tra bài cũ

- Thời gian tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch dạy học của nhà

trường, theo thời khóa biểu và 4 tiết phụ đạo trên mỗi lớp Cụ thể:

13

12 Quy luật phân li độc lập

01/10/2014

12A2, 12A6

13

4 Đo lường và thu thập dữ liệu:

Dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi là thông tin về điểm số:

+ Bài kiểm tra trước tác động: sau khi học xong bài Quy luật phân li độc lập tiến hành kiểm tra 15 phút

+ Bài kiểm tra sau tác động chấm điểm các câu trắc nghiệm thuộc bài Quy luật phân li độc lập trong bài kiểm tra một tiết ở học kì I

Trang 6

Thông tin về 2 dữ liệu này ở phụ lục 3, phụ lục 4 và phụ lục 5 ( phần phụ lục của đề tài)

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:

So sánh điểm kiểm tra của các lớp thuộc 2 nhóm nghiên cứu, tôi thấy có

sự chênh lệch rõ rệt: Lớp tiến hành thực nghiệm có điểm kiểm tra cao hơn lớp đối chứng Điều này chứng tỏ đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng day, và đã được kiểm chứng (kết quả áp dụng đề tài vào giảng dạy được thể hiện ở phần phụ lục 3, phụ lục 4, phụ lục 5)

1 Kết quả các giá trị đo được:

* Lớp thực nghiệm (12 A2)

Bảng 1

Trang 7

Giá trị trung bình cộng Average 6,4 6,8

Bảng 3- Kết quả các thông số thống kê trước tác động:

(N1)

Lớp đối chứng (N2)

Giá trị trung bình cộng Average 7,886 6,8

2 Giá trị tần suất xuất hiện (Mode):

Lớp đối chứng (12A6) sau kiểm tra tần suất xuất hiện ban đầu chưa tác

động ở mức điểm 6 (mức trung bình), sau tác động tăng lên mức điểm 7 (mức khá) Tuy nhiên ở mức độ thấp

Trang 8

Lớp thực nghiệm (12A2) tần suất xuất hiện ban đầu khi chưa tác động ở mức điểm 6 (mức trung bình) giống với lớp đối chứng (12A6) Nhưng dưới tác động của phương pháp giải nhanh bài tập quy luật phân li độc lập ở học kì I đã làm thay đổi tần suất xuất hiện từ mức trung bình (điểm 6) lên mức khá (điểm 8), cao hơn giá trị tần suất xuất hiện của lớp đối chứng.

Thông qua giá trị Mode, cho thấy sự tác động là có tác dụng, đã nâng cao chất lượng bộ môn

Biểu đồ tần suất xuất hiện điểm của lớp sau tác động.

3 Giá trị trung bình cộng (Average):

Sau 2 lần kiểm tra:

Lớp đối chứng (12A6), giá trị trung bình kết quả kiểm tra sau tác động ít tăng so với kết quả kiểm tra trước tác động ( 6,8 – 6,4 =0,4 điểm)

Trong khi đó, lớp thực nghiệm (12A2), giá trị trung bình cộng kết quả kiểm tra sau tác động tăng so với kết quả kiểm tra trước tác động (7,886 - 6,432 = 1,454 điểm) Điều đó cho thấy, giá trị trung bình cộng của 2 lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, giá trị của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng Qua đó, khẳng định giải pháp tác động đã phát huy tác dụng

Trang 9

Biểu đồ so sánh số đo trung bình cộng trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

4 Phép kiểm chứng T-tets độc lập và T-tets phụ thuộc:

Căn cứ vào kết quả của Bảng 3, hàm T- test ( độc lập) cho kết quả T-test

độc lập trước tác động p = 0,95> 0,05 là không có ý nghĩa, điều này chứng tỏ 2 nhóm được chọn trước tác động tương đương nhau

Căn cứ vào kết quả Bảng 4, qua kiểm chứng T-test độc lập sau tác động

cho kết quả P1 = 0,001 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa

Căn cứ vào kết quả Bảng 4, sau khi tác động kiểm chứng chênh lệch

trung bình bằng hàm T- test (phụ thuộc) lớp thực nghiệm 12A2 cho thấy giá trị

P2 =0,00000021 < 0,05, kết quả này cho thấy độ lệch giá trị trung bình chuẩn

giữa 2 lần kiểm tra trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm có ý nghĩa, chênh lệch về giá trị trung bình của kiểm tra sau tác động cao hơn kiểm tra trước tác động thể hiện tính hiểu quả của đề tài

Kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng sau khi tác động là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động

5 Mức độ ảnh hưởng SMD:

Trang 10

Tại Bảng 4, so sánh mức độ ảnh hưởng, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn

SMD = ( giá trị trung bình nhóm thực nghiệm - giá trị trung bình nhóm đối chứng)/ độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng sau tác động

Ở đây, SMD = (7,886 – 6,8)/1,35 = 0,804

Theo bảng tiêu chí của Cohen

Tiêu chí Cohen Mức độ ảnh hưởng Kết quả nghiên

cứu của đề tài

Giả thuyết của đề tài: “ Xây dựng phương pháp giúp học sinh giải nhanh các dạng bài tập thuộc quy luật phân li độc lập trong chương trình sinh học 12 nâng cao” đã được kiểm chứng

V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

1 Kết luận:

Việc áp dụng phương pháp giải nhanh các dạng bài tập sinh học giúp các

em tự xây dựng cho mình thao tác giải quyết bài toán nhanh, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, phát huy tính ham học và hứng thú đối với bộ môn, các em nắm vững bản chất không còn cảm thấy mơ hồ

Giáo viên đã hệ thống các dạng bài tập ở những mức độ khác nhau, phát cho học sinh sau mỗi tiết học và sử dụng vào dạy các tiết bài tập , ôn tập cuối học kì.Từ đó giáo viên giúp học sinh hoàn thiện, định hướng phương pháp giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau

Trang 11

Để giải quyết tốt nhất các dạng bài tập trên, yêu cầu học sinh phải nắm vững về quy luật phân li, hệ quả của định luật phân li, đó là kiến thức nền tảng

đi đến quy luật phân li độc lập sẽ dễ dàng, học sinh hiểu được bản chất sinh học

của quy luật phân li độc lập Học sinh giải nhanh một bài toán sinh học còn đòi

hỏi các em phải có kiến thức toán học cần thiết

Qua hai năm thực hiện đề tài, tôi nhận thấy ở học sinh không những phát huy kỹ năng giải bài tập sinh học mà còn khơi dậy ở các em lòng đam mê môn học, chịu khó tự hoc , tự tìm tòi nâng cao kiến thức qua tài liệu và trao đổi với giáo viên

2 Khuyến nghị:

Từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, qua thực tế giảng dạy, để giúp các em giải được và giải nhanh các bài tập sinh học tôi xin đề xuất:

2.1 Đối với giáo viên

Giáo viên phải xây dựng hệ thống các dạng bài tập từ mức độ biết đến hiểu và vận dụng, vừa đa dạng vừa phát triển chiều sâu với nhiều cách giải khác nhau nếu có Giúp các em hệ thống kiến thức cơ bản nhất về quy luật phân li độc lập mà học sinh cần ghi nhớ, từ đó hình thành niềm đam mê môn học ở học sinh Thường xuyên cung cấp tài liệu tham khảo cho các em

2.2 Đối với học sinh.

Học sinh phải nắm vững bản chất của quy luật

Học sinh phải giải một số bài tập đơn giản rồi nâng dần mức độ khó các dạng bài tập mẫu của giáo viên và tự tìm tòi từ sách tham khảo Từ đó giúp các

em có một nền móng kiến thức vững chắc, giúp các em đam mê và hứng thú với môn học

2.3 Đối với nhà trường

Vì thời lượng dành cho bộ môn sinh nói chung, đặc biệt là môn sinh hoc

12, còn rất hạn chế, không có tiết bài tập sau khi học xong mỗi quy luật nên giáo viên rất khó có thể giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập và nhiều học sinh chưa nắm rõ được bản chất của nó nên hiểu còn mơ hồ Vì vậy, tôi xin đề nghị

Trang 12

với lãnh đạo nhà trường tăng thêm một tiết bài tập sinh học trên một tuần ở học

kì I

Đề tài này chỉ là một nghiên cứu nhỏ của bản thân tôi được đúc kết trong quá trình giảng dạy, còn nhiều hạn chế Vì vây, tôi mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp dóng góp ý kiến, bổ sung cho đề tài này hoàn thiện hơn

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Sách giáo khoa sinh hoc 12, sách giáo viên và sách bài tập sinh hoc lớp 12 cơ bản và nâng cao của nhà xuất bản GD

2 Sách tuyển tập 39 đề thi thử thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng môn sinh của nhà xuất bản Hà Nội

3 Sách sinh học 12 chuyên sâu phần di truyền học của nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trang 13

4 Nguyễn Văn Bình (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học sư phạm.

VII PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI

Phụ lục 1

1 Các dạng bài tập.

- Tính xác suất đực và cái trong nhiều lần đẻ

- Xác định tỉ lệ giao tử, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình, kiểu hình biến dị trong trường hợp nhiều kiểu gen dị hợp phân li độc lập,

tự thụ

Trang 14

- Xác định tổng số kiểu gen, số kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen dị hợp trong trường hợp nhiều cặp gen PLĐL, mỗi gen có 2 hoặc nhiều alen.

- Tỉ lệ xuất hiện các alen trội hoặc lặn trong trong trường hợp nhiều kiểu gen dị hợp phân li độc lập, tự thụ hoặc lai với cá thể khác

2 Phương pháp tiến hành:

Xây dựng phương pháp giúp học sinh giải nhanh các dạng bài tập thuộc quy luật phân li độc lập trong chương trình sinh học 12 nâng cao vào các tiết học:

2.1 Tiết 12- Bài 12 Quy luật phân li độc lập.

Sau khi học sinh xong lí thuyết của quy luật, giáo viên hướng dẫn học sinh thành lập công thức tổng quát:

2.1.1 Xác định tỉ lệ giao tử, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình, kiểu hình biến dị trong trường hợp nhiều kiểu gen dị hợp phân li độc lập, tự thụ

Từ nội dung định luật đi đến công thức tổng quát:

F 2

SL các loại kiểu gen F 2

Tỉ lệ phân li kiểu hình

F 2

SL các loại kiểu hình

F 2

Số dòng thuần

ở F2

Số kiểu hình biến

dị ở F2

Số tổ hợp

Trang 15

Các gen phân li độc lập , các gen

tác động riêng rẽ và mỗi gen quy định

- Số kiểu hình biến dị tổ hơp : 24-2

2.2 Tiết phụ đạo (2 tiết/ lớp, ngày 18 /09 /2014):

- Đối với lớp đối chứng hướng dẫn tính toán theo phương pháp thông

thường.

- Đối với lớp tác động giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng phương

pháp giải nhanh bài tập:

2.2.1 Tính xác suất đực và cái trong nhiều lần đẻ

- Về mặt lý thuyết thì xác suất sinh con trai = con gái = ½

- Mỗi lần sinh là một sự kiện hoàn toàn độc lập và có 2 khả năng có thể xảy ra: hoặc đực hoặc cái (♀ + ♂)(với xác xuất bằng nhau và =1/2

- Xác suất xuất hiện đực, cái trong n lần sinh là kết quả của sự tổ hợp ngẫu nhiên: (♀ + ♂)((♀ + ♂)(♀ + ♂)…(♀ + ♂) = (♀ + ♂)n → Số khả năng xảy

Trang 16

GEN SỐ ALEN/GEN SỐ KIỂU

GEN

SỐ KIỂU GEN ĐỒNG HỢP

SỐ KIỂU GEN DỊ HỢP

- Gọi a số alen trội → số alen lặn 2n –a.

- Số tổ hợp gen có a alen trội = Ca

a Tính xác suất cặp vợ chồng trên sinh

2 người con trai và một người con gái?

b Tìm xác suất để trong 3 lần sinh họ

sinh được cả trai lẫn gái ?

a có 2 khả năng có thể xảy ra hoặc đực hoặc cái với xác xuất bằng nhau

và = ½, mối lần sinh là 1 sự kiện hoàn toàn độc lập

- số khả năng xảy ra trong 3 lần sinh:

23

- Số tổ hợp của 2 trai, 1gái : C32

Trang 17

- Khả năng trong 3 lần sinh có 2 trai và

Mỗi cặp trong hai cặp alen Aa, Bb

quy định một tính trạng khác nhau và

phân li độc lập Không cần viết sơ đồ

lai, hãy xác định :

a Tỉ lệ loại giao tử ab ?

b Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp

cả 2 cặp gen trên từ phép lai : AaBb x

AaBb

c Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp

trội cả 2 cặp gen trên từ phép lai :

AaBb x AaBb

d Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp từ

phép lai : AaBb x AaBb

= ½ đồng hợp + ½ dị hợp

+ Bb x Bb = ¼ BB: 2/4Bb: 1/4bb = ½ đồng hợp + ½ dị hợp

*Cách 1: ½ x ½ =1/4.

*Cách 2:

Kiểu gen: AABB = ¼ x ¼ =1/16 AAbb = ¼ x ¼ =1/16 aaBB = ¼ x ¼ =1/16 aabb = ¼ x ¼ =1/16

Đáp số: 4 x 1/16 = 1/4.

c Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng

Trang 18

hợp trội cả 2 cặp gen trên từ phép lai : AaBb x AaBb

= ¼ AA x ¼ BB = 1/16

d Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp

từ phép lai : AaBb x AaBb

- Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp = ½ x ½ = ¼

- Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp = 1- ¼ = ¾

Bài 3:

Bệnh bạch tạng ở người do đột biến

gen lặn nằm trên NST thường quy định

và di truyền theo quy luật Menđen

a Một cặp vợ chồng bình thường họ

sinh được con đầu lòng mắc bệnh, tính

xác suất họ sinh đứa con thứ hai bị

bệnh là bao nhiêu và xác suất đứa thứ

hai là trai bị bệnh bạch là bao nhiêu?

b Người mẹ bình thường, người bố có

kiểu gen dị hợp(Aa) Xác suất để cặp

vợ chồng này sinh con đầu lòng mắc

bệnh là bao nhiêu? Sinh con gái đầu

lòng mắc bệnh là bao nhiêu?

Alen A qui định bạch tạngAlen a qiu định bình thườngHọc sinh phải xác định kiểu en bố và

mẹ -> viết sơ đồ lai -> tính xác suất:

a Con đầu lòng bệnh có kiểu gen:aa -> Kiểu gen bố và mẹ : Aa

-> Sơ đồ lai: P Aa x Aa -> F1: ¾ bình thường: ¼ bệnhĐáp án:

Xác suất con bệnh = ¼Xác suất con trai bệnh = ½ x ¼ = 1/8

b Kiểu gen mẹ : AA hoặc Aa Kiểu gen bố : Aa

Đáp án : Xác suất con đầu lòng mắc bệnh = ½ x ¼ = 1/8

Xác suất sinh con gái đầu lòng mắc bênh: ½ x ¼ x ½ = 1/16

Trang 19

*Bài tập về nhà:

Bài 1 Mỗi cặp trong 3 cặp alen Aa, Bb, Dd quy định 1 tính trạng khác nhau

và phân li độc lập Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định :

a Tỉ lệ giao ABD tử từ cá thể AaBbDd ?

b Tỉ lệ giao ABD tử từ cá thể AABBDd ?

c Tỉ lệ loại hợp tử AaBBDD từ phép lai AaBbDd x AaBbDd

d Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-D- từ phép lai AaBbĐ x AaBbdd

e Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-dd từ phép lai aabbdd x AABBdd

g Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen aaB-dd từ phép lai AaBbDd x AaBbdd

Bài 2 Ở lúa, các gen quy định các tính trạng thân cao (A), cây thấp(a) ; chín

muộn (B), chín sớm (b) ; hạt dài (D), hạt tròn (d) và phân li độc lập cho biết thứ lúa dị hợp cả về 3 cặp tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với thứ lúa đồng hợp về tính trạng thân cao, dị hợp về tính trạng chín muộn và hạt tròn.Không lập sơ đồ lai, hãy xác định :

a số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1

b Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1

c Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tư về cả 3 cặp gen ở F1

d Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen ở F1

e Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở F1

Bài 3 Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động

cộng gộp Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5 cm Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất, sau đó cho F1 giao phấn với

nhau Xác định số kiểu hình và tỉ lệ cây cao 190cm ở F2 ?

2.3 Tiết 18 - Bài tập chương II.

- Học sinh chuẩn bị bài tập GV cho về nhà

- Giáo viên cùng học sinh hoàn thành bài tập:

Bài 1

Trang 20

Mỗi cặp trong 3 cặp alen Aa, Bb,

d Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-D- từ

phép lai AaBbĐ x AaBbdd

e Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-dd từ

phép lai aabbdd x AABBdd

g Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen aaB-dd từ

phép lai AaBbDd x AaBbdd

a.Tỉ lệ giao tử ABD tử từ cá thể AaBbDd = 1/23

b Tỉ lệ giao ABD tử từ cá thể AABBDd = 1/21

c Tỉ lệ loại hợp tử AaBBDD từ phép lai AaBbDd x AaBbDd = 2/4 x 1/4

x 1/4= 1/32

d Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen D- từ phép lai AaBbDD x AaBbdd = 3/4 x 3/4 x 1 = 9/16

A-B-e.Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-dd

từ phép lai aabbdd x AABBdd = 1 x

1 x 1 = 1

g Tỉ lệ kiểu hình có kiểu gen aaB-dd

từ phép lai AaBbDd x AaBbdd = 1/4

x 3/4 x 1/2 = 3/32

Bài 2.

Ở lúa, các gen quy định các tính

trạng thân cao (A), cây thấp(a) ; chín

muộn (B), chín sớm (b) ; hạt dài (D),

hạt tròn (d) và phân li độc lập cho biết

thứ lúa dị hợp cả về 3 cặp tính trạng

thân cao, chín muộn, hạt dài lai với thứ

Không lập sơ đồ lai, hãy xác định :

P AaBbDd x AABbdd

a số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w