Đặc biệt là những thay đổi trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn.” Sách Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục 2008, tr.196 Từ việc tìm hiểu nhận định t
Trang 1ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2011-2012
Câu 1: (8 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
“Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.”
(Băng Sơn, U tôi -Theo sách Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục 2012,
tr.85)
Câu 2: (12 điểm)
“Nội tâm nhân vật thường có nét riêng cho thấy những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật Đặc biệt là những thay đổi trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn.”
(Sách Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục 2008, tr.196)
Từ việc tìm hiểu nhận định trên, hãy phân tích đời sống nội tâm của một nhân vật trong tác phẩm truyện được học (thuộc chương trình Ngữ văn trung học phổ thông) vốn đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng anh/chị
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (8 điểm)
A Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Đáp ứng các yêu cầu về văn phong
- Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp
- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch
B Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, miễn sao hợp lí và thuyết phục Sau đây là một số gợi ý về nội dung:
1 Giải thích
- Câu nói có hai ý chính: vẻ đẹp của hình thức bên ngoài vốn là một hạnh phúc của con người; những vẻ đẹp của tâm hồn bên trong sẽ càng làm con người hạnh phúc hơn, nhất là khi gắn liền với lương tâm và sự tự trọng
- Câu nói muốn khẳng định một ý thức, một quan điểm sống: biết quý trọng
vẻ đẹp bên ngoài nhưng cần nhất là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong để xứng đáng là Con Người
2 Bình luận
2.1 Phương châm cuộc sống
- Biết trân trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoài; đồng thời thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong;
- Luôn phấn đấu để đạt đến sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong;
- Lấy lương tâm và sự tự trọng, tự tôn làm thước đo giá trị đời sống…
2.2 Sự thận trọng cần thiết
- Không chạy theo hình thức bên ngoài, song cũng không nên bỏ bê để bề ngoài quá lôi thôi, luộm thuộm; cần xác định rõ đâu là điểm dừng của hình thức bên ngoài, không tự biến mình thành nô lệ của hình thức;
- Tu dưỡng, rèn luyện tâm hồn, nhân cách theo chuẩn mực đạo đức, đạo lí xã hội; lấy đó làm mục tiêu phấn đấu hoàn thiện mình, tự tin để cùng tồn tại và phát triển hài hòa với cộng đồng…
2.3 Bài học về nhận thức và lối sống
- Hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong đều có giá trị tôn vinh con người;
Trang 3- Mỗi người cần không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, trau dồi để phát triển và hoàn thiện tâm hồn, nhân cách, trí tuệ của cá nhân, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng;
- Mỗi người cần lấy lương tâm và sự tôn trọng làm thước đo, làm chuẩn mực đời sống; hướng tới một xã hội có trách nhiệm, có ý thức ngày càng cao…
C Cho điểm
- Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A và B
- Điểm 6: Bài làm nắm được yêu cầu; phần trình bày ý hiểu tương đối rõ ràng, phần bình luận, mở rộng có thể còn chưa thật đầy đủ nhưng tỏ ra hiểu bản chất vấn đề
- Điểm 4: Bài làm đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, tuy nhiên nhìn chung, bàn luận chưa thật toàn diện và thấu đáo
- Điểm 2: Bài làm còn sơ sài, viết lan man, tỏ ra chưa hiểu vấn đề
- Điểm 0: Bài lạc đề
Câu 2: (12 điểm)
A Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học - giải thích một vấn đề thuộc
lí luận văn học, lấy đó làm định hướng phân tích nội tâm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã được học
- Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách
- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ
B Yêu cầu về kiến thức
Học sinh cần có kiến thức lí luận văn học về đọc tiểu thuyết và truyện ngắn, kết hợp hiểu biết sâu sắc về nhân vật trong một tác phẩm với những phát hiện theo hướng yêu cầu của nhận định
Sau đây là một số gợi ý:
1 Tìm hiểu nhận định
- Nội tâm là một phương diện biểu hiện của nhân vật Nhân vật có vai trò là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết
(Các yếu tố khác: ngoại hình, hành động, biến cố, ngôn ngữ, các mối quan hệ với các nhân vật và với hoàn cảnh xung quanh)
- Nội tâm giúp người đọc thấy rõ “những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng” của nhân vật; nội tâm của mỗi nhân vật do đó thường đặc sắc, có nét riêng, nét khác biệt so với các nhân vật khác trong tác phẩm và cả với nhân vật đồng dạng trong các tác phẩm khác
Trang 4- Nhà văn luôn chú ý xây dựng “những đổi thay trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn” nhằm làm nổi bật nhân vật và góp phần thể hiện ý đồ sáng tác của mình
* Nhận định trên vừa nêu lên vai trò của nội tâm trong việc thể hiện nhân vật vừa xác định cá tính sáng tạo mà nhà văn thể hiện qua việc xây dựng đời sống nội tâm nhân vật, để lại dấu ấn riêng trong tác phẩm và trong đời sống văn học Qua đó, giúp bạn đọc có ý thức thêm về yếu tố này khi đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
2 Phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm văn học
Học sinh chọn tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn (cấp trung học phổ thông), phân tích nhân vật theo hướng nhận định đã nêu Chú ý các điểm cơ bản sau đây:
- Chọn được nhân vật thực sự có giá trị trong việc thể hiện đời sống nội tâm;
- Phân tích được nét riêng trong nội tâm nhân vật, qua đó làm rõ “những bí
ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng” của nhân vật
- Chỉ ra “những đổi thay trong ý thức thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn” để khẳng định giá trị của nhân vật cũng như ý đồ sáng tác của nhà văn
* Lưu ý: Học sinh phân tích nhuần nhuyễn các chi tiết biểu hiện đời sống
nội tâm nhân vật, luôn có sự gắn kết với nhận định
C Cho điểm
- Điểm 12: bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A và B; tỏ ra nắm chắc vấn đề, giải quyết đúng hướng, có trọng tâm, có những phát hiện tinh tế, sâu sắc; văn giàu chất tư duy, văn phong nhuần nhuyễn, thuyết phục
- Điểm 10: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu ở A, B; nắm được yêu cầu
đề, triển khai có trọng tâm, có các phát hiện khá tốt về nhân vật nhưng chưa thật toàn diện Diễn đạt tốt, chữ viết sạch, rõ
- Điểm 8: Tỏ ra hiểu vấn đề, có định hướng đúng, có những phân tích tương đối sâu sắc Tuy nhiên, bài chưa toàn diện Văn khá, chữ viết sạch
- Điểm 6: Bài tỏ ra hiểu yêu cầu, xác định được hướng phân tích, song chưa thuyết phục về lí lẽ và cứ liệu phân tích Văn viết được, chữ rõ ràng
- Điểm 4: Bài tỏ ra chưa nắm chắc định hướng, có sự lệch ý, sa đà vào phân tích nhân vật chung chung Văn vụng, mắc nhiều lỗi diễn đạt
- Điểm 2: Chưa hiểu chính xác vấn đề, lan man; văn vụng, chữ xấu
- Điểm 0: Bài làm lạc đề