1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn ngữ văn 9 tỉnh long an năm học 2013 2014 (có đáp án)

4 897 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 194,44 KB

Nội dung

CÂU 2 4 điểm: Với câu chủ đề sau, hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh khoảng 8 đến 10 câu, trong đó có sử dụng phép lặp và phép thế để liên kết câu, đồng thời có sử dụng ít nhất hai thành

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LONG AN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN

NGÀY THI: 8/4/2014

THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)

CÂU 1 (4 điểm):

Chỉ ra những nét chung và riêng của hình ảnh “trăng” (vầng trăng, ánh trăng)

trong các bài thơ: Đồng chí – Chính Hữu, Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Ánh trăng – Nguyễn Duy

CÂU 2 (4 điểm):

Với câu chủ đề sau, hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh (khoảng 8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng phép lặp và phép thế để liên kết câu, đồng thời có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập (chỉ ra cụ thể các phép liên kết và các thành phần biệt lập đã

sử dụng):

“Đến với Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long người đọc chúng ta không

thể không cảm phục trước những vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên”

CÂU 3 (12 điểm):

Cảm nhận của em về giá trị nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

-Hết -

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LONG AN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN

NGÀY THI: 8/4/2014

THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1 (4 điểm):

a Nét chung của hình ảnh “trăng”: dù là xuất hiện trong các tác phẩm khác

nhau, của các tác giả khác nhau, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng hình

ảnh “trăng” trong cả ba bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, là người

bạn tri kỉ của con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trong sinh hoạt hàng

ngày (1 điểm)

b Những nét riêng của hình ảnh “trăng”:

* Hình ảnh “trăng” trong Đồng chí của Chính Hữu là biểu tượng của tình đồng

chí gắn bó keo sơn trong cuộc sống chiến đấu gian khổ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, là biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, trở thành người bạn tri kỉ của người

lính: “Đầu súng trăng treo” (1 điểm) (nếu không có dẫn chứng thì trừ 0,25 đ)

* Hình ảnh “trăng” trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: trăng là hình ảnh

thiên nhiên vũ trụ lớn lao kì vĩ nhưng lại hài hòa, gần gũi với con người nhỏ bé –

những con người lao động mới - trong thời kì đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

miền Bắc Trăng - thiên nhiên - con người vẽ nên một bức tranh sơn mài biển vàng biển bạc:

-Thuyền ta lái gió với buồm trăng

-Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe…(1 điểm) (nếu không có dẫn chứng thì trừ 0,25 đ)

* Hình ảnh “trăng” trong Ánh trăng của Nguyễn Duy:

- Là vầng trăng tri kỉ, có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp

vĩnh hằng của đời sống (0,5 điểm)

- Ánh trăng như là người bạn nghiêm khắc nhắc nhở con người: phải biết sống

ân nghĩa thủy chung với quá khứ nghĩa tình (0,5 điểm)

Lưu ý: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng nếu đúng ý thì vẫn chấm

CÂU 2: (4 điểm) Cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:

- Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu có sử dụng câu trên làm câu chủ đề, đảm bảo

số câu từ 8 đến 10 câu, nội dung cần đảm bảo ít nhất hai ý trong những ý cơ bản sau:

(2điểm)

+ Say mê và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

+ Sôi nổi yêu đời, vô tư, cởi mở và chân thành với mọi người

+ Sống khiêm tốn, lịch sự và tế nhị, quan tâm đến người khác

+ Sống ngăn nắp, khoa học, ham học tập…

- Có sử dụng và chỉ ra được ít nhất một phép lặp (0,5đ), một phép thế (0,5đ)

Trang 3

- Có sử dụng, chỉ ra và gọi tên đúng mỗi thành phần biệt lập (0,5đ)

Lưu ý: Đoạn văn không đảm bảo số câu theo qui định, đạt tối đa 3,0 điểm

CÂU 3 (12 điểm):

A Yêu cầu chung:

1) Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

2) Phương pháp, kĩ năng:

- Biết sử dụng phép phân tích, tổng hợp để cảm nhận về giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; có liên kết câu, liên kết đoạn và tách đoạn hợp

- Bài văn có bố cục 3 phần

- Phạm vi dẫn chứng: chủ yếu lấy dẫn chứng trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”

B Yêu cầu về nội dung: Chú ý phân tích những biểu hiện cụ thể về giá trị

nhân đạo (còn gọi là giá trị nhân văn) trong tác phẩm mà tác giả đã thể hiện Cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

I) Mở bài:

- Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận con người trở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác phẩm văn chương ngày càng phát triển phong phú và sâu sắc

- “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một trong số đó Trong 20 thiên truyền kì của tập truyện, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những

truyện tiêu biểu cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ

II) Thân bài:

1.Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân:

- Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con kẻ khó”), nhưng nàng có đầy đủ

vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thùy mị, nết na, đảm đang, hiếu thảo, thủy chung, yêu thương con…

- Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiện khát vọng của con người về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa: vun vén hạnh phúc gia đình, chồng đi lính chỉ mong chồng bình yên trở về, có cái thú vui gia nghi gia thất,…

2 Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch đời nàng bấy nhiêu Người phụ nữ có phẩm chất đáng quý đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng: bị chồng nghi

oan, nàng van xin nhưng vô ích; bị xúc phạm, bị vùi dập tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất

3 Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không thể để cho con người trong sáng tội nghiệp như nàng phải chết oan khuất:

Trang 4

- Mượn yếu tố huyền ảo của thể loại truyền kì, Vũ Nương trở về giữa thanh thiên bạch nhật để rửa sạch nỗi oan, không về trần thế được nhưng nàng vẫn khát

khao hạnh phúc (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”)

- Hạnh phúc chỉ là giấc mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn: hạnh phúc gia đình tan

vỡ, không gì hàn gắn được, chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động “phủ phàng” của mình

4 Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người:

- Xã hội phong kiến với những hủ tục phi lí: trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,… gây bao điều bất công

- Thế lực đồng tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương)

5 Liên hệ thực tế xã hội ngày nay: tính nhân đạo của con người trong xã hội

hiện đại ngày nay; thế lực đồng tiền; tình cảm gia đình…

III Kết bài:

Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kì giàu tính

nhân văn Truyện tiêu biểu cho sáng tạo của Nguyễn Dữ về số phận đầy tính bi kịch của người phụ nữ trong chế độ phong kiến

- Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và có tài biểu hiện bi kịch đó khá sâu sắc

*Lưu ý:

-Những phần nội dung đã lấy dẫn chứng trong văn bản này mà còn lấy dẫn chứng ở những văn bản khác để làm nổi bật vấn đề thì vẫn chấm điểm

-Nếu học sinh chỉ phân tích đặc điểm nhân vật mà không làm nổi bật giá trị nhân đạo thì chỉ đạt tối đa phân nửa số điểm

C Biểu điểm:

1 Điểm 10 – 12: Đáp ứng được yêu cầu chung (kiểu bài, phương pháp, kĩ

năng) và yêu cầu về kiến thức; bài viết sử dụng tốt phương pháp phân tích, tổng hợp; đánh giá nhận định sâu sắc làm nổi bật vấn đề, dẫn chứng tiêu biểu; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu, liên kết…)

2 Điểm 7 – 9,5: Đạt yêu cầu thang điểm 10 – 12 nhưng có thể thiếu vài ý về

nội dung, dẫn chứng chưa làm nổi bật vấn đề; sai không quá 3 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt

3 Điểm 4 – 6,5: Hiểu đề, đáp ứng ½ yêu cầu về nội dung nhưng hạn chế nhiều

về phương pháp, ý rời rạc, thiếu dẫn chứng; sai sót nhiều về lỗi chính tả và diễn đạt

4 Điểm 0,5 – 3,5: Bài viết sơ sài về nội dung, chưa nắm phương pháp, diễn đạt

yếu, sai nhiều về lỗi chính tả và diễn đạt…

5 Điểm 0: Bài viết lạc đề

GHI CHÚ CHUNG: Tổng điểm toàn bài thi không làm tròn số

-

Ngày đăng: 03/09/2017, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w