Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
346 KB
Nội dung
NHO GIÁO Ở TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM – TSUBOI YOSHIHARU Được đăng Tháng Một 12, 2011 VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC Leave a Comment (Ảnh: Tượng Khổng Tử ở Hồ Nam) Lời người dịch: Đây là bài viết đáng chú ý về Nho giáo ở bốn nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên-Hàn Quốc. Bài này vốn là tham luận của giáo sư Tsuboi Yoshiharu đọc tại Hội nghị quốc tế về Nho giáo lần thứ 2 tổ chức tại Yokohama (Nhật Bản) tháng 2/1991. Giáo sư Tsuboi, tiến sĩ chính trị học, giáo sư Đại học Hokkaido (Nhật Bản), là tác giả một số cuốn sách được nhiều người biết đến như: Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (đã dịch ra tiếng Việt), Việt Nam – đêm trước của sự giàu có… Bản tham luận này được in trong tập sách kỷ yếu hội nghị có tên là Lịch sử và tương lai của khu vực văn hóa chữ Hán (Tiếng Nhật. Đại tu quán thư điếm xuất bản. Tokyo 1992). Bài viết này, theo chúng tôi cũng có một vài sai sót về tư liệu và một số nhận định chưa thật thỏa đáng, nhưng xét thấy cũng không có gì thật nghiêm trọng, hơn nữa vì tôn trọng tác giả nên chúng tôi vẫn dịch nguyên văn, với mong muốn cung cấp cho độc giả một cách tiếp cận về Nho giáo để chúng ta cùng suy nghĩ. Đoàn Lê Giang I. Trước nay khi nói đến Nho giáo, người ta thường hay nhắc đến Nho giáo ở 3 nước: Trung Quốc, Hàn Quốc-Triều Tiên và Nhật Bản. Trong bài viết này chúng tôi xin mở rộng thêm một chút, đưa Việt Nam vào để thử so sánh Nho giáo của bốn nước Trung, Nhật, Hàn, Việt. Và không chỉ Nho giáo, chúng tôi xin đưa cả những dữ liệu lịch sử, văn hóa khác liên quan đến Nho giáo để khảo sát . Trước hết là vấn đề văn tự. Bán đảo Triều Tiên, Việt Nam và cả Nhật Bản đều có chữ viết chính thức kể từ khi có chữ Hán từ Trung Quốc truyền vào. Sau đó qua nhiều thế kỉ, các dân tộc lần lượt “ bản địa hóa” chữ Hán bằng phương pháp riêng để xây dựng chữ viết của dân tộc mình. Nhật Bản là nước thử nghiệm trước tiên. Từ thế kỷ VII người Nhật đã có loại chữ phiên âm loại gọi là Manyogana (Vạn diệp giả danh – loại chữ dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Nhật – ND). Nhờ có vị trí địa lý cách biển khá xa Trung Quốc nên Nhật Bản có điều kiện thuận tiện để hình thành từ sớm nền văn hóa riêng của mình, độc lập với văn minh Trung Quốc. Bán đảo Triều Tiên và Việt Nam ở lục địa nên chịu ảnh hưởng Trung Quốc mạnh hơn, lâu dài hơn cả về mặt chính trị lẫn văn hóa. Triều Tiên có được nền độc lập vào khoảng cuối thế kỷ IV, còn Việt Nam thì mãi đến giữa thế kỷ X mới giành được độc lập (năm 938). Khoảng thế kỉ thứ IX, Nhật Bản đã phát minh ra chữ Hiragana và Katakana bằng cách đơn giản hóa chữ Hán để ghi âm tiếng Nhật. Triều Tiên thì vào khoảng cuối thế kỉ XIV dòng họ Lý lên nắm chính quyền (năm 1392). Vào đời vua thứ tư của nhà Lý-Lý Thế Tổ ( 1418-1450)- là thời hoàng kim của văn hóa Triều Tiên. Thành quả quan trọng của thời đại này là sự ra đời của chữ Hanguru, gồm 28 mẫu tự để ghi âm tiếng Triều Tiên. Ở Việt Nam, cùng thời với sự ra đời của chữ Hanguru Triều Tiên, khoảng thế kỷ XIV, người Việt Nam cũng phát minh ra văn tự dân tộc gọi là chữ Nôm. Chữ Nôm được hoàn chỉnh ở thế kỷ XV, vào triều đại nhà Lê. Cách tạo ra chữ Nôm cũng tương tự như cách tạo ra “Quốc tự” Nhật Bản, nghĩa là bằng cách tổng hợp lại chữ Hán. Cách này khá phức tạp, vì vậy chữ Nôm chỉ được sử dụng trong phạm vi một số ít trí thức, chứ không phổ cập rộng rãi được trong dân chúng. Hiện nay Nhật Bản sử dụng hỗn hợp cả 3 loại chữ viết: chữ Hán (Kanji), chữ Hiragana, và chữ Katakana. Còn Đại Hàn dân quốc chỉ sử dụng chữ Hanguru và có khuynh hướng tránh dùng chữ Hán. Trung Quốc thì sử dụng chữ Hán giản thể để dễ dàng phổ cập rộng rãi trong dân chúng( từ sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949). Như vậy Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã không dùng chữ Hán nguyên dạng như hồi xưa nữa, mà thay đổi đi khá nhiều, hoặc là đã tạo ra loại văn tự riêng. Điều ấy dẫn đến tình trạng không thể bút đàm giữa 3 nước này như ngày xưa được nữa, ngoài tình trạng phát âm chữ Hán khác nhau. Còn ở Việt Nam, vào thập kỷ 10 của thế kỷ XX đã bãi bỏ khoa cử, đồng thời bỏ luôn việc dùng chữ Hán. Từ đó đến nay chữ viết tiếng Việt đã được “La-tinh hóa” thay cho chữ Nôm, và loại chữ viết đó đã được sử dụng làm chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ Việt Nam được các giáo sĩ Dòng Tên tạo ra từ thế kỷ XVII và được nhà truyền giáo người Pháp là Alexandre De Rhodes hoàn chỉnh. Chữ Quốc ngữ sử dụng chữ La- tinh có thêm một số kí hiệu riêng ở nguyên âm để phân biệt sáu thanh điệu. Trong một thời gian dài chữ Quốc ngữ chỉ được sử dụng trong một bộ phận giáo dân Thiên chúa giáo, nhưng sau khi đặt được ách đô hộ thực dân, với ý đồ cắt đứt Việt Nam ra khỏi mối liên hệ với tư tưởng Nho giáo và thay vào đó là phổ cập tư tưởng Thiên chúa giáo, người Pháp đã loại bỏ chữ Hán và chọn dùng chữ Quốc ngữ. Trên 70 năm nay, những người Việt Nam đọc và viết được chữ Hán chỉ còn là người Việt gốc Hoa hoặc là một số ít người già. Còn những người Việt Nam bình thường khác thì dường như không sử dụng chữ Hán nữa. II. Bốn nước Trung Quốc, Nhật Bản , Hàn Quốc, Việt Nam trong lịch sử không chỉ giống nhau về việc sử dụng chữ Hán mà còn giống nhau ở chỗ cùng chịu ảnh hưởng Nho giáo và Phật giáo Đại thừa. Trong lịch sử mỗi nước, có lúc Phật giáo hưng thịnh, có lúc Nho giáo chi phối mạnh mẽ, không phải lúc nào cũng giống nhau. Tuy nhiên khi Chu tử học được xác lập và truyền bá rộng rãi thì tình trạng Phật giáo, Nho giáo cùng tồn tại như buổi đầu cũng mất đi. Tống nho đề xướng thuyết “Bài phật luận” , đã biến Nho giáo thành học thuyết thống trị và coi Phật giáo chỉ là dị đoan. Triều Tiên từ thời Lý (cuối thế kỉ XIV), Nhật Bản từ thời Mạc phủ Tokugawa (đầu thế kỉ XVII) đã chịu sự chi phối của Nho giáo. Việt Nam vào thời Lê Thánh Tông ( nửa cuối thế kỉ thứ XV) đã xây dựng nhà nước Nho giáo theo kiểu Tống nho. Sau khi Lê Thánh Tông mất một thời gian, từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII Việt Nam bị chia ra làm hai miền Nam Bắc (gọi là Nam- Bắc triều và Trịnh- Nguyễn phân tranh). Đến đầu thế kỉ XIX, khi nhà Nguyễn ra đời thì nhà nước Nho giáo mới dần dần được xây dựng lại. Hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào so sánh mối quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở 4 nước này, ở đây tôi chỉ xin đưa ra một số ví dụ có liên quan. Khi nói từ “arigato” (cảm ơn), thì ở Hàn Quốc nói “Kamusa (hamunida)”, ở Trung Quốc nói “ Shie-shie”, còn ở Việt Nam là “ Kamu-on” (cảm ơn). Phát âm những ký tự La tinh là rất khó hiểu đối với chúng ta, nhưng nếu viết bằng chữ Hán thì lại hết sức dễ hiểu : “ Kamusa” là “ cảm tạ” , “ Shie- shie” là “tạ tạ” và “ Kamu-on” là “cảm ân”. Những từ này cho thấy ở Việt Nam Phật giáo ảnh hưởng rất sâu sắc, phổ cập đến cả sinh hoạt hàng ngày. So sánh Nho giáo Trung, Nhật, Hàn, Việt không phải là so sánh những điểm khác nhau về lịch sử-xã hội, nhưng ở đây chúng tôi thấy cần thiết phải đưa ra một số điểm về lịch sử mà trước nay ít được chú ý đến. Điểm thứ nhất: Sự tấn công của phương Tây vào khu vực này và thái độ của triều đình hay Mạc phủ. Việc một vương triều nào đó có thời gian thống trị lâu dài, tuy không hẳn có ý nghĩa đảm bảo cho đất nước ấy có nền kinh tế phồn thịnh, nhưng chắc chắn có ý nghĩa ổn định chính trị và giúp cho tư tưởng chín muồi. Nhà Lý tồn tại lâu nhất, đến 500 năm (1392-1910). Nhà Thanh Trung Quốc (1616-1912) và Mạc phủ Tokugawa Nhật Bản (1603-1867) tồn tại gần như bằng nhau, khoảng 260- 300 năm. Còn ở Việt Nam, nhà Nguyễn tồn tại ngắn nhất (so với các triều đại trên), chỉ khoảng trên 80 năm (1802-1885) nên không có đủ thời gian cho sự phát triển chín muồi tư tưởng Nho giáo riêng của mình như Triều Tiên, Trung Quốc và Nhật Bản. Vấn đề này tất nhiên phải nghiên cứu một cách cẩn trọng trên cơ sở tư liệu đầy đủ hơn ở các thư viện, các tàng thư…, nhưng có thể thấy ở thời Lý Triều Tiên đã sản sinh ra những nhà tư tưởng lớn như Lý Thoái Khê (1501-1570), Lý Lật Cốc (1536-1584), ở thời Tokugawa Nhật Bản thì có Itô Ninsai (Y Đằng Nhân Trai, 1627-1705), Ogiyu Sorai ( Địch Sinh Tồ Lai, 1666-1728) và nhiều nhà tư tưởng đặc sắc khác nữa. Còn ở Việt Nam, mặc dầu có thi hào Nguyễn Du (1766-1820), nhưng lại không có nhà tư tưởng lớn nào. Điều này tôi nghĩ, có liên quan đến sự ổn định chính trị với một vương triều tồn tại lâu dài. Điểm thứ hai: Tầng lớp xã hội đảm đương Nho học. Ở điểm này Nhật Bản có sự khác biệt rất lớn so với 3 nước còn lại trong khu vực. Ở Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam có chế độ khoa cử, nên Nho giáo trở thành kiến thức giáo khoa để đi thi. Ở Trung Quốc, người đảm trách Nho giáo là người có học, họ là kẻ sĩ làng quê hoặc quan lại. Ở thời Lý Triều Tiên, đó là tầng lớp ưu tú gọi là “lưỡng ban”. Ở thời Nguyễn Việt Nam, đó là tầng lớp quan lại hoặc văn thân tương tự như kẻ sĩ làng quê ở Trung Quốc. Còn ở Nhật Bản, người đảm trách Nho giáo là những chuyên gia nghiên cứu Nho học và những võ sĩ tìm đến Nho giáo như là môn học về luân lý cá nhân. Người đảm trách Nho giáo khác nhau, nên vai trò xã hội của Nho giáo cũng khác nhau. III. Bối cảnh xã hội, lịch sử có sự khác biệt, bản thân điều ấy đã nói được khá rõ về sự khác nhau giữa các nước này. Thế giới Đông Á chịu ảnh hưởng có tính chất áp đảo từ Trung Quốc. Lực áp đảo này ở thời hiện tại vẫn còn, nhưng trong quá khứ thì hết sức mạnh mẽ.Anh hưởng áp đảo của Trung Quốc do 4 nguyên nhân chủ yếu sau: 1. Trung Quốc có lịch sử rất lâu dài 2. Có lãnh thổ rộng lớn 3. Có dân số đông 4. Có nền văn hóa học thuật đa chủng đa dạng Lấy ví dụ về cách đặt tên của các nước trong khu vực. Có ý thức hay không có ý thức, nhưng các nước đều cảm nhận rất rõ về sự tồn tại của Trung Quốc. “ Nhật Bản” là nơi mặt trời mọc so với Trung Quốc như đã được quan niệm trong bức thư của Thánh Đức Thái tử gửi cho sứ thần nhà Tùy Trung Quốc (TK.VII): “Thiên tử xứ mặt trời mọc gửi cho Thiên tử xứ mặt trời lặn”. Triều Nguyễn Việt Nam xưng là “Đại Nam quốc” để chứng tỏ là quốc gia độc lập, nhưng đồng thời cũng thể hiện ý thức mình ở phía nam Trung Quốc và đối kháng lại Trung Quốc (dùng chữ “ Đại”). Nước “Ran-san” ở Lào đặt tên nước là “Vạn Tượng quốc” rất có thể có ngầm ý đối kháng Trung Quốc, không thể bị Trung Quốc xâm lược một cách dễ dàng. Nguyên nhân dẫn đến sự uy hiếp thường xuyên này từ phía Trung Quốc là vì Việt Nam cũng như Triều Tiên tiếp giáp với Trung Quốc trên lục địa chứ không cách biển như Nhật Bản. Khi tiếp giáp với biên giới Trung Quốc thì tùy thuộc vào khoảng cách xa gần với kinh đô- trung tâm quyền lực của Trung Quốc mà mức độ nguy hiểm đối với từng nước cũng có khác nhau ít nhiều. Vào thời Thanh, Triều Tiên bị Trung Quốc khống chế mạnh hơn vì Triều Tiên gần Bắc Kinh hơn. Trên quan điểm bảo vệ quốc gia thì Triều Tiên là quan trọng hơn. Nhưng về xâm lược và chiếm lãnh, thì Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược nhiều lần, chiếm linh lâu dài hơn. Cho đến giữa thế kỷ X, Việt Nam vẫn là thuộc quốc, chịu sự chi phối của Trung Quốc. Sau khi giành được độc lập (tk.X), Việt Nam vẫn bị các vương triều Tống, Nguyên, Minh, Thanh thay nhau xâm lược. Nhà Minh chiếm lĩnh, đô hộ trực tiếp gần 20 năm. Cuối cùng thì do bị phản kháng bằng vũ lực, quân Trung Quốc buộc phải rút lui, và Việt Nam đã khôi phục lại nền độc lập. Còn Triều Tiên, từ sau khi giành được độc lập vào thế kỷ IV,mặc dù vẫn chịu sự khống chế từ phía Trung Quốc, nhưng không bị chiếm đóng trong thời gian dài như Việt Nam. Từ quan điểm này, khi nghiên cứu so sánh Việt Nam và bán đảo Triều Tiên chắc chắn sẽ có nhiều phát hiện mới. Hội thảo quốc tế lần này hy vọng sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển giao lưu giữa các nhà nghiên cứu Triều Tiên và Việt Nam. IV. Từ những tiền đề trên có thể rút ra vài lời có tính chất như “từ chìa khóa” (keyword) để hiểu đặc trưng về Nho giáo của từng nước. Dưới đây tôi xin đưa ra vài ý có tính chất giả thuyết. Trong các đức mục Nho giáo thì đứng đầu là chữ HIẾU. Đối với đức mục này, nếu so sánh về mức độ đậm nhạt giữa các nước thì không đâu đề cao chữ HIẾU bằng Trung Quốc. Theo giải thích của giáo sư Gia Địa Thân Hành (Kaji Nobuyuki?) trong sách Nho giáo là gì (Trung công tân thư-989, xb.1990) thì HIẾU không chỉ bó hẹp trong phạm vi hiếu với cha mẹ một cách đơn giản, mà nó có ý nghĩa rất rộng bao gồm cả những lợi ích trong cuộc sống như Phúc Lộc Thọ (đông con, nhiều tiền, sống lâu) chẳng hạn. Đặc trưng của Nhật Bản là chữ TRUNG. Từ thời Tokugawa trở đi, TRUNG với ý nghĩa là“lòng trung thành” rất được nhấn mạnh trong tinh thần võ sĩ đạo. Hiện nay lòng trung thành với công ty là đạo đức Nho giáo mà xã hội Nhật Bản rất chú trọng và cho là phải giữ gìn. Ở Việt Nam thì đề cao chữ NGHĨA. Xin giới thiệu hai ví dụ: - Thứ nhất là so sánh chủ nghĩa xã hội ở Cu Ba và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ta thấy có điều rất thú vị: Cuộc cách mạng XHCN của Che Ghevara và Fidel Castro dùng cách nói là “sự phản nghịch chính đáng”. Nhưng những người cộng sản Việt Nam thì chủ trương rằng: phản nghịch là hành động của bọn thực dân, bọn khủng bố, còn bản thân mình thì chiến đấu vì chính nghĩa. Trong các câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính nghĩa như thế nào, mặc dù có tư tưởng mac-xit, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại thường quay về với các mô-típ gần như nguyên vẹn của Nho giáo. - Thứ hai là so sánh với Nhật Bản. Từ năm 1883 đến cuối thế kỷ XIX (khoảng hơn 10 năm) ở Việt Nam có phong trào Cần vương. Lúc ấy ông vua thực tế đã trở thành bù nhìn. Ông vua đề cao lòng trung thành đã bị bắt. Ở Nhật Bản việc đề cao chữ TRUNG thường phải gắn liền với một ông vua tồn tại thực. Nhưng ở Việt Nam lúc bấy giờ chuyện ấy không có, nên chữ TRUNG không thể phát huy tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến. Vì thế người ta đề cao chữ NGHĨA một cách thường xuyên và phổ biến hơn. Hơn nữa người chịu trách nhiệm về chữ TRUNG ở Việt Nam là người có học(quan lại và văn thân), nên khái niệm TRUNG chỉ giới hạn trong quan hệ giữa tầng lớp lãnh đạo đối với nhà vua, rất khó thâm nhập vào được sâu trong dân chúng. Trên bối cảnh như vậy thì có thể cho rằng Việt Nam đề cao chữ NGHĨA là thích hợp nhất. Vấn đề khó khăn nhất là trường hợp Triều Tiên-Hàn Quốc. Trong suốt lịch sử Nho giáo triều Lý kéo dài 500 năm, có nhiều trào lưu tư tưởng khác nhau nên khó có thể nói gọn lại bằng một từ đơn giản. Không có đức mục nào thật gây ấn tượng, nhưng cũng có thể thấy trong nhiều trường hợp người Triều Tiên có vẻ biểu hiện tính triệt để về tư tưởng, tính thuần túy, nghiêm túc, nghiêm khắc trong đấu tranh. Điều ấy khiến người ta có cảm giác như một chất khác lạ so với đạo đức Nho giáo ở 3 nước kia. Rút ra một từ thì hết sức khó khăn nhưng có thể nói là chữ CHÍNH trong “ phò chính trừ gian” hoặc chữ DANH trong “ danh phận”, hay chữ THUẦN trong “ thuần túy” được chăng? Điều này còn rất mơ hồ xin các vị độc giả, các vị giáo sư chỉ giáo cho. Như vậy nếu nói gọn lại bằng một từ đặc trưng về Nho giáo ở 4 nước Trung, Nhật, Việt, Hàn, thì có thể nói là HIẾU, TRUNG, NGHĨA, THUẦN (hay CHÍNH, DANH) được chăng? Việc thảo luận, so sánh những nội dung này biết đâu lại có thể thấy nổi lên nhiều khía cạnh khác nữa. Từ suy nghĩ đó tôi xin mạnh dạn đưa ra giả thuyết như trên. ĐOÀN LÊ GIANG dịch (Lịch sử và tương lai của khu vực văn hóa chữ Hán – Bản tiếng Nhật, Nhiều tác giả, Đại tu quán thư điếm xuất bản. Tokyo 1992) Một bài thơ hay của Trịnh Công Sơn – Hoàng Ngọc Hiến Được đăng Tháng Một 3, 2011 PHÊ BÌNH VẰN HỌC Leave a Comment Thẻ:hoàng ngọc hiến, trịnh công sơn, đêm thấy ta là thác đổ Một bài thơ hay của Trịnh Công Sơn Hoàng Ngọc Hiến, 2000 Vườn khuya Ngày Xuân, xin gửi đến các bạn “Một bài thơ hay của Trịnh Công Sơn”, mà Đinh Cường đã không ngần ngại tiến cử thêm là bài thơ tình hay nhất thế kỷ (Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê, ĐC, 2001). Người ta có thể chia sẻ với nhận xét của Hoàng Ngọc Hiến: trước Trịnh Công Sơn, chỉ có phố, chớ chưa hề có không gian thành phố trong thơ nhạc Việt Nam, TCS đã phát hiện chất thơ của thành phố, và tính hiện đại trong thơ TCS là ở cảm quan thành phố. Riêng tôi, rất tâm đắc với nét soi của tác giả về tính “thác đổ” của tình yêu: mãnh liệt mà không hề có sự phá phách của cơn bão. Cám ơn nhà văn Hoàng Ngọc Hiến đã tìm lại được và gửi cho chúng tôi văn bản này, và xin mạn phép điểm thêm vào đấy vài dáng nét của một loài hoa mà hương/sắc là nỗi ám ảnh nghệ thuật và tình yêu của họ Trịnh: quỳnh thơm hay môi em thơm. PvĐ, Tết Bính Tuất. (Các ảnh là do chúng tôi) Một nhóm những người yêu thơ mời tôi tham gia chọn một chùm những bài thơ tình hay của thế kỷ. Tôi tiến cử một bài, đó là ca từ bài hát Đêm thấy ta là thác đổ của Trịnh Công Sơn. Một đêm bước chân về gác nhỏ Chợt thấy đoá hoa tường vi Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ Giờ đây đã quên vườn xưa Một hôm bước qua thành phố lạ Thành phố đã đi ngủ trưa Đời ta có khi tựa lá cỏ Ngồi hát ca rất tự do Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà Từ những phố kia tôi về Ngày xuân bước chân người rất nhẹ Mùa xuân đã qua bao giờ Nhiều đêm thấy ta là thác đổ Tỉnh ra có khi còn nghe **** Một hôm bước chân về giữa chợ Chợt thấy vui như trẻ thơ Đời ta có khi là đốm lửa Một hôm nhóm trong vườn khuya Vườn khuya đoá hoa nào mới nở Đời ta có ai vừa qua Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ Tôi thấy quanh đây hồ như Đời ta hết mang điều mới lạ Tôi đã sống rất ơ hờ Lòng tôi có đôi lần khép cửa Rồi bên vết thương tôi quì Vì em đã mang lời khấn nhỏ Bỏ tôi đứng bên đời kia. Ca từ bài này (tách khỏi nhạc) hoàn toàn đứng được như một bài thơ. Một bài thơ hay. Đọc bài thơ ta đi vào thế giới mơ mơ của gác nhỏ và đốm lửa, của lá cỏ và lời khấn nhỏ, của đoá hoa mới nở và bước chân người rất nhẹ… Trong thế giới nhỏ nhẹ này có thác đổ. Sự mãnh liệt của tình yêu thường được so sánh với bão táp (Cơn bão tới rồi, tiếng rì rầm nước, lửa…, Maiacopxki). Cơn bão nào rồi cũng tan. Trận bão nào cũng để lại tan hoang, phá phách. Thác đổ cũng mãnh liệt. Nhưng đây là sự mãnh liệt vĩnh cửu và không hề có sự phá phách. Thác đổ là “tình yêu vô cùng”. Không thể không nói đến không gian thành phố trong bài thơ này. Một hôm bước qua thành phố lạ Thành phố đã đi ngủ trưa… Dễ từ Nguyễn Bính, phố đã vào thơ. Và tiếp theo phố tỉnh là phố huỵện, phố nhỏ, phố buồn, phố cảng, phố núi… Nhưng chưa có thành phố. Trịnh Công Sơn phát hiện chất thơ của thành phố: những giấc mơ và những chiều lộng gió, không gian màu áo bay lên và những con đường nằm nghe nắng mưa… (hẳn là thành phố biết ơn người nghệ sĩ đã dốc hết tinh hoa để nhân loại hoá nó). Đồng thời cảm nhận sâu sắc âm hưởng bi kịch của thành phố “hoang vu” , thành phố “không hồn”. Vì em đã mang lời khấn nhỏ Bỏ tôi đứng bên đời kia. Rất có thể bên đời kia là “sa mạc thành phố”, nỗi ám ảnh không riêng gì của người nghệ sĩ du ca. Tình yêu không bao giờ cũ và hình như cũng không bao giờ mới. Ấn tượng tính hiện đại trong thơ Trịnh Công Sơn là ở cảm quan thành phố của tác giả. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và nhạc sĩ Văn Cao hết sức coi trọng ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn. Nguyễn Xuân Khoát: “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Văn Cao: “với những lời,ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ, ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ”. Thơ Việt hiện đại không thể thiếu những bài thơ hay trong ca khúc Trịnh Công Sơn. “Tài hoa, tinh tuý đã cất cánh từ những ca khúc đầu tay và độc chiếm một đường bay ngoạn mục, sầu muộn của văn chương lãng mạn thế kỷ này” (lời của Kim Ngọc, nhạc sĩ Hà nội trả lời bài phỏng vấn của Hoàng Ngọc Hiến về ca khúc Trịnh Công Sơn). [Bài này được đăng lần đầu tiên trên báo Người đẹp Việt Nam, số Tết năm 2000.] Sao văn học chúng ta không có tác phẩm lớn? – Nguyên Ngọc Được đăng Tháng Mười Hai 17, 2010 PHÊ BÌNH VẰN HỌC Leave a Comment Thẻ:Nguyên ngọc, văn học Việt Nam Sao văn học chúng ta không có tác phẩm lớn? Cập nhật lúc 17/12/2010 08:00:00 AM (GMT+7) (VietNamNet)- Một tác phẩm như vậy sẽ chỉ có được khi nền văn học này tự nâng mình lên thành cuộc đi tìm nghiêm trang và lớn lao như vậy, mỗi người cầm bút tự nâng được mình lên được trong một cuộc đi tìm đó, tìm “đường sống”, tất nhiên theo cách của mình, với những câu hỏi của mình, như Tolstoi từng làm trong thời của ông, với những câu hỏi ráo riết của ông. LBT: Hội thảo về Tolstoi nhân 100 năm ngày mất của đại văn hào Nga đã thu hút rất đông nhân sĩ, trí thức và những người cầm bút nước ta. Trong số những phát biểu ấy, nhà văn Nguyên Ngọc đã lên tiếng và ông trả lời một câu hỏi không mấy dễ chịu với những người cầm bút: Tại sao chúng ta không có được những tác phẩm lớn? Vượt qua nỗi tự ái thông thường sẽ là ý thức nghiêm túc của cá nhân khởi sự đi tìm “Đường sống” trong cuộc đời và trên trang viết. Chúng tôi xin giới thiệu bài tham luận “Nghĩ thêm về L. Tolstoi” của nhà văn Nguyên Ngọc tới độc giả. Nhà văn Nguyên Ngọc Nghĩ thêm về L.Tolstoi Những ngày ở chiến trường trong chiến tranh chống Mỹ, ở chỗ chúng tôi có một vị tướng rất lạ, tướng Chu Huy Mân, tư lệnh Khu 5. Ông vào mặt trận trong những năm rất ác liệt, mang theo cả một tủ sách quý, trong đó quý nhất đối với ông là các tác phẩm của L. Tolstoi Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, và cả Phục sinh. Ông yêu quý cả ba, nhưng cũng dễ hiểu, ông coi Chiến tranh và Hòa bình là sách gối đầu giường. Tôi thường muốn hiểu, không chỉ ông tìm đâu ra được thời gian và cả tâm trí ở một vị tướng chỉ huy một chiến trường hết sức khắc nghiệt trong một cuộc chiến cực kỳ phức tạp để có thể đọc kỹ, đọc đi đọc lại rất nhiều lần, đến như thuộc lòng cuốn tiểu thuyết đồ sộ ấy, mà còn quan trọng hơn, ông tìm thấy gì ở đấy để có thể nhiều lúc còn quan tâm suy nghĩ về nó nhiều hơn cả về những công việc cấp bách của chiến trường? Rất lạ, nhiều hôm ông chống gậy sang chỗ tôi, hoặc gọi tôi sang chỗ ông, và nói với tôi về Chiến tranh và Hòa bình. Những nhân vật và những chương, đoạn ông tâm đắc nhất. Koutozov và Andrei Bolkonski. Một phần Pierre Bezukhov. Cả Natasha nữa. Tôi sẽ nói vì sao. Ông rất thích cái đoạn trước trận đánh lớn Austerlitz, vị tướng tổng tư lệnh già Kutozov cứ ngồi gà gật ngủ gục trong khi các tướng trẻ, có cả Bagration, sôi nổi và ba hoa tranh luận nào là về chiến lược chiến thuật cao siêu rắc rối, nào là về thế trận này thế trận nọ hiểm yếu… Cuối cùng tổng tư lệnh tỉnh dậy, ngáp dài, tuyên bố: “Điều quan trọng nhất trước một trận đánh lớn là… đi ngủ một giấc thật ngon. Giải tán!”. Ông cười lớn: Rất đúng. Tuyệt vời! Ông cũng thường nhắc đến quyết định của Kutozov bỏ thủ đô Moskova bất chấp mọi phản đối của cả triều đình, quyết định không tiến công mà chỉ đuổi theo cách một đoạn nhất định vừa đủ để thúc cho đoàn quân của Napoléon chạy ra khỏi biên giới Nga và tự nó tan rã. Ông bảo: Một vị tướng thiên tài. Không chỉ thế, một tư tưởng chiến tranh vĩ đại!… Và trận Borodino, tất nhiên… Dần dần tôi hiểu ra điều này: ở Chiến tranh và Hòa bình mà ông coi là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của mọi thời đại, vị tư lệnh chiến trường của chúng tôi những ngày ấy không chỉ muốn tìm thấy những gợi ý về chiến lược chiến thuật từ cuộc chiến tranh vệ quốc của nước Nga năm 1812 cho cuộc chiến tranh cũng là vệ quốc mà nay chính ông đang làm. Ông muốn và tìm thấy ở đấy điều quan trọng hơn rất nhiều: triết lý chiến tranh, mà ông nhận ra sự tương tự giữa cuộc chiến tranh được Tolstoi mô tả thật tuyệt vời kia với cuộc chiến tranh chính ông đang tham gia hôm nay. Tôi xin nói điều này: những ngày ấy ở chiến trường, chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về chính điều đó. Tôi nhớ có điều thật lạ: có những năm tháng cực kỳ đen tối, thậm chí hầu như bế tắc, đặc biệt sau Mậu Thân, khoảng từ 1969 đến 1972, nhưng chưa bao giờ chúng tôi mất niềm tin rằng chúng tôi, chúng ta sẽ thắng, cuối cùng nhất định chúng ta sẽ thắng. Chưa giây phút nào. Tại sao vậy? Tôi xin nói đến nhân vật Natasha mà Chu Huy Mân cũng đặc biệt yêu mến, bên cạnh Koutozov và Andrei Bolkonski. Có thể là bằng trực cảm, một trực cảm xuất phát từ tâm hồn vốn nhạy cảm của ông, vừa từ thực tiễn của cuộc chiến tranh mà ông cảm nhận trực tiếp đến tận máu thịt hằng ngày trên chiến trường, ông hiểu Natasha của Tolstoi chính là nhân dân, nhân dân Nga bình thường và vĩ đại, mà Kutozov đã là vĩ đại chính vì ông đã đồng nhất mình được với nhân dân ấy, trong tư tưởng, trong triết lý chiến tranh, trong suy nghĩ và hành động ở cương vị tổng tư lệnh của một cuộc chiến sống còn. Và một vị tổng tư lệnh như vậy thì bách thắng. Tôi nhớ có hôm tướng Chu Huy Mân sang chỗ tôi và rủ tôi cùng đọc cái đoạn cuối tiểu thuyết khi cô Natasha tươi tắn và nhí nhảnh ngày trước đã [...]... thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa, là sự hợp tác và vận dụng chung các tư liệu sản xuất kể cả đất đai” (Marx, tư bản, Marx – Engels Werke, tập 23, tr 791) Nếu chúng ta xuất phát từ xã hội trung cổ thì cơ sở của nó trước hết là quyền tư hữu sản xuất của người tiểu nông và thủ công, dựa trên lao động cá thể độc lập Đấy là cái thứ nhất, sự sở hữu hóa tư bản chủ nghĩa là cái trung giới phủ định cái... hơn bản hồi ký này là chuẩn bị để hoàn chỉnh lại nhiều tác phẩm khác, trước hết là: Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Tìm cội nguồn của ý thức và ngôn ngữ” Lời nói trên đây của Trần Đức Thảo gợi mở cho ta hiểu những vấn đề căn bản được ông đề cập đến trong Hồi Ký Tác phẩm tập trung phê phán tư tưởng siêu hình, phản biện chứng của triết học Staline Ông cũng nói rõ chính bởi ảnh hưởng của... phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xã hội tư bản như thế là cái được trung giới hóa, tức là cái phủ định (le négatif) của quyền tư hữu dựa trên lao động cá thể độc lập của thời trung cổ, nó phủ định xã hội trung cổ Nhưng sự phủ định như thế không có nghĩa là thủ tiêu tất cả, trái lại nó “vẫn giữ lại cái tích cực” của xã hội trung cổ Cơ sở của xã hội trung cổ, là quyền tư hữu về tư liệu sản xuất của người... lời nói ấy, và sự đấu tranh của anh sáp nhập vào mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sức sản xuất với hình thức tư hữu tư bản chủ nghĩa của sự chiến hữu Như thế là phát triển đấu tranh giai cấp của quần chúng công nhân chống chủ nghĩa tư bản Tức là “sự sản xuất tư bản chủ nghĩa lại sinh ra sự phủ định bản thân nó” Mà vì chính bản thân chủ... tách chúng ra khỏi toàn bộ cấu trúc tiểu thuyết của Chiến tranh và Hòa bình Có thể chính ở đây ta chạm đến một vấn đề lớn và sâu hơn của nhà tư tưởng và nhà văn Tolstoi Ta biết Turgenev đã lo lắng như thế nào khi thấy Tolstoi muốn lao vào con đường của một nhà triết học, một nhà sáng lập tôn giáo mà xao lãng sáng tác văn học, sợ mất đi ở người bạn trẻ tài năng của mình một nhà văn lớn Ông khẩn thiết... sinh sôi nảy nở), “priroda” (thiên nhiên; cái tự nhiên; bản chất; bản thể) là những từ đồng căn, và cái căn chung ấy được tất cả các chủ nhân của ngôn ngữ này cảm thụ sống động trong sử dụng hàng ngày Như vậy “mysl’ narodnaja” của Tolstoi có thể diễn đạt ra tiếng Việt đại để như sau: “tư tưởng / ý tưởng – về / của – nhân dân / dân tộc – (như là một bộ phận của) – loài (người) sinh sôi nảy nở – (như là... sở hữu hóa tư bản chủ nghĩa phù hợp với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa – là sự phủ định thứ nhất, nó phủ định cái quyền tư hữu, tư liệu sản xuất xuất phát từ lao động cá thể độc lập Nhưng sự sản xuất tư bản chủ nghĩa… lại sinh ra sự phủ định bản thân nó Đấy là sự phủ định sự phủ định Nó khôi phục không phải là cái quyền tư hữu của người lao động, mà là cái quyền sở hữu cá nhân của anh dựa vào... chúng có vai trò tiến bộ và cách mạng trong hệ thống mới Như thế là chủ nghĩa xã hội “là bản thân nó và là cái khác”, tức là nó sáp nhập trong bản thân nó những yếu tố nào đấy của xã hội cũ, và một số yếu tố như thế trở thành yếu tố của tương lai Ví dụ như một số quyền tự do dân chủ của xã hội tư sản, mà ngày xưa quần chúng nhân dân đã giành được do đấu tranh chống phong kiến và tư sản, thì ngày nay... lập tôn giáo Tolstoi thì cũng không có nhà tiểu thuyết vĩ đại Tolstoi Hoặc nói cách khác, nếu không hiểu được nhà triết học, nhà sáng lập tôn giáo Tolstoi thì cũng không thể hiểu trọn vẹn nhà tiểu thuyết Tolstoi và các tiểu thuyết đã trở thành kinh điển của ông, từ Chiến tranh và Hòa bình cho đến Anna Karenina và Phục sinh Chúng ta đã biết về cái chết của Tolstoi Vị bá tước già ấy đã chết ở cái ga... năm Tolstoi vì vậy là một nhắc nhở, nghiêm túc và khẩn trương Tháng 12-2010 Nhà văn Nguyên Ngọc BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG CỦA TRẦN ĐỨC THẢO Được đăng Tháng Mười Hai 13, 2010 TRẦN ĐỨC THẢO VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC Leave a Comment BÀI GIẢNG CUỐI CÙNG CỦA TRẦN ĐỨC THẢO LTS: Trên con đường tìm kiếm những tư liệu về Trần Đức Thảo và tìm hiểu tư tưởng của ông, mình vô tình có được một tư liệu: phần văn tự ghi âm bài giảng . NHO GIÁO Ở TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM – TSUBOI YOSHIHARU Được đăng Tháng Một 12, 2011 VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC Leave a Comment (Ảnh: Tượng Khổng Tử ở Hồ Nam) Lời người. đáng chú ý về Nho giáo ở bốn nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên- Hàn Quốc. Bài này vốn là tham luận của giáo sư Tsuboi Yoshiharu đọc tại Hội nghị quốc tế về Nho giáo lần thứ 2 tổ. Triều Tiên và Việt Nam ở lục địa nên chịu ảnh hưởng Trung Quốc mạnh hơn, lâu dài hơn cả về mặt chính trị lẫn văn hóa. Triều Tiên có được nền độc lập vào khoảng cuối thế kỷ IV, còn Việt Nam thì