Hoạt động định giá bất động sản tại Công ty cổ phần công nghệ thông tin và định giá Việt Nam (Vietvalue)

73 414 3
Hoạt động định giá bất động sản tại Công ty cổ phần công nghệ thông tin và định giá Việt Nam (Vietvalue)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn về Hoạt động định giá bất động sản tại Công ty cổ phần công nghệ thông tin và định giá Việt Nam (Vietvalue)

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động định giá tài sản trong đó bất động sản là một nghề mới tại Việt Nam. So với các quốc gia trong khu vực như: Singapo, Malaysia, Indonexia, Trung Quốc…thì Việt Nam đã quá chậm trễ trong việc hình thành phát triển hoạt động định giá này. Ngày nay, trong bối cảnh một nền kinh tế thị trường tốc đột tăng trưởng cao, lại đang trong tiến trình hội nhập quốc tế thì việc ra đời hoạt động định giá không chỉ là một đòi hỏi tất yếu mà còn rất cấp bách đối với Việt Nam, phục vụ đắc lực cho các hoạt động mua bán, cho thuê, thế chấp tài sản, thu hồi nợ của các ngân hàng… Cũng trong những năm gần đây, thị trường bất động sản nước ta đã hình thành phát triển. Tuy nhiên, thị trường này lại phát triển không đồng bộ, thiếu tính chỉnh thể, chưa hoàn thiện về cấu tổ chức vận hành thị trường. Thị trường bất động sản phi chính qui vẫn chiếm đa số trong các giao dịch bất động sản (70 – 80%), làm hoạt động của thị trường bất động sản thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch yếu tố đầu còn lớn. Một trong những nguyên nhân chính tình trạng trên đó chính là sự phát triển chậm chạp của hoạt động định giá tư vấn về bất động sản chuyên nghiệp. Công ty Cổ phần thông tin định giá Việt Nam (Vietvalue) là một công ty mới được thành lập đi vào hoạt động từ năm 2005. Định giá bất động sản là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng của công ty. Mới chỉ hoạt động trong thời gian hai năm nhưng công ty đã thu được khá nhiều thành tựu trong lĩnh vực này với nhiều bất động sản lớn nhỏ đã được công ty định giá. Trong thời gian thực tập tại Công ty, qua nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn hoạt động định giá bất động sản em đã chọn đề tài: “Hoạt động định giá bất động sản tại Công ty cổ phần công nghệ thông tin định giá Việt Nam (Vietvalue)”. Với hi vọng thể góp ý kiến của mình vào đẩy mạnh, hoàn thiện hơn hoạt động định giá bất động sản tại công ty, góp phần tạo ra thông tin minh bạch về giá bất động sản, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong thị trường bất động sản. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài + Hệ thống hoá những vấn đề lý luận bản về định giá bất động sản + Phân tích, đánh giá hoạt động định giá bất động sản tại Công ty (thông qua hai bất động sản điển hình) + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động định giá bất động sản 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài + Đối tượng ngiên cứu: hoạt động định giá bất động sản, phục vụ mục đích làm sở vay vốn ngân hàng xác định giá khởi điểm làm sở để bán đấu giá thu hồi nợ + Phạm vị nghiên cứu: Định giá bất động sản tại số 8- Ngõ 209- Phố Đội Cấn- Phường Ngọc Hà- Quận Ba Đình- Hà Nội Định giá bất động sản tại số 30 Trần Nhân Tông – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội + Thời gian nghiên cứu: hoạt động định giá bất động sản trong khoảng thời gian năm 2005 đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mục lục, danh mục các bảng, các tài liệu tham khảo, phụ lục, lời mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm ba chương: Chương I: sở khoa học về định giá bất động sản Chương II: Thực trạng hoạt động định giá bất động sản tại Công ty cổ phần thông tin định giá Việt Nam Chương III: Phương hướng giải pháp hoàn thiện hoạt động định giá bất động sản tại Công ty cổ phần thông tin định giá Việt Nam Em xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới GS – TSKH Lê Đình Thắng – người hướng dẫn khoa học, các thầy giáo trong khoa Bất động sản Địa chính, các anh chị tại công ty cổ phần thông tin định giá Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ,tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG I: SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN I. CÁC KHÁI NIỆM ĐẶC TRƯNG SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN 1.1. Các khái niệm đặc trưng 1.1.1. Bất động sản Khái niệm bất động sản dựa trên khái niệm về tài sản.Theo điều 172 Bộ Luật Dân sự, tài sản được quy định bao gồm: vật thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, các quyền về tài sản (trong đó: các quyền về tài sản bao gồm: quyền lợi ích liên quan đến quyền sở hữu, điều đó cũng nghĩa là chủ sở hữu tài sản đó được hưởng một số quyền, quyền lợi lợi ích nhất định mà xã hội thừa nhận bảo hộ). Theo điều 181 của Luật này thì BĐS được định nghĩa như sau:” Bất động sản là các tài sản không di dời được bao gồm: đất đai , nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng, các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.” Từ khái niệm trên ta thể hiểu bất động sản bao gồm 4 nhóm tài sản chính: + Đất đai: phải là đất đai không di dời được, phải xác định chủ quyền, phải được đo lường bằng giá trị. + Các công trình xây dựng gắn liền với đất đai: nhà cửa, các công trình giao thông (đường xá, cầu cống, sân bay, bến bãi, cảng…), các công trình xây dựng như: máy điều hoà trung tâm, hệ thống điều khiển công trình, cây cảnh cố định…Các công trình này phải khả năng đo lường, lượng hoá thành giá trị. + Các tài sản khác gắn liền với đất đai như đất cây ở vườn cây lâu năm, cánh đồng muối, công trình nuôi rồng thuỷ sản; các công trình du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao… + Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Ngoài các yếu tố theo cách hiểu trên, đối với các nhà định giá, bất động sản còn được hiểu theo hình thái tồn tại của chúng, gồm bất động sản vô hình bất động sản hữu hình. + Bất động sản hữu hình là: những hiện vật như: đất đai, vật kiến trúc cùng với tất cả các tài sản hữu hình khác gắn liền với đất đai như: máy móc, thiết bị… + Bất động sản vô hình là: công nghệ quản lý, bí quyết nghề nghiệp, dịch vụ truyền thống… liên quan trực tiệp đến bất động sản Khi định giá bất động sản, nhà định giá phải quan tâm đến cả mặt giá trị hữu hình mặt giá trị vô hình của bất động sản. 1.1.2. Định giá bất động sản Bất động sản là các tài sản không di dời được bao gồm: đất đai các tài sản gắn liền trên đất. Vì vậy thực chất của định giá bất động sảnđịnh giá đất các tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên bất động sản là một thể thống nhất vì vậy việc định giá đất phải đi đôi với việc định giá các tài sản gắn liền trên đất.  Định giá đất Đất đai là một tài sản đặc biệt, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như : không gian, thời gian, kinh tế, pháp lý, đặc biệt là các yếu tố tâm lý, xã hội,… Vì vậy về nguyên tắc định giá đất cũng giống như định giá các tài sản thông thường khác, nhưng khó khăn phức tạp hơn nhiều. Định giá đất thể hiểu là”sự ước tính về giá trị của quyền sử dụng đất cho một mục đích sử dụng đã được xác định bằng hình thái tiền tệ tại một thời điểm xác định”. Mục đích sử dụng đất do Nhà nước quy định trong một khoảng thời gian nhất định khi giao cho người sử dụng ảnh hưởng mang tính quyết định đến giá trị của đất, vì vậy người định giá phải xác định rõ được mục đích sử dụng đất trước khi định giá đất.  Định giá bất động sản Theo luật kinh doanh bất động sản được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 thì: “định giá bất động sảnhoạt động tư vấn, xác định giá bất động sản cụ thể tại thời điểm nhất định” Từ khái niệm trên ta thấy một phạm trù quan trọng nhất của định giá bất động sảngiá trị. Trong định giá bất động sản giá trị được xem xét dưới giác độ kinh tế thị trường pháp lý. Vậy những biểu hiện của giá trị bất động sản là: + tính hữu ích: là khả năng cung cấp các dịch vụ hoặc làm thoả mãn nhu cầu. Ảnh hưởng của tính hữu ích lên giá trị được xem xét trên các khía cạnh liên quan đến kích thước, hình dáng địa điểm, không gian địa lý, cùng với khả năng sử dụng huy động nó ở thời điểm nhất định. + Sự khan hiếm: Tính khan hiếm của bất động sản chỉ mang tính tương đối, nó phải được xem xét trong mối quan hệ cung cầu, sử dụng hiện tại hay trong tương lai của bất động sản.Chẳng hạn: một bất động sản gồm đất nhà cấp 4 đã cũ được xây dựng từ lâu trong một khu tập thể, nếu đưa ra thị trường để bán thì giá trị trao đổi thể sẽ thấp do vị trí kém hấp dẫn, khả năng sinh lợi kém hoặc điều kiện vật chất xuống cấp. Tuy nhiên, giá trị sử dụng của nó đối với những người thu nhập thấp lại cao. + Tính nhu cầu: chỉ sự cần thiết hoặc mong muốn được bất động sản nào đó khả năng tiền tệ để đáp ứng yêu cầu đó. Vậy cầu bất động sản sẽ xuất hiện nếu người mua nhu cầu phải sức mua, khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Các nhà xây dựng hay các nhà đầu tư bất động sản luôn phải xem xét đến cầu bất động sản trên thị trường tại một thời điểm nhất định trong việc phát triển quy mô bất động sản… + thể chuyển giao được: khả năng chuyển giao không cần thiết phải nghĩa là sự di chuyển vật chất, mà nó còn nghĩa chỉ sự chiếm hữu hoặc các quyền tạo ra bởi sự chiếm hữu hoặc sử dụng bất động sản. Điều này ý nghĩa đặc biệt đối với bất động sản. Một bất động sản chỉ giá trị trên thị trường nếu như thể chuyển dịch được quyền sở hữu hay quyền sử dụng. Chẳng hạn một bất động sản đang được đem ra cầm cố hay thế chấp Ngân hàng thì chủ sở hữu bất động sản không thể thực hiện chuyển giao bất động sản nữa vì không còn quyền chiếm hữu bất động sản đó. Vậy một bất động sản để giá trị cần thiết phải 4 đặc tính gồm: tính hữu dụng, tính khan hiếm, tính nhu cầu thể chuyển giao được. 1.2. Sự cần thiết phải định giá bất động sản Tại Việt Nam, định giá giá trị tài sản, trong đó bất động sản là một lĩnh vực còn mới mẻ cả về mặt pháp lý thực tiễn. Trong khi đó, nhu cầu định giá bất động sản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là không thể thiếu. Định giá bất động sản bao gồm: định giá đất đai, nhà ở, các công trình xây dựng gắn liền đất đai, tài sản gắn liền với nhà ở…Là sở phục vụ cho các mục đích: + Định giá bán: là việc xác định giá trị của bất động sản thể bán trên thị trường + Định giá mua: là việc xác định giá mà người mua thể chấp nhận trả + Định giá thế chấp: cũng tương tự như trên nhưng đặt vào thời điểm thị trường khó khăn, kém phát triển (để xác định giá trị cho vay) + Định giá bảo hiểm: để xác định, tìm chi phí trong trường hợp không may bị thiên tai, hoả hoạn, đền bù cho người bị thiệt hại (xác định chi phí theo tuổi thọ hoặc xây dựng lại bất động sản) + Định giá để đền bù giải phóng mặt bằng gồm: đền bù công trình, đền bù trên đất, hoa màu trên đất…. + Định giá cho thuê: chủ yếu đối với bất động sản tạo thu nhập: người định giá phải tính toán thể trả bao nhiêu tiền thuê bất động sản trong một tháng thu nhập từ cho thuê bất động sản đó + Định giá để tính thuế, lập báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp + Định giá cho các di chúc, kiện cáo (định giá tài sản vào thời điểm sảy ra sự kiện) + Định giá cho mục đích đầu tư: trường hợp này khá phổ biến, người định giá không chỉ xem xét những chi phí, giá trị mang lại cho chủ đầu tư ở thời điểm hiện tại mà còn phải xem xét những giá trị đó trong tương lai, kì vọng về giá trị thu nhập mà bất động sản tạo ra trong tương lai Mặt khác, thị trường bất động sản đã hình thành, tuy còn mới mẻ nhưng hoạt động khá sôi nổi, đặc biệt ở khu vực thành thị. Hoạt động của thị trường bất động sản đã góp phần cải thiện rõ rệt điều kiện nhà ở của người dân, tăng cường hiệu quả sử dụng, kinh doanh của đất đai, biến đất đai thực sự trở thành một nguồn lực to lớn cho công việc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên trong thời gian qua, thị trường bất động sản hoạt động còn nhiều khiếm khuyết, nhược điểm đặc biệt là sự hoạt động của thị trường ngầm. Thì phần lớn nguyên nhân từ sự quản lý, chế chính sách đối với thị trường này chưa được hoàn thiện, trong đó khiếm khuyết của hoạt động định giá. Định giá bất động sản tạo sự công khai minh bạch về giá đất, đảm bảo thông tin đến người nhu cầu là chính xác, khách quan. Làm tăng số lượng giao dịch, chuyển bất động sản thành hàng hoá trên thị trường. Từ đó thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, tạo sự cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia thị trường. Đồng thời tư vấn giá đất sẽ giúp thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, giúp Nhà nước hoàn thiện các hoạt động quản lý trong thị trường bất động sản. II. CÁC NGUYÊN TẮC CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN 2.1. Các nguyên tắc định giá bất động sản 2.1.1. Nguyên tắc sử dụng cao nhất tốt nhất Một bất động sản sử dụng ở mức độ cao nhất tốt nhất là đạt được mức hữu dụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế – xã hội thực tế phù hợp, thể cho phép về mặt kỹ thuật, về pháp lý, về tài chính đem lại giá trị lớn nhất cho tài sản. 2.1.2. Nguyên tắc sử dụng phù hợp Nguyên tắc này đòi hỏi khi thẩm định giá phải xem xét tính phù hợp của bất động sản đó là: sự phù hợp giữa lô đất với công trình xây dựng trên đất; giữa bất động sản với môi trường chung quanh( phù hợp quy hoạch, phù hợp về mục đích sử dụng…) 2.1.3. Nguyên tắc đóng góp Giá trị của một bộ phận bất động sản cấu thành một bất động sản phụ thuộc vào lượng giá trị nó đóng góp vào toàn bộ bất động sản là bao nhiêu sự thiếu vắng của nó sẽ làm giảm bao nhiêu giá trị toàn bộ bất động sản đó. 2.1.4. Nguyên tắc thay thế Khi hai tài sản tính hữu ích như nhau, tài sản nào chào bán ở mức giá thấp nhất thì tài sản đó sẽ được bán trước. Giới hạn trên của giá trị bất động sản xu hướng được tạo ra bởi chính chi phí mua một bất động sản thay thế tương đương, với điều kiện không sự chậm trễ quá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế. một người mua cẩn trọng sẽ không trả giá cao hơn chi phí để mua một tài sản như vậy trong thị trường mở. 2.1.5. Nguyên tắc cung cầu Giá trị thị trường được xác định bởi mối quan hệ cung cầu về tài sản đó trên thị trường. Ngược lại, giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung cầu về tài sản. Giá của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu tỷ lệ nghịch với cung về tài sản. Giá trị của tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trong đó các yếu tố về đặc điểm vật lý kinh tế – xã hội khác biệt với những thuộc tính của các tài sản khác. Sự ảnh hưởng của những đặc tính phụ thêm này được phản ánh trong cung – cầu giá trị tài sản. 2.1.6. Nguyên tắc dự kiến các lợi ích tương lai Định giá là nhiệm vụ dự kiến lợi ích nhận được từ quyền sở hữu tài sản. Khi ước tính giá trị bất động sản luôn phải dựa vào các triển vọng tương lai hơn là hiện thực quá khứ. Những dự tính của người mua hay chủ sử dụng là thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá bất động sản. 2.1.7. Nguyên tắc sự cân bằng trong sử dụng đất phát triển Giá bán của một vị trí đất không nhất thiết chỉ ra rằng miếng đất ở vị trí kế cận cũng phải một giá trị như vậy. Mà nó còn phụ thuộc vào sự cân bằng trong việc sử dụng đất sự phát triển trong tương lai của bất động sản thông qua sự phân tích các yếu tố : xã hội, chính sách, nguyên tắc sử dụng đất hiệu quả… 2.1.8. Nguyên tắc sự hoà hợp Định giá cần xem xét đến sự hoà hợp của các luật lệ, các lợi ích kinh tế, tâm lý…Giá của một mảnh đất đạt được tối đa khi được một mức độ hợp lý về sự đồng nhất kinh tế xã hội hiện hữu trong vùng. 2.1.9. Nguyên tắc những thay đổi trong mô hình kinh tế – xã hội Dự đoán các điều kiện của thị trường phản ứng của người mua để dự kiến về thị trường tương lai, nhận ra các chiều hướng ảnh hưởng đến bất động [...]... nhà định giá ; + Hoàn thiện các tiêu chuẩn về định giá ; + Thiết lập hệ thống tái đánh giá, kiểm tra kết quả thu thập, các kết luận trước khi công bố công khai ; + Sớm phát hiện các rủi ro thể phát sinh biện pháp phòng ngừa kịp thời CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VIETVALUE) I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY. .. giá còn ít thiếu, hệ thống các văn bản pháp luật về định giá còn nhiều bất cập… II HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY 2.1 sở việc định giá bất động sản của Công ty 2.1.1 Những tiêu chuẩn định giá chi phối a sở định giá: giá trị thị trường” Theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 18/04/2005 về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam: “ Giá trị thị... sản phải gắn với mục tiêu của việc định giá Định giá bất động sản là nhằm một mục đích nhất định, chứ không thể một giá bất động sản chung chung Tuỳ theo mục đích của việc định giá giá trị bất động sản mà phương pháp xác định giá cũng thể khác nhau Thông thường định giá bất động sản nhằm đáp ứng một mục tiêu cụ thể nào đó 2.2 Các phương pháp định giá bất động sản 2.2.1 Phương pháp so sánh trực.. .sản những hiệu quả thể nhìn thấy trước mức độ lạc hậu chức năng của bất động sản 2.1.10 Định giá bất động sản phải xem xét đến tập quán mua bán, giao dịch của nhân dân địa phương Do đặc trưng của bất động sản tính bất động nên giá bất động sản mang đậm tích chất địa phương Vì vậy định giá bất động sản phải nắm bắt được tập quán mua bán của nhân dân địa phương 2.1.11 Định giá bất động sản. .. quả định giá, chất lượng hoạt động định giá, quyết định đến tiến trình hoàn thành công việc của nhà định giá, vì vậy người định giá phải biết cách thu thập, xử lý, phân tích, chọn lọc thông tin cần thiết, loại bỏ những thông tin không cần thiết để phục vụ công việc định giá của mình III KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ 3.1 Kinh nghiệm về thu thập lưu trữ thông tin trong định giá bất động sản +... chế của hoạt động định giá bất động sản là chưa chuẩn mực rõ ràng cho công tác quản lý, về phương pháp nguyên tắc định giá chưa đồng nhất để thể làm sở cho việc xem xét kết quản công tác định giá thể thấy rằng hoạt động định giá bất động sản hiện nay đang gặp những khó khăn bản: thiếu thông tin về thị trường, thiếu đội ngũ định giá chuyên nghiệp, sở khoa học ứng dụng định giá còn... dân cư mật độ dân sử dụng đất + Trình độ dân trí, tâm lý, phong tục tập quán sinh sống + Khả năng cung cấp dịch vụ, giáo dục, vui chơi giải trí… 2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động định giá bất động sản 2.2.1 Hành lang pháp lý cho hoạt động định giá bất động sản Đây là yếu tố không thể thiếu để hoạt động định giá tồn tại phát triển Hiện nay ở Việt Nam các tiêu chuẩn về hoạt động định giá đã được... thông qua đấu giá, đấu thầu bất động sản Các nguồn thông tin: từ các quan tổ chức như Sở Địa chính, các quan trực tiếp quản lý bất động sản, các trung tâm, các công ty môi giới kinh doanh bất động sản, báo, tạp chí… Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hoạt động định giá Nguồn cung cấp thông tin độ chính xác của mỗi thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả định. .. cứu tài liệu về bất động sản do người đề nghị định giá cung cấp xác định sở định giá Được thể hiện trong “Báo cáo kết quả định giá của Công ty BĐS Thông tin Khách BĐS 1( BĐS Đội Cấn) BĐS 2( BĐS T.N.Tông) hàng Ngân hàng TMCP Quốc tế Ông Lê Xuân Tùng đề nghị định Việt Nam - VIBank giá Mục đích định Kết quả định giá làm sở Kết quả định giá làm sở để giá để VIBank xác định giá vay vốn ngân... đấu giá thu hồi nợ Căn cứ định Văn bản quy phạm pháp Văn bản quy phạm pháp luật giá luật về định giá về định giá Giấy đề nghị định giá của Giấy đề nghị định giá ngày VIBank ngày 28/11/2006 6/4/2006 Hợp đồng định giá giữa Hợp đồng định giá giữa Công Công ty VIBank ty khách hàng Hồ sơ chứng từ về BĐS do Thời điểm Tháng 12/2006 Ông Lê Xuân Tùng cung cấp Tháng 4/2006 định giá ( Nguồn: Công ty cổ phần . khoa học về định giá bất động sản Chương II: Thực trạng hoạt động định giá bất động sản tại Công ty cổ phần thông tin và định giá Việt Nam Chương III:. Công ty, qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn hoạt động định giá bất động sản em đã chọn đề tài: Hoạt động định giá bất động sản tại Công ty cổ phần

Ngày đăng: 09/04/2013, 17:15

Hình ảnh liên quan

Khuôn viên lô đất có hình dạng như hình vẽ. Gía trị quyền sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: vị trí, diện tích, chiều dài mặt tiền, hình  dạng khu đất - Hoạt động định giá bất động sản tại Công ty cổ phần công nghệ thông tin và định giá Việt Nam (Vietvalue)

hu.

ôn viên lô đất có hình dạng như hình vẽ. Gía trị quyền sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: vị trí, diện tích, chiều dài mặt tiền, hình dạng khu đất Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng giá đất của Nhà nước tuy không sát với giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường nhưng là qua đó cho ta cơ sở về cách đánh giá tương  quan giá trị giữa các đường, giữa các vị trí với nhau. - Hoạt động định giá bất động sản tại Công ty cổ phần công nghệ thông tin và định giá Việt Nam (Vietvalue)

Bảng gi.

á đất của Nhà nước tuy không sát với giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường nhưng là qua đó cho ta cơ sở về cách đánh giá tương quan giá trị giữa các đường, giữa các vị trí với nhau Xem tại trang 50 của tài liệu.
- Bảng tính tỷ lệ chất lượng còn lại: - Hoạt động định giá bất động sản tại Công ty cổ phần công nghệ thông tin và định giá Việt Nam (Vietvalue)

Bảng t.

ính tỷ lệ chất lượng còn lại: Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan