Sau một thời gian học tập và tìm hiểu thực tế, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Võ Thành Hưng đến nay chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận về đề tài “Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh ở TP.Pleiku”. Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Võ Thành Hưng người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ chúng em kiến thức về GIS để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận này.. Vì lý do thời gian và vì lượng kiến thức thực tế còn hạn chế nên trong Bài tiểu luận của chúng em chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong thầy cho ý kiến để chúng em có thể củng cố kiến thức và bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
PHÂN HIỆU GIA LAIKHOA QLĐĐ&BĐS
BÀI TIỂU LUẬN HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
(Geographic Information System - GIS)
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và tìm hiểu thực tế, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
TS Võ Thành Hưng đến nay chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận về đề tài “Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh ở TP.Pleiku” Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS Võ Thành Hưng - người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ chúng em kiến thức về GIS để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận này Vì lý do thời gian và vì lượng kiếnthức thực tế còn hạn chế nên trong Bài tiểu luận của chúng em chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong thầy cho ý kiến để chúng em có thể củng cố kiến thức
và bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống cây xanh đô thị của thành phổ TP.Pleiku - Gia Lai không những góp phần điều hòa nhiệt độ, tạo bóng mát, cải thiện môi trường mà còn góp phần quan trọng tạo nên kiến trúc cảnh quan, là một bộ phận không thể thiểu trong kiến trúc đô thị thành phố Pleiku
Tuy nhiên, việc phát triển cây xanh đô thì ở đây chưa được quan tâm đúng mức, số lượngcây xanh còn quá ít chủng loại chưa phong phú nên cảnh quan đuờng phố còn hoang sơ, nhiều khu vực trong thành phố bố trí trồng cây xanh chưa theo quy hoạch cụ thể, cây bị khô héo, gãy cành, tét nhánh, hoặc một số cây bị người dân tự ý chặt phá làm mỹ quan thành phố bị xuống cấp
Để quản lý chặt chẽ cây xanh tốt ngoài việc nắm chắc được các số liệu cây, tình trạng cây, sức khỏe cây thông qua số liệu thống kê, kiểm tra thì việc xây dựng công cụ quản lý cây xanh rất cần thiết
Trước đây, khi công nghệ thông tin chưa phát triển và đủ mạnh để quản lý về mặt tài nguyên thiên nhiên nói chung, vấn đề cây xanh nói riêng thì việc quản lý cây xanh đô thị bằng giấy tờ mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc Chẳng hạn, quản lý bằng giấy
tờ không giúp cho nhà quản lý có thể quản lý được thông tin của một cây xanh chặt chẽ
và nhanh chóng Tuy nhiên, Hệ thống thông tin địa lý (GIS) có thể giải quyết được nhữngđiều này GIS ra đời vượt hẳn một số phương pháp quản lý bằng giấy tờ và đạt được những kết quả cao, là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý Không những đáp ứng được các nhu cầu trong quản lý về thuộc tính, vị trí, tình trạng sinh trưởng, GIS còn có khả năng mô hình hóa lại thế giới thực, giúp nhà quản lý không mất nhiều thời gian và công sức trong việc giải quyết những vấn đề ngoài thực địa
Bài toán đặt ra là làm sao để tìm được một phương pháp quản lý cây xanh trên thành phố Pleiku một cách hiệu quả nhất Đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài "Ứng dụng gis trong quản lý cây xanh TP.Pleiku - Gia Lai"
1.2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Ứng dụng GIS vào quản lý cây xanh đã nêu lên được tính mới, cótính ứng dụng thực tiễn rất cao, có tính sáng tạo của đề tài trong việc sử dụng công nghệthông tin Hệ thống thông tin địa lý sử dụng, quan sát trực quan, chia sẻ thông tin trong
Trang 6việc quản lý cây xanh và tình kế thừa lâu dài cho các nhà quản lý trong công tác bảo vệcây xanh vì một thế giới mãi xanh.
Về ý nghĩa thực tiễn:
Cây xanh không chỉ là lá phổi của thành phố, bởi cây xanh đóng góp quan trọng trongquá trình trao đổi chất của môi trường sống đô thị mà còn có nhiều tác dụng trong tổngthể hệ sinh thái cảnh quan đô thị Do vậy việc bảo vệ và quản lý cây xanh là điều tất yếu
mà chính mỗi người đều cần phải làm
Trang 7II. HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ NGUYÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN VÙNG KHU VỰC NGUYÊN CỨU
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ
14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường HồChí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai
Pleiku nằm trên độ cao trung bình 300m -500 m; ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có độ cao 785 m
2.1.2 Địa hình, địa mạo
Thành phố Pleiku có địa hình đặc trưng cho vùng cao nguyên miền núi, độ cao trung bình
từ 720-800 m so với mực nước biển , địa hình có hướng thoải dần về phía Đông Nam, có
độ dốc từ 5-100 chia cắt bởi các nhánh suối, các đường phân thuỷ cấp 1 và các miệng núilửa địa hình âm Các thành tạo địa mạo ở đây gồm hai kiểu hình thái cơ bản: Các bề mặt nằm ngang và hơi nghiêng xen kẽ các bề mặt dạng phun nổ Các bề mặt này mới bị lôi kéo vào các hoạt động đào xẻ, phân cắt cùng với quá trình ngoại sinh hoạt động mạnh
mẽ, rửa trôi, xâm thực xói mòn, phong hóa bạc màu và các quá trình trọng lực xảy ra ở các sườn dốc và vách đứng mà thường là ranh giới giữa các phân vi địa mạo và chúng cũng rất dễ phân hóa bạc màu
2.1.3 Khí hậu
Thành phố Pleiku nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt - Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 03 năm sau, khí hậu trong mùa này có số lượng ngày nắng cao 80-85%, nhiệt độ thay đổi từ 80- 30oC, độ ẩm thấp, lượng bốc hơi cao Gió chủ yếu hướng Đông - Bắc đến Tây – Nam - Mùa mưa từ tháng 04 đến tháng
10 có tỷ lệ ngày mưa 50-70%, nhiệt độ trung bình từ 18-260C, độ ẩm cao, lượng bốc hơi thấp, gió chủ yếu hướng Tây Nam đến Đông – Bắc
Trang 82.1.4 Thủy văn
Thành phố Pleiku có hai hệ thống suối Tao bưng và Takian và các nhánh nhỏ của chúng như Iarơdung, Iakrôm … có chiều dài tổng cộng 45km, lưu vực 149 km2, chảy uốn lượn độ dốc dòng chảy 5 – 150, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa trung bình Q= 45 l/s
Thành phố có một hồ tự nhiên Biển hồ rộng khoảng 250 ha và các hồ nhân tạo ở Biển
hồ, Trà Đa, diện tích lớn hơn 120 ha, đây là nguồn cung cấp nước chính cho Thành phố
và là cảnh quan thiên nhiên điều hoà môi trường sinh thái đặc trưng của Pleiku
Nguồn nước ngầm: Thành phố có tiềm năng lớn về nước ngầm, về tổng thể phức hệ chứa nước này gồm hai phần chủ yếu:
• Phần chứa nước thứ nhất bao gồm toàn bộ đới Bazan phong hoá có bề dày 2-30m nước dưới đất có độ sâu 5-25 m, lưu lượng các giếng đạt 0,2-2 l/s Đây là đới chứa nước
để khai thác có thể đào giếng, khoan tay hoặc các điểm lộ tự chảy, nước dưới đất trong đới này có trữ lượng nhỏ
• Phần chứa nước thứ hai phân bố trong các đới bazan đặc sít với chiều dày 200-300
m, chiều sâu mực nước thay đổi từ 15-45 m , lưu lượng thay đổi từ rất nghèo Q< 0,1 l/s đến gần Q>5 l/s
2.1.5 Dân số,dân tộc
Năm 1971 thời Việt Nam Cộng hòa tỉnh lỵ Pleiku có 34.867 cư dân Đến 31-2-2010 thì dân số đạt 214.710 người, bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống; người Kinh chiếm đa số (87,5%), còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là các dân tộc Gia Rai và Ba Na (12,5%)
Số người trong độ tuổi lao động khoảng 76.262 người chiếm 38% dân số
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhanh, đến năm 2008 đạt 1,12% Kết quả trên đã góp phần tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân
Năm 1971 dân số thị xã là 34.867 người
Trang 92.1.6 Phân chia hành chính, Diện tích, Dân số, Mật độ dân số trên TP PLEIKU
Trang 10Hình: Bản đồ hành chính Thành phố Pleiku
Trang 112.1.7 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 Thành phố Pleiku dưới dạng Raster
Trang 122.2 VAI TRÒ CỦA CÂY XANH
2.2.1 Hiện trạng quản lí cây xanh ở Pleiku
Hiện nay việc quản lí cây xanh còn nhiều bất cập, chi phí cho công tác sản xuất và duy trìcây xanh chủ yếu dựa đô thị tại thành phố Pleiku vào ngân sách Nhà nước, trong khi nguồn lực phát triển cây xanh đô thị còn ít, lại thiếu cơ chế, chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia…
Số lượng cây xanh hiện có trên địa bàn thành phố còn rất ít, chưa đạt quy chuẩn của một
đô thị hiện đại Việt Nam
Phải đòi hỏi sự hiểu biết về chuyên môn
Địa bàn thì hạn hep, đông đúc để thực hiện việc quản lí về trồng cây cũng rất khó khăn Chi phí cung cấp cho kế hoạch này con bị hạn chế
2.2.2 Vai trò của cây xanh đối với con người
Một trong những tác dụng lớn nhất của việc cung cấp cây xanh cho đô thị, đó là nó cải thiện rõ rệt môi trường sống của người dân Với mật độ dân cư đông, cùng với lượng khí thải từ nhà máy, xe cộ,… tình trạng chung của các khu đô thị chính là môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng Cây xanh sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thu những khí độc như NO2, CO2, CO…Theo nhiều nghiên cứu, cây xanh có thể hấpthụ tới 6% các loại khí thải độc Cây xanh sẽ giúp lọc bớt bụi bẩn, đồng thời thải ra nhiềuO2 Vì vậy có thể xem cây xanh là lá phổi của thành phố
Bên cạnh đó, cây xanh còn có tác dụng hấp thu bức xạ, thải ra hơi nước làm không khí bức bối của đô thị trở nên mát mẻ, trong lành hơn Đồng thời, khi ánh sáng mặt trời gay gắt, tán cây sẽ che chở cho con người, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Ngoài ra cây xanh còn giúp chắn gió và giảm tiếng ồn, giúp cuộc sông của người dân trở nên yên tĩnh hơn
2.2.3 Ảnh hưởng của cây xanh đối với không khí và vi khí hậu đô thị
Người ta thường ví cây xanh đối với môi trường đô thị tương tự như là lá phổi hô hấp củacon người
Trang 13- Khi gió thổi không khí xuyên qua cây xanh, hàm lượng bụi trong không khí sẽ được các
lá cây giữ lại phần lớn, làm cho không khí trong sạch hơn Cây càng rậm rạp, lá càng sù sì thì bụi càng dễ bám hơn Khi lá cây đã bám đầy bụi, trời mưa sẽ rửa sạch lá và lá sẽ tiếp tục chu kỳ hấp phụ bụi Tổng lượng bụi được bám giữ trên 1 cây có tán lá lớn, rậm
có thể đạt tới từ 10-30kg Nồng độ bụi trong không khí thổi qua cây xanh có thể giảm đi
từ 20-60%
- Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, cây xanh sẽ hút nước từ đất, hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời và hấp thụ khí cacbonic (CO2) từ không khí để tiến hành lục diệp hóa và nhả ra khí Oxygen (O2) - rất hữu ích đối với sức khỏe con người và giảm thiểu khí "nhà kính" (gây biến đổi khí hậu) Vì vậy so với vùng đất trống không trồng cây, thì nhiệt độ không khí ở vùng cây xanh ban ngày thấp hơn từ 1-30C, hàm lượng oxy trong không khí lớn hơn tới 20% và hàm lượng CO2 ít hơn Trong quá trình lục diệp hóa cây xanh sẽ hấp thụ bức xạ mặt trời, hấp thụ nhiệt nên có tác dụng làm giảm sự chói chang trong những ngày nắng nóng, giảm phản xạ bức xạ mặt trời lên công trình, làm giảm nhiệt độ không khí dưới vùng cây xanh và có thể làm tăng độ ẩm không khí từ 2% - 5%, tăng độ ẩm không khí cũng là có lợi đối với ngày khô nóng (gió Lào)
Theo tài liệu nghiên cứu của Nhật Bản:
Trung bình 1 ha rừng hay vườn cây rậm rạp có thể hấp thụ 1000kg CO2 và thải ra 730kg O2 mỗi ngày Trung bình 1 ha thảm cỏ thể hấp thụ 360kg CO2 và thải ra 240kg O2 mỗi ngày
Trung bình 1 người lớn mỗi ngày đêm hô hấp 0,75kg O2 và thải ra 0,9kg CO2 Do đó mỗi người dân đô thị cần có diện tích khoảng 10m2 cây xanh hoặc 25 m2 thảm cỏ để bảođảm chất lượng không khí tốt cho cuộc sống của con người
- Cây xanh có khả năng hấp thụ tiếng ồn Khả năng hấp thụ tiếng ồn của cây xanh phụ thuộc vào dải cây xanh rậm rạp hay thưa thớt, rộng hay hẹp, cao hay thấp Các hàng cây rậm rạp có thể hấp thụ và làm giảm tiếng ồn khoảng 2 d
- Cây xanh có tác dụng sát trùng, diệt các vi trùng, vi khuẩn độc hại, vệ sinh môi trường, hấp thụ các khí độc hại, như là các loại cây sau (xếp thứ tự từ cây có tác dụng sát trùng cao đến thấp): các loại cây thông, sồi đỏ, sồi đen, trắc bá diệp, linh sam, trăn, dâu da, v.v…
2.2.4 Giúp ích cho việc thoát nước
Tình trạng chung của nhiều đô thị đó là hệ thống thoát nước bị quá tải vào mùa mưa và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô Cây xanh sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các cống thoát nước bằng cách giữ lại nước mưa Trung bình, một cây xanh phổ biến có thể giữđược từ
Trang 14200 đến 290 lít nước trong 1 năm Bên cạnh đó, tán phủ của cây xanh có thể trở thành màng chắn lọc nước hữu hiệu, giúp lưu lại trong đất dưới dạng nước ngầm.
2.2.5 Tăng mỹ quan đô thị
Hệ thống cây xanh đô thị làm tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị, tạo ra cảm giác êm dịu vềmầu sắc và môi trường khí hậu đô thị, tôn cao giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc, các đài kỷ niệm, các danh lam, thắng cảnh, phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi,
đi dạo và ngoạn mục của nhân dân đô thị, cũng như các khách vãng lai và khách du lịch
2.2.6 Cây xanh giúp cân bằng sinh thái
Thành phố với dân cư đông đúc, nhà cửa san sát làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của các loại động vật khác Vì vậy, cần cung cấp cây xanh để cung tạo nơi cư trú, nước, thức ăn cho các loại chim, bò sát…
Hơn nữa, cây xanh còn giúp giảm bớt sự xâm nhập của các chất ô nhiễm bằng cách ngăn nước mưa
Cây xanh luôn được xem là một trong những yếu tố phản ánh văn minh thành phố Nó cóvai trò to lớn trong việc hạn chế bớt những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, làm đẹp cho cảnh quan và cải thiện môi trường sống của con người
2.2.7 Một số công trình nguyên cứu về quản lý cây xanh đô thị ở Việt Nam và trên thế giới
2.2.7.1 Trên Thế giới
Những ứng dụng của máy tính trong quản lý cây xanh đường phố đã xuất hiện từ những năm 1970 nhờ việc sử dụng những máy tính lớn Mainframe ở Hoa Kì Ứng dụng máy tính này cho phép những người quản lý cây ở Thành phố có thể truy nhập dữ liệu hiệu quả hơn và cung cấp một cách nhanh chóng tóm tắt dữ liệu những thông số cho quản lý cây xanh theo Miller 1997 Tuy vậy, sau đó người ta nhận thấy những hệ thống này đòi hỏi cường độ lao động cao và chúng yêu cầu phải bảo trì thường xuyên và rất tốn kém thời gian Một khó khăn nữa là những máy tính này phải được dùng chung với những banngành khác trong chính phủ địa phương
Trang 15Vào những năm 1980 nhờ sự phát triển mạnh mẽ của tin học nên tăng nhanh về số người
sử dụng và số đợt truy nhập vào dữ liệu cây xanh Máy tính ngày nay đã có bộ nhớ rất lớn và tốc độ xử lý nhanh với giá thành hạ, máy vi tính có thể cũng được sử dụng cho những công việc khác như: soạn thảo văn bản, xử lý dữ liệu và quản lý tài chính nên việc trang bị máy tính đã trở nên phổ biến Những cơ quan quản lý cây xanh đô thị có thể thiếtkế chương trình quản lý của chính mình hoặc mua những chương trình thương mại để tăng cường hiệu quả công việc Việc lựa chọn phần mềm thích hợp yêu cầu người quản lýphải hểu rõ những mục tiêu quản lý và biết được phần mềm nào đáp ứng được những mục tiêu đó
Gần đây hơn, Wagar và Smiley (1990) mô tả hệ thống máy tính có khả năng hỗ trợ quản lý cây xanh đô thị kể cả một số phần mềm thương mại
2.2.7.2 Ở Việt Nam
Ở nước ta hiện đã có khá nhiều công trình nghiên cứu bảo vệ và quản lý hệ thống
cây xanh, tiêu biểu như:
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hệ thống cây xanh Thành phố Hà Nội được xây dựng và phát triển trên ngôn ngữ Microsoft FOXPRO phiên bản Verison3.0 Đây là một
phần mềm chuyên về quản trị cơ sở dữ liệu với khả năng tính toán nhanh và phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Việt Nam Phần mềm này cho phép phát triển các ứng dụng
về quản trị cơ sở dữ liệu tuy nhiên các phần mềm dạng này chủ yếu là thao tác với dữ liệuthuộc tính và hiển thị thông tin cậy chưa áp dụng các phương pháp thống kê về mặt không gian
- Phần mềm quản lý cây xanh do Công ty cây xanh (thuộc Sở Giao thông công chính Tp.Đà Nẵng) phối hợp với Trung tâm Công nghệ phần mềm Thành phố xây dựng và triển khai thực hiện từ cuối tháng 9/2006 Việc thành lập bản đồ số về hệ thống cây xanh trên các tuyến đường của phần mềm đã đáp ứng được các yêu cầu về khả năng khai thác thông tin, khả năng cập nhật dữ liệu, khả năng liên kết dữ liệu và thể hiện trên các bản đồkhác của Thành phố, áp dụng phần mềm GIS để quản lý các thông tin của hệ thống cây xanh tại một số tuyến đường cụ thể
- Tổ chức Cộng đồng Châu âu tài trợ Công ty công trình đô thị TràVinh thực thiện dự án bảo vệ cây xanh và trồng mới 20.000 cây xanh trên địa bàn thị xã Trà Vinh Thị xã Trà Vinh hiện có 9.600 cây xanh với nhiều chủng loại, trong đó có 650 cây cổ thụ gồm: sao, dâu, me… hơn 100 năm tuổi Dữ liệu cây xanh toàn thị xã được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều tra nhưng thiếu công cụ hiển thị thông tin như bản đồ
Trang 16phân bố nên nhà quản lý gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý nếu áp dụng trên mộtphạm vi lớn hơn
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nỗ lực để tích hợp các dữ liệu và thông tin về tài nguyên rừng, quản lý rừng và các hoạt động kinh tế rừng Việt Nam Hệ thống Quản lý Thông tin rừng (FOMIS – Forest Operation Management Information System) là một cố gắng ban đầu nhằm đối chiếu, tích hợp và công bố các thông tin về rừng Nỗ lực này đang được tăng cường nhờ sự hỗ trợ từ dự án FOMIS, nhằm cung cấp một cơ sở chuyên nghiệp hơn cho việc quản lý dữ liệu làm nền tảng cho FOMIS và tăng cường cơ hội ứng dụng trong quản lý rừng, như việc xây dựng kế hoạch phát triển rừng cho các tỉnh
Trang 17III. TỔNG QUAN VỀ GIS 3.1 Lịch sử của gis
Theo nhiều tài liệu cho thấy, lịch sử hình thành GIS không được cụ thể lắm bởi lẽ những khái niệm tương tự GIS đã tồn tại ngay từ khi xuất hiện con người, từ khi con người có nhu cầu đi lại, sinh hoạt, buôn bán, Mặc dù vậy, sự đóng góp rất lớn và rất tích cực của Giáo sư Roger Tomlinson vào năm 1963 đã khiến thế giới phải công nhận ông chính là cha đẻ của GIS Roger Tomlinson là người xây dựng Hệ thống thông tin địa lý
(HTTTĐL) đầu tiên trên thế giới Đó là Hệ thống thông tin địa lý quốc gia Canada
(Canada Geographic Information System) Ngoài ra, ông còn được biết đến như là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ GIS Chúng ta cùng nhau đi ngược lại lịch sử để thấy sự ra đời
kỳ diệu của GIS Như chúng ta cũng biết, năm 1940 ngành đồ họa máy tính bắt đầu hình thành và phát triển Sự khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị kinh điển để khảo sát những bài toán phức tạp hơn đã dẫn đến hình thành ngành Bản đồ máy tính vào những năm 1960 Cũng thời gian này, nhiều bản đồ đơn giản được xây dựng với các thiết bị vẽ
và in Tuy nhiên, chỉ khoảng 10, 11 năm sau, năm 1971 khi chip bộ nhớ máy tính được phổ biến, các ngành liên quan đến đồ họa trên máy tính thật sự chuyển biến và phát triển mạnh Tuy nhiên, nói đến GIS, chúng ta cũng có thể nghĩ đến việc lưu trữ và truy vấn dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu không gian đồ sộ Những lý thuyết và thực tế về cơ sở dữ liệu và
hệ thống thông tin ra đời vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 là một đóng góp khác cho sự ra đời của GIS Vào những năm 1950, các lực lượng quân sự bắt đầu sử dụngviễn thám môi trường trong các công tác đặc biệt Sự "chuyển nhượng" công nghệ viễn thám từ quân sự sang dân sự vào những năm 1960 là một động lực khác thúc đẩy GIS GIS sẽ không là GIS nếu nó không thực hiện các bài toán phân tích không gian Một lớp bài toán phân tích không gian kinh điển đó là chồng lớp Những lý luận ứng dụng đại số bản đồ vào những năm 60 trong các ứng dụng quy hoạch giúp bổ sung thêm một "bệ phóng" nữa cho "tên lửa" GIS Tất cả những ý tưởng trên dường như được hội tụ vào cùng một thời điểm Roger Tomlinson là một trong những người nhạy bén đón nhận những tinh hoa đó và chuyển thành một GIS GIS ngày nay không chỉ dừng lại ở mức công nghệ mà nó đã tiến lên nhiều nấc đến khoa học và dịch vụ
GIS với Việt Nam: Tại Việt Nam, mặc dù được biết đến từ khá sớm, nhưng mãi phải đếnsau năm 2000, tức sau khi có được những kết quả đầu tiên về việc tổng kết chương trình GIS quốc gia ở Việt Nam, GIS mới thực sự được chú ý đến và bước đầu phát triển Hàng loạt chương trình GIS với sự tham gia của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các