Ứng dụng acrview gis 3.3a trong đánh giá thay đổi sử dụng đất huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.

17 604 0
Ứng dụng acrview gis 3.3a trong đánh giá thay đổi sử dụng đất huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System GIS) Hệ thống thông tin địa lý là một kỹ thuật ứng dụng hệ thống vi tính số hoá, xuất hiện trong những năm 1960 cho đến nay công nghệ này được biết đến như là một kỹ thuật toàn cầu. Hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL) đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển hơn một thập niên qua, đây là một dạng ứng dụng công nghệ tin học nhằm mô tả thế giới thực mà loài người đang sống, tìm hiểu, khai thác. Với những tính năng ưu việt, kỹ thuật GIS ngày nay đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và quản lý. Tại Việt Nam công nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, và đến nay đã được ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị, đặc biệt trong quản lý và quy hoạch sử dụng khai thác các nguồn tài nguyên một cách bền vững và hợp lý, ... Tuy nhiên các ứng dụng có hiệu quả nhất mới chỉ giới hạn ở các lĩnh vực lưu trữ, in ấn các tư liệu bản đồ bằng công nghệ GIS. Các ứng dụng GIS thuộc lĩnh vực quản lý, điều hành, trợ giúp quyết định hầu như mới dừng ở mức thử nghiệm, còn cần thời gian và đầu tư mới có thể đưa vào ứng dụng chính thức.

BÀI TIỂU LUẬN Đề tài :Ứng dụng acrview gis 3.3a trong đánh giá thay đổi sử dụng đất huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh. GV:VÕ THÀNH HƯNG NHÓM THỰC HIỆN:NHÓM 5 TP.H Ồ CH Í MINH 2007 1 Đề tài Ứng dụng acrview gis 3.3a trong đánh giá thay đổi sử dụng đất huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh. I.Giới thiệu chung về GIS I.1 Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) Hệ thống thông tin địa lý là một kỹ thuật ứng dụng hệ thống vi tính số hoá, xuất hiện trong những năm 1960 cho đến nay công nghệ này được biết đến như là một kỹ thuật toàn cầu. Hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL) đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển hơn một thập niên qua, đây là một dạng ứng dụng công nghệ tin học nhằm mô tả thế giới thực mà loài người đang sống, tìm hiểu, khai thác. Với những tính năng ưu việt, kỹ thuật GIS ngày nay đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và quản lý. Tại Việt Nam công nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, và đến nay đã được ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị, đặc biệt trong quản lý và quy hoạch sử dụng - khai thác các nguồn tài nguyên một cách bền vững và hợp lý, Tuy nhiên các ứng dụng có hiệu quả nhất mới chỉ giới hạn ở các lĩnh vực lưu trữ, in ấn các tư liệu bản đồ bằng công nghệ GIS. Các ứng dụng GIS thuộc lĩnh vực quản lý, điều hành, trợ giúp quyết định hầu như mới dừng ở mức thử nghiệm, còn cần thời gian và đầu tư mới có thể đưa vào ứng dụng chính thức. I.2 Định nghĩa GIS GIS theo định nghĩa sau: “HTTTĐL (GIS) là một hệ thống các thông tin được sử dụng để thu thập, lưu trữ, xây dựng lại, thao tác, phân tích, biểu diễn các dữ liệu địa lý phục vụ cho công tác quy hoặc lập các quyết định về sử dụng đất, các 2 nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường, giao thông, đô thị và nhiều thủ tục hành chính khác.” I. 3 Dữ liệu của GIS Hệ thống thông tin địa lý bao gồm: dữ liệu không gian và phi không gian I.3.1 Dữ liệu không gian Dữ liệu không gian (trả lời cho câu hỏi về vị trí - ở đâu ?) Được thể hiện trên bản đồ và HTTTĐL dưới dạng điểm (point), đường (line) hoặc vùng (polygon). Dữ liệu không gian là dữ liệu về đối tượng mà vị trí của nó được xác định trên bề mặt trái đất. HTTTĐL làm việc với 2 dạng mô hình dữ liệu địa lý khác nhau về cơ bản - mô hình vector và mô hình raster. Hình 1: Chồng lớp các mô hình vector và raster I.3.2 Dữ liệu phi không gian Dữ liệu phi không gian (Non - Spatial Data hay Attribute) (trả lời cho câu hỏi nó là cái gì?) Thể hiện tính chất của đối tượng như chiều dài, rộng của con đường, độ cao của cây rừng, dân cư của thành phố, … dữ liệu phi không gian mô tả thông tin về đặc điểm của đối tượng. 3 II.Khái quát v à Ứng dụng Arcview GIS 3.3a. II.1. Khái quát về Arcview GIS 3.3a. Arcview GIS là phần mềm dùng để trình bày dữ liệu, tạo dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu, xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu. Là phần mềm phục vụ tốt cho các ứng dụng của GIS và bản đồ. Phần mềm Arcview cho phép tạo cơ sở dữ liệu hoặc kết nối dữ liệu từ những cơ sở dữ liệ khác nhau để từ đó thực hiện các chức năng như hiển thị, truy vấn, phân tích và tổ chức dữ liệu địa lý. Hình 2: Giao diện phần mềm ArcViewGIS 3.3a Theme (chủ đề): Một Theme là lớp dữ liệu bao gồm các đối tượng đồ hoạ và bản thuộc tính của các đối tượng đó. Mỗi Theme chứa một dạng đối tượng hoặc điểm, hoặc đường, hoặc vùng. Table (bảng biểu): Là nơi lưu trữ, tạo lập và hiển thị các bảng dữ liệu của bản đồ trong View và những bảng dữ liệu khác trong một Project. Chart (biểu đồ): Là nơi lưu giữ, tạo lập và hiển thị các loại biểu đồ trong một Project. Layout (trang in): Là nơi lưu giữ, tạo lập và hiển thị bản đồ đã được biên tập để chuẩn bị in trong một Project. Một trang layout ngoài bản đồ chính còn có 4 sự hiện diện của tất cả các thành phần hỗ trợ và thành phần bổ trợ của một bản đồ như: Chú giải, chủ đề, thước tỷ lệ, bản đồ phụ, biểu bảng, … Scipts (kịch bản): là nơi tạo lập và thi hành ngôn ngữ, hướng đối tượng avenue, đây là ngôn ngữ lập trình của Arcview. Views (khung nhìn): là nơi lưu giữ, tạo lập và biểu thị hình ảnh bản đồ trong một Project. Một View là một bản đồ tương tác để hiển thị, khai thác, truy vấn và phân tích dữ liệu địa lý trong Arcview. Một View bao gồm vùng hiển thị bản đồ và cột bên trái của View là bảng danh mục( Table of contents - TOC) hay chú giải. Project( dự án): là nơi lưu trữ công việc chúng ta thực hiện. II.2 Phương pháp nghiên cứu II.2.1.Vật liệu nghiên cứu Bản đồ sử dụng đất huyện Tân Châu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội trong huyện, máy vi tính, các phần mềm về GIS như Arcview GIS 3.3a, ArcInfo, Stagraphics Plus 5.0, sẽ được sử dụng trong nghiên cứu. II.2.2.Nội dung nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu là xây dựng mô hình nhằm đánh giá sự thay đổi các kiểu sử dụng đất tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh từ năm 2000 đến nay, trên cơ sở đó ứng dụng GIS để quản lý bền vững tài nguyên rừng, đất. Do vậy, nội dung của đề tài được đặt ra chi tiết như sau: - Đánh giá sự thay đổi của các kiểu sử dụng đất tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. 5 II.3. Ứng dụng Arcview GIS 3.3a II.3.1Sự thay đổi sử dụng đất tại huyện Tân Châu: II.3.1.1Nguyên nhân và hệ quả của sự thay đổi sử dụng đất II.3.1.1.1. Nguyên nhân của sự thay đổi sử dụng đất Đầu tiên, hoạt động khai thác gỗ cả bởi những đơn vị lâm nghiệp quốc doanh lẫn những đơn vị và cá nhân khai thác trái phép là tác động mở đường cho sự mở rộng diện tích đất nông nghiệp Nhu cầu chất đốt của các vùng nông thôn thường được lầm tưởng là nhỏ bé lại là một yếu tố góp phần gia tăng nhịp độ mất rừng. Hầu hết các cộng đồng nông thôn gần rừng đều phụ thuộc vào gỗ củi lấy từ rừng tự nhiên để sử dụng tại chỗ cho việc đun nấu và sưởi ấm và để có thêm thu nhập. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động công nghiệp địa phương như nung gạch, ngói và sành sứ và chế biến nông lâm sản đã dùng gỗ củi làm nguồn năng lượng chính. Lửa rừng được kể như một nguyên nhân “tự nhiên” đe dọa sự tồn tại của rừng, khoảng 5 triệu hecta rừng ở Việt Nam được xếp vào loại rừng dễ cháy, gồm các rừng thông và rừng khô thưa cây họ Dầu. Canh tác nương rẫy của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ thường bị quy kết là nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng mất rừng Một số diện tích đất lâm nghiệp được chuyển sang đất nông nghiệp, nhưng không phải toàn bộ chúng được duy trì mà do quá trình thoái hóa đã biến thành đất trống. Chính sự xuống cấp của đất là điều phải chú ý tới.Trong thực tế, cần phải chú ý tác động lớn hơn nhiều của các hoạt động khai hoang để mở rộng đất canh tác theo kế hoạch hay tự phát của hàng triệu người từ tỉnh đông dân và các tỉnh vùng cao phía Bắc, nơi mà tài nguyên rừng đã bị xuống cấp, đến các vùng đất mới để sinh sống. Thực vậy, những chuyển biến của nền kinh tế đã tạo ra những áp lực cao hơn đối với rừng, nhiều vùng rừng đã được khai hoang để phát triển các loài cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển chăn nuôi. 6 Sự thay đổi các hệ thống sử dụng đất phụ thuộc vào môi trường tự nhiên (đất, nguồn nước, ánh sáng, thực vật và động vật ). Những chính sách của Nhà nước như một nhân tố quyết định chính trong sự lựa chọn các hệ thống sử dụng đất của người dân. Việc giao đất lâm nghiệp cho người dân sử dụng một cách ổn định và lâu dài được người dân đón nhận như là một hình thức giúp cho họ đảm bảo an toàn về quyền sử dụng đất II.3.1.1.2.Hệ quả của thay đổi sử dụng đất Người dân địa phương nhận thức rằng sự mất rừng liên quan với những tác động bất lợi ở tại chỗ và nơi xa hơn như xói mòn đất, lũ lụt, bồi lắng mặt nước, nhất là các lòng hồ thủy lợi hay thủy điện, kiệt nước trong mùa khô và thất thoát đa dạng sinh học. Các tác động này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân thượng nguồn và xa hơn ở hạ nguồn của thủy vực. Những ảnh hưởng tại chỗ có thể nhận biết như xói mòn làm mất đi lớp đất mặt giàu dưỡng chất. Mức độ xói mòn ở các vùng cao sau khi phá rừng để chuyển sang canh tác cây hàng năm được ước tính hơn 100 tấn/ha/năm (Bùi Quang Toản, 1995). Vấn đề xói mòn Có thể hiểu một cách đơn giản hơn thì xói mòn đất là sự mang đi lớp đất mặt do dòng chảy, gió,… cũng như các tác nhân địa chất khác, trong đó có kể đến cả hiện tượng sạt lở do trọng lực, việc di chuyển lớp đất mặt do nước đều kéo theo các vật liệu tan và làm mất đi lớp mùn ở tầng mặt, vì thế quá trình xói mòn chính là sự dịch chuyển năng lượng từ nước mưa và gió tới các phần tử đất mà hậu quả gây ra là sự xuống cấp tại chỗ những thành phần trong đất: Mất chất dinh dưỡng, rửa trôi sét và các cation kiềm,…gây ra rất nhiều bất lợi và hậu quả xấu cho môi trường đất II.3.1.2. Xác định sự thay đổi các kiểu sử dụng đất từ năm 2000 – 2005: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm nhất định, được lập theo đơn vị hành chính. 7 để phục vụ cho công tác đánh giá và mô tả hiện trạng sử dụng đất bên cạnh các tài liệu điều tra nghiên cứu chi tiết về kinh tế, tác động môi trường và xã hội của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu ,…thì bản đồ hiện trạng được xem là một trong những tài liệu quan trọng không thể thiếu trong công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai. Tầm quan trọng của đánh giá hiện trạng sử dụng đất : +Hiện trạng sử dụng đất của một vùng đất thể hiện sự hiện diện và phân bố cuả các loại hình sử dụng đất trong một không gian và thời gian cụ thể. Hay nói cách khác hiện trạng sử dụng đất là một tấm gương phản chiêú tất cả các hoạt động sử dụng đất của con người lên tài nguyên đất đai. +Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở cho đánh giá xu hướng sử dụng đất đang diễn ra trên địa bàn nghiên cứu.Có 2 khuynh hướng chính trong sử dụng đất: •Sử dụng đất trên cơ sở làm cho tài nguyên đất đai ngày càng phong phú, đất đai ngày càng phì nhiêu,hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao. Đây là xu hướng sử dụng đất đai bền vững. •Sử dụng đất theo khuynh hướng chỉ chú trọng khai thác, bốc lột tài nguyên đất đai một cách tối đa nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế hiện tại mà không quan tâm đến những tác động tiêu cực khác trong tương lai. Theo hướng này đất đai ngày càng cạn kiệt, độ phì nhiêu đất đai và hiệu quả sử dụng đất ngày càng giảm dần. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là đánh giá cả một quá trình sử dụng đất của con người từ quá khứ-hiện tại đến tương lai. Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại huyện Tân Châu năm 2000 và 2005 đã được lập như được trình bày trong hình 3và 4. 8 10 0 10 Kilometers N EW S BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2000 Huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh 560000 560000 570000 570000 580000 580000 590000 590000 600000 600000 610000 610000 620000 620000 1260000 1260000 1270000 1270000 1280000 1280000 1290000 1290000 1300000 1300000 1310000 1310000 Chú Thích Đất chuyên dùng Đất lâm nghiệp Đất nông nghiệp Đất ở Đất trống Mặt nước Hình 3: Bản đồ sử dụng đất huyện Tân Châu năm 2000 9 10 0 10 Kilometers N EW S BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2005 Huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh 560000 560000 570000 570000 580000 580000 590000 590000 600000 600000 610000 610000 620000 620000 1260000 1260000 1270000 1270000 1280000 1280000 1290000 1290000 1300000 1300000 1310000 1310000 Chú Thích Đất chuyên dùng Đất lâm nghiệp Đất nông nghiệp Đất ở Đất trống Mặt nước Hình 4: Bản đồ sử dụng đất huyện Tân Châu năm 2005 10 [...]... quả thay đổi sử dụng đất kết quả thay đổi sử dụng đất được điều tra như sau: đất chuyển đất nông nghiệp đất nông nghiệp đất lâm nghiệp đất trống loai hình sử dụng đất đất nông nghiệp đất chuyên dùng đất lâm nghiệp đất ở đất trống đất nhận đất chuyên dùng đất lâm nghiệp 599.3425 161.3815 đất ở 80.322 đất trống 12.5737 1423.229 58.0482 6.4211 12.0448 năm 2000 năm 2005 tổng tổng diện tổng tổng diện thay. .. xói mòn đất huyện Tân Châu thông qua phương trình USLE - Phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi kiểu sử dụng đất với xói mòn đất tại huyện Tân Châu Tài liệu tham khảo: 1 Hệ thống thông tin địa lí (GIS) -GV:Võ Thành Hưng 2 Đánh giá đất- KS Huỳnh Thanh Hùng 3 Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên-TS Nguyễn Kim LợiNhà xuất bản Nông Nghiệp 4.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.. . ỤC L ỤC I.Giới thiệu chung về GIS trang I.1 Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) 1 I.2 Định nghĩa GIS 1 I 3 Dữ liệu của GIS 2 II.Khái quát v à Ứng dụng Arcview GIS 3.3a II.1 Khái quát về Arcview GIS 3.3a II.2 Phương pháp nghiên cứu II.3 Ứng dụng Arcview GIS 3.3a II.3.1Sự thay đổi sử dụng đất tại huyện Tân Châu II.3.2 kết quả thay đổi sử dụng đất III.Kết quả và kiến nghị 3... tích(ha) thửa tích(ha) đổi 1089 61,315.1777 1091 62,942.6454 1,627 106 13,262.2962 113 13,581.4923 319 292 32,061.6921 275 29,963.8035 -2,098 456 7,303.1928 466 7,469.4091 166 8 69.3945 6 54.4111 -15 đánh giá sự thay đổi tăng tăng giảm tăng giảm III.Kết quả và kiến nghị Kết quả đạt được: - Đánh giá các kiểu sử dụng đất tại huyện Tân Châu - Dự đoán sự thay đổi sử dụng đất trong tương lai Trong nhiều năm tới... tục thay đổi mạnh theo dự báo Đặc biệt, diện tích rừng ngày càng giảm, diện tích đất nông nghiệp tăng lên Do giá cả nông sản (mía, mì, cao su…) tăng cao nên những diện tích rừng bị mất đã chuyển sang trồng cây nông nghiệp, trong khi đó không thể phục hồi lại những diện tích rừng bị mất do suất đầu tư trồng lại rừng quá thấp(chỉ mang tính ch ất định tính ) Kiến nghị:có thể sử dụng kết quả đánh giá biến... raster năm 2005 Mã hoá các loại đất sang dạng số Năm 2000: đất chuyên dùng =1 đất lâm nghiệp =3 đất nông nghiệp =5 đất ở =7 đất trống =9 Quá trình mã hoá phải theo qui luật sau:code=2k+1,k thuộc Z đối với số lẻ Hình 14: mã hoá năm 2000 14 Năm 2005: đất chuyên dùng =2 đất lâm nghiệp =4 đất nông nghiệp =6 đất ở =8 đất trống =10 Quá trình mã hoá phải theo qui luật sau:code=2k,k thuộc Z đối với số chẳn Hình... từng loại đất năm 2000 Hình 10:tổng diện tích từng loại đất năm 2005 Giai đoạn 3: Phân tích không gian ở dạng raster chuyển sang dạng raster: file/ extensions/spatial analyst Hình 11: Mở họp thoại Phân tích không gian ở dạng raster 13 Kích thước mỗi pixel là 100 m Hình 12: Mô hình raster năm 2000 Hình 13: Mô hình raster năm 2005 Mã hoá các loại đất sang dạng số Năm 2000: đất chuyên dùng =1 đất lâm nghiệp... / properties/ querry builder tiến hành lọc theo loại đất: filé=values/ok/ok Tạo file mới:theme/ convent to shapefile Hình 5:Tạo câu truy vấn Kết quả lọc được như sau: Hình 6: kết quả lọc các loại đất Giai đoạn 2: tính diện tích từng loại đất và lập bảng thống kê biến động Từ các số liệu đã thu thập được tiến hành tính tổng diện tích cho từng loại đất như sau: 11 Vào file/ extensions/geoprocessing/ok... dụng Arcview GIS 3.3a II.3.1Sự thay đổi sử dụng đất tại huyện Tân Châu II.3.2 kết quả thay đổi sử dụng đất III.Kết quả và kiến nghị 3 3 4 5 5 14 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 DANH SÁCH XẾP LOẠI CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM Họ và Tên MSSV Nguyễn Văn Ân 05124164 Chu Đình Dũng 05124012 Phạm Ngọc Giàu(trưởng nhóm) 05124022 Lê Thị Hoàn 05124169 Nguyễn Hải Phương 05124176 Trần Thị Thương 05124099 Trần Thị Thuỳ 05124124

Ngày đăng: 06/06/2015, 10:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan