Việc thành lập hệ thống quản lý cây xanh trên các tuyến đường có ý nghĩa rất lớn. Thông qua hệ thống này, các nhà quản lý có thể nắm bắt được hiện trạng sinh trưởng và phát triển của các loài cây như thế nào, chất lượng của chúng ra sao, để có các phương án giải quyết kịp thời… Bằng những công cụ đơn giản, nhà quản lý có thể biết được những thông tin mình cần.
Việc cập nhật dữ liệu là một việc làm rất cần thiết, giúp cho các nhà quản lý có thể kiểm soát được hệ thống cây xanh trên địa bàn. Thông tin cập nhật mới nhất sẽ giúp cho nhà quản lí biết được tình trạng, chất lượng của cây xanh, qua đó có hướng giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể như: trường hợp cây chết, cây sinh trưởng kém, cây có dấu hiệu cản trở giao thông…
Dữ liệu về hệ thống cây xanh được xây dựng trên bản đồ nền thành phố Đà Nẵng có cùng chung các yếu tố nền đó là các yếu tố cơ sở toán học như hệ quy chiếu, lưới tọa độ. Có cùng chung cơ sở địa đó là giao thông, ranh giới, hành chính. Vì thế chúng ta có thể cập nhật, liên kết dữ liệu này với các dữ liệu của các loại bản đồ khác nhau của thành phố mà không cần phải chỉnh sửa lại cho phù hợp.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Hạn chế của đề tài
Mặc dù việc ứng dụng GIS được đánh giá giúp công tác quản lý đạt nhiều hiệu quả hơn, tuy nhiên việc ứng dụng công cụ này còn mang tính nhỏ lẻ ở một vài đơn vị, một vài lĩnh vực. Việc ứng dụng mang tính nhỏ lẻ, chưa có sự liên thông khai thác dữ liệu giữa bộ phận nên không thể phát huy hết hiệu quả. Trong khi đó, với công nghệ GIS để tích hợp, dùng chung dữ liệu GIS chuyên đề cần được triển khai đồng bộ.Qua tìm hiểu, không ít đơn vị rất lúng túng khi ứng dụng GIS cho công tác quản lý. Trong khi đó, hằng năm cây xanh phát triển làm việc kiếm soát luôn thay đổi. Ðể quản lý hiệu quả bằng việc ứng dụng GIS cần xây dựng hệ thống dữ liệu đầy đủ và chính xác. Ngoài ra, nguồn nhân lực vận hành hệ thống máy tính hiện phải mượn từ bộ phận khác.
Trên thực tế, nhiều đơn vị ngại ứng dụng GIS hoặc ứng dụng nhưng không hiệu quả do khó khăn về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, kinh phí đầu tư. Ðể ứng dụng GIS cho công tác quản lý hiệu quả phải có dữ liệu liên ngành và bổ sung số liệu thường xuyên, vì vậy rất cần có sự triển khai đồng bộ, tích cực của tất cả các sở, ngành, quận, huyện.
6.2.2 Đề xuất phương hướng phát triễn
Để mà đạt được những mục đích cuối cùng cần thiết lập ra kế hoạch quản lý cây xanh toàn diện hơn cũng như để cho chính sách quản lý cây xanh được thực thi có hiệu quả hơn rất cần tập hợp dữ liệu và xây dựng những hệ thống thông tin trong việc quản lí cây xanh. Hiện nay tại Việt Nam đang hình thành một xã hội thông tin. Nhiều văn bản pháp lý đang mở đường cho ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực mà môi trường không phải là ngoại lệ.
Cần làm tốt:
• Khuyến khích mọi người tham gia việc trồng cây xanh.
• Sử dụng GIS trong việc quản lí cây xanh cần được sử dụng phổ biến hơn.
• Đề xuất lãnh đạo thông qua lập kế hoạch và kinh phí - Xây dựng kế hoạch thông tin và truyền thông cho người dân và các sở- ngành, đơn vị khác có liên quan được biết
• Phối hợp với đơn vị quản lý đường giao thông để có thể kết hợp cải tạo đồng bộ vỉa hè hay nâng cấp, mở rộng
• Khi cần phải đốn hạ cây già cỗi, sâu bệnh có nguy cơ không đảm bảo an toàn sẽ không cho trồng thay thế ngay mà chờ thực hiện đồng bộ trong 5 năm tới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bài giảng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý, TS. Võ Thành Hưng
[2] Nghị Định số 64/2020/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô thị ngày 11 tháng 6 năm 2010 [3] http://khoahoc.tv/khampha/60985_tac-dung-cua-cay-xanh-trong-he-sinh-thai-do- thi.aspx [4]http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_Th%C3%B4ng_tin_ %C4%90%E1%BB%8Ba_l%C3%BD [5] http://www.batdongsangialai.com.vn/index.php/thông-tin-quy-hoạch/quy-hoạch-gia- lai/item/873-quy-hoạch-sử-dụng-đất-tp-pleiku-đến-năm-2020.html