Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
332,5 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp PHỤ LỤC Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, các Doanh nghiệp muốn đứng vững thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều quan trọng. Các Doanh nghiệp phải bước đi từng bước vững chắc trong mọi hoạt động, phải tạo ra sự tăng trưởng hiện tại và tạo những tiền đề vững chắc cho tương lai. Để tồn tại và phát triển thì nhất thiết các Doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả. Khi kinh doanh có hiệu quả, Doanh nghiệp mới mở rộng quy mô kinh doanh, bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu, tăng thu nhập cho cán bộ và sẽ là động lực khuyến khích cho người lao động, đồng thời tăng phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Trong điều kiện nền kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí trên thị trường, muốn chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả đó sẽ được đánh giá qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu phân tích sẽ cho biết bức tranh về hoạt động của Doanh nghiệp giúp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và quyết định kịp thời nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng trong mọi nền kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã đặt ra. Do đó việc nghiên cứu xem xét về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đàn là một bài toán rất khó đòi hỏi mỗi Doanh nghiệp cần Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 1 Chuyên đề tốt nghiệp phải quan tâm đến, đòi hỏi các Doanh nghiệp cần phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội là Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải đường biển là chủ yếu. Công ty đã đóng góp to lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành vận tải biển nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện khu vực hóa, quốc tế hóa như hiện nay, thì vận tải biển ngày càng cần thiết và đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu, phục vụ cho tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Trong quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội, em đã tìm hiểu, nghiên cứu, và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp là: “ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội”. Chuyên đề gồm ba chương chính: Chương I: Những vấn đề lí luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao HQHĐKD đối với các Doanh nghiệp 1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Ngày nay, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh thì người ta vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất. - Hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này chỉ phiến diện, nó chỉ đúng trên mức độ biến động theo thời gian. - Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Hiệu quả hoạt động kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred – Kuhn và quan điểm này được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng. Như vây, ta có thể hiểu: Hiệu quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp. Dưới giác độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, lúc này phạm trù hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù cụ thể đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu,… Ngoài ra, nó Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 3 Chuyên đề tốt nghiệp còn biểu hiện mức độ phát triển của Doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình kinh doanh nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Lúc này thì phạm trù hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù trừu tượng và nó phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của Doanh nghiệp. Lúc này , hiệu quả hoạt động kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lý Doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá tình kinh doanh. 1.2 Bản chất của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức kinh tế đều mong muốn đạt hiệu quả cao nhất trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Thực chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xem xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai. Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không gian phân tích. Ngoài ra, việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các Doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Để hiểu rõ về việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh là những gì mà Doanh nghiệp đạt được sau một quá trình Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 4 Chuyên đề tốt nghiệp kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của Doanh nghiệp. 1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Trong quá trình kinh doanh các Doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị trường, nhất là trong cơ chế thị trường như hiện nay đặt các Doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Do đó, để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các Doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động kinh doanh không những chỉ cho biết việc kinh doanh đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựa chọn phương án kinh doanh. Doanh nghiệp phải tự lựa chọn phương án kinh doanh của mình cho phù hợp với trình độ phát triển của Doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, Doanh nghiệp buộc phải sử dụng tối ưu nguồn lực sẵn có. Nhưng việc sử dụng nguồn lực đó bằng cách nào để có hiệu quả nhất là một bài toán mà nhà quản trị phải lựa chọn cách giải. Chính vì vây, ta có thể nói rằng việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị mà còn là thước đo trình độ của nhà quản trị. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các Doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Song khi thị Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 5 Chuyên đề tốt nghiệp trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Mục tiêu của Doanh nghiệp là phát triển thì cạnh trang là yếu tố làm cho Doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể làm cho Doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì Doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Sự tồn tại của Doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của Doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó, đồng thời mục tiêu của Doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các Doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi Doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của Doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình kinh doanh chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nđòi hỏi các Doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Như vây, hiệu quả hoạt động kinh doanh là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự thắng lợi cho Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường. Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các Doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi Doanh nghiệp. Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 6 Chuyên đề tốt nghiệp 2. Các nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể chia thành hai nhóm đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể được chia thành hai nhóm đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài và nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong Doanh nghiệp. Mục tiêu của quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm mục đích lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cần phải được thực hiện liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trên thị trường. 2.1 Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh Nhân tố môi trường kinh doanh bao gồm nhiều nhân tố như là: đối thủ cạnh tranh, thị trường, cơ cấu ngành, tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư… - Đối thủ cạnh tranh: Nếu Doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì Doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, yêu cầu Doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng,… Như vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của Doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thư cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách tương đối. Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 7 Chuyên đề tốt nghiệp - Thị trường: Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của Doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình mở rộng của Doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình kinh doanh như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… Cho nên nó tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá trình kinh doanh. Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của Doanh nghiệp trên cơ sở dịch vụ của Doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ doanh tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. - Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư: đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng… Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao cho phù hợp với thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình kinh doanh cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. - Mối quan hệ và uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường: đây chính là tiềm lực vô hình của Doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của Doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sự tác động này là sự tác động phi lượng hóa vì chúng ta không thể tính toán, định lượng được. Một hình ảnh, uy tín tốt về Doanh nghiệp liên quan đến chất lượng dịch vụ,… là cơ sở tạo ra sự quan tâm đến khách hàng. Mặt khác, tạo cho Doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ với bạn hàng… Với mối quan hệ rộng sẽ tạo cho Doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đầu mới và từ đó Doanh nghiệp lựa chọn những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình. Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 8 Chuyên đề tốt nghiệp 2.1.2 Nhân tố môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố như thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý… - Nhân tố thời tiết, khí hậu: các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh của các Doanh nghiệp đặc biệt là các Doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ như ngành vận tải biển,… Với những điều kiện thời tiết, khí hậu nhất định thì Doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Và như vậy khi các yếu tố này không ổn định sẽ làm cho chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định và chính là nhân tố đầu tiên làm mất ôn định hoạt động kinh doanh. - Nhân tố tài nguyên thiên nhiên: nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, lĩnh vực Hàng hải… Một khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng đến hiêu quả kinh doanh của Doanh nghiệp khai thác. Ngoài ra, các Doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ về vận tải biển sẽ chịu ảnh hưởng của giá dầu,…. - Nhân tố vị trí địa lý: đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp như: giao dịch vận chuyển … các nhân tố này tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng. 2.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm Doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm Doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 9 [...]... Meca, Công ty điện tử Hanel… - Nhóm hàng điện và thiết bị điện: Nhà máy cơ điện Trần Phú, Công ty Lioa, Công ty thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội - Nhóm hàng thực phẩm, đồ uống: Công ty bánh kẹo Hải hà, Công ty Hải Châu, Công ty Rau quả Hà Nội, Công ty CocaCola… - Nhóm hàng quần áo, giày dép: Công ty Hanosimex, Công ty May 10,… - Nhóm hàng dụng cụ gia đình: Công ty Kim khí Thăng Long, Công ty Hòa Phát, Công. .. khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh, các chuyên gia phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm biết được hiệu quả kinh doanh ở mức độ nào, xu hướng kinh doanh của Doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng Thông qua việc đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng sinh lời phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã... 04 năm 2007 Ra đời với mục đích đại diện cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam huy động vốn đầu tư xây dựng Tòa Ocean Park Building, Marina Hanoi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 Một số thông tin chính về Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội: - Tên Công ty: Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội 16 Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 Chuyên đề tốt nghiệp - Tên tiếng... Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI 1 Giới thiệu chung về Công ty 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Nằm trong chiến lược kinh doanh là xây dựng cơ sở vật chất trên cơ sở phát huy nội lực trong nước, huy động các nguồn vốn trong xã hội để đầu tư và phát triển, năm 1998, Tổng công ty Hàng hải Việt... Công ty Thủy tinh Hà Nội - Nhóm hàng vật liệu xây dựng: Các nhà máy gạch, nhà máy kính xây dựng… - Nhóm hàng kim khí điện máy: Công ty Xích líp Đông Anh, Công ty Elmaco… 24 Lê Thị Lan Trang - TCDNB-K9 – Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 Chuyên đề tốt nghiệp - Nhóm hàng vật tư cho ngành dệt, da giày: Công ty sợi Hà Nội, Công ty Da giày Hà Nội - Nhóm hàng hóa chất và bao bì: Công ty hóa chất 76, Công ty. .. chức phân tích hoạt động kinh tế trong công ty nhằm đánh giá sát tình hình kết quả và hiệu quả SXKD Tham mưu cho giám đốc những phương hướng, biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả của đồng vốn, khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn vào SXKD đảm bảo lợi nhuận của công ty ngày càng tăng Bảo quản các tài liệu, báo cáo liên quan đến hoạt động tài chính của công ty; cung cấp số liệu, tài liệu cho... động kinh doanh lớn hơn doanh thu hoạt động kinh doanh dẫn đến lợi nhuận âm Năm 2008, tỉ suất lợi nhuận thuần doanh thu là -6.6% tức là cứ 100 đ doanh thu hoạt động kinh doanh , doanh nghiệp bị lỗ 6.6 đồng Năm 2009 tỉ suất lợi nhuận thuần doanh thu là -17.79%, tức là cứ 100đ doanh thu hoạt động kinh doanh, Công ty bị lỗ nặng hơn, lỗ 17.79đ Xét hoạt động tài chính, lợi nhuận tài chính của Công ty tăng... Học Viện Ngân Hàng MSV: HD915251 Chuyên đề tốt nghiệp thấy hoạt động tài chính có hiệu quả hơn Như vật Nguyên nhân chính làm cho khả năng sinh lời hoạt động kinh doanh kém là do hoạt động bán hàng của doanh nghiệp lỗ - Tỉ suất lợi nhuận bán hàng trên doanh thu: Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động bán hàng Do chi phí đầu vào tăng cao trong 2 năm 2008 và 2009, trong khi doanh thu... và bạn hàng Trong chiến lược phát triển lâu dài của Công ty, hoạt động đầu tư chiều sâu để phát triển sản xuất, nâng cao năng suất khai thác dịch vụ luôn được đề cao 2.4 Vị thế của Công ty so với các Doanh nghiệp trong cùng ngành 2.4.1 Vị thế của Công ty So với các Doanh nghiệp khác cùng ngành, Công ty là một trong những Doanh nghiệp hàng đầu về thị phần vận tải Thêm vào đó, vị thế của Công ty luôn... tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp .Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lơi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình 2.2 Các nhân tố bên trong Các nhân tố chủ quan trong Doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm lực của một Doanh . Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội, em đã tìm hiểu, nghiên cứu, và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp là: “ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội ba chương chính: Chương I: Những vấn đề lí luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. Chương. Building, Marina Hanoi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Một số thông tin chính về Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội: - Tên Công ty: Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội. Lê Thị Lan