0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Vị thế củaCông ty so với các Doanh nghiệp trong cùng ngành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI (Trang 28 -28 )

2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh

2.4 Vị thế củaCông ty so với các Doanh nghiệp trong cùng ngành

2.4.1 Vị thế của Công ty

So với các Doanh nghiệp khác cùng ngành, Công ty là một trong những Doanh nghiệp hàng đầu về thị phần vận tải. Thêm vào đó, vị thế của Công ty luôn được đánh giá cao nhờ vào các yếu tố sau:

- Công ty có một đội ngũ nhân viên có trình độ và được đào tạo một cách tương đối bài bản; Đội ngũ công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao. Đây chính là thế mạnh của Công ty trong chiến lược phát triển lâu dài dựa vào nguồn nhân lực.

- Công ty có được các đối tác đánh giá cao về kinh nghiệm và công nghệ quản lý dịch vụ vận tải đa phương thức. Đây là lợi thế xuất phát từ việc Công

ty sớm tham gia vào thị trường dịch vụ vận tải đa phương thức từ năm 1999, khi mà thị trường mới bắt đầu phát triển.

2.4.2 Triển vọng của ngành:

(a) Về ngành Hàng hải:

Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí địa lý thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển. Trong những năm qua, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân Công ty và được sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể, ngành hàng hải Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra quyết định phê duyệ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam năm 2010 và hiện cũng đang xem xét soạn thảo lại quy hoạch cho hệ thống cảng biển Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đó cũng là cơ sở để hệ thống cảng biển Việt Nam được xây dựng và phát triển theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước; hình thành những trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các khu vực và dặc biệt là tại các vùng kinh tế trọng điểm; tạo cơ sở vật chất kỹ thuật về cảng biển và từ đó khẳng định vị trí và ưu thế của cảng biển Việt Nam đối với khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, nhu cầu về dịch vụ vận tải biển ở Việt Nam là rất lớn, xuất khẩu của Việt Nam chiếm 50% GDP và nhập khẩu cũng chiếm trên 50% GDP trong khi năng lực của đội tàu và cảng biển của nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đó.

(b) Về lĩnh vực kinh doanh cao ốc, văn phòng cho thuê:

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây khá cao và ổn định (năm 2004 là 7,7%, năm 2005 là 8,4% và năm 2006 là 8%) và với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ là một thị trường hấp dẫn đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, đó cũng là một đòn bẩy giúp cho các Doanh nghiệp

trong nước mở rộng và phát triển. Những yếu này tạo ra một lượng cầu rất lớn đối với lĩnh vực cho thuê cao ốc văn phòng. Điển hình như trong năm 2006, trong khi bức tranh tổng thể về thị trường bất động sản được coi là khá ảm đạm thì phân khúc thị trường văn phòng cho thuê lại sôi động hơn bao giờ hết. Hiện tại, số văn phòng cao cấp cho thuê còn quá ít so với nhu cầu của các

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI (Trang 28 -28 )

×