1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BẢN BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU SAM

15 1,2K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 548,5 KB

Nội dung

Tên công ty: Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông

Trang 1

BẢN BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU SAM

I GIỚI THIỆU VỀ CỔ PHIẾU SAM

1.Thông tin cơ bản

Tên công ty: Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông

Tên tiếng Anh: Cables and Telecommunictions Material Joint Stock Company

Tên viết tăt : SACOM

Mã niêm yết: SAM

Hình thành: 10/4/1986 – Nhà máy cáp vật liệu Bưu điện II

Tỉnh: Đồng Nai

Địa điểm: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

Telephone: (84061) 836350

Cơ cấu vốn

Vốn điều lệ (VND): 374.394.280.000

Mệnh giá(VND): 10.000

Niêm yết

Nơi niêm yết: HSTC

Số lượng niêm yết: 37.439.428

Ngày niêm yết: 28/7/2000

Giá giao dịch phiên đầu 17.000

Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất cáp chuyên ngành viễn thông và vật liệu dân dụng

2.Phân tich SAM theo mô hình SWOT

2.1 Điểm mạnh

- CTCP Cáp và vật liệu viễn thông (Sacom) là 1 trong 2 DN có cổ phiếu được giao dịch đầu tiên trên TTCK Việt Nam, Sacom luôn cho thấy một tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và bền bỉ trong mảng sản xuất cáp và vật liệu viễn thông Với doanh số hơn 1.500 tỷ đồng, Sacom hiện là

DN sản xuất cáp và vật liệu viễn thông lớn nhất Việt Nam Sacom cũng có mặt trong nhóm 5

DN niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất (374,4 tỷ đồng) và giá trị thị trường lớn nhất (3.600 tỷ đồng) trên TTCK

Trang 2

- Sacom và chuỗi công ty Sacom (các công ty Sacom có vốn góp) hiện chiếm 60% thị phần cáp viễn thông trong nước và xuất khẩu một phần trong khu vực Đông Dương Ông Đỗ Văn Trắc, Tổng giám đốc Sacom cho biết, theo đánh giá của các nhà sản xuất cáp đồng viễn thông trên thế giới như Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Thụy Sỹ… thì Sacom không thua kém bất

cứ công ty sản xuất cáp nào trên thế giới về tính hiện đại của thiết bị công nghệ Công ty đã sản xuất được các loại dây và cáp đồng với dung lượng từ 1 đôi đến 2.400 đôi và các loại vật liệu viễn thông khác

- Một trong những đặc thù quyết định thành công của DN trong ngành viễn thông là

“quan hệ bạn hàng” truyền thống Sản phẩm Sacom hiện được tiêu thụ khắp 64 tỉnh, thành với khách hàng truyền thống là các tập đoàn kinh tế lớn như: VNPT, Viettel, FPT, Saigon Postel… Công ty hiện chiếm khoảng 50% thị phần cáp viễn thông thị trường Việt Nam cho thấy, Sacom không có đối thủ cạnh tranh ngang tầm Trong các DN đầu tư lớn vào sản xuất cáp viễn thông gần đây như: Công ty liên doanh TSC, Công ty Cáp Sài Gòn SSC, Thăng Long, Vina Deasung, CTCP Xây dựng bưu điện thì TSC, SSC và Thăng Long là 3 DN có phần vốn góp lớn của Sacom và nhân viên Sacom Như vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm của Sacom là rất lớn

- Ban lãnh đạo của Công ty là những người có năng lực và có vị thế cao trong ngành

- Công ty rất chú trọng vào việc đầu tư vào công nghệ , nhà xưởng, nâng cao năng lực sản xuất và chế biến sản phẩm của mình

2.2 Điểm yếu

- Do lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sản xuất kinh doanh các loại cáp, vật liệu viễn thông và các loại vật liệu điện dân dụng cho nên có khá nhiều đối thủ canh tranh trong lĩnh vực cáp và vật liệu viễn thông như Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam, công ty TNHH 1 thành viên TM sản xuất Điện Thắng, công ty TNHH SX DV Tiến Thịnh, công ty TNHH 1 thành viên dây và cáp điện Việt Nam(CADIVI)…Do đó thị phần sẽ bị chi phối làm giảm doanh thu

- Phần lớn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty có nguồn gốc nhập khẩu,

do vậy sự biến động về tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sự bất ổn định của thị trường đầu vào, do nguyên liệu được nhập khẩu từ các nước Do đó thi trường đầu vào của SACOM hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài Nếu như giá cả, yếu tố chính trị, quan hệ quốc tế không được tốt thì rất dễ lâm vào tình trạng mất nguồn nguyên liệu đầu vào

2.3 Cơ hội

Trang 3

Về thị trường Cáp viễn thông:

• Theo dự báo của VNPT về phát triển mạng lưới Viễn Thông tính đến 2010 cả nước sẽ đạt 17-18,4 triệu thuê bao và mật độ điện thoại cố định sẽ đạt 14-15 máy/100 dân Dự báo nhu cầu cáp đồng khoảng từ 6 đến 7 triệu km đôi dây/năm

• Giai đoạn từ 2010 đến 2020, dự báo sẽ đạt khoảng 33 – 34,5 triệu thuê bao cố định tương ứng mật độ 25 – 27 máy/100 dân

• Ngoài ra các dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng cáp đồng thông tin ngày càng phát triển như ADSL, truyền hình cáp, ngầm hoá hệ thống cáp treo…làm cho nhu cầu thị trường tăng cao

• Dự báo trong giai đoạn từ 2006 – 2008, dự báo năng lực của nhà sản xuất chỉ có thể đáp ứng 70% -75% (hơn 4 triệu km đôi dây) nhu cầu thị trường

Với những chỉ báo trên ta thấy sản phẩm Cáp Viễn thông đang trong giai đoạn phát triển mạnh.

Về thị trường Cáp điện:

• Giai đoạn 2005-2010, ngành điện Việt Nam đã có kế hoạch đầu tư phát triển nguồn điện đạt sản lượng 92 tỷ Kwh (2010) Dự báo nhu cầu dây và cáp điện sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay đảm bảo truyền tải 46 tỷ Kwh điện tăng thêm Theo đó sản lượng điện sẽ đạt từ 200-250 tỷ Kwh

• Ngoài ra chương trình ngầm hoá các tuyến cáp điện cao thế 110 KV, 220 KV ở các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng v.v và nhu cầu về dây và cáp bọc cách điện đến 500 KV rất cao nhưng hiện tại trong nước chưa sản xuất được

2.44 Thách thức

- Giai đoạn từ năm 2006 trở đi sau khi Việt Nam gia nhập WTO khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các đối tác nước ngoài

Họ rất mạnh về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm trong ngành nghề cung cấp cáp điện viễn thông( Do nền Viến Thông của họ đã phát triển hàng trăm năm nay ) Một số tập đoàn Viễn thông lớn như Sismens của Đức,một số tập đoàn viễn thông lớn của Mỹ, Anh, cũng đang chuẩn

bị vào Việt Nam

- Khách hàng ngày càng có những nhu cầu cao và ngày càng có sự chọn lựa nhiều hơn

Vì vậy đòi hỏi SACOM phải cung cấp những dịch vụ hoàn thiện và những sản phẩm chất lượng cao

Trang 4

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cáp và vật liệu viễn thông ngày càng nhiều làm tăng thêm sự cạnh tranh và khó khăn trong việc giữ vững và mở rộng thị trường đối với Công ty cả ở trong và ngoài nước

3 Phần tích tài chính

Báo cáo KQKD

Tổng doanh thu hoạt động kinh

Giá vốn hàng bán 401,485 624,624 1,295,032 647,499

Trong đó: Chi phí lãi vay 18,639 30,934

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

Tổng lợi nhuận kế toán trước

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

Trang 5

Bảng Cân đối kế toán

Tiền và các khoản tương

Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn

Các khoản phải thu dài

hạn

Tài sản cố định hữu

Tài sản cố định thuê tài

chính

Chi phí xây dựng cơ

Bất động sản đầu tư 10,020 10,132 10,243 10,354

Giá trị hao mòn luỹ kế -1,113 -1,002 -891 -779 Giá trị BĐS còn lại

Các khoản đầu tư tài

NGUỒN VỐN

Nợ phải trả 1,124,672 1,432,371 1,019,614 762,319

Nợ ngắn hạn 1,096,144 1,399,437 988,918 745,586

Nợ khác

Trang 6

VỐN CHỦ SỞ HỮU 2,280,063 772,416 737,919 688,125 Vốn chủ sở hữu 2,274,340 743,691 695,105 688,125 Nguồn kinh phí và quỹ

Vốn cổ đông thiểu số

Phân tích chỉ số tài chính

Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán

hiện hành

Các tỷ số thanh toán Công ty liên tục tăng trong thời gian qua trừ tỷ số thanh toán hiện hành sụt nhẹ vào quý 1/2007 và tăng mạnh vào quý 2/2007

Nguyên nhân có sự sụt giảm nhẹ vào đầu năm 2007 là do nợ ngắn hạn tăng lên 41,5 %

so với năm 2006 trong khi đó TSLĐ tăng nhẹ 28,2% TSLĐ tăng nhẹ là do hàng tốn kho trong quý 1 giảm 21,9% so với năm 2006 Hàng tồn kho giảm có thể do sản xuất giảm hoặc do tiêu thụ hàng tốt

Các tỷ số thanh toán đã có sự tăng mạnh mẽ vào quý 2/2007 Nguyên nhân chủ yêu là

do sự tăng mạnh của TSLĐ tăng 46,1% so với quý 1 trong đó : tiền mặt và các khoản tương tiền tăng 7 lần so với quý 1, TS ngắn hạn khác tăng 7 lần, ngược lại các khoản phải thu giảm nhẹ 16% nhưng với mức độ thấp hơn các khoản khác Trong khi đó, nợ ngắn hạn đã được giải quyết tốt khi trogn quý 2 nợ ngắn hạn đã giảm 22% so với quý 1 Đây là 2 nguyên nhân chính làm cho tỷ số thanh toán của DN tăng mạnh vào quý 2/2007

Như vậy, các tỷ số thanh toán ngắn hạn của DN trogn quý 2/2007 đều có sự chuyển biến tích cực Đặc biệt, hoạt động kinh doanh trong quý 2/2007 đã có sự chuyển biến hiệu quả, tiền mặt thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể đảm bảo trả nợ vay ngắn hạn Đồng thời, hàng tốn kho của DN mới chỉ qua 6 tháng đã bằng 88% năm 2006 Đây là 1 dấu hiệu xấu cho thấy thời gian tới là 1 khoảng thời gian khó khăn cho DN ngoài việc sản xuất tiêu thụ thêm,

DN phải cố gắng giải quyết số lượng hàng tồn kho

Tóm lại, đến hết quý 2/2007, các tỷ số thanh toán ngắn hạn của DN đều rất khả quan Tuy nhiên, DN cần phải chú trọng nâng cao hơn nữa các tỷ số thanh toán ngắn hạn của mình để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán

Trang 7

Lợi nhuận/vốn (ROE) Sacom Trung bình toàn thị trường

Có thể thấy, so với trung bình toàn thị trường, ROE của công ty cao hơn nhiều Điều này đồng nghĩa với việc công ty kiếm được nhiều tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra đầu tư Nguyên nhân chủ yếu là do TNST của công ty năm 2006 tăng gần gấp 2 so với năm 2005 Công ty từng ngày thể hiện vị trí tiên phong, quan trọng trong cơ cấu ngành viễn thông khi liên tiếp nhận đựoc nhiều hợp đồng lớn như ký kết hợp đồng liên doanh với công ty PCP về lĩnh vực xây dựng và khai thác mạng lưới bưu chính viễn thông tại Campuchia…

ROA

Lợi nhuận/tài sản (ROA) Sacom Trung bình toàn thị trường

ROA của công ty thấp hơn so với thị trường cho thấy khả năng sinh lợi của 1 đồng vốn đầu tư kém hơn các công ty khác cùng ngành trên thị trường Nguyên nhân trong năm 2006, tổng tài sản có sự gia tăng đột biến đặc biệt là TSLĐ trong đó: hàng tồn kho tăng gần 2,5 lần và các khoản phải thu ngắn hạn tăng 3 lần so với năm 2005 Đây là 1 thực trạng đáng báo động đối với doanh nghiệp khi hàng tồn kho dồn lên quá lớn trong khi các khoản phải thu thì lại càng ứ đọng lên Công ty cần đề ra những giải pháp nhanh chóng để giải quyết tốt những vấn đề trên

LN/DT

Lợi nhuận thuần/doanh thu Sacom Trung bình toàn thị trường

Mặc dù, hàng tồn kho nhiều nhưng so với các công ty cùng ngành, công ty vẫn làm ăn

có lãi do công ty đã có chính sách dự trữ vật tư hợp lý từ trước cùng với đẩy mạnh công tác kinh doanh vật tư nên lợi nhuận thu được là tương đối lớn

II ĐỊNH GIÁ

Trang 8

Xác định hệ số b

Var(Rm) = 2,76 Cov(Rs,Rm) = 0,726

β = 0,726/2,76 = 0,263

Xác định lãi suất chiết khấu

Rf = 8,5 %

Rm = 35,5%

β = 0,263

=

s

R 8,5% + 0,263(35,5 – 8,5) = 15,52%

Định giá

Mố hình chiết khấu cổ tức

Giả định tốc độ tăng trưởng cổ tức tăng đều cho đến năm 2014 từ năm 2015 trở đi tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không

Tính theo phương pháp P/E

NGANH CAP

DIEN

Price

(25/9/2007 )

EPS (From

30/6/2006-30/602007 )

P/E

(25/9/2007)

EPS of SAM

(From 30/6/2006-30/602007)

Prcie SAM

SAM 5,300 28 5,300 133,708

DPS du kien 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tong

2,289.394 3,275.827 4,687.287 6,706.903 9,596.714 13,731.660 19,648.236 28,114.093

Trang 9

UNI 30

III PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

October November December 2007 February March April May June July August September October

50000

x10

55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 105 110 115 120 125 130 135 140 145 150 155 160 165 170 175 180 185 190 195 200 205 210 215 220 225 230 SAM (154.000, 157.000, 153.000, 157.000, +5.00000), VNINDEX (1,030.77, 1,046.86, 1,030.77, 1,046.86, +32.7700)

Nhận xét:

Nhìn tổng quát có thể thấy những xu hướng biến động giá của SAM gần giống như những xu hướng biến động của VNINDEX

Giá cổ phiếu SAM tăng từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 4 năm 2007 cùng với xu thế tăng giá chung của VNINDEX

Từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 9 năm 2007, xu thế cấp 1 vẫn là xu thế giảm giá Mặc

dù trong giai đoạn này có những xu thế cấp 2 là xu thế tăng giá

Giá cổ phiếu Sam có 1 vùng hỗ trợ ở mức.122.000đ – 124.000đ được thiết lập ở ngày 28/12/2006 và lập lại ở ngày 3/8/2007

Trang 10

Tại thời điểm cuối tháng 9 năm 2007, giá cp SAM tăng và đã phá xu thế giảm giá trong giai đoạn trước, đường giá đã đi qua đường kháng cự ở mức giá 152.000đ Đường kháng cự lại trở thàng đường hỗ trợ

Fibonaci

Hiện tại mức hỗ trợ nằm trên đường Fibonaci 38.2% và mức kháng cự nằm trên đường

Fibonaci 50% Nếu giá tiếp tục tăng thì mức kháng cự 50% sẽ trở thành mức hỗ trợ và tương ứng là mức kháng cự mới sẽ nằm trên đường Fibonaci 61.8%

Trang 11

Phân tích đường MA

50000

x10

50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 210 220 230

P

P O

h SMA (50)

h

O

SMA (25)

SAM (154.000, 157.000, 153.000, 157.000, +5.00000)

Sử dụng 2 đường SMA(25) – ngắn và đường SMA (50) – dài

Dấu hiệu bán ra thời điểm 30/03/07 và 21/06/07 khi mà đường MA ngắn cắt đường MA dài từ trên xuống Dấu hiệu mua vào thời điểm 25/05/07 khi mà đường MA ngắn cắt đường

MA dài từ dưới lên

Nhưng có thể thấy các dấu hiệu mua và bán trên có đổ trễ khá lớn và dự báo đưa ra là không chính xác

Tại thời điểm hiện tại 28/09/07 đường MA (25) đã cắt và đi lên trên đường MA (50) đưa ra dấu hiệu xu hướng tăng giá

Trang 12

Phân tích MACD:

Thời điểm bán:

Những vị trí tại thời điểm 28/2 (số 1), thời điểm 28/5 (số 2) trên biểu đồ thể hiện dấu

hiệu bán ra khá rõ ràng và chính xác, khi mà đường MACD cắt đường EXP(9) từ trên xuống và

vị trí điểm cắt ở trên điểm 0 và cách khá xa điểm 0

Thời điểm mua:

Những vị trí tại thời điểm 3/5 (số 4), thời điểm 14/8 (số 5) trên biểu đồ thể hiện dấu

hiệu mua vào, khi mà đường MACD cắt đường dấu hiệu EXP(9) từ dưới lên và vị trí điểm cắt ở dưới điểm 0 và cách khá xa điểm 0

Các vị trí khác chưa cho dấu hiệu mua bán rõ ràng nếu chỉ sử dụng MACD

Tại thời điểm phân tích: 28/9/2007

Đường MACD đã đi lên trên đường dấu hiệu EXP(9) từ ngày 20/9, khoảng cách giữa 2 đường vẫn khá lớn và chưa có dấu hiệu cắt nhau Giá SAM đang trong thời kỳ tăng giá

(bullish)

Phân tích Bollinger Band

Trang 13

Dải BB dãn ra mạnh khi giá cp SAM biến động mạnh từ tháng 11 năm 2006 đến tháng

6 năm 2007 và co vào khi giá cp SAM biến động ít như trong tháng 7 và tháng 9 năm 2007

Sau thời kỳ co hẹp từ tháng 8 đến giữa tháng 9, dải BB có xu hướng dãn ra do giá cp SAM tăng lên tại thời điểm cuối tháng 9

Phân tích RSI

Đường giá cổ phiếu SAM và đường RSI (14) của cp này có sự phân kỳ trong giai đoạn tháng 11 năm 2006 đến cuối tháng 2 năm 2007, khi mà đường giá tăng từ 71.000đ đến 210.000đ còn RSI giảm từ 93 xuống 44 Điều này có nghĩa là sự quan tâm của nhà đầu tư giảm dần trong khi giá cổ phiếu tăng quá cao, báo hiệu một xu thế đổi chiều của đường giá

Từ tháng 3 đến nay đường giá và đường RSI cùng có xu thế giảm và tăng, không có xu phân kỳ giữa 2 đường này

Khi kết hợp RSI và dải BB cho dấu hiệu mua vào thời điểm 15/11/2006 và 15/1/2007

khi mà đường giá đi lên xuyên thủng đường Upper band và RSI đi từ dưới đường 70 lên trên

đường 70 cùng với khối lượng giao dịch tăng  báo hiệu xu thế tăng giá còn tiếp tục

Khi kết hợp RSI và dải BB cho dấu hiệu bán ra tại thời điểm 1/07/2007 và 25/7/2007

khi mà đường giá đi xuống xuyên thủng đường Lower band và RSI đi từ trên đường 30 xuống

dưới đường 30 cùng với khối lượng giao dịch giảm  báo hiệu xu thế giảm giá còn tiếp tục

Trang 14

Tại thời điểm phân tích 28/9/2007: đường BB và RSI cũng cho dấu hiệu tăng giá khi mà đường giá nằm sát mép trên của dải BB và RSI ở mức 64 và có xu hướng đi lên

Phân tích Momentum

50000

x10

70 90 100 120 140 160 180 200 220 SAM (154.000, 157.000, 153.000, 157.000, +5.00000)

0 10 30 40 60 80 100

`

Money Flow Index (69.9347)

50 100 150

Momentum (109.028)

Đường Momentum cho dấu hiệu mua khá tốt tại thời điểm tại thời điểm 10/11/2006, 05/01/2007 khi mà Momentum đi từ dưới lên trên mức 100

Đường Momentum cho dấu hiệu bán tại thời điểm tại thời điểm 20/12/2006 và 22/05/2007 khi mà Momentum đi từ trên xuống dưới 100

Các vị trí khác (đánh dấu trên hình) đem lại dấu hiệu mua bán thì không rõ ràng, không chính xác hoặc có độ trễ khá lớn

Đường MFI

Đường MFI ở mức trên 80 tại 2 thời kỳ cuối tháng 11 năm 2006 (số 1)và cuối tháng 1 năm 2007 (số 2) khi mà lượng tiền đổ vào chứng khoán SAM tăng quá mạnh, kết quả là xu thế

đảo chiều của đường giá vào cuối tháng 1 năm 2006

Ngày đăng: 09/04/2013, 16:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Cân đối kế toán - BẢN BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU SAM
ng Cân đối kế toán (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w