Robinson Crusoe của Daniel Defoe là một tác phẩm như vậy, tác phẩm là một câu chuyện ly kỳ về cuộc tìm kiếm, khám phá thế giới tự nhiên, nhưngnhà văn không dừng lại ở đó mà nhà văn dồn t
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Văn học phản ánh cuộc sống của con người, là tiếng lòng của con ngườihướng tới chân, thiện, mĩ Một tác phẩm văn học có thể cung cấp cho ngườiđọc những hiểu biết phong phú về lịch sử địa lý, văn hóa, xã hội, phong tụctập quán… Và quan trọng là giúp con người khám phá những vấn đề của xãhội, những bí ẩn trong đời sống tình cảm, và tâm hồn của con người Như vậyvăn học ngoài chức năng nhận thức ra thì văn học có tác dụng giáo dục rấtlớn
Robinson Crusoe của Daniel Defoe là một tác phẩm như vậy, tác phẩm
là một câu chuyện ly kỳ về cuộc tìm kiếm, khám phá thế giới tự nhiên, nhưngnhà văn không dừng lại ở đó mà nhà văn dồn trọng tâm vào thế giới nội tâm,vào việc miêu tả tính cách của nhân vật và mối quan hệ của con người vớimôi trường và hoàn cảnh Tức là, nhà văn khám phá chiều sâu tâm lý của conngười
Robinson Crusoe là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu, có vai trò đặc biệt đối với
tuổi trẻ trong việc định hướng nhân sinh quan và triết lý hành động trong cuộcsống Tác phẩm đưa lại những bài học quí giá cho mỗi con người, mà trướchết là biết vượt qua hoàn cảnh và vượt lên số phận Tình yêu cuộc sống, yêulao động, tình thương giữa người với người là sợi dây giữ vững bình yên của
xã hội và tôn cao giá trị con người
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
2.1.Giới hạn đề tài: Robinson Crusoe của Daniel Defoe và thể loại
tiểu thuyết giáo dục
2.2.Giới hạn tác phẩm: Tác phẩm Robinxon Crusoe của Daniel Defoe
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Daniel Defoe là một tác giả có vị trí quan trọng trong nền văn học Anhnói riêng và trên thề giới nói chung, quan trọng ở chổ ông là cha đẻ của tiểuthuyết Anh, Defoe đã tạo ra một câu chuyện giống như thật, đây là một trongnhững đặc điểm của tiểu thuyết Anh thời bấy giờ Tác phẩm của Anh đượcbạn đọc nhiều thế hệ đón nhận và yêu thích, tác phẩm của ông cũng đượctrích dạy trong nhà trường Việc nghiên cứu tìm hiểu tác giả Daniel Defoe đã
Trang 2thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, song ở Việt namhiện nay vấn đề nghiên cứu tác giả và tác phẩm còn đang rất ít nên việcnghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa trên những tư liệu rất ít ỏi về DanielDefoe
Trong Văn học phương Tây của nhà xuất bản giáo dục, nhà nghiên cứuPhùng Văn Tửu có viết “ Daniel Defoe là một trong những nhà văn Anh có
tiếng tăm nhất thế kỉ XVIII Tiểu thuyết Robinson Crusoe của ông từ khi mới
xuất bản cho đến nay luôn luôn được độc giả yêu mến và trở thành một đónggóp quý báu vào kho tàng văn học tiến bộ của loài người” [tr.339] “Ôngđược đánh giá là một trong những người sáng lập ra nền tiểu thuyết Anh vàcủa cả Châu Âu” [tr.343]
Cũng theo ý kiến của Phùng Văn Tửu: Robinson Crusoe là một tác phẩm
có tác dụng giáo dục tốt, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên Tiểu thuyết nàybồi dưỡng cho các em tinh thần yêu lao động, kính trọng con người, rèn luyệncho các em ý chí quyết tâm hành động, khắc phục khó khăn, kiên trì bền bỉ,dũng cảm tự lực và biết phát huy sáng kiến” [tr.352]
Trang 3
B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: DANIEL DEFOE VÀ THỂ LOẠI TIỂU
THUYẾT GIÁO DỤC
1.1 Daniel Defoe và những cải cách xã hội
1.1.1 Nước Anh và trào lưu triết học ánh sáng
Khi nói đến trào lưu triết học ánh sáng là đang nói đến bước chuyểnmình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước Tây Âu nói chung vàAnh quốc nói riêng vào thế kỷ XVIII
Các nhà triết gia, các nhà hoạt động xã hội, các nhà văn tiến bộ của thế
kỷ ấy ở hầu khắp các nước đã dấy lên một phong trào mạnh mẽ đề cao lý trí,dùng ánh sáng của lý trí để xua tan bóng tối, soi tỏ chân lý giải phóng tưtưởng cho mọi người, mở mang trí tuệ cho họ, tạo điều kiện cho họ tiếp xúcvới văn hóa, khoa học, kĩ thuật ánh sáng của lý trí dọi khắp vào các lĩnh vực
và trở thành thứ vũ khí chống phong kiến khá sắc bén, do đó mà xuất hiệnthuật ngữ “Ánh sáng”
Thuật ngữ ánh sáng chỉ rõ vai trò tiến bộ lịch sự của giai cấp tư sản sovới giai cấp phong kiến già cỗi trong thời đại cách mạng tư sản bằng cách gợilên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối Nó cũng nêu bật ý nghĩa tiến bộcủa phong trào tư tưởng và của nền văn học ánh sáng thế kỷ XVIII Thuật ngữánh sáng không thể hiểu thuần túy theo nghĩa rộng, mà giờ đây là một kháiniệm mang nội dung lịch sử cụ thể, và hàm nghĩa chống phong kiến và gắnvới giai cấp tư sản trong một thời điểm nhất định Mà như Ăngghen viết:
“Ngày nay chúng ta đều biết rằng sự thống trị của lý tính ấy chẳng qua là sựthống trị lý tưởng hóa của giai cấp tư sản: rằng công lý vĩnh cửu được thựchiện trong nền tư pháp tư sản; rằng bình đẳng rút cục là lại bình đẳng tư sảntrước pháp luật; rằng một trong những quyền chủ yếu của con người đã đượcban bố… là quyền sở hữu tư sản; rằng nhà nước hợp với lý tính, “khế ước xãhội” của Rutxô chỉ ra đời và chỉ có thể ra đời dưới hình thức của một nềncộng hòa tư sản” (chống Duyrinh.st Hà Nội, xuất bản lần thứ hai, Tr.29)
Trang 4Văn học phương Tây thế kỷ Ánh sáng mang những nét cơ bản đó, nhưng
do tình hình phát triển riêng ở từng nơi nên ở mỗi nước lại mang một màu sắckhác nhau
Ở Anh ngay từ thế kỉ XV đã trở thành điển hình cho sự tích lũy nguyênthủy của chủ nghĩa tư bản Cách mạng Tư sản Anh nổ ra từ giữa thế kỉ XVII(1648), trải qua nhiều khúc quanh co, và một cuộc cách mạng không triệt để.Sau khi giành được chính quyền, giai cấp Tư sản đưa đất nước tiến lên conđường phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng đồng thời lại thỏa hiệp với từng lớpphong kiến, dưới chính thể quân chủ lập hiến
Có thể nói đỉnh cao của thế kỉ XVIII ở Anh là cuộc cách mạng kinh tế,tạo nên bước ngoặt phát triển công nghiệp mạnh mẽ chưa từng thấy Tuynhiên, mối quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng tăng lên, quần chúng laođộng càng bị đẩy nhanh đến tình trạng bị bần cùng hóa
Tình hình đặc biệt đó tác động đến văn học Tính chất chống phong kiếnvẫn chưa lu mờ trong đời sống văn học cũng như trong nhiều lĩnh vực hoạt độngtinh thần khác của đất nước, đặc biệt vào nữa đầu thế kỉ XVIII và gắn với tầnglớp tư sản tiến bộ Phần nhiều các tác phẩm hướng vào việc miêu tả đời sốngriêng tư với các phong tục đạo đức của nó Các nhà văn quan niệm rằng đấy làcon đường tốt nhất tác động đến đời sống xã hội của thời đại mình
Trong bốn mươi năm đầu thế kỉ, trên văn đàn Anh nổi lên tên tuổi củaBôp, Xtilơ, Adixon, đặc biệt là Defoe
Trong thế kỉ XVIII này không chỉ ở Anh mà Pháp cũng là nơi tập trungnhững mâu thuẫn gay gắt nhất giữa giai cấp tư sản và chế độ phong kiến Vănhọc pháp thế kỉ này tuy nhiều hình, nhiều vẻ nhưng đều diễn ra trên nhữngdấu hiệu chung của thời đại các nhà văn tuy mức độ khác nhau nhưng đều có
ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí để phơi bày ra ánh sáng triều đìnhphong kiến mục nát, xã hội đầy rẫy những tệ nạn xấu xa, phi lý, cũng nhưcuộc sống khổ cực của nhân dân Nhiều tác phẩm vang lên ý chí đấu tranhcho quyền tự do chính trị và quyền bình đẳng công dân
Văn học Pháp thế kỉ XVIII là biểu hiện sự cố gắng liên tục đổi mới vàsáng tạo về hình thức thể loại Các tác gia thế kỉ ánh sáng dùng nhiều hơn vàohài kịch, ở buổi bình minh của thế kỉ với Rơnha và Lơxagiơ với tên tuổi lớn làMarivô
Trang 5Trong lúc chế độ phong kiến đã bị một giai cấp tư sản giàu và mạnh tậptrung trong các thành phố lớn, nhất là thủ đô…thì ở Đức giai cấp quý tộcphong kiến vẫn còn giữ được đặc quyền cũ của nó Tình hình lạc hậu ấyĂngghen gọi là “sự cùng khổ Đức”, chính vì đặc điểm ấy tạo nên sắc thái củaphong trào ánh sáng Đức cũng mang những nét riêng Tính chất chống phongkiến của văn học Đức thế kỉ này chủ yếu thể hiện ở phương diện đánh thứctinh thần dân tộc trong nhân dân góp phần vào sự thống nhất dân tộc
Văn học Đức thế kỉ này nổi lên với tên tuổi của Gotset, Lexing…
1.1.2 Daniel Defoe và những cải cách xã hội
Văn học phương Tây trước kia nói chung và văn học Anh nói riêng chưa
có một thời kì nào sôi động như trong thế kỉ XVIII Đây là thế kỉ đánh dấubước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước ở khuvực ấy trên thế giới và được mang danh thế kỉ ánh sáng
Trong giai đoạn này, trên văn đàn Anh nổi lên tên tuổi của Pop, Xtilơ,Ađixơn, đặc biệt là Daniel Defoe
Nói đến tên tuổi của Đifô là nói đến một nhà văn nổi tiếng trên thế giới,ông không những là cha đẻ của tiểu thuyết Anh hiện đại mà ông còn là cha đẻcủa tiểu thuyết châu Âu hiện đại nói chung
D Defoe sinh ở Luân Đôn vào khoảng tháng 9 năm 1660 trong một giađình theo Thanh Giáo Cha ông là Jêmfô mới đầu làm nghề sản xuất nến, sauchuyển sang nghề bán thịt Năm 1703 nhà văn đổi họ Fô thành Defoe Người
ta không hiểu vì lý do gì đã thúc đẩy ông thêm dấu hiệu của quý tộc Pháp vàotên họ như vậy
Ngay từ khi còn nhỏ Defoe đã được cha gửi đến trường dòng XtôcơNiuuynhstơn, với mong muốn sau này con trở thành mục sư Đây là trườnghọc của những người theo phái li khai không thừa nhận giáo lí của Giáo hộichính thống ở Anh thời bấy giờ, điều này cũng không có gì là lạ bởi vì tínngưỡng của Jêmfô là theo Thanh giáo
Nhưng chẳng bao lâu Defoe từ bỏ con đường lựa chọn cho mình và đivào kinh doanh Ông đã kinh doanh qua nhiều nghề, khi buôn bán mũ áo, khilàm đại lý xuất khẩu vải vóc và nhập khẩu rượu vang, khi thì mở xưởng sảnxuất ngói…có những lúc làm ăn phát đạt nhưng cũng có khi thua lỗ sạch túitrên bước đường kinh doanh ông đã đặt chân đến nhiều nước ở lục địa như
Trang 6Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, Đức, …
Năm 1683 ông về nước mở cửa hiệu tạp hóa, năm sau lập gia đình vàtiếp tục kinh doanh cho mãi đến lúc về già Chính hoàn cảnh sống ấy đã ảnhhưởng đến quan điểm của ông và để lại dấu vết trong sáng tác văn học Mặtkhác Defoe cũng tham gia tích cực các hoạt động chính trị tiến bộ của thời đạimình, đồng thời dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu Hoạt động kinh doanh
và hoạt động chính trị quyện chặt lấy nhau tạo nên tính cách của Defoe cũngnhư chi phối ngòi bút sáng tác của ông
Trong thời gian này ông viết tập tiểu luận nhỏ (Một loại sách bìa mềm)tấn công vào chế độ chính trị của vua Chales II và tập sách này mang đến choông không ít phiền toái về mặt chính trị
Năm 1685, ông tham gia cuộc nổi loạn của Công tước Monmouth (contrai vua Chales II) Cuộc nổi loạn nhanh chóng bị dẹp tan, Công tướcMonmouth bị hành quyết, sau đó diễn ra những vụ đàn áp hết sức khốc liệt.Defoe phải trốn tránh một thời gian dài, có ý kiến cho rằng nhà văn thay đổitên họ vào lúc này là để tránh các cuộc truy nã chứ không phải vào năm 1703.Khi vua William của Orange lên ngôi không được sự ủng hộ của pháiTory vì ông này là người Hà Lan Defoe đã viết tập tiểu luận thanh minh chonguồn gốc của ông vua này với nhan đề Thực sự người Anh đã sinh ra nhưthế nào, tác phẩm viết về dòng máu pha trộn của người Anh, bài văn châmbiếm này đã sớm chiếm được cảm tình của nhà vua
Năm 1688 ông lại viết những tiểu luận khác ca ngợi chính sách của ôngvua này, ông trình bày trước đông đảo quần chúng về việc nâng cao học vấncho phụ nữ, bảo vệ các ngư dân, làm đường sá, mở ngân hàng, học viện đặcbiệt chú ý nghiên cứu văn chương và ngôn ngữ
Năm 1702 William mất, nữ hoàng Anne lên ngôi bao che cho thế lựcphản động, thù ghét những người theo Thanh giáo, ông lại tiếp tục viết tậptiểu luận với nhan đề Con đường ngắn nhất để tiêu diệt người biệt giáo, đãđẩy ông đến tình trạng bị ruồng bỏ Qua tập sách này, ông có vẻ đứng về phíaAnh giáo để chống lại những người biệt giáo, nhưng ý định của ông lại kháđối lập: ông đã ủng hộ những người biệt giáo để phơi bày những điều xấu xacủa Anh giáo Đầu tiên chính quyền cũng như Anh giáo không nhận thấy điềunày nhưng sau đó khi ông viết tiếp tập tiểu luận nguyên nhân của con đường
Trang 7ngắn nhất để tiêu diệt người biệt giáo, đã làm cho mọi người sớm nhận ra sựnguy hiểm của tập tiểu luận này và kết quả là Defoe bị đem xiềng ở quãngtrường Luân Đôn ba ngày nhưng trái ngược với ý muốn của nhà cầm quyền,
ba hôm đó biến thành những ngày vinh quang của tác giả, quần chúng kéođến đông nghịt, tung hoa lên đài bêu, quàng vòng nguyệt quế lên vai ông Tuynhiên chính quyền và nhà thờ Anh đã không nhượng bộ vì điều đó Defoe bị
bỏ tù và phải trải qua một năm ở Newgate
Năm 1719, khi Defoe đã 60 tuổi, ông xuất bản phần đầu của cuốn tiểu
thuyết Rôbinson Crusoe
Năm 1722, ông xuất bản tập bút ký về nạn dịch hạch ở Luân Đôn Mấynăm cuối đời Defoe sống trong cảnh túng thiếu, bệnh tật Ông mất ngày26.04.1731
Cuộc đời đầy sóng gió và thăng trầm của ông đã ảnh hưởng trực tiếp đếnvăn chương của ông
Những cải cách xã hội của Defoe:
Giai cấp tư sản Anh ra đời và phát triển sớm Từ thế kỉ XV, nước Anh đãtrở thành điển hình cho tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản Cách mạng
tư sản Anh giành thắng lợi nhưng là cuộc cách mạng không triệt để, sau khigiành được chính quyền giai cấp tư sản đưa đất nước tiến lên con đường pháttriển tư bản chủ nghĩa nhưng đồng thời thỏa hiệp với giai cấp phong kiến Thế
kỉ XVIII ở Anh là đỉnh cao của cách mạng kinh tế Giai cấp tư sản Anh thời kỳnày đã tạo nên một bước ngoặt phát triển công nghiệp mạnh mẽ chưa từngthấy Tất nhiên kèm theo đó, mối quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng tănglên, quần chúng lao động càng bị đẩy nhanh đến tình trạng bị bần cùng hóa Trong thời gian này Defoe đã viết một số tác phẩm luận bàn về chính trị,
kinh tế Người Anh đúng nòi (1701), đây là một tác phẩm thơ châm biếm, tác
phẩm toát lên tinh thần dân chủ chống phong kiến Cũng trong thời gian này
ông còn cho xuất bản tác phẩm Khảo luận về các dự án, tác phẩm đề xuất
nhiều dự án cải cách tiến bộ thuộc các lĩnh vực khác nhau Ông trình bàytrước đông đảo quần chúng về việc nâng cao học vấn cho phụ nữ, bảo vệquyền của con người, ông kêu gọi mở các ngân hàng…
Có thể nói sinh ra trong một hoàn cảnh một xã hội như thế với những thayđổi và biến động lớn về chính trị - xã hội, điều này đã thúc dẩy nhà văn không
Trang 8bao giờ được ngừng nghỉ Defoe với những tác phẩm của mình ông đã nêu lênnhững quan điểm thái độ về một xã hội phi lý Tuy ông không gần gũi với nôngdân nhưng ông hiểu rõ cuộc sống khổ cực nghèo đói của nông dân, ông thôngcảm cho những nguyện vọng của họ Defoe không những chống nhà nước phongkiến chuyên chế và tôn giáo mà con chống chế độ tư hữu, xem đó là nguồn gốccủa sự bất bình đẳng, ông muốn xây dựng một xã hội mà trong đó mọi ngườiđều có nghĩa vụ lao động Ý tưởng đó sau này được ông xây dựng bằng hìnhtượng nhân vật Robinson Mặc dù ông cũng là người đại diện cho giai cấp tưsản, nhưng tính chất tư sản trong ông được mờ nhạt đi mà thay vào đó ông ngã
về phía những người dân lao động, Defoe đã thể hiện một tinh thần dũng cảm,một ý chí chiến đấu, điều này đồng nghĩa với phản ánh tư tưởng và tính chất củanhân dân Anh lúc bấy giờ, đặc biệt là của tầng lớp dưới trong xã hội, của dânnghèo nông thôn và thành thị muốn đứng dậy đấu tranh chống áp bức
Tóm lại với những cải cách của mình Defoe muốn dùng ngòi bút củamình đánh thẳng vào chế độ quân chủ chuyên chế, chuyên quyền và bạongược, ngòi bút của ông đại diện cho tiếng nói của những người thống khổ,của giai cấp tư sản Anh thế kỉ XVIII
1.2 Robinson Crusoe và thể loại tiểu thuyết giáo dục
Robinson Crusoe tên gọi đầy đủ của tác phẩm là cuộc đời và những
chuyện phiêu lưu kỳ lạ của Robinson Crusoe
Có những bài thơ đọc hàng trăm lần mà cứ ngỡ là mới đọc lần đầu bởi sựhấp dẫn của nó lôi cuốn người đọc vào chốn mê cung của thế giới ngôn từhiện lên từng trang giấy Có những tác phẩm văn chương đọc đi đọc lại khôngthấy chán, càng đọc càng thấy hay, càng thấm thía, có những nhân vật vănhọc đi vào tâm hồn con người rồi ở lại mãi, trở thành thế giới riêng một phầnsống động của tâm hồn con người Một số tác phẩm sau khi đọc con người cónhững nhận thức đúng đắn về cuộc sống, về hiện thực khách quan Ta thử đặtcâu hỏi “ tại sao lại có một số tác phẩm làm được như vậy”? Đó là vì tácphẩm đã đưa lại những giá trị cho người thưởng thức và cảm nhận
Daniel Defoe – nhà tiểu thuyết hiện đại bằng tài năng của mình ông đã
làm được điều đó, tác phẩm Robinson Crusoe là một cuốn tiểu thuyết viết
dưới hình thức tự truyện của nhân vật chính Robinson Crusoe Robinson làngười ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ,
Trang 9bất chấp sóng to gió lớn và bao nỗi gian hiểm khác Chàng xuống tàu ở Hơn,theo bạn đi Luân Đôn Cuộc hành trình không trót lọt tàu bị đắm ở Yacmao.Tai họa ấy không làm chàng nhụt chí, cha mẹ khóc lóc bạn bè can ngăn đềukhông lay chuyển được quyết tâm của chàng Chàng làm quen với một viênthuyền trưởng buôn rồi đi đến Ghinê Chuyến đầu tiên thuận buồm xuôi gió,chuyến thứ hai gặp cướp biển Robinson bị bắt làm nô lệ ở Xalê, hai năm sautrốn thoát sang Brazin lập trại trồng trọt Chàng vẫn không hề nao núng, bốnnăm sau lại nghe mấy người bạn rũ rê xuống tàu đi Ghinê định thực hiện mộtchuyến buôn bán, đổi chát lớn Chuyến đi của chàng được thực hiện nhưngkhông may trên đường đi tàu gặp bão mất phương hướng rồi bị đắm Các thủythủ trên tàu chết hết còn một mình Robinson sống sót dạt vào đảo hoang.Chàng một mình trơ trọi một mình giữa chốn hoang vu không dấu chânngười, chàng không hề nản lòng thất vọng Sau khi vớt vát trong chiếc tàuđắm lập lờ trên mặt nước tất cả những gì còn có thể dùng được, từ bao lúa mìđến ít thực phẩm, từ mấy khẩu súng bao đạn ghém đến hòm đồ nghề thợ mộcdùng để sữa chữa trên tàu, chàng lên đảo dựng lều dưới chân đồi che nắng chemưa, rào dậu chổ ở chống các thú dữ Chàng săn bắt kiếm ăn, rồi tiến tới chănnuôi, trồng trọt, một tay làm đủ các nghề nên chỉ sau một thời gian cuộc sốngcủa chàng không những được ổn định mà ngày càng đầy đủ hơn, tuy quanhquẩn chỉ có con chó và con vẹt làm bạn nhưng có lúc Robinson cảm thấy sungsướng khi nhìn thấy tất cả cơ ngơi do chính bàn tay mình làm nên
Đến năm thứ 25 sống xa cách loài người, một hôm do sự tình cờRobinson phát hiện thấy nhiều thổ dân ghé thuyền lên đảo để chuẩn bị hànhhình tù binh Chàng chiến đấu cứu được một nạn nhân thoát khỏi bàn tay bọn
ăn thịt người, Robinson đặt tên cho người da đen vừa cứu thoát là Thứ Sáu, từ
đó hai người chung sống với nhau Robinson cũng cảm thấy đỡ cô độc Ít lâusau lại thấy có những thổ dân khác xuất hiện cùng với hai tù binh trong số đó
có một người Tây Ban Nha, còn người kia là cha của Thứ Sáu, cả hai đềuđược Robinson cứu thoát Từ đó cuộc sống trên đảo ngày càng đông vui Cuốicùng xuất hiện một chiếc tàu đến ghé đậu ở cái vịnh nhỏ gần nơi Robinson ở.Bọn thủy thủ nổi loạn chiếm tàu, trói thuyền trưởng, thuyền phó giải lên bờđịnh bỏ cho chết trên đảo Robinson cứu được họ đồng thời giúp thuyềntrưởng thu hồi được tàu Chàng trở về tổ quốc có cả Thứ Sáu cùng đi Sau 28năm hai tháng 19 ngày sống trên đảo hoang, nơi chàng đã gửi bao kỉ niệmgian truân, đau khổ nhưng cũng rất sung sướng
Trang 10Robinson Crusoe với sự đóng góp về thể loại tiểu thuyết giáo dục
Robinson trên đảo hoang là hình ảnh một con người có nghị lực lớn lao, cótinh thần dũng cảm có sức mạnh và khả năng lao động chiến thắng thiên nhiên
Để viết tiểu thuyết này Defoe đã dựa vào một sự kiện có thật đó là năm 1705thủy thủ Xenkiêc bị lạc vào đảo hoang Gioăng Phecnandet ở ngoài khơi biểnChilê, một hòn đảo xưa nay chưa từng có dấu chân người Đến năm 1709 maymắn có thuyền trưởng Rôgiơ, một nhà hàng hải dũng cảm từng đi vòng quanhthế giới giải thoát được cho Xenkiêc, trong lúc người thủy thủ bất hạnh đó hầunhư đã trở về với trạng thái hoang dã Nhưng nếu như trong câu chuyện thật,Xenkiêc bị thiên nhiên khuất phục thì trong tiểu thuyết của Defoe, Robinson đãkhuất phục được thiên nhiên Không thể cho rằng hình ảnh của Robinson vật lộnvới thiên nhiên trên đảo chính là hình ảnh tự thuật của chính Đifô sống cô đơn,luôn luôn bị kẻ thù rình rập trong xã hội tư sản quý tộc Anh cũng không thể chorằng tác giả muốn dựng Robinson thành một nhân vật đáp ứng yêu cầu của giaicấp tư sản thời đại ông đòi hỏi phải phát huy mọi nghị lực và khả năng của cánhân để làm giàu Robinson là một mẫu người lý tưởng có ý nghĩa, có bao quátlớn: sức mạnh và trí tuệ con người có khả năng làm thay đổi bộ mặt tự nhiên bắt
tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình Robinson có những khía cạnh đứngcao hơn giai cấp tư sản ngay cả trong thời kì giai cấp tư sản đi lên có nhiều néttiến bộ, Robinson của Defoe có tinh thần nhân đạo sẵn sàng hy sinh cứu giúpngười khác, chàng có thế giới quan tiến bộ (đây là sự ảnh hưởng triết học duy
vật) Robinson Crusoe là một cuốn tiểu thuyết tốt đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu
niên Tác phẩm không những là lời ca ngợi sức mạnh của con người trong cuộcđấu tranh với thiên nhiên mà còn ca ngợi tình yêu thương lao động
Tiểu kết:
Cuộc đời là một chuỗi dài những bước thăng trầm nhưng bằng chínhnghị lực mà đặc biệt bằng sự nổ lực và tài năng của mình Daniel Defoe đã xâydựng cho mình một con đường đi riêng, và cho ra đời hàng loạt tác phẩm có
giá trị Với sự ra đời của tiểu thuyết Robinson Crusoe thì ông đã có những
đóng góp quan trọng vào kho tàng văn học thế giới về thể loại tiểu thuyết Làngười khơi nguồn cho thể loại tiểu thuyết hiện đại ở Anh nói riêng và Châu
Âu nói chung, mà đặc biệt là thể loại tiểu thuyết phiêu lưu nói riêng và thểloại tiểu thuyết giáo dục nói chung
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT VÀ HOÀN CẢNH
Trang 112.1 Sự trớ trêu của hoàn cảnh
Cuộc sống vốn không đơn giản nhu con người ta tưởng, có những ngườisinh ra và lớn lên trong một gia đình đầy đủ, được hấp thụ một nền giáo dụchoàn thiện nhưng đôi khi sự trớ trêu của hoàn cảnh bất chợt đẩy họ vào conđường khốn cùng hoặc đôi khi với những ham muốn của bản thân họ tự đẩymình vào cuộc sống cơ cực, khốn khổ, những điều này là không ai mongmuốn mà bởi một hoàn cảnh nào đó tạo ra mà thôi Chàng Rôbinson trong tác
phẩm Robinson Crusoe cũng vậy, chàng được sinh ra trong “một gia đình nề
nếp, một cuộc sống ổn định tại thành phố York ” và “sớm có cảm nhận vềtương lai của mình” [1;tr.5] Robinson là một người ưa hoạt động, chàngkhông chịu gò bó mình trong gia đình và trong đất nước mình chính lẽ đóchàng không bao giờ có ý định sẽ ngừng ham thích của mình, chàng say sưađến những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và bao nỗi gian truân nguyhiểm lớn, ham thích lớn nhất của chàng là đi biển “khuynh hướng này mạnhđến độ tôi chống đối và ngưỡng lại mệnh lệnh của bố tôi, ngăn tôi như không
hề nghe thấy lời trách cứ và những van xin tha thiết của mẹ tôi và họ hàng”[1;tr.5] Mặc dầu được sự cảnh báo của bố mẹ là sẽ có những nguy hiểm khó
có thể lường trước được nhưng dường hàng Roinson việc muốn biết thế giớinhư thế nào đã thấm vào máu của chàng, bất chấp những lời khuyên răn của
bố mẹ và họ hàng thì chàng vẫn quyết định xuống tàu thực hiện chuyến phiêulưu của mình Chính quyết định táo bạo này đã đẩy chàng vào những hoàncảnh hết sức bi đát Robinson bắt đầu xuống tàu ở Hơn theo bạn đi Luân Đônbằng đường biển Cuộc hành trình không trót lọt tàu bị đắm ở Yacmao Sựviệc này đã khiến cho cha mẹ chàng lo lắng, khóc lóc van xin, bạn bè thì canngăn, nhưng tai họa này đã không làm chàng nhụt chí, sự nài xin của nhữngngười thân cũng không lay chuyển được những quyết tâm của chàng Chànglàm quen với một viên Thuyền trưởng tàu buôn dày dạn kinh nghiệm, rời bến
đi Ghinê, với chuyến đi đầu tiên thuận buồm xuôi gió nhưng chàng cũngkhông tránh được những rủi ro, do khí hậu có cái nóng quá gay gắt đã làmcho chàng bị đau ốm triền miên, và những cơn sốt rét ác tính có lúc tưởngchừng như cướp đi sinh mạng của chàng và tiếp sau đó là cái chết của Thuyềntrưởng bạn thân của chàng Ngay chuyến di đầu tiên Robinson đã rơi vào
Trang 12hoàn cảnh không may mắn nhưng chính hoàn cảnh đó không làm chàng naonúng mà ngược lại chàng quyết định ra đi chuyến nữa Với chuyến đi thứ hainày Robinson đã rơi vào một cảnh ngộ hết sức trớ trêu, thuyền của chàng gặpcướp biển, tưởng chừng như không thể thoát nổi, cuối cùng chàng bị bắt làm
nô lệ ở Xalê Mặc dầu sự đối xử của họ đối với chàng “ không đến nỗi khủngkhiếp” như trước đó chàng tưởng song “từ thương gia thành nô lệ, nhấn chìmtôi trong thất vọng” [1;tr.10] Đối với một người ưa phiêu lưu mạo hiểm nhưchàng Robinson thì sự thất vọng này không làm chàng tuyệt vọng, với đôichân không biết ngừng nghỉ trên bước hành trình đi chinh phục miền đất hứathì sau hai năm bị bắt làm nô lệ, chàng đã tìm cách trốn thoát sang Brazin lậptrại trồng trọt Với ngòi bút không bao giờ biết mệt mỏi, Defoe đã tiếp tục đểcho chàng Robinson “ngụp lặn” trong “bể bơi” của cuộc sống Lần này chàngxuống tàu đi Ghinê định thực hiện một chuyến buôn bán, đổi chác lớn Mộtlần nữa, số phận không may mắn đến với Robinson, tàu của chàng gặp bão,mất phương hướng rồi bị đắm, cơn bão đã hất mỗi người đi mỗi nẻo, nhưngchính số phận không may mắn đó, đã cho chàng tiếp cận với hòn đảo, “dù bơirất khá cũng chịu không nhoai được lên thở, cho đến khi sóng cuốn trôi vàođất liền và để tôi sống dở, chết dở ở đó” [1;tr.17] Nơi chàng dạt vào là mộthòn đảo hoang vu không có một dấu chân người Từ đây Robinson bắt đầumột cuộc sống mới với một hoàn cảnh hết sức khốn cùng mà với một ngườibình thường khó có thể sống sót và vượt qua nhưng Robinson với nghị lực phithường, chàng đã tìm mọi cách để biến cái chưa có thành cái có nhằm phục vụcho cuộc sống của mình trên đảo hoang
2.2 Những bài học
Không phải các nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm chỉ đơn thuần để đọc, đểxem, mà họ viết ra tác phẩm là để truyền đạt những khái quát, cảm nhận vềcuộc đời cho người đọc Nói một cách khác bằng kinh nghiệm cuộc sống củamình thì người nghệ sĩ muốn giúp người đọc có cái nhìn đúng hơn về cuộcsống đằng sau những câu chữ mà họ diễn đạt Một câu danh ngôn, thậm chímột câu chuyện cười… có giá trị sau khi đọc luôn buộc độc giả phải suyngẫm Và một tác phẩm có giá trị tác giả đã luôn để cho người đọc dõi theo vàsống cùng với cuộc đời của nhân vật, ở đó họ biết lo âu, biết nếm trải cuộcsống cơ cực, biết rơi cả những giọt nước mắt trong khi họ nhận được hạnh
Trang 13phúc của cuộc đời mang lại Cũng như Robinson sau khi đã lạc vào đảohoang, cảm giác đầu tiên là chàng cảm thấy thật hạnh phúc là chàng vẫn cònsống sót Những ngày tiếp theo là những ngày với bao khó khăn chồng chấtnhưng cảnh ngộ gian nan đó không khuất phục được Robinson Vừa đặt chânlên đảo, chàng bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu quyết liệt với hoàn cảnh,không một khoảnh khắc nào để cho ý nghĩ tuyệt vọng đen tối len lõi vào tâmhồn mình Đơn độc một thân trước thiên nhiên hoang vu nhiều khi phải đươngđầu với những khó khăn tưởng chừng như không thể khắc phục được nhưngRobinson đã vượt qua tất cả để quay trở lại với mảnh đất mà chàng đã sinh ra.Hình ảnh của Robinson trên đảo hoang là hình ảnh một con người cónghị lực lớn lao biết vượt qua mọi khó khăn để vươn lên
Sự trớ trêu của hoàn cảnh đã đẩy chàng đến một hòn đảo hết sức hoang
vu, xa với cuộc sống của loài người, tưởng rằng biển khơi bao la đã cướp đisinh mạng của chàng nhưng rồi đã cứu vớt chàng, giờ đây khi dạt vào hòn đảokhông có một dấu chân người tưởng rằng số phận của chàng sẽ chấm hết tạiđây, nhưng thật bất ngờ, dù hòn đảo có hoang vu đến đâu, hoàn cảnh có khókhăn đến đâu, từ cái chết đã nảy sinh sự sống, bằng nghị lực phi thường củamình Robinson đã từ từ khắc phục được những khó khăn mà có lúc tưởngchừng như chàng đã buông xuôi
Việc đầu tiên là chàng tìm kiếm những cái gì còn sót lại trên con tàu bịđắm mà có thể giúp ích cho chàng vào lúc này và chàng đã tìm thấy một sốdụng cụ còn lại cần thiết như: búa, rìu, đá mài, đinh, thanh sắt, súng đạn…và
cả con chó người bạn cùng chia sẽ vui buồn trên đảo với chàng Với nhữngvật dụng này Robinson đã bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới “ở một hònđảo trơ vơ giữa biển cả, không nhìn ra một khu đất liền nào trừ mõm đá xaxôi Hơn nữa hòn đảo giam tôi đầy khô cằn và không có dân cư” [1;tr.21] Với vốn liếng kinh nghiệm mà chàng có được cùng với việc biết pháthuy sáng kiến đã giúp chàng biết dựng nhà và làm hàng rào để chống thú dữ,một việc làm rất cần thiết và chàng “cân nhắc nhiều yếu tố để chọn nơi đó.Điều trước tiên bảo đảm sức khỏe được tốt và nhất là có nước ngọt Điều thứhai tránh được cái nắng gay gắt Điều thứ ba đảm bảo chống được các cuộctấn công của kẻ thù dù là vật hay người Và điều thứ tư, có thể nhìn thấy biển
để không bỏ qua một chiếc tàu nào nhằm giúp tôi thoát khỏi nơi này”[1;tr.26]
Trang 14Việc làm hàng rào cũng đầy sáng tạo và nghệ thuật, “hàng rào có hai lớp hìnhvòng cung, cắm xuống đất thật vững chắc như tru cột, phía đầu cột thật nhọncao hơn mặt đất năm bộ rưỡi và cách nhau chừng sáu tấc, hàng nọ đến hàngkia” “Công trình vững chắc đến độ không một vật, một người nào có thể vượtqua nổi” [1;tr.27] Robinson Crusoe cố gắng xây dựng ngôi nhà của mình thậtkhang trang, sạch sẽ và ngăn nắp, đây chính là biểu hiện cuộc sống văn minhcủa con người Những việc làm này đã giúp Robinson từ việc không biết làmmột cái gì để từ đó chàng biết tự tay tạo dựng cuộc sống cho mình, đây chính
là việc giúp con người biết phát huy sáng kiến để tự cứu lấy bản thân mình Robinson không chỉ hoàn thiện sự thiếu thốn về mặt vật chất mà cả tinhthần cũng được chàng tạo ra cùng với những gì tạo hóa đã có, Robinson đãxây trại để nghỉ vào mùa hè đồng thời chàng vạch lên những chương trình đãđịnh trước “chia thời gian làm việc, đi rong, ngủ và thư giản, buổi sáng tôi đisăn, hai hay ba tiếng, sau đó tôi làm việc đến 11 giờ và sau đó là ăn những gì
mà tạo hóa và tôi đã tạo nên Rồi tôi bắt tay làm việc vào buổi chiều [1;tr.34].Ngày lại ngày với không gian đó hoàn cảnh và công việc cứ như vậy tưởngchàng sẽ buồn chán, tuyệt vọng nhưng không, Robinson với tinh thần yêu laođộng với một ý chí kiên trì bền bỉ, chàng đã dần dần thu hẹp được những khókhăn trên đảo
Để giảm bớt sự thiếu thốn của mình thì Robinson đã tự tạo ra đồ dùngtrong nhà đó là chàng đóng bàn, ghế, những chiếc bình, những chiếc giỏ mây,những chiếc hộp đựng thuốc súng…tuy việc làm của chàng có khi thất bại
“nhưng dù thất bại không làm tôi chán nản [1;tr.76], chàng luôn kiên trì bền
bỉ thực hiện, đó là chàng phải mất 42 ngày mới làm xong tấm ván làm mặtbàn, hai tháng mới làm xong mấy cái vại để đựng lương thực Phải mất nămtháng mới đóng xong cái thuyền đầu tiên, chàng phải sang phẳng mặt đátthoai thoải từ chổ đóng thuyền ra đến mép nước nhưng vẩn không cách nàocho thuyền hạ thủy được nếu không đào một cái lạch, sau khi tính toán muốnhoàn thành công trình ấy phải cần đến mười hai năm, sau đó chàng chuyểnhướng đóng một cái khác gần bờ biển hơn và đào một cái lạch khác dài nữadặm sâu bốn bộ, rộng sáu bộ, sẽ hoàn thành trong hai năm… Với dự định nhưvậy Robinson đã không ngừng cố gắng lao động để làm sao có thể hoàn thànhđược công trình của mình, có thể nói rằng Robinson đã cố gắng không biết
Trang 15mệt mỏi chống lại thiên nhiên, khắc phục hoàn cảnh để làm cho cuộc sốngcủa mình ngày một cải thiện hơn
Do hạn hán cùng với chim chóc phá hoại vụ đầu tiên do bị mất mùa,nhưng chàng không sờn lòng bắt tay làm vụ khác cứ như thế cho đến khi
“vuôt ve cái bánh mì đầu tiên” do tự tay mình làm ra “tôi quyết chí không baogiờ chán nản trước bất cứ công việc gì” và chàn quyết chí làm cho kỳ xongmới thôi Đặc biệt với việc tạo ra ánh sáng vào ban đêm để có thể thức làmviệc khuya hơn, việc làm này đã thể hiện một tâm hồn luôn luôn hướng vềánh sáng, không chấp nhận ánh tối của màng đêm cũng như việc chàng tạo ralịch và viết nhật ký cũng thể hiện được ý thức về sự tồn tại của mình Điềunày thể hiên Robinson là một con người có đầu óc rất sáng tạo để cải thiện sựthiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhằm phục vụ cho cuộc sống
Robinson không chỉ dừng lại ở đó mà trong những ngày đẹp trời chàngcòn đi dạo, và thăm thú trên đảo cùng với việc chàng tự may quần áo chomình, thứ nhất là để đảm bảo sức khỏe, chống lại cái nắng ở miền nhiệt đớinhưng chính những hành động này đã góp phần ý thức vai trò con người củamình đó là việc ăn mặc đẹp và giải trí cũng như vấn đề sức khỏe, đây là mộtviệc rất cần thiết để chàng có thể tồn tại được trên đảo
Hình ảnh Robinson trên đảo còn là hình ảnh một con người dũng cảmvới ý chí quyết tâm cao Chàng không chỉ dừng lại trên hòn đảo của mình màluôn thích khám phá ra xung quanh, đã có lúc đứng bên vực của cái chếtnhưng bằng kinh nghiệm của bản thân chàng đã dũng cảm vượt qua “tôi tựcoi mình là người đã chết vì tôi biết hòn đảo có hai luồng nước bao quanh và
vì vậy khoảng vài hải lý nữa thôi là chúng gặp nhau Tôi biết không cách nàothoát nạn và không một hy vọng sống còn” [1;tr.79]
Với những công việc mà chàng đã hoàn thành trên đảo có thể nói là mộtcuộc chiến đầy khó khăn và thử thách đối với thiên nhiên để khẳng định sựtồn tại của mình, từ hiện thực của cuộc sống và nhu cầu cơ bản của con người
đã giúp chàng có những kinh nghiệm quý báu về cuộc sống, chính những kinhnghiệm này đã giúp chàng chống chọi lại với thiên nhiên, với hoàn cảnh thiếuthốn mà chàng đang gặp phải ở trên đảo
Hình ảnh Robinson còn là hình ảnh của một con người biết khắc phục
Trang 16những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống và là một hình ảnh đẹp trong laođộng đã để lại cho nhân loại ý chí, nghị lực, kiên trì, bền bỉ và đặc biệt phải cótinh thần yêu lao động Hoàn cảnh đã đẩy chàng vào một hoàn cảnh hết sứckhó khăn, những sống gió trên biển cả, những lần bị cướp bắt làm tù binh,phải đối diện với sự sống và cái chết… điều đó đã giúp chàng hiểu được bảnchất của cuộc sống là sự đấu tranh để chống lại không những là bão táp của tựnhiên mà còn là bão táp của số phận và những khó khăn từ chính bản thân conngười gây ra như cướp bốc, giết nhau để dành giật của cải, địa vị… nhưngbên cạnh đó cũng gặp nhiều điều thú vị đó là con người thú vị như vị Thuyềntrưởng lần dầu tiên cho chàng lên tàu, người thuyền trưởng tàu Tây Ban Nha,
bé Xuri, đã để lại trong chàng những tình cảm hết sức tốt đẹp Chính từ thực
tế cuộc sống đó đã giúp chàng có những kinh nghiệm và bài học trong laođộng, trong thực tiển của đời sống
Tóm lại với nghị lực và trí tuệ, tinh thần dũng cảm và bằng chính khảnăng lao động của mình Robinson đã chiến thắng thiên nhiên, làm thay đổi bộmặt của thiên nhiên và điều quan trọng là bắt thiên nhiên phục vụ cho cuộcsống của mình Cũng chính nhờ niềm tin vào bản thân và vào cuộc sống tươiđẹp này Robinson đã chiến thắng mọi khó khăn trở ngại để vượt qua thửthách của cuộc sống
2.3 Giá trị lao động và tình yêu thương
Giá trị lao động
Từ xa xưa con người đã biết lao động để kiếm sống, chính sự sống đãlàm cho con người luôn phải đương đầu với sự sinh tồn, con người phải luônđấu tranh, phải lao động chống chọi với những thảm họa của thiên nhiên, và
có những lúc họ đương đầu với chính con người, chính bản thân mình đểvươn lên Điều đó đã rèn luyện cho họ một cái tôi kiên cường, ý chí mạnh mẽtrước những khó khăn, thử thách của cuộc đời, của cái sống còn và chính laođộng giúp con người hoàn thiện về mặt cơ học, chính điều đó làm cho conngười thấy được giá trị của sự lao động trong cuộc sống của mình Ta bắt gặp
hình ảnh này trong thiên truyện Robinson Crusoe của Daniel Difoe, vơi nhân
vật Robinson khi chàng lạc vào đảo hoang, hoàn cảnh bắt chàng phải biết laođộng và tự lao động để nuôi sống bản thân đây cũng chính là nhu cầu cơ bảncủa con người trong hơn hai tám năm sống trên đảo hoang không có một dấu
Trang 17chân người chỉ có con chó và con vẹt làm bạn, trong những năm cuối cùngsống trên đảo có thêm Thứ Sáu, Robinson cùng những người bạn của mình đãkhông ngừng lao động, chàng đã cố gắng tạo dựng cho mình một cuộc sốngxứng đáng là một cuộc sống của con người sau khi lạc vào đảo hoang thìchàng bắt tay làm nhà, tiến hành chăn nuôi, trồng trọt và tạo ra những đồ dùngtrong nhà những thứ rất cần thiết đối với chàng trên đảo cũng như nhu cầucuộc sống của con người Chính lao động đã giúp chàng tồn tại được trên đảocũng như giúp chàng vượt qua mọi khó khăn trên đảo Thử hỏi khi bị lạc vàođảo hoang mà chàng không biết tự lao động kiếm sống hay chỉ là lao động thô
sơ (săn bắt hái lượm) liệu chàng có thể tồn tại được hai tám năm trên đảokhông? Chàng đã thấy được tầm quan trọng của việc tự lao động, tự làm racủa cải để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình là rất quan trọng,đó làviệc chàng biết làm ra dụng cụ để dự trữ cho những lúc hết, rồi chàng tiếnhành nuôi dê phòng cho những lúc không có thuốc súng …để đảm bảo cuộcsống của mình thì Robinson lao động không biết mệt mỏi và cũng chỉ có laođộng mới có thể giúp chàng chống lại thiên nhiên cũng như nuôi sống bảnthân mình trên đảo hoang không có dấu chân người
Tình yêu thương
Robinson trở về tổ quốc sau hai tám năm hai tháng mười chín ngày,chàng đã phải sống một cuộc sống lạc lõng trên đảo xa vời tiếng nói của loàingười cho mãi tới khi có sự xuất hiện của Thứ Sáu thì cũng đã lấy đi củachàng hai lăm năm trên đảo Nếu như trong câu chuyện có thật về thủy thủXenkiếc bị lạc vào đảo hoang ở ngoài khơi biển Chilê, trong lúc người thủythủ bất hạnh đó hầu như đã trở về với trạng thái hoang dã, tuy không chếtnhưng anh ta sống lay lứt bị thiên nhiên khuất phục còn Robinson thì ngượclại Tại sao Robinson sống đến hơn hai tám năm trên đảo lại không bị cuộcsống hoang dã làm tha hóa như thủy thủ Xenkiếc? Một trong những lý dochính có lẽ là do chàng có một tâm hồn phong phú giàu tình yêu thương Khi tình cờ tìm được con chó trên chiếc thuyền bị đắm chàng đã mừngkhôn xiết, chàng xem nó như một người bạn, chàng yêu thương chăm sóc chuđáo cho nó cùng nó chia sẽ tâm sự vui buồn cũng như những khó khăn trênđảo Trong mổi bước đi của chàng hầu như không bao giờ thiếu dấu chân củacon chó, nó theo chàng trong mổi chuyến đi săn, trong lúc trông coi trang