1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường tại khu du lịch biển Mỹ Khê Quảng Ngãi. Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

77 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 7,61 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để khóa luận này được hoàn chỉnh và đạt được như hôm nay, em xin chân thành cảm ơn sự định hướng chọn đề tài và giúp đỡ về mọi mặt của thầy Hà Quang Hải. Trong 4 năm học tại khoa Môi Trường em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô giáo đã giảng dậy tại chuyên ngành Khoa Học Môi Trường đã giúp cho em có được những kiến thức quí bấu mà sau này ra trường em cần phải vận dụng vào thực tế và định hướng nghề nghiệp trong tương lai là làm việc gì có ích và làm đúng chuyên ngành của mình.. Trong quá trình nghiên cứu, đi khảo sát và tìm tài liệu em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình chủa chú Nguyễn Đức Tân chi cục trưởng chi cục BVMT tỉnh Quảng Ngãi, cán bộ xã Tịnh Khê, các ngư dân tại xóm Khê Thuận và xóm Khê Thuận, các anh ( chị) qunar lí khu nhà hàng Hàng Xanh, khu du lịch dân dã Mỹ Khê, và du khách đã giúp đỡ em trong bảng khảo sát thực địa. Với khả năng và kiến thức còn hạn chế của mình, nên trong quá trình viết khóa luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mong quí thầy cô giúp đỡ. Em xin chân thành cảm ơn. TÓM TẮT Sea travel is the direction of the main economic development in the tourism sector in Quang Ngai in the current period. This thesis research is based on actual operational status at My Khe beach resort, Quang Ngai.Search as well as giving reasons for the limitations and inadequacies of garbage, and litter on the beach. Thereby, the proposed solution should be implemented quickly in this time. The quality of the environment, both natural and manmade, is essential to tourism. However, tourisms relationship with the environment is complex many activities can have adverse environmental effects. Many of these impacts are linked with the construction of general infrastructure such as roads, and of tourism facilities, including resorts, hotels, restaurants, shops, and marinas. On the other hand, tourism has the potential to create beneficial effects on the environment by contributing to environmental protection and conservation. It is a way to raise awareness of environmental values and it can serve as a tool to finance protection of natural areas and increase their economic importance. Negative impacts from tourism occur when the level of visitor use is greater than the environments ability to cope with this use within the acceptable limits of change. It can put enormous pressure on an area and lead to impacts such as: soil erosion, increased pollution, discharges into the sea, natural habitat loss, increased pressure on endangered species and heightened vulnerability to forest fires. Target problem • Assess their merits and demerits of My Khe beach resort. • Take measures to minimize negative impacts and environmental monitoring programs My Khe beach resort. • Orientation to develop ecotourism with the goal of sustainable development at My Khe beach resort. Content of the this study: • Integrated study of the natural environment of the My Khe beach resortAmerican Son: meteorological and hydrological characteristics, ecological, economic conditions social, study area .. • Assessing the current state of the environment and landscape, as well as the social environment in the sea resortMy Khe of Son My. • Preliminary studies of the effects of sea travel to Son My, My Khequality environmental study area. • Propose directions for sustainable tourism development and efficiency in the upcoming period in the locality. Methods used in research : • Identify sources of impact, of the environmental impact • predict changes in the environmental impact • methods of public consultation • Matrix • Checklist And the results Qualitative outlook on the environmental status at My Khe beach resort. Identify sources of pollution, waste cause pollution along the U.S. coast Khe. Thereby, the proposed direction for sustainable tourism in this area.

Trang 1

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH BIỂN MỸ KHÊ – QUẢNG NGÃI, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÍ DU

LỊCH XANH

Ngành : Khoa Học Môi Trường

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ KIM DIỆU

Giáo viên hướng dẫn: PGS TS HÀ QUANG HẢI

TP Hồ Chí Minh – 2011ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanhTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH BIỂN MỸ KHÊ – QUẢNG NGÃI, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÍ DU

LỊCH XANH

Ngành: Khoa Học Môi Trường

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ KIM DIỆU

Giáo viên hướng dẫn: PGS TS HÀ QUANG HẢI

Trang 3

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

LỜI CẢM ƠN

Để khóa luận này được hoàn chỉnh và đạt được như hôm nay, em xin chân thànhcảm ơn sự định hướng chọn đề tài và giúp đỡ về mọi mặt của thầy Hà Quang Hải.Trong 4 năm học tại khoa Môi Trường em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô giáo đãgiảng dậy tại chuyên ngành Khoa Học Môi Trường đã giúp cho em có được nhữngkiến thức quí bấu mà sau này ra trường em cần phải vận dụng vào thực tế và địnhhướng nghề nghiệp trong tương lai- là làm việc gì có ích và làm đúng chuyên ngànhcủa mình Trong quá trình nghiên cứu, đi khảo sát và tìm tài liệu em cũng xin chânthành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình chủa chú Nguyễn Đức Tân- chi cục trưởng chi cụcBVMT tỉnh Quảng Ngãi, cán bộ xã Tịnh Khê, các ngư dân tại xóm Khê Thuận và xómKhê Thuận, các anh ( chị) qunar lí khu nhà hàng Hàng Xanh, khu du lịch dân dã MỹKhê, và du khách đã giúp đỡ em trong bảng khảo sát thực địa Với khả năng và kiếnthức còn hạn chế của mình, nên trong quá trình viết khóa luận sẽ không tránh khỏithiếu sót Mong quí thầy cô giúp đỡ Em xin chân thành cảm ơn

TÓM TẮT

Sea travel is the direction of the main economic development in the tourism sector in Quang Ngai in the current period This thesis research is based on actual operational status at My Khe beach resort, Quang Ngai.Search as well as giving

reasons for the limitations and inadequacies of garbage, and litter on the beach

Thereby, the proposed solution should be implemented quickly in this time

The quality of the environment, both natural and man-made, is essential to tourism.However, tourism's relationship with the environment is complex - many activities canhave adverse environmental effects Many of these impacts are linked with theconstruction of general infrastructure such as roads, and of tourism facilities, includingresorts, hotels, restaurants, shops, and marinas

On the other hand, tourism has the potential to create beneficial effects on theenvironment by contributing to environmental protection and conservation

It is a way to raise awareness of environmental values and it can serve as a tool tofinance protection of natural areas and increase their economic importance

Trang 4

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanhNegative impacts from tourism occur when the level of visitor use is greater thanthe environment's ability to cope with this use within the acceptable limits of change.

It can put enormous pressure on an area and lead to impacts such as: soil erosion,increased pollution, discharges into the sea, natural habitat loss, increased pressure onendangered species and heightened vulnerability to forest fires

Target problem

 Assess their merits and demerits of My Khe beach resort

 Take measures to minimize negative impacts and environmental monitoring programs My Khe beach resort

 Orientation to develop eco-tourism with the goal of sustainable development at

My Khe beach resort

Content of the this study:

 Integrated study of the natural environment of the My Khe beach

resort-American Son: meteorological and hydrological characteristics, ecological, economic conditions - social, study area

 Assessing the current state of the environment and landscape, as well as the social environment in the sea resort-My Khe of Son My

 Preliminary studies of the effects of sea travel to Son My, My Khe-quality environmental study area

 Propose directions for sustainable tourism development and efficiency in the upcoming period in the locality

Methods used in research :

 Identify sources of impact, of the environmental impact

 predict changes in the environmental impact

methods of public consultation

 Matrix

 Checklist

And the results

Qualitative outlook on the environmental status at My Khe beach resort Identify sources of pollution, waste cause pollution along the U.S coast Khe Thereby, the proposed direction for sustainable tourism in this area

Trang 5

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

TÓM TẮT 3

MỤC LỤC 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH 13

PHẦN A: MỞ ĐẦU 13

I ĐẶT VẤN ĐỀ: 14

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 15

III NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 15

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

IV.1 Phương pháp luận 16

IV.2 Phương pháp cụ thể 16

V GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 16

PHẦN B: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 18

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ KHU DU LỊCH MỸ KHÊ 18

I.1 Giới thiệu chung 18

I.2 Những vấn đề làm cho khu du lịch biển Mỹ Khê hấp dẫn khách du lịch: 18

I.3 Nội dung cơ bản của dự án khu du lịch Mỹ Khê 19

I.3.1 Chức năng của khu du lịch biển Mỹ Khê 19

I.3.2 Quy mô khách (lượt khách) 19

I.3.3 Quy mô đất đai (ha) 19

I.3.4 Định hướng phát triển 20

I.3.5 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và phân khu chức năng 21

I.3.5.1 Không gian phát triển du lịch phổ thông: 21

Trang 6

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

I.3.5.2 Không gian công cộng: 21

I.3.5.3 Không gian phát triển du lịch cao cấp 22

I.3.5.4 Câu lạc bộ du lịch biển: 22

I.3.5.5 Quỹ đất tái định cư: 22

I.3.5.6 Dải cây xanh ven biển 22

I.4 Lợi ích kinh tế của khu du lịch Mỹ Khê 23

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 24

II.1 Tổng quan về khu vực 24

II.1.1 Vị trí địa lý 25

II.1.2 Hiện trạng sử dụng đất 27

II.2 Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án 28

II.2.1 Địa hình – Địa chất 28

II.2.2 Khí hậu 28

II.2.2.1 Nhiệt độ 28

II.2.2.2 Độ ẩm : 28

II.2.2.3 Chế độ gió 28

II.2.2.4 Lượng mưa 28

II.2.2.5 Thủy văn 28

II.2.2.6 Hải văn 29

II.2.2.7 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt trên khu vực là mưa, lũ: 29

II.2.3 Đặc điểm sinh vật và cảnh quan thiên nhiên 30

II.3 Hiện trạng hoạt động của khu du lịch biển Mỹ Khê 30

II.3.1 Hiện trạng hoạt động của các chủ đầu tư, kinh doanh 30

II.3.2 Hiện trạng hoạt động của sở văn hóa và du lịch tỉnh Quảng Ngãi 30

II.4 Hiện trạng môi trường tự nhiên đặc trưng tại khu vực nghiên cứu 30

Trang 7

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

II.4.1 Hiện trạng môi trường đất 31

II.4.2 Môi trường nước mặt 31

II.4.3 Môi trường nước ngầm 32

II.4.4 Môi trường không khí 33

II.4.5 Hiện trạng môi trường sinh thái 35

II.4.6 Các hiện tượng tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường 35

II.5 Hiện trạng kinh tế – xã hội 36

II.6 Hiện trạng xây dựng và hạ tầng kỹ thuật 36

II.6.1 Công trình xây dựng 36

II.6.2 Giao thông 36

II.6.3 Cấp điện, nước 36

II.7 Hiện trạng phát triển du lịch : 36

II.8 Dự báo diễn biến các điều kiện trên khi không đi vào hoạt động khu du lịch Mỹ Khê 37

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 37

III.1 Nguồn tác động: 38

III.1.1 Tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án khu du lịch 38

III.1.1.1 Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 38

III.1.1.2 Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 39 III.1.2 Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động của khu du lịch 40

III.1.2.1 Các nguồn tác động liên quan đến chất thải 40

III.1.2.2 Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải 43

III.2 Đối tượng, qui mô bị tác động 44

III.2.1 Đối tượng, qui mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng khu du lich 44

Trang 8

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh II.2.1 Đối tượng, qui mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động của

khu du lich 45

III.3 Đánh giá tác động môi trường 47

III.3.1 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng khu du lịch Mỹ Khê 47

III.3.1.1 Tác động đến môi trường tự nhiên 47

III.3.1.1.1 Không khí 47

III.3.1.1.1.1 Nguồn gây ô nhiễm 47

III.3.1.1.1.2 Đặc trưng của ô nhiễm không khí 47

III.3.1.1.2 Nước thải 50

III.3.1.1.2.1 Nguồn gây ô nhiễm 50

III.3.1.1.2.2 Đặc trưng của ô nhiễm nước 51

III.3.1.1.3 Rác thải 52

III.3.1.1.3.1 Nguồn phát sinh 52

III.3.1.1.3.2 Khối lượng rác thải 53

III.3.1.1.4 Tác động đến môi trường đất 53

III.3.1.1.5 Tác động đến môi trường sinh học 53

III.3.1.2 Tác động đến môi trường kinh tế – xã hội 53

III.3.2 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của khu du lịch 54

III.3.2.1 Đặc trưng của ô nhiễm không khí 54

III.3.2.1.1 Nguồn ô nhiễm 54

III.3.2.1.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí do mùi hôi: 54

III.3.2.1.3 Đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí môi trường xung quanh từ hoạt động đun nấu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, tắm, nghỉ dưỡng 55

III.3.2.1.4 Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí do hoạt động của các hoạt động giao thông 56

III.3.2.1.5 Đánh giá mức độ ô nhiễm do sự thải nhiệt thừa 57

Trang 9

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

III.3.2.1.6 Tiếng ồn 58

III.3.2.1.7 Nhận xét chung về mức độ ô nhiễm không khí tại khu du lịch 58

III.3.2.1.8 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 58

III.3.2.2 Đánh giá tác động môi trường do nước thải 59

III.3.2.2.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải 59

III.3.2.2.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải 59

III.3.2.2.2.1 Nước thải sinh hoạt và nước thải phát sinh từ các hoạt động của khu du lịch 59

III.3.2.2.2.2 Nước mưa chảy tràn: 61

III.3.2.2.3 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải: 61

III.3.2.3 Đánh giá tác động của chất thải rắn đến môi trường ven bờ biển Mỹ Khê, và sông Kinh 63

III.3.2.3.1 Chất thải sinh hoạt 63

III.3.2.3.2 Chất thải nguy hại 65

III.3.2.3.3 Chất thải từ cư dân tại khu du lịch 66

III.3.2.4 Đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường và dự báo các tác động trong tương lai 68

III.3.2.5 Tác động về kinh tế - xã hội: 69

III.3.2.6 Tác động do các sự cố môi trường và thiên tai 69

III.4 Báo cáo phiếu khảo sát thực tế các cơ sở kinh doanh du lịch, cư dân địa phương và khách du lịch 69

CHƯƠNG IV: CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP KHẮC PHỤC CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KHU DU LỊCH MỸ KHÊ 73

IV.1 Cơ sở, căn cứ pháp lí 73

IV.2 Phân tích, lựa chọn các vấn đề môi trường ưu tiên, cần giải quyết 74

Trang 10

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh IV.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn đền

bù giải tỏa mặt bằng 74

IV.2.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thực thi dự án và dự án đi vào khai thác kinh doanh 74

IV.2.2.1 Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí 74

IV.2.2.1.1 Cải thiện điều kiện vi khí hậu 75

IV.2.2.1.2 Cải thiện môi trường không khí chung 75

IV.2.2.1.3 Giảm thiểu tiếng ồn và trồng cây xanh 75

IV.2.2.2 Các biện pháp khống chế ô nhiễm nước 76

IV.2.2.3 Các biện pháp giảm tác động tiêu cực đến môi trường đất 76

IV.2.2.4 Các biện pháp khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 77

IV.2.3 Các biện pháp giữ gìn sinh thái, cảnh quan khắc phục tiêu cực đến rừng dương, và sông Kinh: 77

IV.2.4 Các giải pháp giảm thiểu rủi ro do thiên tai, quản lí sự cố rủi ro 78

IV.2.5 Các biện pháp hỗ trợ: 78

CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 78

V.1 Thực tế về công tác quản lí, giám sát về môi trường: 78

V.2 Đề xuất chương trình quản lí, giám sát môi trường 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

I Kết luận 79

II Kiến nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 11

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD - Nhu Cầu Oxy Sinh Hóa

BVMT - Bảo Vệ Môi Trường

CBCNV - Cán Bộ Công Nhân Viên

COD - Nhu Cầu Oxy Hóa học

CTNH - Chất Thải Nguy Hại

DO - Nhu Cầu Oxy Trong Nước

ĐTM - Đánh Giá Tác Động Môi Trường

KHKT - Khoa Học Kỹ Thuật

NĐ-CP - Nghị Định- Chính Phủ

QHD - Quy Hoạch Đất

QHMT - Quy Hoạch Môi Trường

QHCT - Quy Hoạch Chi Tiết

TCMT - Tiêu Chuẩn Môi Trường

TCVN - Tiêu Chuẩn Việt Nam

THC - Tổng Hydrocarbon

TNHH - Trách Nhiệm Hữu Hạng

TNMT - Tài Nguyên Môi Trường

TSS - Tổng Hàm Lượng Chất Rắn Lơ Lửng

UBND - Ủy Ban Nhân Dân

XLCT - Xử Lí Chất Thải

XLNT - Xử Lí Nước Thải

VLXD - Vật Liệu Xây Dựng

WHO - Tổ Chức Y Tế Thế Giới

Trang 12

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

Bảng 1.1 Phân bố qui mô đất đai khu du lịch biển Mỹ Khê, Quảng Ngãi, năm 2010Bảng 1.2 Tổng hợp số lượng các tổ chức - doanh nghiệp đang hoạt động và kinhdoanh dịch vụ tại Khu du lịch Mỹ Khê

Bảng 1.3 Dự kiến cơ cấu phân khu chức năng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đến năm 2015Bảng 2.1 Kết quả phân tích mẫu nước biển ven bờ khu vực dự án

Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu

Bảng 2.3 Hiện trạng chất lượng không khí tại khu vực ngiên cứu

Bảng 2.4 Thiết bị sử dụng lấy mẫu không khí xung quanh

Bảng 2.5 Số liệu thống kê chung du lịch hàng năm của tỉnh

Bảng 3.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng.Bảng 3.2 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải

Bảng 3.3 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt độngBảng 3.4 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạnhoạt động của dự án

Bảng 3.5 : Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng dự ánBảng 3.6 : Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động khi khu du lịch đivào hoạt động

Bảng 3.7 Các đối tượng, qui mô bị tác động

Bảng 3.8 Thành phần các chất trong khói thải ô tô

Bảng 3.9 Hệ số ô nhiễm của xe hơi (kg/1.000 lít xăng)

Bảng 3.10 : Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường

Bảng 3.11 : Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 3.14 Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu

Bảng 3.12 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 3.13 Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu

Bảng 3.14 Thông số xả thải từ phương tiện giao thông vào không khí

Bảng 3.15 Định mức sử dụng nhiên liệu một số phương tiện giao thông

Bảng 3.16 Lượng phát thải các khí ô nhiễm trong khí thải phương tiện giao thông

Trang 13

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanhBảng 3.18 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 3.19 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 3.20 : Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải

Bảng 3.21: Thành phần của rác thải sinh hoạt

Bảng 3.22 Dự báo thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Hình 4.1 Sơ đồ giám sát , quản lí nước thải tại khu du lịch Mỹ Khê- Quảng Ngãi

Hình 1.1 Sơ đồ mối liên hệ vùng khu vực nghiên cứu

Hình 2.1 Bãi biển Mỹ Khê vào những ngày vắng khách ( ảnh được chụp ngày20/02/2010)

Hình 2.2 Bãi biển Mỹ Khê khi đông khách

Hình 2.3 Phân khu chi tiết du lịch biển Mỹ Khê

Hình 2.4 Rừng cây dương được trồng dọc bãi biển Mỹ Khê ( ảnh chụp ngày16/03/2011)

Hình 2.5 Ao nuôi tôm hai bên bờ sông Kinh (ảnh chụp ngày 16/03/2011)

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu hiện trạng

Hình 3.2 Bờ phía Đông con Sông Kinh đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng( ngày 16/03/2011)

Hình 3.3 Rừng dương tại khu vực quy hoạch cho xây dựng khu du lịch của CTYTNHH Ánh Sao ( ngày 16/03/2011)

Hình 3.4 Các bảng hiệu được gắn sát nhau tại khu quản lí của công ty cổ phần du lịchSơn Tịnh

Hình 3.5 Rác dọc bãi biển Mỹ Khê sau những ngày đông khách du lịch

Hình 3.6 Các ao nuôi tôm bị bỏ hoang do tác động tiến ồn và bụi khi xây dựng khu vựcquy hoạch thêm ( ngày 20/02/2011)

Hình 3.7 Biện pháp chôn lấp rác của người dân

Hình 3.8 Rác dọc bãi biển Mỹ Khê sau những ngày đông khách du lịch

PHẦN A: MỞ ĐẦU

Đất nước trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, nhu cầu du lịch,

Trang 14

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanhnghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của nhân dân tăng nhanh Quảng Ngãi là tỉnhmiền Trung có vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động du lịch và nằm trong vùngảnh hưởng của du lịch Đà Nẵng, là trung tâm du lịch lớn của cả nước Đặc biệt,Quảng Ngãi có Khu kinh tế Dung Quất, tụ hội nhiều khách trong và ngoài nước Đóthực sự là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nhất là du lịch sinh thái biển vàvui chơi giải trí.

Biển Mỹ Khê thuộc xã Tịnh Kỳ và Tịnh Khê huyện Sơn Tịnh tỉnh QuảngNgãi, nằm cách thành phố Quảng Ngãi 11 km về hướng Đông Bắc, cách khu kinh

tế Dung Quất 25 km về hướng Nam, cách thành phố Vạn Tường 12 km về hướngĐông Nam Bãi biển Mỹ Khê là một mắt xích quan trọng trong hệ thống tuyếnđiểm du lịch, có mối quan hệ tới các điểm di tích Lịch sử - Cách mạng, danh lamthắng cảnh khác trong vùng như: Núi Ấn, chùa Thiên Ấn, khu thành cổ Châu Sa vàkhu chứng tích Sơn Mỹ vv Địa điểm này còn có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậutốt, bãi biển đẹp, giữ vai trò hết sức quan trọng đối với tỉnh Quảng Ngãi, là nơinghỉ mát sinh thái biển và vui chơi giải trí lý tưởng cho các du khách trong vàngoài nước

Đây là khu du lịch biển được nhiều người đặt chân đến nghỉ ngơi, giải trí khi đếnQuảng Ngãi Trong thời gian qua hoạt động du lịch tại đây đã mang lại nhiều lợi íchkinh tế - xã hội cho khu vực Cụ thể:

- Tạo ra một khu du lịch sinh thái biển và vui chơi giải trí có hệ thống cơ sở

hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có cảnh quan đẹp và môi trường sinh thái lý tưởng

- Góp phần hoàn chỉnh quy hoạch du lịch, QHMT của tỉnh Quảng Ngãi

- Góp phần giải quyết việc làm cho người dân tại địa phương

- Góp phần thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh QuảngNgãi

Bên cạnh những lợi ích kể trên, thì vấn đề môi trường ở đây cần được quan tâm nhiềuhơn, nhất là rác thải Một vấn đề hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của ban quản líkhu du lịch, và chính quyền địa phương

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Do lượng khách du lịch được tính toán, khả năng đầu tư của địa phương, nên hiện

Trang 15

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanhĐịa phương có thế mạnh về vị trí địa lí, khí hậu, gần khu kinh tế trọng điểm miềnTrung, từ đây ta có thể đi tham quan các khu di tích, thắng cảnh khác của tỉnh QuảngNgãi như Cổ Lỹ Cô Thôn, cảng biển Dung quất, Núi Ấn-sông Trà, chiến tích Sơn Mỹ-

là góp sức mình vào xây dựng, tìm hiểu rõ hơn về quê hương- những điều đã có, đangxảy ra, và sẽ xảy ra trong tương lai

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của khu du lịch biển Mỹ Khê

- Đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và chương trình giám sát môi trườngkhu du lịch biển Mỹ Khê

- Định hướng phát triển loại hình du lịch sinh thái với mục tiêu phát triển bền vữngkhu du lịch biển Mỹ Khê

III NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

1 Nghiên cứu tổng hợp môi trường tự nhiên của khu du lịch biển Mỹ Khê-Sơn

Mỹ : đặc điểm khí tượng thủy văn, sinh thái, điều kiện kinh tế – xã hội,… khuvực nghiên cứu

2 Đánh giá hiện trạng môi trường và cảnh quan, cũng như môi trường xã hội tạikhu du lịch biển Mỹ Khê-Sơn Mỹ

3 Nghiên cứu sơ bộ những ảnh hưởng của du lịch biển Mỹ Khê-Sơn Mỹ đến chấtlượng môi trường khu vực nghiên cứu

4 Đề xuất phương hướng phát triển du lịch bền vững và hiệu quả trong thời giansắp tới tại địa phương

Trang 16

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IV.1 Phương pháp luận

1 Tham khảo các báo cáo đánh giá tác động môi trường tương tự

2 Lấy ý kiến từ cơ quan bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm (cụ thể: Chi cụcBVMT, ban quản lí các dự án - thuộc sở TNMT Quảng Ngãi)

3 Phương pháp thống kê: thu thập và xử lí các số liệu về điều kiện thủy văn, kinh

tế xã hội tại khu vực nghiên cứu

4 Phương pháp bảng liệt kê ( checklist) và phương pháp ma trận ( matrix) : phươngpháp này được sử dụng để lập các mối quan hệ giữa các hoạt động của khu du lịch MỹKhê và các thành phần môi trường

5 Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnhđạo, nhân dân địa phương tại nơi thực hiện nghiên cứu

IV.2 Phương pháp cụ thể

1 Xác định các hoạt động quan trọng của khu du lịch

2 Xác định tác động đến môi trường của các hoạt động

3 Xác định tác động đến nguồn tài nguyên thiên nhiên; cảnh quan

4 Dự báo diễn biến của tác động

V GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

 Đề tài sẽ được tiến hành vào tháng 1, 3, 4, 5 năm 2011

Cụ thể: Từ 1/1/2011 đến 15/01/2011: Xác định đề tài và lập dàn ý, và đi khảo sátthực tế tại khu vực nghiên cứu

 25/02/2011 xin tài liệu tại Chi cục Môi Trường ( thuộc sở TNMT) tỉnhQuảng Ngãi Đi khảo sát thực tế lần 2

 Từ 04/03- 01/04/2011 hoàn thành đề cương chi tiết cho khóa luận, lập phiếukhỏa sát thực tế tại khu vực biển Mỹ Khê-Quảng Ngãi

 30/04/2011: khỏa sát thực tế lần 3 Đi khỏa sát người dân

 16/04/2011- 30/05/2011: hoàn thành, chỉnh sửa nội dung, gởi thầy hướng

Trang 17

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

 Địa điểm khảo sát: (hình 1) khu du lịch biển Mỹ Khê

` Hình 1 Sơ đồ mối liên hệ vùng khu vực nghiên cứu

 Đối tượng khảo sát:

 Chủ các quán nghỉ dưỡng

 Khách du dịch

 Nhà đầu tư

 Người dân địa phương

PHẦN B: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ KHU DU LỊCH MỸ KHÊ

I.1 Giới thiệu chung

Những năm gần đây, Quảng Ngãi đã trở thành một vùng đất đầy hứa hẹn về đầu

tư và du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch đã và đang được đầu tư Năm 2000 toàn tỉnh mới chỉ có 15 cơ sở lưu trú du lịch với 470 phòng thì năm 2006 đã có 38 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 900 phòng với 6 khách sạn

Trang 18

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanhđược xếp hạng từ 1-4 sao và một số khu du lịch cũng đang giai đoạn hoàn thành đưa vào khai thác Số lượng du khách đến với vùng đất ngày càng tăng năm

2000 đón 83.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 4.500 lượt thì năm 2006 đón 195.000 lượt với trên 13.000 lượt khách quốc tế Đồng thời để tạo ra các sản phẩm đặc trưng du lịch Quảng Ngãi tiếp tục mở các tuyến du lịch mới: TP Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn, TP Quảng Ngãi - di tích Bệnh xá Bác sĩ Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm- Sa Huỳnh…Hiện nay ngành du lịch Quảng Ngãi đang tìm kiếm các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào các khu du lịch sinh thái biển và rừng

đã được lập quy hoạch như: Khu du lịch Mỹ Khê, khu du lịch Sa Huỳnh, khu du lịch Vạn Tường, khu du lịch Cà Đam… nhằm khai thác tiềm năng phong phú và

đa dạng Với cơ chế, chính sách thông thoáng, khuyến khích đầu tư vào du lịch của tỉnh, ngành du lịch Quảng Ngãi mong nhận được sự hợp tác của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng đến với vùng đất đầy hứa hẹn và hấp dẫn

I.2 Những vấn đề làm cho khu du lịch biển Mỹ Khê hấp dẫn khách du lịch:

 Khu du lịch biển Mỹ Khê có vị trí địa lí thuận lợi, cách trung tâm tỉnhQuảng Ngãi không xa Là nơi vừa phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi cho khách địaphương, vừa phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí cho công nhân, CBCNV tạikhu kinh tế Dung Quất

 Hệ thống đường giao thông được đầu tư, xây dựng theo mục tiêu và địnhhướng phát triển cơ cấu kinh tế của UBND tỉnh Quảng Ngãi

 Bãi biển Mỹ Khê, có bãi cát trắng mịn, dài, với các khu cắm trại, rừng dương,

… nên khách du lịch có không gian tự do cho vui chơi, nghỉ ngơi

 Với những ai đặt chân đến Mỹ Khê, sẽ thích thú với các món cá tươi, vừađược người dân địa phương đánh bắt gần bờ, với giá cả rất phải chăng

 Không chỉ có vậy, từ khu du lịch Mỹ Khê, khách du lịch có thể tham quankhu chiến tích Mỹ Lai, hay đảo Lý Sơn ( nơi nổi tiếng về trồng hành và tỏi)

I.3 Nội dung cơ bản của dự án khu du lịch Mỹ Khê

I.3.1 Chức năng của khu du lịch biển Mỹ Khê

QHCT khu du lịch biển Mỹ Khê được phê duyệt từ năm 2001 với định hướng pháttriển thành khu du lịch biển có qui mô diện tích 122.2 ha Khu vực phía Tây sông Kinh

Trang 19

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanhdịch vụ Khu vực phía Đông sông Kinh chủ yếu phát triển các loại hình dịch vụ như:cắm trại, nghỉ dân dã, tắm biển, vui chơi giải trí tổng hợp,…

Mỹ Khê đóng vai trò là một trong những động lực phát triển du lịch biển của tỉnhQuảng Ngãi trong tam giác Sa Huỳnh- Mỹ Khê- Lý Sơn Là khu du lịch biển tổng hợp

I.3.2 Quy mô khách (lượt khách)

Theo thống kê của UBND tỉnh Quảng Ngãi ( đến năm 12/2010), lượt khách đến MỹKhê đông nhất vào khoảng thời gian: tháng 4, 5, 6, 7,8, 9,10, 12, 1, 2 của năm ( trừnhững tháng sau tết, và mùa mưa) Bình quân khu du lịch đón khách trong 8 tháng/năm Lượt khách trong những tháng đông khách có thể lên đến trên 1000 lượt dukhách/ngày

I.3.3 Quy mô đất đai (ha)

Tổng thể khu du lịch biển Mỹ Khê được qui hoạch, phân chia thành 3 khu, thuộc quản

lí của: UBND huyện Sơn Tịnh, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam và CTY TNHH Ánh SaoDương Với diện tích qui hoạch trên tổng diện tích 122.2 ha,cụ thể như sau:

Bảng 1.1 Phân bố qui mô đất đai khu du lịch biển Mỹ Khê, Quảng Ngãi, hiện trạngnăm 2010

1 Tập đoàn Dầu Khí

Việt Nam

Khu phía Bắc bãi biển Mỹ Khê

Phía Bắc: giáp thôn An Vĩnh,

xã Tịnh Kì; phía Nam: giáp khu

du lịch biển Mỹ Khê ( CTY cổphần du lịch Mỹ Khê) PhíaĐông: giáp biển Đông PhíaTây giáp sông Kinh

25

Trang 20

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

3 CTY TNHH Ánh

Sao Dương

Khu phía Nam bãi biển Mỹ Khê

- dọc sông Kinh Phía Bắc giápkhu du lịch dịch vụ dầu khí

Phía Nam giáp sông Trà Khúc

Phía Tây giáp sông Kinh PhíaĐông giáp biển Đông

15.8

(Nguồn: Trang web UBND tỉnh Quảng Ngãi)

I.3.4 Định hướng phát triển

- Là khu du lịch biển quan trọng nằm trong định hướng phát triển du lịch biển củaQuảng Ngãi Mỹ Khê sẽ đóng vai trò là một trọng những động lực phát triển du lịchbiển của tỉnh Quảng Ngãi trong tam giác Sa Huỳnh - Mỹ Khê - Lý Sơn

- Là khu du lịch biển tổng hợp với hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng chất lượng caophục vụ khách trong và ngoài nước

Cụ thể như sau:

Bảng 1.2 Tổng hợp số lượng các tổ chức - doanh nghiệp đang hoạt động và kinh

doanh dịch vụ tại Khu du lịch Mỹ Khê

1 Công ty CP Du lịch biển Mỹ Khê Nhà hàng

3 Công ty CP Du lịch Quảng ngãi Nhà hàng, biệt thự du lịch

4 Công ty TNHH Hà Thành Khu du lịch –DV tổng hợp

6 Trung tâm điều dưỡng NCC tỉnh Khu nghỉ dưỡng

Nguồn: UBND xã Tịnh Khê

Trang 21

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

I.3.5 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và phân khu chức năng

I.3.5.1 Không gian phát triển du lịch phổ thông:

Là không gian phát triển các loại hình du lịch mang tính chất phổ thông phục vụ khách

du lịch đại chúng, có thu nhập trung bình Không gian phát triển du lịch phổ thông baogồm các phân khu:

 Khu công viên chuyên đề: Là khu công viên VCGT theo mô hình công viênchuyên đề với những sản phẩm dịch vụ như thủy cung, trò chơi trên mặt biển,công viên trẻ em…

 Khu khách sạn: Là khu khách sạn với các loại hình khách sạn từ 2 - 3 sao vàcác dịch vụ bổ trợ như nhà hàng, câu lạc bộ

I.3.5.2 Không gian công cộng:

Là không gian công cộng phục vụ khách du lịch, cư dân địa phương và các khuvực lân cận được tổ chức dọc theo trục đại lộ hướng biển Không gian công cộng baogồm các phân khu chức năng:

 Khu dịch vụ thương mại: Là khu vực tổ chức các dịch vụ thương mại như cửahàng lưu niệm, quán giải khát, nhà hàng, chợ đêm, chợ hải sản, các dịch vụkhác…

 Khu công viên cảnh quan: Là không gian công viên tạo cảnh quan cho trục đại

lộ hướng biển

I.3.5.3 Không gian phát triển du lịch cao cấp

Là không gian phát triển các loại hình du lịch cao cấp phục vụ khách du lịch cóthu nhập cao Không gian phát triển du lịch cao cấp bao gồm các phân khu chức năng:Khu Câu lạc bộ thể thao biển: Là khu vực phát triển các loại hình thể thao biển nhưCâu lạc bộ du thuyền, dù bay, ca nô cao tốc, lặn biển…

 Khu nghỉ dưỡng cao cấp: Là khu vực phát triển nghỉ dưỡng cao cấp theo môhình resort cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế với các loại hình sản phẩm dịch vụnhư Villa nghỉ dưỡng, Khu điều dưỡng cao cấp…

 Khu dịch vụ tổng hợp: Là khu dịch vụ tổng hợp với dịch vụ cao cấp phục vụkhách du lịch tại không gian phát triển du lịch cao cấp với các loại hình chính:Trung tâm mua sắm, Phố ẩm thực, Nhà hàng đặc sản…

Trang 22

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

I.3.5.4 Câu lạc bộ du lịch biển:

Là khu vực phát triển các loại hình Vui chơi giải trí theo mô hình Vui chơi giảitrí đêm như Câu lạc bộ đêm, Câu lạc bộ tàu biển…

I.3.5.5 Quỹ đất tái định cư:

Là quỹ đất phục vụ nhu cầu tái định cư trong quá trình giải phóng mặt bằng đểthực hiện các dự án đầu tư của Khu du lịch biển Mỹ Khê và các khu vực lân cận

I.3.5.6 Dải cây xanh ven biển

Là dải cây xanh có tác dụng chắn sóng, chắn gió bảo vệ các công trình xâydựng trong khu du lịch, đồng thời tạo cảnh quan môi trường

Bảng 1.3 Dự kiến cơ cấu phân khu chức năng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đến năm 2015

9

94.30

CẤP

300,879

30.0

(Nguồn: Trang web UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Trang 23

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

I.4 Lợi ích kinh tế của khu du lịch Mỹ Khê.

Khi khu Mỹ Khê đi vào hoạt động, bộ mặt kinh tế tại huyện Sơn Tịnh thây đổi nhanhchóng Với lượng khách du lịch trong và ngoài tỉnh chọn làm địa điểm để nghỉ ngơi,

ăn uống và du lịch, … đã mang lại cho địa phương một nguồn thu khá lớn, đóng gópvào phát triển thêm hạ tầng giao thông và các dịch vụ du lịch khác tại địa phương Cụthể, hiện tại, riêng khu du lịch thuộc quản lí của UBND huyện Sơn Tịnh, có tổng cộng

là 85 láng trại phục vụ du khách, với mức thu là 8 triệu đồng/6 tháng/ 1 năm hoạt động( vì có khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của thời tiết như bão, lũ, không khí lạnh, )

Từ nông nghiệp, ngư nghiệp là ngành chủ đạo tại đia phương, đến nay tại xã Tịnh Kỳngười dân đã chuyển sang làm kinh tế dựa vào du lịch tại Mỹ Khê

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

II.1 Tổng quan về khu vực

Khu du lịch Mỹ Khê nằm trên địa bàn xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh QuảngNgãi là một khu du lịch biển, được hình thành và bắt đầu khai thác từ những năm

1990 Do đó, theo thời gian các tác động đến môi trường sẽ có nhiều thây đổi

Hình 2.1 Bãi biển Mỹ Khê vào những ngày vắng khách ( ảnh được chụp ngày20/02/2010)

Trang 24

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

Hình 2.2 Bãi biển Mỹ Khê khi đông khách

II.1.1 Vị trí địa lý

Bãi biển này thuộc thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh Nó cáchthành phố Quảng Ngãi 12 km về phía Đông, nằm bên cạnh sông Kinh Mỹ Khê nằmtrên quốc lộ 24B, cách cảng Dung Quất 16 km và gần cảng Sa Kỳ Bãi biển này cáchkhu chứng tích Sơn Mỹ 3 km - nơi xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai đã từng làm chấn động

dư luận thế giới Tại Mỹ Khê có bãi tắm có cát mịn, thoải, được che chắn kín đáo,chạy dài 7 km

Ngày 07/05/2009 tại quyết định số: 765/QĐ-UBND uỷ ban nhân dân tỉnhQuảng Ngãi đã công nhận "Khu du lịch Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh" là Khu du lịch địaphương với các nội dung sau:

 Phạm vi, ranh giới khu du lịch: bao gồm vùng đất có diện tích 504 ha (chiếmphần lớn diện tích đất và dân cư của xã Tịnh Khê), ranh giới được xác định nhưsau:

-Đông giáp: Biển Đông

-Tây giáp: Khu dân cư núi Đầu Voi, núi Vách, núi Ngang thuộc xã Tịnh Khê,huyện Sơn Tịnh

-Nam giáp: Sông Trà khúc

-Bắc giáp: xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh và sông Diêm Điền

Trang 25

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

 Tính chất: là Khu du lịch biển với các dịch vụ tổng hợp, nghỉ dưỡng vui chơigiải trí, tắm biển, thể thao nước kết hợp với các loại hình du lịch khác

Hình 2.3 Phân khu chi tiết du lịch biển Mỹ Khê

Trang 26

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

Hình 2.5 Ao nuôi tôm hai bên bờ sông Kinh (ảnh chụp ngày 16/03/2011)

Trang 27

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

II.2 Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án

II.2.1 Địa hình – Địa chất

Địa hình tương đối bằng phẳng Có hệ thống bờ kè, hệ rừng dương chắn sóng

Đặc điểm địa chất đặc thù tại khu du lịch Mỹ Khê là cát mịn, trắng trải dài trên 700m

II.2.2.2 Độ ẩm :

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trìnhchuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển và là yếu tố khí hậu ảnh hưởng đếnsức khỏe của người lao động Độ ẩm tương đối trung bình thay đổi từ 71% (tháng 12)đến 86% (tháng 1, tháng 2); độ ẩm tương đối trung bình năm là 80%, năm 2010

từ tháng 5 đến tháng 9), vận tốc gió trung bình cả năm là 2,8 m/s, vận tốc gió cực đại

là 40m/s, vận tốc gió cực đại trên vùng biển là 62m/s

II.2.2.4 Lượng mưa

Mùa khô từ tháng 4, đến tháng 9, lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa của năm.Mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Trong thời kì này, lượng mưachiếm 90% lượng mưa của năm Tổng lượng mưa cả năm 2010 là 1,3762 mm

II.2.2.5 Thủy văn

Trang 28

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanhChế độ thủy văn của khu vực triển khai dự án chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều vùng biển Đông Biên độ dao động giữa hai lần triều cao và thấp bình quân từ 3m Chu kỳ một con triều tại các cửa sông khoảng 24 - 25 giờ Những ngày nhật triều,thời gian triều lên trung bình từ 14 - 15 giờ, dài nhất lên đến 18 giờ, ngắn nhất là 12giờ Thời gian triều xuống 9 - 10 giờ, dài nhất 15 giờ, ngắn nhất 9 giờ Những ngàybán nhật triều, thời gian triều lên mỗi lần thường 6 - 7 giờ Thời gian triều xuống lầnthứ nhất 3 - 4 giờ, lần thứ hai 6 - 7 giờ Thời gian triều xuống ngắn nhất là 2 giờ, dàinhất là 9 giờ.

II.2.2.6 Hải văn

Khu vực Mỹ Khê chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Kinh và chế độthủy triều Chế độ triều tại vùng biển Mỹ Khê là là chế độ nhật triều không đều, thờigian triều dâng thường kéo dài hơn thời gian triều xuống, biên độ triều ít thay đổi,trong tháng tồn tại từ 16 đến 17 ngày nhật triều, 13 đến 16 ngày bán nhật triều

Chế độ thủy triều ven biển Quảng Ngãi, từ bắc vào nam, thay đổi tương đối phức tạp.Đây là vùng ảnh hưởng chủ yếu của loại triều hỗn hợp, giữa nhật triều không đều vàbán nhật triều không đều Biên độ thủy triều thấp, trung bình khoảng 97 - 122cm,trong đó biên độ của thủy triều ven biển phía nam có phần trội hơn thủy triều khu vựcphía bắc

II.2.2.7 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt trên khu vực là mưa, lũ:

Mưa lớn ở Quảng Ngãi chủ yếu do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùaĐông Bắc, hội tụ nhiệt đới, Đặc biệt là sự kết hợp các hình thái thời tiết trên Tổnglượng mưa trong một trận lũ ở mức báo động II trở lên trung bình từ 200 - 250mm Lũthường tập trung vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 12, đặc biệt trong 2 tháng 10 và 11thường xuất hiện nhiều nhất

Vùng biển ven bờ của Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của hiện tượng sóng khúc xạ do masát đáy, nên khi sóng vận động từ ngoài khơi vào đới ven bờ hướng sóng thay đổi lệchdần có xu hướng vuông góc với đường bờ Các hướng sóng chính ven bờ trong mùađông là đông bắc và đông - đông bắc Ngược lại, hướng sóng chính mùa hè là đôngnam và đông - đông nam Cường độ sóng hoạt động trong mùa đông mạnh hơn rất

Trang 29

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

II.2.3 Đặc điểm sinh vật và cảnh quan thiên nhiên

Hệ sinh vật cảnh quan thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu điển hình là rừng cây phi laotrải dài trên 700 m đường bờ biển Vì khu vực nghiên cứu nằm tách biệt với khu vựcdân cư bằng dòng sông Kinh, và với diện tích 122.2 ha, nên cảnh quan chịu sự chi phốirất lớn của con người, với các hoạt động, các dự án đầu tư làm thây đổi cơ cấu đất, vàlớp thực vật vốn có

II.3 Hiện trạng hoạt động của khu du lịch biển Mỹ Khê

II.3.1 Hiện trạng hoạt động của các chủ đầu tư, kinh doanh

Hiện nay, tại các khu đã được đầu tư xây dựng từ trước đây đã đi vào hoạt động, khaithác du khách Tại các khu nghỉ ngơi cao cấp, nhà hàng Biển Xanh,…thì có chổ lưu trúcho khách ở xa, khách đi du lịch theo tour, và khách quốc tế tại khu kinh tế DungQuất Do đó, tại khu này tập trung phục vụ lượng khách muốn được hưởng các dịch vụtốt Bên cạnh đó, tranh thủ thời điểm vắng khách trong năm, các chủ đầu tư đã xin cấpphép mở rộng, và nâng cấp cơ sở hạ tầng

Đối với các khu nghi dân dã, các chủ kinh doanh đang khai thác du khách từ hoạt động

ăn uống, nghỉ ngơi trong ngày, lượng khách đến với các khu này là rất lớn.Tóm lại,hoạt động du lịch tại bãi biển Mỹ Khê phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, và các thờiđiểm lễ, tết trong năm

II.3.2 Hiện trạng hoạt động của sở văn hóa và du lịch tỉnh Quảng Ngãi

Khgu du lịch biển Mỹ Khê hoạt động với sự đầu tư, cấp phép của sở văn hóa- du lịch

và thể thao tỉnh Quảng Ngãi, dưới sự quản lí của UBND huyện Sơn Tịnh UBND xãTịnh Khê là đơn vị theo dõi thường xuyên hoạt động phát triển du lịch tại khu vực,trực tiếp quản lí, giám sát và nhắc nhở về công tác vệ sinh- môi trường, an ninh trật tự,

và thu thuế kinh doanh hàng năm

II.4 Hiện trạng môi trường tự nhiên đặc trưng tại khu vực nghiên cứu

Đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực triển khai dự án là một trong những nộidung rất quan trọng và bắt buộc khi lập báo cáo ĐTM, đồng thời là căn cứ khoa học vàpháp lý để xác định mức độ ô nhiễm môi trường (nếu xảy ra) khi dự án đi vào hoạt động

Trang 30

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

Để xác định chính xác chất lượng môi trường xung quanh tại khu vực dự án, Công tyTNHH Ánh Sao đã phối hợp với các cán bộ phòng thí nghiệm của Viện Địa lý Sinh thái

và Môi trường tiến hành lấy mẫu vào ngày 12/7/2009

- Thời tiết: Trời nắng ráo

- Số lượng mẫu lấy:

Không khí xung quanh: 5 mẫu (ký hiệu mẫu: vị trí 1 - vị trí 5)

Nước mặt: 3 mẫu nước mặt sông Kinh (ký hiệu mẫu: NM1-NM3), 3 mẫu nước

biển ven bờ (ký hiệu mẫu: NM1-NM3)

Nước ngầm: 2 mẫu giếng khoan của nhà dân trong khu vực dự án (ký hiệu mẫu

NN1-NN2)

- Phương pháp lấy mẫu: Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu của mẫu

nước tuân thủ theo các hướng dẫn của TCVN, ISO và tham khảo Standard

Methods For The Examination of Water and Wastewater (APHA

-American Public Health Association, 1995)

II.4.1 Hiện trạng môi trường đất

Với đặc điểm của khu vực ven bờ biển, môi trường đất tại khu vực nghiên cứu cóthành phần cơ giới nặng ( đất cát) Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường đấthàng quí ( 2 năm/lần) của chi cục BVMT tỉnh Quảng Ngãi, thì hiện trạng môi trườngđất tại khu vực nghiên cứu ở mức không có thay đổi lớn về chất lượng môi trường đất,nhưng lại có tác động lớn về vật lí Những nguyên nhân chủ yếu là do khu vực nàyđang trong giai đoạn quy hoạch, mở rộng và nâng cấp thêm, do đó những tác độngnhư: đào, lấp, san, ủi, giải phóng mặt bằng,…làm biến đổi bề mặt địa hình

II.4.2 Môi trường nước mặt

Kết quả quan trắc hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ tại khu vực dự án và nướcsông Kinh

Bảng 2.1 Kết quả phân tích mẫu nước biển ven bờ khu vực dự án

5943-1995 Loại A

Trang 31

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

II.4.3 Môi trường nước ngầm

Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu

Trang 32

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanhGhi chú:

- TCVN 5944 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm

Vị trí lấy mẫu:

- NN1: Hộ Nguyễn Sinh, thôn Kỳ Xuyên - xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh

- NN2: Tại nhà dân gần phía Nam khu du lịch

Nhận xét: Nước ngầm tại khu vực dự án còn tương đối tốt, tất cả các chỉ tiêu

phân tích đều đạt tiêu chuẩn cho phép

II.4.4 Môi trường không khí

Các kết quả đo đạc được trình bày ở bảng 2.4 Các thiết bị được dùng để thực hiện thu mẫu và phân tích chất lượng không khí xung quanh được liệt kê ở bảng 2.5.Bảng 2.3 Hiện trạng chất lượng không khí tại khu vực ngiên cứu

5937:200 5

-(*)TCVN 5949 - 1998 : Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư

- TCVN 5937:2005, Tiêu chuẩn chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

Vị trí lấy mẫu

Trang 33

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

Căn cứ kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án tại bảng 2.5 đối chiếu

và so sánh với tiêu chuẩn môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937:2005 vàTCVN 5949:1998) cho thấy: chất lượng môi trường không khí xung quanh tại khu vực

dự án rất tốt, đáp ứng được nhu cầu về chất lượng môi trường cho các hoạt động, nghỉngơi, giải trí của du khách

Bảng 2.4 Thiết bị sử dụng lấy mẫu không khí xung quanh

1 Hàm lượng bụi bay

lơ lửng

Phương pháp trọnglực

Máy bơm lấymẫu không khí

TCVN 1995

không

TCVN bổ sung

-Đức

Trang 34

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu hiện trạng

II.4.5 Hiện trạng môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là hệ rừng cây dương, và hệ thủysản sông Kinh

II.4.6 Các hiện tượng tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường

Khu vực nghiên cứu thường xuyên chịu các tai biến của tự nhiên Cứ hàng năm, bão,

lũ vẫn xảy ra tại khu vực này, gây ra những tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến tìnhhình đầu tư, khai thác du lịch tại Mỹ Khê

Các sự cố môi trường tại đây thì chưa xuất hiện, nhưng hiện nay, một sự cố môitrường đang dần hình thành đó là lòng sông, và diện tích mặt nước sông Kinh đang

Trang 35

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanhvực này Du lịch chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, chính quyền địa phương, và làmmất đi nghề nghiệp kiếm sống của những người dân làm biển nơi đây.

II.5 Hiện trạng kinh tế – xã hội

Kinh tế tại khu du lịch hiện được khai thác tốt vào những khoảng thời gian đôngkhách Điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào thời gian, thời điểm trong năm và thời tiết.Kinh tế của các hộ dân sống trong khu vực nghiên cứu còn phụ thuộc rất nhiều vàobiển, vào sông Kinh Vì nghề nghiệp chính của họ là đánh bắt gần bờ và khai thác thủysản trên sông Kinh

II.6 Hiện trạng xây dựng và hạ tầng kỹ thuật

II.6.1 Công trình xây dựng

Các công trình xây dựng tại khu vực nghiên cứu, được đầu tư nâng cấp, và hình thànhtheo định hướng và mục đích riêng của mỗi nhà đầu tư Tận dụng thế mạnh về địahình, vị trí dịa lí trên mỗi khu, mà hiện nay các khu nhà hàng, khách sạn đã đi vào hoạtđộng và đang được xây dựng mới thêm

II.6.2 Giao thông

Hệ thống mạng giao thông tại khu vực nghiên cứu được xây dựng từ những năm 1970.Với đặc thù là khu vực ven biển của một tỉnh còn nghèo, và du lịch chưa phải là thếmạnh, hiện tại hệ thống giao thông với quốc lộ 24 B, nối từ quốc lộ 1A và khu du lịchđược đưa vào hoạt động tố Trong nội bộ khu du lịch, hệ thống giao thông được quihoạch xây dựng theo hướng đảm bảo cho du khách không gian yên tĩnh, với đường rảinhựa và hệ thống đường bờ biển được lót gạch nền chạy dài trên 700m

II.6.3 Cấp điện, nước

Hiện trạng cấp điện nước tại Mỹ Khê chưa được quy hoạch tổng thể và đồng nhất hay

có sự hợp tác giữa các nhà đầu tư với nhau Cụ thể, mạng lưới điện được truyền từmạng lưới điện quốc gia; riêng về cung cấp nước, tại những khu du lịch gần sôngKinh, thì nước được bơm từ các giếng khoan Còn tại những khu thuộc quản lí củaCTY du lịch Quảng Ngãi thì nước được mua từ những nhà dân ở bên kia sông Kinh

II.7 Hiện trạng phát triển du lịch :

Bảng 2.5 Số liệu thống kê chung du lịch hàng năm của tỉnh:

Trang 36

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

(Nguồn: trang web Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Việt Nam)

II.8 Dự báo diễn biến các điều kiện trên khi không đi vào hoạt động khu du lịch

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

Tác động môi trường tại khu du lịch biển Mỹ Khê được nghiên cứu trong khoảng thời gian dài, nên các thông số môi trường hàng năm tại khu vực có thây đổi nhưng không đánh kể, lí do: vì khu vực nghiên cứu và ven biển Nam Trung Bộ, nên các vấn đề môi trường chịu ảnh hưởng theo năm của các yếu tố tự nhiên ( lũ lụt, bão,…) Do đó, số liệu thống kê được sử dụng của năm 2009, mang tính tương đối cho năm 2010, và 2011.

Đặc trưng của du lịch biển là:

 Tính đa ngành: liên quan đến các nguồn tài nguyên, văn hóa địa phương, lịch

sử, và các dịch vụ kèm theo

 Tính đa thành phần: bao gồm người tham gia du lịch, người phục vụ, cộng đồngdân cư, tổ chức chính phủ, phi chính phủ

 Tính đa mục tiêu

Trang 37

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

 Tính liên vùng: các tuyến du lịch như TP Quảng Ngãi- Mỹ Khê- Lý Sơn, MỹKhê- Sơn Mỹ, …

 Sự suy giảm của nguồn tài nguyên: khi nhu cầu tiêu thụ tăng sẽ làm khanhiếm nguồn tài nguyên hiện có tại khu vực

 Thây đổi tính chất môi trường nước mặt, ô nhiễm nguồn nước ngầm

 Làm thoái hóa đất: các nguồn đất mầu mỡ- nuôi tôm, đất rừng dương liễu,

 Ô nhiễm: gây xáo trộn không khí, tiếng ồn, chất thải rác và đất, phát sinhnước cống, dầu và hóa chất, thậm chí là kiến trúc và tầm nhìn

Hiện trạng, tại khu vực nghiên cứu đang tồn tại hai dạng tác động, đó là đang xâydựng, mở rộng thêm và một là đang đi vào hoạt động khai thác

III.1 Nguồn tác động:

III.1.1 Tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án khu du lịch

III.1.1.1 Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Giai đoạn xây dựng các cơ sở hạ tầng bao gồm san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thốnggiao thông trong nội bộ, công trình nhà ở tạm, các biệt thự, bungalow, các khu dịch vụ,nhà hàng, khách sạn, hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, xây dựng hệthống thoát nước và xử lý nước thải… Các hoạt động và nguồn gây tác động môitrường trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường

trong giai đoạn xây dựng.

1 San lấp mặt bằng, gia cố nền Xe ủi san lấp mặt bằng; xe tải vận

chuyển đất, đá, cát,…vật liệu xây dựng

2 Xây dựng nền, nhà ở, hệ thống

giao thông, các hạng mục công

Xe tải vận chuyển VLXD, đất, cát, đá,…Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn,

Trang 38

Ngãi Đề xuất giải pháp quản lí du lịch xanh

3 Xây dựng hệ thống cấp thoát và

xử lý nước,

Xe tải vận chuyển VLXD, đất, cát,đá,… Quá trình thi công có gianhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy

4 Vận chuyển nguyên vật liệu,

thiết bị phục vụ dự án

Xe tải vận chuyển vật liệu XD,đất, cát, đá,…

5 Hoạt động dự trữ, bảo quản

nhiên nguyên vật liệu phục vụ

công trình

Các thùng chứa xăng dầu

6 Sinh hoạt của công nhân Sinh hoạt của công nhân trên công trường

III.1.1.2 Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạnxây dựng được trình bày trong bảng 3.2

Bảng 3.2 Các nguồn gây tác động môi trường

không liên quan đến chất thải

STT Nguồn gây tác động

1 Quá trình xác định địa điểm, giải phóng mặt bằng

2 Xói mòn, rửa trôi đất, cát khi mưa lớn

3 Biến đổi vi khí hậu

4 Sự tập trung lượng lớn công nhân gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa

Phương

Hình 3.2 Bờ phía Đông con Sông Kinh đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng

( ngày 16/03/2011)

Ngày đăng: 05/06/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w