Chẳng hạn như chất 3-MCPD cỏ khả năng gây ung thư nhưng để chứng minh một người bị ung thư có phải do 3 MCPD gây ra hay không thì rất khó nên cũng cần bổ sung những quy định cụ thể

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam (Trang 29)

thư có phải do 3- MCPD gây ra hay không thì rất khó nên cũng cần bổ sung những quy định cụ thể trong trường hợp này và tương tự.

3.2.6.Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra của các tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng

3.2.7. Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra của người tiêu dùng

KẾT LUẬN

Trong quá trình hoàn thành luận án này, tác giả đã rút ra được kết luận về một số nội dung nghiên cứu chính sau đây:

+ Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận liên quan đến TNBTTH nói chung và TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra như chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, NTD, khái niệm khuyết tật, mức độ an toàn hợp lý, phạm vi khái niệm SP, thời hiệu khởi kiện... Từ đó, có thể giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề mang tính lý luận của pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra, làm rõ nhu cầu cần thiết của việc tác động từ pháp luật tới hoạt động thi hành và áp dụng trên thực tế, đồng thời xác định được những nội dung không thể thiếu được coi là nội hàm mà lĩnh vực pháp luật này buộc phải có;

+ Luận án đã sưu tầm, thu thập một cách công phu những kết quả, số liệu tổng kết tại các CQQLNN; tòa án; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh SP; các TCBVQLNTD… để làm cơ sở cho những kết luận, lập luận chính xác, luận án không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ hữu hiệu cho NTD khi quyền lợi của họ bị xâm phạm khá nghiêm trọng như trong bối cảnh hiện nay.

+ Luận án đã thực hiện bảng khảo sát ý kiến của 857 NTD và nghiên cứu hàng trăm vụ việc thực tế để sử dụng cho việc phân tích thực tiễn áp dụng và thi hành pháp luật Việt Nam về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra tại các CQNN, TCBVQLNTD, các tổ chức trọng tài thương mại, các cá nhân, tổ chức sản xuất và kinh doanh, NTD. Từ đó rút ra những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn để đưa ra 8 nhóm kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam (chương 3) về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra, nâng cao hoạt động thực thi loại trách nhiệm này trong thời gian tới. Hầu hết các kiến nghị đều đi theo hướng: (i) Thứ nhất: Cơ chế bảo vệ NTD phải tạo cho NTD khả năng phản ánh một cách dễ dàng, nhanh chóng, công khai những hành vi vi phạm của NSX, NPP đối với NTD và tạo điều kiện cho NTD có thể khiếu nại, khởi kiện với thủ tục đơn giản, ít tốn kém → thủ

tục khiếu nại và khởi kiện cần được đổi mới theo hướng vừa phát huy được quyền chủ động, tự định đoạt và khả năng dễ dàng tiếp cận với công lý của NTD, vừa tạo thuận lợi cho NTD tranh thủ được sự hỗ trợ của các chủ thể khác và của cộng đồng tham gia vào việc hỗ trợ, bảo vệ NTD → Khởi kiện tập thể cần được thừa nhận; (ii) Thứ hai: Cơ chế bảo vệ NTD phải giúp NTD dễ dàng hành động và tự bảo vệ được mình trước khi cần tới sự hỗ trợ của Nhà nước hay cộng đồng như thông qua giáo dục quyền của NTD, hoạt động tuyên truyền và cung cấp cho NTD đầy đủ thông tin cũng như trang bị cho họ những kiến thức, tài liệu cần thiết về tiêu dùng, cung cấp thông tin cho NTD..

+ Để khắc phục tình hình trên, vấn đề không thể không làm là tiếp tục hoàn thiện pháp luật BVQLNTD trên cơ sở đưa ra các phương hướng, giải pháp phù hợp, khả thi sao cho tương thích với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn nền kinh tế, xã hội Việt Nam, đồng thời phù hợp với xu thế vận động và phát triển chung của hội nhập quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Vì thế trong chương 3, tác giả đã đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các yếu tố cơ bản của TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra ở Việt Nam như khái niệm SP, học thuyết trách nhiệm nghiêm ngặt, nghĩa vụ chứng minh của NTD, chủ thể phải có trách nhiệm bồi thường, chủ thể được bồi thường…và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động trên thực tiễn của hệ thống các CQQLNN về bảo vệ NTD (16 kiến nghị), hệ thống cơ quan tòa án (8 kiến nghị), trọng tài (5 kiến nghị), TCBVQLNTD (12 kiến nghị), các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh (9 kiến nghị) và những giải pháp cho NTD Việt Nam (6 giải pháp) trong giai đoạn hiện nay. Hy vọng với những giải pháp này, NTD Việt Nam sẽ có cơ chế vững chắc hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi yêu cầu TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam (Trang 29)