Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam (Trang 27)

thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra ở Việt Nam

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về những yếu tố c bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra

3.2.1.1. Học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra

Để đảm bảo quyền lợi NTD được triệt để, tác giả cho rằng việc áp dụng học thuyết trách nhiệm nghiêm ngặt ở Việt Nam là điều cần thiết. Nếu áp dụng học thuyết này đối với chế định TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra thì NSX, NPP, nhà bán lẻ sẽ phải chịu TNBTTH ngay cả khi họ không có lỗi trong việc tạo ra khuyết tật SP, miễn là SP của những người cung ứng này gây ra thiệt hại cho NTD.

3.2.1.2. Khái niệm sản phẩm

Theo quan điểm của tác giả, khái niệm SP bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình (dịch vụ) là cách hiểu phù hợp và chuẩn xác nhất, theo cả quan điểm kinh tế học nói chung chứ không chỉ dưới góc độ nghiên cứu luật học. Vì thế, quy định về TNBTTH do SP có khuyệt tật gây ra có nghĩa là phạm vi khái niệm SP áp dụng trách nhiệm này bao gồm cho cả những thiệt hại do SP là hàng hóa và SP là dịch vụ gây ra. Khái niệm SP càng được hiểu theo nghĩa rộng thì quyền lợi của NTD càng được đảm bảo (bao gồm cả nông sản, điện năng, máu...). Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với tình trạng vi phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay, mọi nơi, mọi lúc và trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Khuyết tật SP là khái niệm rất quan trọng của pháp luật TNSP và có ý nghĩa quyết định đối với việc NTD có được yêu cầu bồi thường hay không. Khái niệm về khuyết tật SP nên được quy định theo hướng là ”sự mất an toàn của SP có khả năng gây ra thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng con người, phát sinh trong quá trình thiết kế, sản xuất hoặc lưu thông S trên thị trường mà không có cảnh báo thích hợp”.

3.2.1.4. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra

Ở một số quốc gia, để tạo thuận lợi cho NTD khi gặp thiệt hại, NTD có thể lựa chọn bất kỳ ai trong chuỗi cung cấp SP, trong trường hợp người phải bồi thường thiệt hại không có lỗi (chẳng hạn như người bán phải bồi thường thiệt hại trong khi lỗi thuộc về NSX) thì có thể yêu cầu bên có lỗi bồi hoàn khoản đã bồi thường cho NTD theo một cơ chế tố tụng rút gọn. Theo quan điểm của tác giả, nên quy định pháp luật theo hướng mở rộng những chủ thể trong chuỗi cung cấp SP mà NTD có thể lựa chọn làm đối tượng cho đơn kiện của mình.

3.2.1.5. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra

Hiện nay, khái niệm về NTD được xác định tại khoản 1 Điều 3 Luật BVQLNTD 2010 bao gồm cả tổ chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt là không hơp lý và mâu thuẫn, cần được sửa đổi theo hướng sau:

+ Mục đích của pháp luật TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra là để bảo vệ bên yếu thế và chủ thể sản xuất kinh doanh, vì thế nên quy định rõ đối tượng NTD được bảo vệ bởi chế định TNSP chỉ bao gồm các cá nhân mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt.

+ Cần bổ sung những quy định cụ thể về nhóm NTD cũng được bồi thường thiệt hại: Đó là những NTD bị thiệt hại bị động, gián tiếp (chẳng hạn người hít phải khói thuốc lá độc hại).

3.2.1.6. Phạm vi thiệt hại được bồi thường do sản phẩm có khuyết tật gây ra

Khái niệm thiệt hại trong chế định này nên quy định theo hướng: Thiệt hại là thiệt hại về t nh ạng, sức khoẻ, tài sản, hoặc tinh thần của người tiêu dùng hay người thứ ba phải gánh chịu do sản phẩ có khuyết tật. Thiệt hại này không bao

gồ thiệt hại cho ch nh sản phẩ có khuyết tật”. Việc loại trừ thiệt hại gây ra do

tượng vừa được bồi thường theo thoả thuận trong hợp đồng giữa các bên, vừa lại được bồi thường theo các quy định liên quan đến TNSP.

3.2.1.7. Các trường hợp miễn, giảm trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra

Nguyên lý chung của việc miễn, giảm trừ TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra là đối với những trường hợp NSX - PP không biết và đồng thời cũng không thể biết về khuyết tật trong SP của mình. Căn cứ vào 2 yếu tố không biết và không thể biết trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về TNSP của hầu hết các quốc gia trên thế giới, tác giả kiến nghị các trường hợp miễn, giảm trừ cụ thể có thể được vận dụng trong pháp luật TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra ở Việt Nam.

3.2.1.8. Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra

Vấn đề thời hiệu khiếu nại TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra không được các nước qui định mà chủ yếu tập trung quy định về thời hiệu khởi kiện, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả quản lý và tạo điều kiện cho CQNN và các tổ chức khác xác thực các chứng cứ, chứng minh nên tác giả kiến nghị nên quy định theo hướng là:

Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện là ba nă t nh kể từ ngày người khiếu nại, khởi

kiện biết hoặc buộc phải biết về quyền lợi bị xâm phạm, tính theo thời điểm nào đến sớ h n nhưng không quá ười nă kể từ thời điể S được đưa ra thị trường. Trường hợp thiệt hại được tích t trong c thể con người thì thời hiệu

được tính từ ngày phát sinh thiệt hại”.

3.2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra của hệ thống các c quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

3.2.3.Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra của hệ thống c quan tòa án 3.2.4. Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra của hệ thống các tổ chức trọng tài thư ng ại

3.2.5.Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam (Trang 27)