Thứ hai, sự liên kết lỏng lẻo giữa các TCBVQLNTD từ trung ương tới địa
phương và cơ chế phối hợp yếu kém với các CQQLNN cũng là nguyên nhân dẫn đến hoạt động BVQLNTD nói chung và yêu cầu TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra nói riêng không hiệu quả tại các tổ chức đó
Thứ ba, các TCBVQLNTD chưa thực hiện được quyền năng luật định của
mình trong việc tự khởi kiện NSX, NPP vì lợi ích công cộng hoặc đại diện cho NTD khởi kiện yêu cầu TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra
Thứ tư, hoạt động của các TCBVQLNTD chưa thể hiện được hết vai trò và
vị trí trong việc tư vấn, bảo vệ NTD yêu cầu TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra, chỉ mang tính hình thức, không được tiến hành thường xuyên, nghèo nàn về phương thức hoạt động
Thứ nă , thẩm quyền của các TCBVQLNTD trong hoạt động bảo vệ NTD
quá hạn hẹp, không có ảnh hưởng nhiều tới ý thức “thiện chí, hợp tác” của các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp SP khuyết tật
CHƯƠNG : KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SẢN PHẨM CÓ KHUYẾT TẬT GÂY RA Ở VIỆT NAM Ở VIỆT NAM
.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra
Thứ nhất, xác định các nội dung và yếu tố cơ bản là nền tảng, định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra ở Việt Nam
Thứ hai, xác định các văn bản pháp luật về bảo vệ NTD có liên quan đến TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra và mức độ cần được quy định trong từng văn bản như thế nào
Thứ ba, rà soát các quy định về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra được thể hiện trong các văn bản pháp luật hiện hành và đối chiếu với các yêu cầu đã được xác định ở bước thứ nhất và thứ hai, đối chiếu với thực trạng áp dụng, thi hành những quy định đó của các cá nhân, tổ chức có liên quan trên thực tế để từ đó
xác định các yêu cầu cần sửa đổi, ban hành mới văn bản nhằm hoàn thiện các quy định về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra. Đồng thời bổ sung các quy định về nguyên tắc áp dụng phối hợp, các đạo luật chuyên ngành cần được xác định rõ phạm vi, thứ tự ưu tiên áp dụng, tránh chồng chéo, mâu thuẫn.
Thứ tư, xây dựng các quy định pháp luật cụ thể về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra để tiến hành sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản trên thực tế trên cơ sở nghiên cứu và học hỏi những kinh nghiệm xây dựng pháp luật về TNSP ở một số nước trên thế giới sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc...