1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị kinh doanh Hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty TNHH MTV Bảo Pháp

56 261 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 12,92 MB

Nội dung

Lời Cảm Ơn Trong thời gian thực tập, cô giáo Th.S. Nguyễn Thu Thuỷ đã tận tình hướng dẫn em cả về phương pháp và kiến thức, cùng với sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH MTV Bảo Pháp đã giúp em hoàn thành chuyên đề “Hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty TNHH MTV Bảo Pháp”. Mặc dù đã lỗ lực cố gắng nhưng do điều kiện có hạn về kiến thức và thời gian khảo sát thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự bổ sung góp ý của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn, giúp em có thêm những kiến thức và kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo TH.S. Nguyễn Thu Thuỷ cùng toàn thể ban lãnh đạo Công ty đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2011 Sinh Viên Phạm Văn Thắng MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thương hiệu và vấn đề xây dựng thương hiệu cho hàng hóa đang là một chủ đề nổi bật ở Việt Nam hiện nay, hầu như cuốn hút sự quan tâm theo dõi của tất cả mọi người từ các doanh nghiệp đến các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, các hiệp hội thương mại… Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu, mong muốn của con người ngày càng được nâng cao, người ta không chỉ muốn ăn no, mặc ấm mà phải ăn ngon, mặc đẹp, đòi hỏi sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao với nhiều lợi ích khác biệt so với sử dụng các sản phẩm khác cùng loại, và dĩ nhiên, các nhà sản xuất phải phát triển sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao này của khách hàng. Trong quá trình phát triển kinh doanh hiện nay, ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thị trường với lượng sản phẩm rất lớn và gần như đồng nhất nhau về chất lượng, điểm khác biệt giữa sản phẩm của các doanh nghiệp dần thuộc về những yếu tố “vô hình” của sản phẩm – uy tín và thương hiệu của sản phẩm. Hơn thế nữa, kể từ khi Việt Nam mở cửa ra thị trường thế giới, chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, tình hình cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, lượng doanh nghiệp tham gia vào các ngành kinh tế ngày càng nhiều hơn, lúc này, vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường không chỉ còn là chất lượng hay giá cả sản phẩm nữa mà là cạnh tranh bằng thương hiệu. Thương hiệu sản phẩm thực sự có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Theo ông Hoàng Xuân Thành – Giám đốc công ty Tư vấn và Ðại diện Sở hữu trí tuệ Trường Xuân, “Trong thời đại kinh tế tri thức, nhân lực, thông tin và thương hiệu là ba loại tài sản có ý nghĩa quyết định nhưng không hề xuất hiện trong bảng tổng kết tài sản của một doanh nghiệp” Điển hình cho các doanh nghiệp cạnh tranh bằng thương hiệu thành công là ở Nhật như: Sony, Panasonic, Honda… rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cho riêng mình để rồi cả thế giới biết đến. Ở Việt 3 Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nổi tiếng, lớn mạnh sẵn sàng cho hội nhập, chẳng hạn như: Vinamilk, Dược Hậu Giang, Café Trung Nguyên… Nhờ xây dựng nên thương hiệu mà các doanh nghiệp này được người tiêu dùng cả nước biết đến, khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm khi nghe nói đến tên thương hiệu và sẵn sàng trả giá cao khi mua sản phẩm. Ở đồng bằng Sông Hồng nói chung và thành phố Hải Dương nói riêng, thời gian gần đây cũng thu hút đầu tư rất lớn, số lượng doanh nghiệp rất đông nhưng vấn đề thương hiệu sản phẩm vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong lĩnh vực rượu và thực phẩm. Công ty TNHH MTV Bảo Pháp cũng không nằm ngoài tình hình chung đó. Mặc dù cũng đứng trong danh sách những doanh nghiệp có thành tích tốt trong lĩnh vực sản xuất rượu và thực phẩm, phạm vi hoạt động rộng lớn cả thị trường trong tỉnh nhà và một số tỉnh thành lớn khác nhưng thực tế công ty cũng chỉ tìm hiểu từng vấn đề riêng lẻ về thương hiệu cho sản phẩm như đặt tên thương hiệu, hình thức sản phẩm… chưa có nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về tất cả các vấn đề xung quanh thương hiệu trên thị trường. Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty cũng như những đòi hỏi thiết yếu của việc cạnh tranh trên thị trường hiện nay - với vai trò hết sức cần thiết và không thể thiếu của thương hiệu, Công ty TNHH MTV Bảo Pháp cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình để có thể nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì những lí do trên mà em quyết định chọn đề tài “Hoàn thành công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty TNHH MTV Bảo Pháp giai đoạn 2011-2015 ” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng việc xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty. - Phân tích thị trường và khách hàng để nắm rõ hơn về môi trường kinh doanh hiện tại, tìm ra những lợi thế của các thương hiệu cạnh tranh so với các sản phẩm của công ty, thị trường mục tiêu cũng như cách định vị thương hiệu 4 của đối thủ, song song đó, cũng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Từ đó, tìm cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đề ra chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của công ty giai đoạn 2011 - 2015. Đưa sản phẩm của Công ty TNHH MTV Bảo Pháp đến năm 2015 trở thành một trong những nhãn hiệu được lựa chọn trong tâm trí khách hàng Việt Nam. 3. Những đóng góp chính của chuyên đề Nghiên cứu đã phản ánh một cách tổng quát về những điểm mạnh, điểm yếu cũng như định hướng hoạt động của Bảo Pháp trong thời gian sắp tới. Phân tích thị trường, khách hàng và thực trạng việc xây dựng và phát triển thương hiệu tại Bảo Pháp nhằm đề xuất một chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp cho sản phẩm của công ty. Kết quả nghiên cứu phản ánh những mặt làm được và chưa làm được của công ty trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty mình. Bên cạnh đó, còn giúp định vị sản phẩm của Bảo Pháp so với sản phẩm của các công ty khác trên thị trường hiện nay. Từ đó có những chiến lược phù hợp nhằm giúp công ty có thể đứng vững và phát triển hơn nữa bằng chính năng lực của mình. 4. Nội dung kết cấu của chuyên đề Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Bảo Pháp Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty TNHH MTV Bảo Pháp Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty TNHH MTV Bảo Pháp. 5 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV BẢO PHÁP I. Đặc điểm tình hình chung của công ty 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH MTV Bảo Pháp được thành lập tiền thân từ một xưởng sản xuất nhỏ mang quy mô gia đình. Bằng những kinh nghiệm của bản thân và xu thế phát triển của thị trường ông (Nguyễn Thế Chuyên) không muốn dừng lại ở đó và đã có ý tưởng thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng như: Rượu, dấm gạo, bột canh, giò các loại, Nem chua. Để có thể tồn tại và phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày 12 tháng 6 năm 2007 Công ty TNHH MTV Bảo Pháp được thành lập. Trụ sở chính: Phú Lộc - Cẩm Vũ - Cẩm Giàng - Hải Dương Mã số thuế: 0800740998 Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ Ngành nghề kinh doanh: Rượu và thực phẩm Tài khoản: 711A14466557 ngân hàng công thương Việt Nam Giám Đốc: Nguyễn Thế Chuyên Khi mới thành lập công ty đã phải trải qua bao khó khăn thử thách. Lúc đầu chỉ có 8 người cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu tay nghề của đa số công nhân viên còn thấp. Song bằng nỗ lực không biết mệt mỏi của người đầu tàu và của tất cả công nhân viên công ty đã từng bước phát triển và đứng vững trên thị trường. Hiện nay số công nhân viên trong công ty đã lên đến 30 người, sản phẩm của công ty đã có mặt tại nhiều tỉnh thành phố trong nước như: Quảng Ninh, Hải phòng, Hải Dương, Hà Nội. 2. Tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quy mô và mục tiêu của công ty - Chức năng: 6 Sản xuất kinh doanh các mặt hàng như: rượu, nem chua, bột canh, dấm gạo, giò các loại (giò đà điểu, giò bò, giò lụa) cung cấp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thu mua và chế biến các loại sản phẩm từ nông nghiệp như: gạo nếp cái hoa vàng, hạt tiêu, tỏi, ớt và các sản phẩm từ chăn nuôi như: thịt lợn, thị bò, thịt đà điểu góp phần thúc đẩy và phát triển đời sống của người dân. - Nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt động ngành nghề trong các lĩnh vực để làm tăng thu nhập nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất tạo ra nguồn vốn để bổ sung đảm bảo cho sự phát triển công ty Thực hiện đầy đủ các chính sách thuế và các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Áp dụng các chủ trương chính sách có liên quan của nhà nước tới hoạt động của công ty Ban lãnh đạo công ty Bảo Pháp đã xác định phương châm hoạt động của Công ty là “SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI”. Trên cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng rượu, dấm gạo, nem chua, giò các loại(giò bò, giò đà điểu, giò lụa), bột canh, mì gạo để không ngừng tăng doanh thu tiêu thụ, tăng lợi nhuận, ổn định và phát triển bền vững, giảm thiểu các rủi ro. Đảm bảo hiệu quả ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, đời sống cán bộ, công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao - Quy mô: Sau 5 năm hình thành và phát triển công ty TNHH MTV Bảo Pháp đã vượt qua hàng ngàn khó khăn, thử thách từ một xưởng sản xuất lạc hậu với quy mô nhỏ tới nay sản phẩm của công ty đã được giới thiệu quảng bá ở nhiều tỉnh thành. Công ty đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho mọi người. Hiện nay công ty gồm 5 xưởng sản xuất: + Xưởng sản xuất rượu + Xưởng sản xuất dấm gạo 7 + Xưởng sản xuất giò + Xưởng sản xuất nem chua + Xưởng sản xuất bột canh(10- 2011 mới đưa vào sản xuất) - Mục tiêu: Đang trên đường hội nhập cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mọi hoạt động của Bảo Pháp đều hướng theo một mục tiêu chung là: “Xây dựng thương hiệu uy tín trong hoạt động sản xuất và kinh doanh Cung cấp sản phẩm có chất lượng với dịch vụ tốt nhất. Tất cả vì sự phát triển bền vững của Công ty”. 3. Lĩnh vực kinh doanh Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm: - Sản xuất rượu - Sản xuất dấm gạo - Sản xuất giò các loại - Sản xuất nem chua - Sản xuất bột canh - Mì gạo(chưa sản xuất mà chủ yếu đặt hàng từ các cơ sở sản xuất có uy tín). II. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý 1. Sơ đồ tổ chức Với đặc điểm kinh doanh của mình công ty được hoạt động dưới sự chỉ đạo điều hành của ban giám đốc, dưới ban giám đốc là các phòng kinh doanh, phòng kế toán, kỹ thuật, các xưởng sản xuất thủ kho và các hệ thống bán buôn bán lẻ. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV Bảo Pháp được thể hiện như sau: 8 Sơ Đồ 1.1. Bộ máy quản lý Công ty Ghi chú : Mối quan hệ chức năng Mối quan hệ trực tuyến 2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban: - Giám Đốc: Phụ trách chung Là người đứng đầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc là nơi tập chung đầu mối điều hành mọi hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp phục vụ quá trình kinh doanh. Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 Phân xưởng 4 Phân xưởng 5 Phân xưởng 1 Giám Đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Thủ kho, bảo vệ Phòng kinh doanh Hệ thống bán buôn Hệ thống bán lẻ Phòng Kỹ thuật 9 - Phó giám đốc : Giúp giám đốc theo dõi điều hành kinh doanh, phụ trách quá trình nhập hàng của doanh nghiệp, xây dựng các chính sách, chiến lược kinh doanh. - Phòng kinh doanh: Là phòng trực tiếp ký hợp đồng kinh tế + Lập và quản lý, theo dõi tình hình thực hiện các đơn đặt hàng. + Cùng phó giám đốc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. + Thực hiện các chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm. + Tư vấn cho ban giám đốc các hợp đồng kinh tế. + Lập kế hoạch và thực hiện các chương trình quảng cáo giới thiệu sản cho hệ thống đại lý cấp 2. - Phòng kế toán : Có chức năng tổng hợp các số liệu tham mưu cho Giám Đốc về công tác tài chính của doanh nghiệp Là nơi tập chung, tập hợp phản ánh kịp thời các nghịêp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Là phòng thực hiện chức năng giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện chức năng hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị theo đúng chế độ kế toán mà Nhà nước đã quy định. Đây là một thành viên thay mặt Nhà nước giám sát mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Hệ thống bán buôn : Đây là nơi trực tiếp liên hệ và nhận các đơn đặt hàng của hệ thống đại lý cấp 2 và có trách nhiệm thông báo cho phòng kinh doanh về các đơn đặt hàng để phòng kinh doanh có sự chuẩn bị hàng. Thực hiện chuyển hàng cho đại lý cấp 2 khi có yêu cầu và phản hồi những thông tin của các đại lý để đảm bảo quá trình kinh doanh được thuận lợi. 10 [...]... dựng thương hiệu cho các mặt hàng kinh doanh của công ty So với mức đầu tư trung bình của các công ty Việt Nam cho việc xây dựng thương hiệu thì mức đầu tư của công ty là tương đối cao (trung bình chỉ khoảng 2-3%) Bảo Pháp có mức đầu tư cao cho xây dựng thương hiệu là nhờ lãnh đạo nhận thức được tầm quan trọng của các công việc trong xây dựng thương hiệu Để xây dựng và phát triển thương hiệu đòi hỏi... triển thương hiệu tại công ty: Toàn bộ số người được hỏi cho rằng, việc xây dựng thương hiệu tại công ty hiện nay là rất cần thiết nhưng để thương hiệu thực sự có ý nghĩa trong tâm trí người tiêu dùng thì các doanh nghiệp phải đầu tư cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong một thời gian dài về nhiều mặt như nhân sự, tổ chức, tài chính… Vậy Bảo Pháp đã chuẩn bị cho việc xây dựng thương hiệu như... đầu tư nhiều cho xây dựng thương hiệu Công ty cần xây dựng lại hệ thống truyền thông thương hiệu, tạo ra sự nhận biết thương hiệu và hơn thế nữa trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì việc tạo ra sự nhận biết về thương hiệu là chưa đủ công ty cần phải tích cực làm cho thương hiệu của mình thật sự khác biệt với thương hiệu của các đối thủ 3 Các hoạt động quảng bá thương hiệu: Chưa xây dựng được hệ... về thương hiệu cũng như những lợi ích mà thương hiệu mang lại Bởi vì có nhận thức đúng và đủ tất cả các lợi ích đó thì toàn bộ công ty mới có thể thực hiện tốt việc xây dựng thương hiệu của mình Rõ ràng, quan niệm xây dựng thương hiệu chỉ là gắn thương hiệu cho sản phẩm và quảng bá nó là một sai lầm hết sức tai hại không chỉ đối với Bảo Pháp mà với tất cả các công ty hiện nay II Ý thức phát triển thương. .. biển hiệu trước cổng Công ty lại là Phúc Bảo Pháp Chính những lí do ấy mặc dù những sản phẩm của Bảo pháp có chất lượng song vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến 24 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV BẢO PHÁP I Nhận thức về vấn đề thương hiệu Nhận thức về thương hiệu trong doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược lâu dài của doanh. .. công ty còn nhiều hạn hẹp, trong khi nhu cầu vốn cho sản xuất là rất cao nên công ty thường thiếu hụt vốn làm ảnh hưởng tới sản xuất và tình hình các đơn hàng của công ty 19 - Chính sách nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thực phẩm không ổn định làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty V Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại công. .. ít quan trọng hơn trong việc xây dựng thương hiệu cho công ty Mức độ quan trọng trung bình chỉ đạt mức 3,33, đa số các ý kiến trung hòa với các hoạt động này, còn hơn 25% ý kiến cho rằng các hoạt động khuyến mãi là không quan trọng đối với xây dựng thương hiệu III Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty trong thời gian qua 1 Xây dựng các thành phần thương hiệu Các thành phần như tên,... sử dụng vốn kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vì bất cứ khâu nào trong kinh doanh cũng liên quan đến vấn đề sử dụng vốn Trong công ty, việc sử dụng vốn hiệu quả là rất quan trọng, vốn sau mỗi chu kỳ kinh doanh đều được thu hồi và tăng so với vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... trong xây dựng thương hiệu của mình là xác định được tầm quan trọng của việc này và Ban giám đốc doanh nghiệp cần xác định một tỉ lệ đầu tư tài chính cho việc xây dựng thương hiệu Hiện tại, Bảo Pháp đang gặp phải khó khăn về vốn, nhưng nhận thức được tính chiến lược lâu dài của việc xây dựng thương hiệu nên ngay từ bây giờ lãnh đạo công ty đã xác định sẽ đầu tư từ 5-7% doanh thu cho việc xây dựng thương. .. hạn hẹp cộng với nguồn nhân lực cho các hoạt động này còn hạn chế IV Đánh giá chung về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty TNHH MTV Bảo Pháp + Ưu điểm: - Mạng lưới phân phối tương đối tốt - Công ty đã có nhận thức tốt về thương hiệu và các lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cho công ty hay sản phẩm 36 . Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Bảo Pháp Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty TNHH MTV Bảo Pháp Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và phát. phát triển thương hiệu cho công ty TNHH MTV Bảo Pháp. 5 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV BẢO PHÁP I. Đặc điểm tình hình chung của công ty 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công. kinh doanh của công ty. V. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty TNHH MTV Bảo Pháp 1. Đặc điểm lao động Trình độ của cán bộ công nhân viên trong công

Ngày đăng: 04/06/2015, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w