Qua quá trình tìm hiểu và tiếp xúc thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Kính KALA, tôi nhận thấy rằng vấn đề hoạch định chiến lược phát triển thịtrường của công ty c
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý thầy cô TrườngĐại học Thương Mại, Quý thầy cô khoa Quản trị doanh nghiệp đã dạy dỗ, truyền đạtnhững kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường
Em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Hoàng Nam, người đã nhiệt tình hướng dẫn em thựchiện khóa luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên củaCông ty Cổ phần Kính KALA đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại Công ty,được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết hơn về hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt quá trình thực tập
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp và thời gian thực tập tại Công ty có hạn nên emkhông tránh khỏi nhứng thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp củaQuý thầy cô và mọi người trong Công ty Đó sẽ là những hành trang quý giá giúp emhoàn thiện kiến thức của mình sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Phạm Tiến Lợi
Trang 24 TOWS Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
(Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang vận động mạnh mẽ theo cơ chế thị trường
dưới sự quản lý của nhà nước, tích cực hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
Sự cạnh tranh trên thị trường là càng ngày càng gay gắt Và việc chiếm lĩnh thị trườnggiờ đây đã trở thành một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh các doanh nghiệp đều mong muốn sảnphẩm của mình khi tung ra thị trường được khách hàng đánh giá cao và lựa chọn Vớimục tiêu không ngừng phát triển thị phần thì bài toán về thị trường luôn là là vấn đềđặt ra cho các cấp quản trị doanh nghiệp, bởi đây là vấn đề sống còn của doanh nghiệpngay cả khi doanh nghiệp duy trì được thị phần của mình mà không có kế hoạch pháttriển thị trường thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong điều kiện cạnh tranh gay gắtnhư hiện nay Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, doanh nghiệp muốn thành côngphải có khả năng ứng phó với mọi tình huống, để làm được điều này doanh nghiệpphải có khả năng dự báo xu thế thay đổi, biết khai thác lợi thế, hiểu được điểm mạnh,yếu của mình và của đối thủ cạnh tranh Từ đó doanh nghiệp cần xây dựng cho mìnhmột chiến lược phát triển thị trường trên phạm vi thị trường mục tiêu của doanhnghiệp
Công ty Cổ phần Kính KALA là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất kinh doanh kính xây dựng Trong những năm vừa qua Kính KALA đã đạt đượcnhững thành công nhất định, tạo dựng được các mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đốitác lớn, có được một thị trường khá ổn định Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tếđang gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt đồng thời để tồn tại và pháttriển lâu dài thì công ty cần có một chiến lược để mở rộng và phát triển thị trường,tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận kinh doanh
Qua quá trình tìm hiểu và tiếp xúc thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty Cổ phần Kính KALA, tôi nhận thấy rằng vấn đề hoạch định chiến lược phát triển thịtrường của công ty còn nhiều hạn chế, cần phải hoàn thiện hơn Nhận thức được tầmquan trọng của công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường đồng thời mongmuốn được góp phần hoàn thiện quá trình kinh doanh một cách hiệu quả tối ưu của
Trang 4công ty, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty Cổ phần Kính KALA” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
- Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là gì? Những giải phápnào giúp công ty khắc phục được những tồn tại và thực hiện được những mục đíchkinh doanh trong thời gian tới?
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Kính KALA ” nhằm giải quyết 3 mục tiêu cơ bản:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh của một công
ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng
- Phân tích thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổphần Kính KALA từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của nhữngthành công, hạn chế đó
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác hoạch địnhchiến lược kinh doanh của công ty
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung liên quan đến hoạch định chiến lược phát
triển thị trường của Công ty Cổ phần Kính KALA
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu: phân tích
vị thế, mục tiêu chiến lược, định vị sản phẩm, hoạch định chiến lược marketing, hoạchđịnh nhân lực
Trang 5- Về không gian thị trường: Không gian thị trường kinh doanh chính của công
ty là trên toàn quốc, tuy nhiên do điều kiện thời gian đề tài nghiên cứu tập trung chủyếu tại thị trường khu vực miền Bắc
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của Công ty từ năm 2014 đếnnăm 2016 và đề xuất giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trongnhững năm tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về đề tài này, dùng phương pháp điều tra ý kiến của các nhân viêntrong công ty bằng phương pháp điều tra sử dụng bảng câu hỏi, điều tra phỏng vấntrực tiếp một số nhà quản lý của công ty, tìm hiểu các thông tin về công ty thông qua
hồ sơ công ty và các báo cáo của công ty Mục tiêu đặt ra của cuộc phỏng vấn là tìmhiểu thực trạng hoạch định chiến lược phát triển thị trường của Công ty
Sau khi thu thập được các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sử dụng các phương phápthống kê, tổng hợp dữ liệu và phân tích dữ liệu để đưa ra kết luận
- Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mụcđích có thể là khác với mục đích nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp được sưu tập sẵn, đãcông bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập
- Dữ liệu sơ cấp: Là loại dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu
có thể là người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng Đó là những thông tin được thu thậplần đầu tiên
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược phát triển thịtrường của công ty sản xuất kinh doanh
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng công tác hoạch định chiếnlược phát triển thị trường của công ty Cổ phần Kính KALA
Chương 3: Đề xuất hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển thị trường củacông ty Cổ phần Kính KALA
Trang 6CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
1.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản
1.1.1 Chiến lược kinh doanh
Theo Alfred Chandle (1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơbản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như
sự phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”
Theo Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng phạm vi của một tổchức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạngcác nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏamãn mong đợi của các bên liên quan”
Chiến lược là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ bản cùngcác giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế,
cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời hạn nhất định.Như vậy chiến lược phải nêu lên phương hướng của doanh nghiệp trong thời giandài hạn thông qua việc phân tích thị trường và quy mô doanh nghiệp,lợi thế cạnh tranhcủa doanh nghiệp Đồng thời chỉ rõ các nguồn lực cần thiết của doanh nghiệp và phântích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài đến khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1.2 Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược tìm cách bán các sản phẩm hiện tạitrên thị trường mới
Theo chiến lược này, khi quy mô nhu cầu của thị trường hiện tại bị thu hẹp, công
ty cần nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để bán các sản phẩm hiện đang sản xuất với cácgiải pháp: Chiến lược phát triển thị trường là một chiến lược mà công ty sử dụng đểxác định mục tiêu kinh doanh, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hoạt động choviệc mở rộng và phát triển thị trường đối với những sản phẩm hiện có hoặc sản phẩmmới và phân bổ nguồn lực thiết yếu cho các đơn vị kinh doanh và các phòng ban chứcnăng thực hiện mục tiêu đó
Do các đặc điểm riêng biệt của mình nên chiến lược phát triển thị trường được ápdụng trong các trường hợp sau:
Trang 7- Doanh nghiệp có sẵn các kênh phân phối mới tin cậy, có chất lượng và chi phíhợp lý tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn cho công tác phân phối của doanhnghiệp.
- Doanh nghiệp đã khai thác được tối đa thị trường hiện tại doanh nghiệp cần tìmmột thị trường mới, một vùng đất mới để tiếp tục khai thác nhằm mở rộng quy mô thịtrường của doanh nghiệp
- Các thị trường khác còn chưa được khai thác hoặc chưa bão hòa Thị trườngmới chưa có nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hoặc lượng hàng hóa cungứng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mới chưa đáp ứng đủ nhu cầu của kháchhàng
- Doanh nghiệp có đủ nguồn lực quản lý doanh nghiệp mở rộng Khi doanhnghiệp có đủ khả năng để quản lý bộ phận doanh nghiệp mới mở rộng
- Doanh nghiệp có công suất nhàn rỗi, khả năng sản xuất dư thừa doanh nghiệp
sẽ tiến hành khai thác thị trường mới để tiêu thụ thêm sản phẩm, khai thác tối đa khảnăng sản xuất
- Ngành hàng của doanh nghiệp phát triển nhanh thành quy mô toàn cầu do đódoanh nghiệp cũng cần mở rộng và phát triển thị trường để bắt nhịp cùng sự phát triểnchung
1.1.1.3 Khái niệm hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹthuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộphận của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược xác định Bản chất của hoạch định
chiến lược là xây dựng bản chiến lược cụ thể trong một thời kỳ xác định nào đó (Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển DN, NXB LĐXH – 2002, tr.11)
Theo Anthony: “Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định các mục tiêucủa doanh nghiệp,về những thay đổi trong các mục tiêu,về sử dụng các nguồn lực đểđạt được các mục tiêu, các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng và sắpxếp các nguồn lực.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Phạm Lan Anh- NXB Khoa học và
Kỹ thuật
Theo Denning: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trongtương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm-thị trường,khả năng sinh lợi,
Trang 8quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinhdoanh.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến- NXB Lao động)
Tuy các tác giả có cách diễn đạt quan diểm của mình khác nhau nhưng xét trênmục đích thống nhất của hoạch định chiến lược thì ý nghĩa chỉ là một : ”Hoạch địnhchiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp và các phươngpháp được sử dụng để thực hiên các mục tiêu đó”
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.2.1.Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới
Fred R.David (2004), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê Đây làmột cuốn sách trình bày có hệ thống từ những khái niệm chung cho đến những vấn đềchiến lược cụ thể, đưa ra một cái nhìn tổng quát về chiến lược
Garry D.Smith, Chiến lược và sách lược kinh doanh Cuốn sách này đưa ranhững kiến thức cần thiết từ khái niệm chiến lược, sách lược kinh doanh đến phân tíchmôi trường kinh doanh cụ thể, hoạch định chiến lược, sách lược kinh doanh ở các tậpđoàn kinh tế lớn và ở cấp doanh nghiệp thành viên, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánhgiá việc thực hiện chiến lược, sách lược kinh doanh
Michael Porter (2010), Chiến lược cạnh tranh, NXB TP HCM Đây là tác phẩmtiên phong của Michael Porter Nó đã thay đổi cả lý thuyết, thực hành và việc giảngdạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới Ông giới thiệu một trong những công cụcạnh tranh mạnh mẽ nhất: ba chiến lược cạnh tranh phổ quất (chi phí thấp, khác biệthóa và trọng tâm) đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc Ôngchỉ ra phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối, trìnhbày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo và phân chia lợi nhuận
1.2.2.Tình hình nghiên cứu đề tài ở Việt Nam
Slide bài giảng Quản trị chiến lược, Bộ môn Quản trị chiến lược, Trường Đại họcThương Mại Slide bài giảng được biên soạn với hai mục tiêu: Mục tiêu chung là cungcấp nguyên lý về bản chất của Quản trị kinh doanh hiện đại áp dụng với mọi loại hìnhdoanh nghiệp, tạo lập tư duy chiến lược trong mối quan hệ tương thích với môi trườngkinh doanh thường xuyên thay đổi Mục tiêu cụ thể là cung cấp những nguyên lý cănbản của quản trị chiến lược, cung cấp những kiến thức căn bản với tiếp cận quản trịtheo mục tiêu và quản trị theo quy trình, cung cấp phương pháp và kỹ năng vận dụngkiến thức quản trị chiến lược trong thực tiễn kinh doanh
Trang 9PGS.TS Ngô Kim Thanh, PGS.TS Lê Văn Tâm (2012), Giáo trình quản trị chiếnlược, Đại học kinh tế Quốc dân Cuốn sách đưa ra tổng quát chung về quản trị chiếnlược như xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược và kiểm soát đánh giá chiến lược.Ngoài ra cuốn sách còn đề cập đến chiến lược kinh doanh toàn cầu và ứng dụng củaquản trị chiến lược vào doanh nghiệp vừa và nhỏ.
*Một số khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên
- Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Vân (2014), Lớp K46A5 Đề tài: “Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường tại chi nhánh Viettel Hà Nội”, Trường
Đại học Thương Mại
Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về triên khai chiến lược phát triển thị trường, sửdụng các biện pháp nghiên cứu để phân tích, đánh giá thực trạng triển khai chiến lượcphát triển thị trường của chi nhánh Viettel Hà Nội Đề tài này tiếp cận theo hướng triểnkhai chiến lược thị trường nhưng tác giả có thể tham khảo phần cơ sở lý luận và cấutrúc của đề tài
- Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hà (2015), Đề tài: Hoạch định chiến lược pháttriển thị trường của Công ty CP công nghệ và xây dựng Cường Thịnh., Trường đại họcThương Mại
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trườngcủa Công ty CP công nghệ và xây dựng Cường Thịnh Thông qua việc nghiên cứu vềthực trạng hoạch định chiến lược phát triển thị trường của Công ty CP công nghệ vàxây dựng Cường Thịnh, đề tài đưa ra những dự báo về hoàn thiện hoạch định chiếnlược phát triển thị trường của Công ty
1.3 Phân định nội dung nghiên cứu:
1.3.1 Mô hình nghiên cứu
Sơ đồ 1.1 Mô hình nghiên cứu
Hoạch định tầm nhìn chiến lược và sức mạng kinh doanh
Hoạch định mục tiêu chiến lược
Phân tích tình tế chiến lược kinh doanh
Phân tích và lựa chọn phương án chiến lượcHoạch định chính sách Marketing thực thi chiến lượcHoạch định nguồn lực và ngân sách thực thi chiến lược
Trang 101.3.2 Nội dung nghiên cứu
1.3.2.1 Hoạch định tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh của công ty
Tầm nhìn chiến lược là định hướng cho tương lai, là khát vọng của DN về nhữngđiều mà DN muốn đạt tới
Tầm nhìn chiến lược của DN về cơ bản là hướng tiếp cận tiên phong đối với lĩnhvực kinh doanh mà DN đang theo đuổi Khi hoạch định tầm nhìn chiến lược và phổbiến nó tới các nhân viên cũng như cộng đồng sẽ giúp các khách hàng và bản thân DNtin tưởng và hành động theo những niềm tin đó
Sứ mạng kinh doanh của DN có thể được xem như một mối liên hệ giữa chứcnăng xã hội của DN với các mục tiêu nhằm đạt được của DN Sứ mạng kinh doanh thểhiện sự hợp pháp hóa của DN Hoạch định sứ mạng kinh doanh của DN thực chất làxác định lĩnh vực kinh doanh Sứ mạng kinh doanh của DN thể hiện qua sản phẩmdịch vụ, thị trường và cũng có thể ở công nghệ chế tạo
1.3.2.2 Phân tích tình thế chiến lược kinh doanh
Để phân tích tình thế chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp trong ngành kínhxây dựng cần tiến hành xây dựng ma trận TOWS Đây là một công cụ quan trọng giúpcác nhà quản trị hình thành và phát triển bốn nhóm chiến lược sau: Chiến lược SO(điểm mạnh- cơ hội), chiến lược WO (điểm yếu- cơ hội), chiến lược S-T (điểm mạnh-thách thức), chiến lược WT (điểm yếu- thách thức)
Bảng 1.1 Ma trận TOWS
Những thế mạnh- SLiệt kê những điểmmạnh
Những điểm yếu- WLiệt kê những điểmyếu
Các cơ hội- O
Liệt kê các cơ hội
Các chiến lược SO:
Sử dụng các thế mạnh, tậndụng các cơ hội
Các chiến lược WO:Vượt qua những điểm yếubằng cách vận dụng các cơhội
Các chiến lược WT:Tối ưu hóa những điểmyếu và tránh khỏi các đedọa
Trang 11(Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược- Đại học Kinh tế quốc dân)
Từ việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, doanhnghiệp sẽ thấy được những cơ hội, những thách thức có thể xảy đến với doanh nghiệpđồng thời thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của mình Từ đó doanh nghiệp cầnxác định thị trường mà doanh nghiệp sẽ phát triển tới là thị trường nào? Các mục tiêu
về doanh thu, doanh số, lợi nhuận, thị phần,… như thế nào? Trên phân khúc thị trườngnày doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh như thế nào? Doanh nghiệp sẽ dùngphương thức gì để phát triển thị trường này? Để phát triển thị trường doanh nghiệp cầnđáp ứng những nguồn lực gì?
1.3.2.3 Hoạch định mục tiêu chiếc lược
Mục tiêu chiến lược là những mục tiêu lớn mang tính dài hạn, đảm bảo thực hiệnthành công tầm tầm nhìn và sứ mệnh của DN
Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường của các doanh nghiệp trong ngànhkính xây dựng thường tập trung vào các yếu tố:
- Lợi nhuận, doanh thu, thị phần
- Vị thế cạnh tranh trong ngành
- Hiệu quả kinh doanh
- Phát triển đội ngũ lao động, mở rộng và tăng cường mối quan hệ với các bên Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường có đạt được hay không còn phụthuộc rất nhiều vào quá trình triển khai thực hiện chiến lược của doanh nghiệp
1.3.2.4 Phân tích và lựa chọn phương án chiến lược
Mô thức QSPM
Quy trình xây dựng mô thức QSPM gồm 6 bước:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ đe dọa và điểm manh/ điểm yếu cơ bản vào cột bên
trái của ma trận QSPM
Bước 2: Xác định thang điểm cho mỗi nhân tố thành công cơ bản bên trong và
bên ngoài (tổng điểm bằng 1)
Bước 3: Xem xét lại các mô thức IFAS, EFAS và các ma trận BCG, TOWS để
xác định các chiến lược thay thế mà doanh nghiệp nên quan tâm thực hiện
Bước 4: Xác định điểm số cho tính hấp dẫn
Bước 5: Tính tổng điểm hấp dẫn cho mỗi nhân tố cơ bản
Bước 6: Tính tổng điểm hấp dẫn cho tất cả các nhân tố cơ bản
Trang 12Bảng 1.2 Mô thức QSPM
Thangđiểm
Các lựa chọn chiến lượcChiến
lược 1
Chiếnlược 2
Chiếnlược 3Các nhân tố bên
4= tốt nhất
(Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược- Đại học Kinh tế quốc dân)
1.3.2.5 Hoạch định chính sách marketing thực thi chiến lược
Trang 13Thị trường (Place)
Điều này muốn nói tới tính sẵn có của thị trường về đúng nơi, đúng lúc và đúng
số lượng Một số cuộc cách mạng về công nghệ đã làm thay đổi khái niệm thị trường,chẳng hạn như thị trường internet và điện thoại di động.Địa điểm, Hậu cần, Kênh phân phối,Thị phần, Mức độ phục vụ khách hàng, Internet
Tiếp thị (Promotion)
Tiếp thị là cách thông báo cho những khách hàng mục tiêu về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp
Quảng cáo, Quan hệ công chúng, Truyền thông, Bán hàng trực tiếp, Ngân sách
1.3.2.6 Hoạch định nguồn lực và ngân sách thực thi chiến lược
Hoạch định nguồn lực
Trang 14Để đảm bảo đủ các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chiến lược và phân bổnguồn lực hợp lý trong thực thi chiến lược, doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá vàđiều chỉnh các nguồn lực của mình
- Đánh giá nguồn lực: Xác định xem doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thực thichiến lược đã đề ra hay không Từ đó có những hoạt động điều chỉnh tăng giảm kịpthời để đảm bảo chất lượng các nguồn lực cũng như sử dụng có hiệu quả, tránh lãngphí
- Điều chỉnh nguồn lực: Những điều chỉnh này có liên quan đến số lượng và chấtlượng của nguồn lực có thể phải nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho nguồnnhân lực để thực hiện chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả Đây là công việc quantrọng của các nhà quản trị cần được tiến hành liên tục
- Đảm bảo và phân bổ nguồn lực: Vấn đề quan trọng trong tổ chức thực hiện làđảm bảo các nguồn lực và phân bổ hợp lý để phục vụ cho việc thực hiện các chiếnlược của doanh nghiệp
Hoạch định ngân sách chiến lược
Đây là công việc điều hành ngân sách, cung cấp các thông tin để các nhà quản trịđưa ra các quyết định và triển khai thực hiện các chiến lược Nó nhằm đảm bảo sự cânđối giữa nhu cầu tài chính để duy trì các hoạt động kinh doanh hiện tại với nhu cầu tàichính để triển khai những chiến lược mới
Trang 15CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
2.1 Khái quát về công ty
Khởi nghiệp năm 1979, Công Ty Cổ Phần Kính KaLa tiền thân là Công TyTNHH Kỳ Anh thành lập ngày 13/03/1993 Với sự nỗ lực và niềm đam mê khôngngừng nghỉ của toàn thể cán bộ công nhân viên đã đưa KaLa lên một tầm cao mới,hướng tới trở thành tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam átrong lĩnh vực sản xuất kính xây dựng, gia công kính cao cấp với mong muốn đem lạicho Quý khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời nhất
Hiện nay, KaLa có tổng 3 nhà máy sản xuất: Nhà máy Kính Kiến An, Nhà máykính Trường Sơn, Nhà máy kính Liên Ninh
Yếu tố con người đã hình thành nên giá trị vững chãi của công ty, sự chunglưng đấu cật của các sáng lập viên và đội ngũ công nhân viên lên tới 535 người đã hìnhthành lên một công ty Kỳ Anh lớn mạnh
Công ty cổ phần Kính KALA chuyên sản xuất kính xây dựng
- Kính An Ninh, kính cách âm cách nhiệt, kính phản quang, kính an toàn nhiềulớp, kính hộp cách âm cách nhiệt, Kính tiết kiện nhiệt năng
- Kính cường lực, kính hộp, kính in sơn, kính phun sơn, kính dán, kính hoa, kínhphun cát, kính uốn cong
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự
Trang 16Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kinh Doanh
Phòng kế toán - tài chính Giám Đốc Điều Hành
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị - Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc bộ máy quản lý và nhân sự
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Sơ đồ của công ty được xây dựng theo cấu trúc chức năng, khá đơn giản, phù hợp
với đặc điểm và khả năng quản lý của công ty Tuy nhiên, cấu trúc này làm giảm tính
linh hoạt phối hợp giữa các bộ phận chức năng
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kính KALA
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Kính KALA
Đơn vị: 1000 đồng.
Phòng Tổ chức sản xuất
Nhà máy sản xuất Bộ phận phân phối
Trang 17Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Qua bảng phân tích kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
Kính KALA trong 3 năm 2014, 2015 và 2016 ta thấy: Tuy chịu nhiều ảnh hưởng của
nền kinh tế toàn cầu cũng như những khó khăn của ngành kinh doanh nhưng nhìnchung các chỉ tiêu kinh tế của công ty tăng dần theo các năm Doanh thu của công tytăng dần theo các năm, cụ thể doanh thu năm 2015 tăng 10,6% so với năm 2014, năm
2016 tăng 18,5% so với năm 2014
Theo như bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh này, Công ty có lợi nhuậntăng trưởng ổn định qua các năm Năm 2015 tăng 6,8%, năm 2016 tăng 8,5% so vớinăm trước
Mặc dù doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần Kính KALA vẫn tăng kháđều qua các năm Nhưng thị trường hấp dẫn ở trong và ngoài nước với cầu vẫn còn rấtlớn, công ty vẫn chưa tạo được sự tăng trưởng vượt trội nào
2.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ những tài liệu nội bộ tại Công ty Cổ phầnKính KALA
- Tài liệu lưu hành nội bộ: Các báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất,các sổ kế toán, thông tin cơ bản về các thành viên trong Công ty…
- Ngoài ra còn các tài liệu thứ cấp được thu thập qua báo chí, website có đề cậptới Công ty
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Thu thập thông tin qua phỏng vấn các lãnh đạo, quản lý bộ phận chức năng củaCông ty Thông tin điều tra sơ lược qua cuộc khảo sát các nhân viên tại các phòng bantrong Công ty, cụ thể:
Phỏng vấn
Trang 18- Mục đích: Tìm hiểu thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh vàđặc biệt là chiến lược phát triển thị trường của Công ty.
-Nội dung điều tra: Phỏng vấn công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trongCông ty ở mức độ chuyên sâu để thấy rõ thực trạng Chiến lược phát triển thị trườngđược hoạch định và triển khai như thế nào?
Điều tra khảo sát
- Mục đích: Tìm hiểu thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh vàđặc biệt là chiến lược phát triển thị trường của Công ty
- Đối tường nghiên cứu: Các nhân viên trong Công ty
- Phương pháp tiến hành: Sử dụng phiếu gồm các câu hỏi được thiết kế bởi ngườinghiên cứu Phát 20 phiếu khảo sát cho các nhân viên thuộc các bộ phận khác nhautrong Công ty để họ trả lời và gửi lại người nghiên cứu
- Trong quá trình điều tra đã phát 20 phiếu và đã thu lại 20 phiếu đầy đủ
2.1.2. 2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê: là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố cácthông tin về hoạt động của công ty Cổ phần Kính KALA
Phương pháp định lượng: sau khi thu thập lại các phiếu điều tra, dữ liệu đượctổng
hợp và tính toán bằng các công cụ toán học để phục vụ cho việc phân tích
Phương pháp định tính: là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phântích đối tượng từ quan điểm của nhà nghiên cứu Nghiên cứu định tính cung cấp thôngtin toàn diện và các đặc điểm của môi trường nơi nghiên cứu được tiến hành
Phương pháp dự báo tình thế chiến lược: Dựa vào kết quả sau khi đã phân tích,tổng hợp có thể dự báo được những diễn biến có thể xáy ra trên thị trường và nhữngthay đổi trên tầm vi mô và vĩ mô khác
2.3 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến chiến lược phát triển thị trường của Công ty Cổ phần Kính KALA
2.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài
- Nhóm lực lượng Kinh tế
Nền kinh tế của nước ta đang ở giai đoạn ổn định và đã có bước phát triển với sựnghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa Thu nhập của người dân Việt Nam ngày càngcao, thu nhập bình quân đầu người cũng gia tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 5
Trang 19năm gần đây GDP bình quân đầu người đã tăng qua đó cho thấy nền kinh tế phát triểnqua các năm GDP năm 2014 tăng 5,98%, năm 2015 tăng 6,68% so với năm trước,năm 2016 tăng 6,21% so với năm 2015 Đóng góp chủ yếu vào mức tăng GDP là khuvực công nghiệp - xây dựng (tăng 7,57%) GDP tác động đến nhu cầu của gia đình,doanh nghiệp và Nhà nước Một quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên vềnhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng,thị hiếu … dẫn đến tăng lên quy mô thị trường Do có sự hồi phục về kinh tế và thịtrường bất động sản, sản lượng sản xuất và nhu cầu sử dụng các loại vật liệu kính xâydựng đều phát triển đều qua các năm Doanh thu của công ty tăng dần theo các năm,
cụ thể doanh thu năm 2015 tăng 10,6% so với năm 2014, năm 2016 tăng 18,5% so vớinăm 2014
Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại khi nền kinh tế sasút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng lực lượng cạnh tranh Thôngthường sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong ngành Lạm phát cũng là 1 nhân tố quantrọng cần phải xem xét và phân tích Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độđầu tư vào nền kinh tế Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo
ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư cuả các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bịgiảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ Trái lại thiểu phát cũng làm cho nền kinh
tế bị trì trệ Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tưvào nền kinh tế , kích thích thị trường tăng trưởng
- Nhóm lực lượng công nghệ
Công ty cổ phần Kính KALA xây dựng dây chuyền sản xuất kính hoa thứ 2 tạinhà máy Kính Trường Sơn công suất 180 tấn / ngày , đưa vào hoạt động đúng thời hạntháng 6/2013
Trong những năm qua thị trường thiết bị và công nghệ Việt Nam tương đối pháttriển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài Tuy nhiên công nghệ để sảnxuất kính xây dựng, công ty ở trong lĩnh vực này và các công ty nước ngoài cũng đangtừng bước tiến vào thị trường nước ta Chính vì vậy, Công ty Cổ phần Kính KALA cầnphải chú trọng đến việc thay đổi công nghệ trong ngành Việc chuyển giao công nghệđối với các công ty nước ngoài đang được chú trọng Công ty trong nước cũng nên tựnghiên cứu ứng dụng công nghệ trong sản xuất Điều này giúp các DN trong ngành
Trang 20nói chung và Kính KALA nói riêng sẽ phát triển hơn vì có các công nghệ mới để tạo racác sản phẩm mới tiên tiến hơn Tuy nhiên nó có thể khiến các doanh nghiệp khôngbắt kịp với các doanh nghiệp ngoài nước và trở nên tụt hậu.
Công nghệ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty, mỗilần đầu tư dây truyền công nghệ mới có thể giá trị lên tới hàng trăm tỷ Công nghệquyết định chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất sản phẩm kính Những côngnghệ mới luôn mang lại công suất sản xuất lớn hơn hoặc tạo ra những sản phẩm bền,đẹp phù hợp với thời đại hơn Ngoài ra còn rất nhiều công nghệ khác công ty áp dụng
để giúp quản lý, kiểm soát bộ máy tốt hơn như camera giám sát, vân tay chấm công tựdộng, phần mềm quản lý Vậy nên mức độ ảnh hưởng của nhóm lực lượng công nghệ
là cao, ngân sách cho công nghệ của Công ty Cổ phần Kính KALA là cao
- Nhóm lực lượng văn hóa - xã hội
Cơ cấu dân số và tốc độ đô thị hóa là hai nhân tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới
sự phát triển của ngành kính xây dựng nói chung và công ty Cổ phần Kính KALA nóiriêng
Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012- 2020 đã chỉ ra nhữngđặc điểm cơ bản của đô thị Việt Nam trong giai đoạn sắp tới Trong đó, tỷ lệ đô thị hóa(tỷ lệ dân số thành thị trong tổng dân số cả nước) đến năm 2015 tăng lên 6,25% so vớinăm 2011, với mức tăng bình quân 1 năm tăng thêm 1,56%- cao hơn nhiều so với tốc
độ tăng trong giai đoạn 2007- 2011 (0,89%/năm) Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt40,5% là con số khá thấp so với tỷ lệ hiện nay của khu vực (thứ 5 châu Á), và thế giới(thứ 124) tuy nhiên lại cao so với tốc độ tăng của Việt Nam trong giai đoạn trước đây
Không chỉ phát triển về chiều rộng mà đô thị Việt Nam còn phát triển cả vềchiều sâu Hiện nay đa phần trong kiến trúc xây dựng đều có kính, rất nhiều tòa nhà tới
70 tầng sử dụng hoàn toàn là kính xây dựng Công trình công cộng, cửa ra vào, chấtliệu kính xây dựng được ưa chuộng Người Việt ngày càng ưa chuộng dùng kính chonhà ở của mình, nhu cầu sử dụng kính xây dựng ngày càng tăng cao
Nhìn chung yếu tố văn hoá - xã hội đang tạo ra cơ hội rất lớn với phát triểnngành kính nói chung và Công ty cổ phần kính KALA nói riêng, công ty cần nắm bắtđược cơ hội xu hướng này
- Nhóm lực lượng chính trị - luật pháp
Trang 21Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị, xã hội, an ninh ổn định.Chính phủ đã có những nỗ lực trong việc thể chế hóa hệ thống luật pháp, cải cách hànhchính tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.Nhà nước
Hiện nay môi trường không khí ngày càng ô nhiễm ảnh hưởng rất nhiều đến sứckhỏe người dân Sản phẩm công ty làm ra phải đạt tiêu chuẩn khắt khe quy định,những vấn đề về môi trường, khí thải bị thắt chặt Gây lên nhiều khó khăn cho doanhnghiệp gia công vật liệu xây dựng như Kính KALA
Yếu tố chính trị - luật pháp có giúp đỡ doanh nghiệp trong nước vì các đối thủnước ngoài muốn xuất khẩu vào thị trường Việt Nam đều bị đánh thuế Nhà nước ViệtNam cũng ưu tiến tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt phát triển về thuế, luật pháp.Cho các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng
Nhìn chung yếu tố chính trị - luật pháp vừa tạo khó khăn vừa tạo thuận lợi chodoanh nghiệp kính xây dựng nói chung và doanh nghiệp Kính KALA nói riêng Doanhnghiệp cần phải linh hoạt nắm bắt được những cơ hội và khó khăn
- Khách hàng
Khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng đại lý mua với số lượng để chiếtkhấu, các công ty thầu công trình kiến trúc lớn, các hộ gia đình có nhu cầu Hầu hếtkhách hàng đều yêu cầu chất lượng sản phẩm phải ở mức cao nhất cùng với mức giáhấp dẫn
Một số đại lý mua buôn lớn của KALA
- Công ty TNHH DV và PTTM SAO VIỆT Số 50 C ngõ 87 Láng Hạ – Đống Đa– Hà Nội
-Công Ty TNHH Thương Mại & Phát Triển Quốc Tế Hoàng Gia 85 NguyễnKhang, Q Cầu Giấy, Hà Nội
Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của doanh nghiệp
- Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ của Công ty bao gồm các doanh nghiệp đang kinh doanh sản xuất tronglĩnh vực kính xây dựng như các Công ty đã có tên tuổi và nhiều năm kinh nghiệm trênthị trường : Hải Long Glass, Trung Việt Glass, Viglacera, Đây là các đối thủ có tiểmlực tài chính mạnh và có uy tín cao trên thị trường, nắm giữ một thị phần khá lớn trongthị trường kính xây dựng
Trang 22Các đối thủ cạnh tranh luôn gây sức ép cho Công ty cổ phần Kính KALA, buộcdoanh nghiệp phải luôn có những chiến lược để duy trì được lợi thế Nhiều doanhnghiệp đua nhau quảng cáo về sản phẩm thương hiệu, đưa ra những sản phẩm có mứcgiá rẻ để cạnh tranh Những dự án đấu thầu luôn luôn có sự góp mặt đông đủ của đốithủ cạnh tranh.
Vậy sức ép của đối thủ cạnh tranh là khá lớn
- Nhà cung ứng
Các sản phẩm của công ty đa số là tự sản xuất ra nên nhà cung ứng là nhữngdoanh nghiệp cung cấp nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm Công ty chủ yếu là tựsản xuất nên cũng đã chủ động được vấn đề nhà cung ứng Tuy nhiên nhà cung ứngnhiều lúc cũng đã gây khó khăn cho Công ty về thời gian cung cấp hàng Vì thế Công
ty cần có sự chủ động hơn về vấn đề nhà cung ứng
- Rào cản gia nhập
Hiện nay gia nhập ngành kính xây dựng không phải là quá khó khăn, tuy nhiênviệc sản xuất và tự phân phối như Công ty cổ phần Kính KALA là một bước khó Nêncác doanh nghiệp mới gia nhập ngành này thường là những doanh nghiệp nhập khẩu
và phân phối Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty cổ phần Kính KALA trong việcchiếm lĩnh thị trường, định vị sản phẩm trên thị trường cũng như giành được mộtlượng khách hàng đáng kể Cũng sẽ là cơ hội để công ty đứng vững ở vị thế số 1
Vậy rào cản gia nhập ngành là khá dễ dàng, doanh nghiệp trong ngành xây dựngkhác hoàn toàn có thể gia nhập được ngành kính xây dựng
2.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong
2.3.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh đạt được năm 2014-2016
Trang 23Qua bảng phân tích kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phầnKính KALA trong 3 năm 2014, 2015 và 2016 ta thấy: Tuy chịu nhiều ảnh hưởng củanền kinh tế toàn cầu cũng như những khó khăn của ngành kinh doanh nhưng nhìnchung các chỉ tiêu kinh tế của công ty tăng dần theo các năm Doanh thu của công tytăng dần theo các năm, cụ thể doanh thu năm 2015 tăng 10,6% so với năm 2014, năm
2016 tăng 18,5% so với năm 2014 Để giữ được đà tăng trưởng thì công ty phải luônlàm tốt chiến lược kinh doanh phát triển thị trường của mình
Quy mô
T
ỷ lệ(%)
Quy mô
T
ỷ lệ(%)Vốn chủ
sở hữu
312.133
218
77,79
336.141
833
79.08
376.366
588
81,65Vốn nợ 89.126.7
94
22,21
88.913.355
20.92
84.561.522
18.35Tổng
nguồn vốn
401.260
012
100
425.055
188
100
460.928
110
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Kính KALA)
Nhìn chung vốn chủ sở hữu của công ty chiếm trên 50% tổng vốn của công ty,chứng tỏ công ty có khả năng tự chủ tốt Vốn chủ sở hữu lớn giúp doanh nghiệp thuậnlợi trong việc triển khai các kế hoạch, dự án đồng thời giúp công ty có thể phản ứngnhanh với những tình huống xấu Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua cácnăm Năm 2014 vốn chủ sở hữu chiếm 77,79% tổng vốn của công ty, nhưng đến năm
2016 công ty đã có 81,65% vốn chủ sở hữu Điều đó chứng tỏ sự phát triển đều củacông ty Tiềm lực tài chính của công ty là mạnh
Nguồn nhân sự
Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên có kinh nghiệm, có bằng cấp và đượcđào tạo Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 535 người, cụ thể như sau:
Trang 24Bảng 2.3 Quy mô và trình độ lao động của KALA
Phòng Ban Chức Năng
Sốngười
Phòng kế toán – tài chính 12
Phòng tổ chức hành chính 21Phòng tổ chức sản xuất 27
Quy mô nhân lực của Công ty đáp ứng được nhu cầu cần thiết của công ty, phân
bổ rất hợp lý Ban giám đốc gồm có 1 Tổng Giám Đốc, 1 Phó Tổng Giám Đốc và 3Giám Đốc Điều Hành tại 3 nhà máy Các phòng ban khác nguồn lực đáp ứng được nhucầu công việc, nhân viên trong các phòng ban không bị áp lực nhiều về công việc.Tổng số công nhân trên 3 nhà máy là 387 người, hầu hết là công nhân có tay nghề, hầuhết làm việc bằng máy móc nên ít công nhân là dễ hiểu Nhân sự của công ty là dồidào, tuy nhiên so với quy mô của công ty thì vẫn chưa đáp ứng đủ
Phân bổ lao động của công ty cổ phần Kính KALA là hợp lý
2.3.2.3 Năng lực
KALA có ưu thế về tự sản xuất sản phẩm, ưu thế về cơ sở vật chất với 3 nhàmáy Nhà máy Kính Kiến An, Nhà máy kính Trường Sơn, Nhà máy kính LiênNinh Doanh nghiệp đang có vị thế đứng đầu trong ngành, có nhà máy tiên tiến hiệnđại, hệ thống phân phối của công ty Sản phẩm làm ra được phân phối bằng chính hệthống phân phối của Công ty, công ty có trên 40 xe tải và siêu tải để vận chuyển
2.3.2.4 Marketing
Công tác marketing củacông ty còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém Công ty chưa có phòng marketing riêng Cáchoạt động marketing chủ yếu là do phòng kinh doanh đảm nhận
2.4 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược phát triển thị trường
Trang 25Hình 2.2: Công tác hoạch định chiến lược
Nguồn: (Tự điều tra)
Để phân tích và đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược phát triển thị trườngtại công ty Cổ phần Kính KALA, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra và tổng hợp, tracứu thông tin tài liệu Tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 20 cán bộ quản lý vànhân viên trong công ty, thu về 20 phiếu hợp lệ Qua kết quả điều tra phỏng vấn, tìmhiểu về công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty tôi nhận thấycông tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty còn chưa rõ ràng,chưa được thống nhất
Chỉ có 65% nhân viên được điều tra cho rằng công ty đã có công tác hoạch địnhchiến lược, 15% cho rằng công ty mới chỉ có định hướng, 10% cho rằng công ty chưa
có công tác hoạch định chiến lược Điều này chứng tỏ công tác hoạch định chiến lượcphát triển thị trường tại công ty chưa được quan tâm sát sao và chưa được thực hiệnmột cách bài bản
Trang 262.4.1.Thực trạng các hoạt động công ty thực hiện trong hoạch định chiến lược
Hình 2.3 : Thực trạng các hoạt động công ty thực hiện trong hoạch định chiến lược
Nguồn : (Tự điều tra)
Qua bảng khảo sát về những hoạt động trong hoạch định chiến lược phát triển thịtrường của Công ty Cổ phần Kính KALA ta có thể thấy ngay những công tác công tychưa được chú trọng như hoạch định phạm vi thị trường và đối thủ cạnh tranh, hoạchđịnh nhân sự thực hiện, hoạch định lợi thế cạnh tranh
Trang 272.4.2 Thực trạng sáng tạo tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh của công ty Cổ phần Kính KALA:
Hình 2.4: Biểu đồ đánh giá hiệu quả công tác hoạch định sứ mạng
Nguồn : (Tự điều tra)
Qua kết quả điều tra cho thấy 60% nhân viên được điều tra đánh giá công táchoạch định sứ mạng của công ty cổ phần kính kala được thực hiện tốt, 25% nhân viênđánh giá công tác này đạt yêu cầu
Sứ mạng kinh doanh của Công ty được phổ biến cho tất cả các nhân viên trongCông ty Tất cá nhân viên làm việc trong Công ty phục vụ khách hàng với sứ mạng đó,làm việc với mục tiêu cao cả
2.4.3 Thực trạng phân tích tình thế chiến lược KD
Hình 2.5 Biểu đồ các cơ hội quan trọng
(Nguồn:Tự điều tra)
Hiện tại công ty không sử dụng mô thức phân tích môi trường bên ngoài (EFAS)trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường Trong quá trình hoạch định
Trang 28chiến lược phát triển thị trường và đưa ra được các cơ hội được cho là quan trọng vàảnh hưởng tới chiến lược phát triển thị trường của công ty Giám đốc Công ty cũng
như trưởng các Bộ phận đa số cho rằng các nhân tố “Dân số đông, ngành xây dựng
phát triển và Kinh tế phát triển, có nhiều kiến trúc hiện đại” được cho là cơ hội quantrọng nhất đối với chiến lược phát triển thị trường với tỷ lệ là 44% và 41%, “Rào cảncủa Nhà nước với Doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 9%, Công nghệ kỹ thuật ngàycàng phát triển chiếm 6%
Hình 2.6 Biểu đồ các thách thức quan trọng
(Nguồn:Tự điều tra)
Môi trường bên ngoài ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chiến lược phát triểnthị trường của Công ty Cổ phần Kính KALA Bên cạnh các cơ hội quan trọng còn cócác thách thức mà Doanh nghiệp phải gặp phải, để rồi từ đó Công ty biết được đểtránh và khắc phục Các nhân tố gây thách thức cho Công ty đều có ảnh hưởng quantrọng Trong đó nhân tố “Đối thủ cạnh tranh” chiếm tỷ lệ lớn nhất là 72%, “Quy địnhcủa pháp luật” chiếm 12%, Công nghệ ngày càng phát triển, Lạm phát và lãi suất chovay cao chỉ chiếm 8%
Hình 2.7 Biểu đồ các điểm mạnh quan trọng
Trang 29(Nguồn:Tự điều tra)
Công ty không sử dụng mô thức phân tích môi trường bên trong (IFAS) trongquá trình hoạc định chiến lược phát triển thị trường Nhưng công ty có nghiên cứu cácnhân tố: Tài chính, Marketing, Nhân lực, Quản trị trong quá trình hoạch định chiếnlược phát triển thị trường của mình Các điểm mạnh được cho là quan trọng và ảnhhưởng tới chiến lược phát triển thị trường của công ty là: Nhân tố “có hệ thống phânphối độc lập” được cho là điểm mạnh quan trọng nhất đối với chiến lược phát triển thịtrường của công ty với tỉ lệ 38%, tiếp theo là “Ưu thế về các sản phẩm tự sản xuất” với
tỉ lệ là 30%, nhân tố” Quan hệ tốt với khách hàng và Quan hệ tốt với nhà cung ứng”với tỷ lệ 12%, 2 nhân tố còn lại không được đánh giá cao là điểm mạnh của công ty
Hình 2.8 Biểu đồ các điểm yếu quan trọng
(Nguồn:Tự điều tra)
Bên cạnh các điểm mạnh thì Công ty còn các điểm yếu gây cản trở và ảnhhưởng đến việc hoạch định chiến lược phát triển thị trường của mình Các điểm yếu