1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá Sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo của Trường ĐH KTCN Thái Nguyên

73 437 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu cao nhất của ngành Giáo Dục. Đặc biệt trong những năm gần đây Nhà Nước đang thực hiện “Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020”. Trong xu thế toàn cầu hoá thì chất lượng giáo dục ngày càng trở nên cấp thiết cho sự tồn tại và phát triển của từng trường đại học. Vì vậy, cải tiến chất lượng đào tạo là một quá trình cần được thực hiện liên tục, những ý kiến nhìn nhận về chất lượng đào tạo từ phía sinh viên - những người đang trực tiếp hưởng thụ quá trình đào tạo của trường là một thành phần đóng góp không thể thiếu trong việc thực hiện cải tiến chất lượng đào tạo của trường. Hiện nay chất lượng đào tạo của Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp được thể hiện qua những cố gắng cải thiện không ngừng trong các khía cạnh sau: - Về chất lượng đào tạo: Ngày càng gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, lý thuyết và thực hành có mối tương quan hợp lý. Sự phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của xã hội luôn là mục tiêu hàng đầu của chất lượng đào tạo. - Về chất lượng giảng viên: Bao gồm các giảng viên cơ hữu của trường và các giảng viên thỉnh giảng với nhiều cải tiến trong quá trình truyền đạt, nâng cao năng lực học tập theo hướng phát triển tư duy cho sinh viên. - Về cơ sở vật chất: Đa dạng và có bổ sung đầy đủ với các thiết bị giảng dạy phù hợp, đảm bảo điều kiện môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên. - Về chất lượng phục vụ: Từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức học tập, thực tập và nghiên cứu trong sinh viên, hoàn thành tốt việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, giải trí trong sinh viên. Tuy có những cố gắng không ngừng, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần cải thiện và xây dựng thêm. Đây cũng chính là lý do Nhóm 8 thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trường ĐH KTCN Thái Nguyên” 4 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên Trường ĐH KTCN Thái Nguyên về chất lượng đào tạo và các yếu tố liên quan năm 2010 2. Mục tiêu cụ thể - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về chất lượng phục vụ Từ kết quả thu thập được qua quá trình điều tra, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường ĐH KTCN Thái Nguyên III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên chính quy trường ĐH KTCN Thái Nguyên đang học tập tại trường 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Dùng bảng câu hỏi phỏng vấn - Phương pháp xử lý số liệu: Nhập dữ liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu tại Trường ĐH KTCN Thái Nguyên 2. Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu tháng 5/2010 3. Phạm vi nội dung Sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo của Trường ĐH KTCN Thái Nguyên 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Philip Kotler (2003). Quản trị marketing. Nhà xuất bản Thống kê. 2. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thống kê. 3. http://tnut.edu.vn/ 6 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu cao nhất của ngành Giáo Dục. Đặc biệt trong những năm gần đây Nhà Nước đang thực hiện “Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020”. Trong xu thế toàn cầu hoá thì chất lượng giáo dục ngày càng trở nên cấp thiết cho sự tồn tại và phát triển của từng trường đại học. Vì vậy, cải tiến chất lượng đào tạo là một quá trình cần được thực hiện liên tục, những ý kiến nhìn nhận về chất lượng đào tạo từ phía sinh viên - những người đang trực tiếp hưởng thụ quá trình đào tạo của trường là một thành phần đóng góp không thể thiếu trong việc thực hiện cải tiến chất lượng đào tạo của trường. Hiện nay chất lượng đào tạo của Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp được thể hiện qua những cố gắng cải thiện không ngừng trong các khía cạnh sau: - Về chất lượng đào tạo: Ngày càng gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, lý thuyết và thực hành có mối tương quan hợp lý. Sự phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của xã hội luôn là mục tiêu hàng đầu của chất lượng đào tạo. - Về chất lượng giảng viên: Bao gồm các giảng viên cơ hữu của trường và các giảng viên thỉnh giảng với nhiều cải tiến trong quá trình truyền đạt, nâng cao năng lực học tập theo hướng phát triển tư duy cho sinh viên. - Về cơ sở vật chất: Đa dạng và có bổ sung đầy đủ với các thiết bị giảng dạy phù hợp, đảm bảo điều kiện môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên. - Về chất lượng phục vụ: Từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức học tập, thực tập và nghiên cứu trong sinh viên, hoàn thành tốt việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, giải trí trong sinh viên. Tuy có những cố gắng không ngừng, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần cải thiện và xây dựng thêm. Đây cũng chính là lý do Nhóm 8 thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trường ĐH KTCN Thái Nguyên” 7 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên Trường ĐH KTCN Thái Nguyên về chất lượng đào tạo và các yếu tố liên quan năm 2010 2. Mục tiêu cụ thể - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về chất lượng phục vụ Từ kết quả thu thập được qua quá trình điều tra, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường ĐH KTCN Thái Nguyên III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên chính quy trường ĐH KTCN Thái Nguyên đang học tập tại trường 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Dùng bảng câu hỏi phỏng vấn - Phương pháp xử lý số liệu: Nhập dữ liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Trường ĐH KTCN TN 2. Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tháng 5/2010 3. Phạm vi nội dung Sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo của Trường ĐH KTCN Thái Nguyên 8 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tầm quan trọng của sinh viên – khách hàng của dịch vụ đào tạo Sinh viên là người đến trường để học một cái gì đó. Có nhiều loại SV: Họ đến trường vì họ phải đến, họ đến trường vì họ chẳng còn gì khác để làm và một nhóm khác là đến trường vì thực sự muốn học được một cái gì đó, vì họ biết sẽ không có tương lai nếu không học. Kamila Sinh viên (SV) trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Mác là "tổng hoà của các quan hệ xã hội". Nhưng họ còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn. Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt. Đối với SV nước ta có một số đặc điểm tương đồng dưới đây. Tính thực tế: Thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hướng đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích những công việc đem lại thu nhập cao, v. v Nói chung là tính mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ. Tính năng động: Nhiều SV vừa đi học vừa đi làm, hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới , nhiều SV cùng một lúc học hai trường…. Tính cụ thể của lý tưởng: Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân. Tính liên kết (tính nhóm): Những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Tính cá nhân: Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Sự phân tách các đặc điểm trên chỉ có tính tương đối để phục vụ công tác nghiên cứu, còn trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua lại lẫn nhau. 9 Tính cá nhân không tách rời tính liên kết, tính năng động gắn liền với tính thực tế. Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó, luôn bộc lộ tính hai mặt: Vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực. 1.2 Lý thuyết về nhu cầu, sự mong đợi của khách hàng 1.2.1 Lý thuyết về nhu cầu Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên" có ý định thay thế. Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội . Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ “dã man" của con người giảm dần và độ “văn minh” của con người tăng dần. Bậc thang nhu cầu của MASLOW Mức cao Nhu cầu về sự tự hoàn thiện Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng Nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu thương). Mức thấp Nhu cầu về an toàn và an ninh Nhu cầu về thể chất và sinh lý Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ. Nhu cầu an toàn có an toàn về tính mạng và an toàn về tài sản. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển. Ở trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và tôn trọng. Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu cầu sự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người 10 tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng. 1.2.2 Lý thuyết về sự mong đợi Thuyết kỳ vọng của V. Vroom được xây dựng theo công thức: Hấp lực x Mong đợi x Phương tiện = Sự động viên • Hấp lực (phần thưởng) = sức hấp dẫn cho một mục tiêu nào đó (Phần thưởng cho tôi là gì?) • Mong đợi (thực hiện công việc) = niềm tin của nhân viên rằng nếu nỗ lực làm việc thì nhiệm vụ sẽ được hoàn thành (Tôi phải làm việc khó khăn, vất vả như thế nào để đạt mục tiêu?) • Phương tiện (niềm tin) = niềm tin của nhân viên rằng họ sẽ nhận được đền đáp khi hoàn thành nhiệm vụ (Liệu người ta có biết đến và đánh giá những nỗ lực của tôi?) Thành quả của ba yếu tố này là sự động viên. Đây chính là nguồn sức mạnh mà nhà lãnh đạo có thể sử dụng để chèo lái tập thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Khi một nhân viên muốn thăng tiến trong công việc thì việc thăng chức có hấp lực cao đối với nhân viên đó. Nếu một nhân viên tin rằng khi mình làm việc tốt, đúng tiến độ sẽ được mọi người đánh giá cao, nghĩa là nhân viên này có mức mong đợi cao. 1.3 Đặc điểm chất lượng dịch vụ đào tạo 1.3.1 Khái niệm về sản phầm của dịch vụ đào tạo Dịch vụ đào tạo là một dạng của dịch vụ, đó là kết qủa của quá trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và mang lại lợi ích cho xã hội. Đối với người học thì dịch vụ đào tạo chính là những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, phương pháp, mà các cơ sở đào tạo cung cấp cho người học hay đó là những nhận thức, những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, phương pháp mà người học tiếp thu được trong quá trình đào tạo. Người học lại sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp đã học và tích lũy được để phục vụ cho mục đích của chính mình. 1.3.2 Khái niệm chất lượng dịch vụ đào tạo 11 Chất lượng luôn là một vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trường đại học, và việc phần đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đại học nào. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường, và cách hiểu của người này cũng khác với cách hiểu của người kia. Chất lượng có một loạt định nghĩa trái ngược nhau và rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này đã diễn ra tại các diễn đàn khác nhau mà nguyên nhân của nó là thiếu một cách hiểu thống nhất về bản chất của vấn đề. Dưới đây là 6 quan điểm về chất lượng trong giáo dục đại học: a) Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào” Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo được diễn ra rất đa dạng và liên tục trong một thời gian dài (3 năm đến 6 năm) trong trường đại học. Thực tế, theo cách đánh giá này, quá trình đào tạo được xem là một “hộp đen”, chỉ dựa vào sự đánh giá đầu vào và phỏng vấn chất lượng “đầu ra”. Sẽ khó giải thích trường hợp một đại học có nguồn lực”đầu vào” dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động đào tạo hạn chế, hoặc ngược lại, một trường có những nguồn lực khiêm tốn, nhưng đã cung cấp cho sinh viên một chương trình đào tạo hiệu quả b) Chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra” Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục đại học cho rằng “đầu ra” của giáo dục đại học có tầm quan trọng hơn nhiều so với “Đầu vào” của quá trình đào tạo. “Đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục đại học được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của sinh viên tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó. c) Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng” Quan điểm thứ 3 về giáo dục đại học cho rằng một trường đại học có tác động tích cực tới sinh viên khi trường đó tạo ra được sự khác biệt trong sự phát triển về trí tuệ và cá nhân của sinh viên. “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”, kết quả thu được: là “giá trị gia tăng” mà trường đại học đã đem lại cho sinh viên và được cho là chất lượng đào tạo của trường đại học. 12 Nếu theo quan điểm này về chất lượng giáo dục đại học, một loạt vấn đề phương pháp luận nan giải sẽ nảy sinh: khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra được hiệu số của chúng và đánh gái chất lượng của trường đó. Hơn nữa các trường trong hệ thống giáo dục đại học lại rất đa dạng, không thể dùng một công cụ đo duy nhất cho tất cả các trường đại học. Vả lại, cho dù có thể thiết kế được bộ công cụ như vậy, giá trị gia tăng được xác định sẽ không cung cấp thông tin gì cho chúng ta về sự cải tiến quá trình đào tạo trong từng trường đại học. d) Chất lượng được đánh giá bằng “ Giá trị học thuật” Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường đại học phương Tây, chủ yếu dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật và đội ngũ cán bộ giảng dạy trong từng trường trong quá trình thẩm định công nhân chất lượng đào tạo đại học. Điều này có nghĩa là trường đại học nào có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, có uy tín khoa học cao thì được xem là trường có chất lượng cao. Điểm yếu của cách tiếp cận này là ở chỗ, cho dù năng lực học thuật có thể được đánh giá một cách khách quan, thì cũng khó có thể đánh giá những cuộc cạnh tranh của các trường đại học để nhận tài trợ cho các công trình nghiên cứu trong một trường không thuần học thuật. Ngoài ra, liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khi xu hướng chuyên ngành hóa ngày càng sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng. e) Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hóa tổ chức riêng” Quan điểm này dựa trên nguyên tắc các trường đại học phải tạo ra được “Văn hóa tổ chức riêng” hỗ trợ quá trình liên tục cải tiến chát lượng. Vì vậy một trường được đánh giá là có chất lượng khi nó có được “Văn hóa tổ chức riêng” với nét đặc trưng quan trọng là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Quan điểm này bao hàm cả các giả thiết về bản chất của chất lượng và bản chất của tổ chức. Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại nên khó có thể áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đại học. f) Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán” 13 [...]... trọng 20 Chương II ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐH KTCN THÁI NGUYÊN 2.1 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN 2.1.1 Giới thiệu khái quát về Trường ĐH KTCN 2.1.1.1 Vị trị địa lý của Trường ĐH KTCN Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái nguyên với khuôn viên trên 50 hec-ta, đóng trên địa bàn thành phố Thái nguyên, trung tâm... là sinh viên khá hài lòng với các dịch vụ đào tạo mà nhà trường đã cung cấp Tần suất cụ thể các đánh giá của sinh viên như sau: Các đánh giá Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Total Tần suất 2 18 23 7 50 % 4.0 36.0 46.0 14.0 100.0 Nhìn vào bảng trên ta thấy với 50 mẫu nghiên cứu, có 30/50 mẫu hài lòng với các dịch vụ đào tạo của trường và 2/50 mẫu là chưa hài lòng với các dịch vụ đào tạo. .. khoá đào tạo, đội ngũ giáo viên còn thiếu và tương đối trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, các cơ sở vật chất phục vụ cho học tập và nghiên cứu chưa kịp thời đầu tư đầy đủ,… nên sự hài lòng của sinh viên ở các khoa này đối với dịch vụ đào tạo còn tương đối thấp: chỉ có 6/10 sinh viên khoa Điện tử, 5/10 sinh viên khoa QLCN và MT, 3/10 sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật hài lòng với các dịch vụ đào tạo của nhà trường. .. nhà trường như có 9/14 sinh viên có mức chi tiêu từ 1,5-2 triệu đồng/tháng; 9/15 sinh viên có mức chi tiêu từ 1-1,5 triệu/tháng; 7/8 sinh viên có mức chi tiêu dưới 1 triệu đồng/tháng hài lòng với các dịch vụ của nhà trường 2.2.2.3 Đánh giá cụ thể của sinh viên về các dịch vụ mà nhà trường cung cấp Để đánh giá được cụ thể mức độ hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ mà nhà trường đã cung cấp, nhóm... phù hợp với việc di chuyển,học tập của sinh viên (điểm trung bình đánh giá 4,08/5) * Đối với dịch vụ thư viện: Quy trình mượn sách hợp lý (điểm trung bình đánh giá 4,02/5) * Đối với dịch vụ ký túc xá: Thái độ của nhân viên quản lý đúng mực, hòa nhã (điểm trung bình đánh giá 4,58/5) Sinh viên đánh giá các “điểm yếu” của các dịch vụ đào tạo mà nhà trường cung câp: * Công tác quản lý: được đánh giá khá... khác Trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp với khuôn viên đẹp như một công viên là khoảng không gian đẹp cho các bạn sinh viên vui chơi sau những giờ học tập căng thẳng 25 2.2 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐH KTCN 2.2.1 Phương pháp luận nghiên cứu 2.2.1.1 Kế hoạch lấy mẫu Tổng thể mục tiêu của nghiên cứu là toàn bộ sinh viên chính quy đang theo học tại trường ĐH KTCN. .. ta thấy: Với những sinh viên có khả năng tài chính tốt hơn thì thường đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng các dịch vụ do vậy thường có mức hài lòng thấp hơn, thể hiện cụ thể với các sinh viên có mức chi tiêu trên 2 triệu/tháng thì chỉ có 5/13 sinh viên hài lòng với dịch vụ đào tạo của trường, trong khi những người có khả năng tài chính kém hơn thì tỏ ra khá hài lòng với dịch vụ đào tạo của nhà trường như... lượng đào tạo Tuy nhiên để đảm bảo công bằng xã hội và đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng sâu, vùng xa, trường cần có các chính sách ưu tiên tuyển chọn b) Năng lực của sinh viên Đánh giá năng lực của sinh viên là khâu chính trong đánh giá chất lượng đào tạo c) Xếp loại đạo đức của sinh viên Phẩm chất nhân văn của sản phẩm đào tạo được thể hiện đầu tiên qua đạo đức của sinh viên Xếp loại đạo đức của sinh. .. giảng, giáo trình - Tổ chức các cuộc điều tra nghiên cứu, thăm dò ý kiến từ sinh viên để thấy được phản hồi từ sinh viên về các dịch vụ đào tạo của nhà trường, từ đó tìm ra được nguyên nhân những vấn đề còn tồn tại, trên cơ sở đó đề ra các phương án, chương trình để dịch vụ đào tạo ngày càng hoàn thiện 38 PHIẾU THĂM DÒ Với mục tiêu tìm hiểu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên trong trường ĐH KTCN về dịch. .. nghề nghiệp tương lai của họ thường có thái độ học tập đúng đắn (thể hiện ở kết quả trung bình trung tích luỹ cao hơn) thường khá hài lòng đối với các dịch vụ đào tạo của nhà trường Ngược lại các sinh viên vào trường do gia đình lựa chọn hay là không trúng tuyển vào các trường khác thì có mức điểm chung bình trung tích luỹ thấp hơn và sự hài lòng đối với các dịch vụ đào tạo của nhà trường là không cao . thể - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất - Xác. thể - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng - Xác định tỉ lệ hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất - Xác. mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ. Tính năng động: Nhiều SV vừa đi học vừa đi làm, hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới , nhiều SV cùng một lúc học hai trường…. Tính cụ thể của

Ngày đăng: 04/06/2015, 11:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w