1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến tại trường đại học duy tân

143 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

Do đó, nâng cao chất lượng đào tạo là một quá trình cần được thực hiện liên tục;Những ý kiến nhìn nhận về chất lượng đào tạo từ phía sinh viên - nhữngngười đang trực tiếp hưởng thụ dịch

Trang 1

NGUYỄN QUỐC LONG

NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

NGUYỄN QUỐC LONG

NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HIỆP

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận vân này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Quốc Long

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN 5

1.1 DỊCH VỤ ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN 5

1.1.1 Dịch vụ đào tạo 5

1.1.2 Dịch vụ đào tạo trực tuyến 10

1.1.3 Chất lượng dịch vụ đào tạo trực tuyến 14

1.2 SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO 16

1.2.1 Sự hài lòng của sinh viên 16

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo 20

1.3 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN 25 1.3.1 Các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên ở các nước trên thế giới 25

1.3.2 Các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên ở Việt Nam 28

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 32

2.1 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 32

2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 34

2.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 35

Trang 5

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 44

2.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 44

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53

3.1 MÔ TẢ THỐNG KÊ 53

3.1.1 Kích thước và kết cấu mẫu 53

3.1.2 Phân tích thống kê mô tả các vấn đề được khảo sát 55

3.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN 68

3.2.1 Đánh giá độ tin cây của thang đo “sự hài lòng” 68

3.2.2 Kiểm định giá trị và độ tin cậy của thang đo các biến độc lập 70

3.3 HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT 73

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

4.1 KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN 77

4.1.1 Thu thập thông tin phản hồi là thực sự cần thiết và nhận được sự hưởng ứng tích cực của sinh viên 77

4.1.2 Công nghệ thông tin (mạng và website) rất quan trọng đối với sinh viên trong học tập, nhưng chất lượng hiện tại chưa thực sự đáp ứng được mong đợi 78

4.1.3 Tài nguyên thư viện đáp ứng tốt mong đợi của sinh viên nhưng còn hạn chế về khả năng mượn tài liệu 79

4.1.4 Năng lực và phương pháp làm việc của các bộ phận chức năng (ngoài thư viện) được đánh giá cao, nhưng quá trình giao tiếp vẫn cần có những thay đổi tích cực hơn 80

4.1.5 Cảm nhận chung về giá trị giáo dục đại học trong sinh viên chưa cao, sinh viên chưa thực sự tự tin về kiến thức có được trong học tập 81

Trang 6

4.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 82

4.2.1 Về hoạt động thu thập thông tin phản hồi của sinh viên 83

4.2.2 Định hướng phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và quản lý của Nhà trường 87

4.2.3 Một số định hướng trong công tác truyền thông cho sinh viên 90

4.2.4 Định hướng trong tạo dựng giá trị cho sinh viên 91

4.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 93

4.3.1 Hạn chế của đề tài 93

4.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 95

KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 7

Số hiệu Tên bảng Trangbảng

1.2 So sánh tiểu đề trong điều tra nhận thức của sinh viên về

2.1 Mô tả nội dung các thành phần trong mô hình lý thuyết 322.2 Dự kiến các yếu tố đo lường chất lượng cảm nhận 352.3 Dự kiến các yếu tố đo lường giá trị cảm nhận 362.4 Dự kiến các yếu tố đo lường giá trị cảm nhận 372.5 Số nhóm sinh viên được phỏng vấn theo các chuyên

3.2 Kết cấu mẫu theo học lực của sinh viên 553.3 Mô tả các yếu tố “chất lượng cảm nhận” (điểm trung

Trang 8

Số hiệu Tên hình Tranghình

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dụcViệt Nam Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hoá thì chất lượng giáo dục ngàycàng trở nên cấp thiết cho sự tồn tại và phát triển của từng trường đại học Do

đó, nâng cao chất lượng đào tạo là một quá trình cần được thực hiện liên tục;Những ý kiến nhìn nhận về chất lượng đào tạo từ phía sinh viên - nhữngngười đang trực tiếp hưởng thụ dịch vụ đào tạo là một thành phần đóng gópkhông thể thiếu trong việc thực hiện cải tiến chất lượng đào tạo của cáctrường đại học

Với xu thế xã hội hóa giáo dục hiện nay, hệ thống giáo dục cùng tồn tạisong song hai loại hình công lập và ngoài công lập Sự đa dạng về loại hình đãtạo nên sự cạnh tranh giữa các trường, đó là sự cạnh tranh giữa trường cônglập và ngoài công lập và cạnh tranh giữa các trường trong cùng loại hình vớinhau Để thu hút người học đòi hỏi các trường phải không ngừng khẳng địnhmình qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, đáp ứng sự kỳ vọng củangười học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo được cung ứng của các trường

Đại học Duy Tân – là một trường ngoài công lập đầu tiên tại miềnTrung với mong muốn đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệpphát triển kinh tế - xã hội của Đất nước Trường nằm trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng, đã trải qua gần 20 năm phát triển, đã cung cấp một lượng lớn laođộng các ngành nghề kỹ thuật, kinh tế cho phát triển kinh tế xã hội của thànhphố Tuy nhiên, cũng như tình hình chung, chất lượng đào tạo của các trườngvẫn chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu xã hội, sức thu hút của các trường chưamạnh đối với sinh viên

Trang 10

Hơn nữa, nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy làmột bước đi mà hầu hết các trường Đại học trong cả nước đang nhắm đến Và

nó đang dần bắt đầu được hiện thực Do đó, sự hài lòng của sinh viên trongmôi trường đào tạo trực tuyến được xem như sự đánh giá tích cực của họ vềcác dịch vụ đang được cung cấp bởi nhà trường nơi họ đang theo học, đặc biệttrong đó là chất lượng dịch vụ đào tạo qua hệ thống trực tuyến Từ đó, việc đolường sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trực tuyếncủa nhà trường để từ đó nhà trường nhận biết và có những điều chỉnh trongviêc ̣cung cấp dicḥ vu ̣đào tạo cho phù hợp là cần thiết

Và đó cũng là lý cho tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh

viên đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Duy Tân”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá mức độ hài lòng củasinh viên về dịch vụ đào tạo trực tuyến của Nhà trường và các nhân tố ảnhhưởng đến sự hài lòng

- Để đạt được mục tiêu này, đề tài cần xác định được các mục tiêu sau: + Xây dựng mô hình lý thuyết về sự hài lòng của sinh viên đối với dịch

vụ đào tạo trực tuyến và các biến nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

+ Xây dựng thang đo để đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với dịch

vụ đào tạo trực tuyến và các biến nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

+ Tổ chức điều tra và phân tích dữ liệu để đánh giá được mức độ hài lòng của sinh viên

+ Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo trực tuyến tại trường ĐH Duy Tân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ thực hiện cho tổng thể là cácsinh viên hiện đang theo học tại trường Đại học Duy Tân Về phạm vi

Trang 11

thời gian, thông tin thu thập được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhómdùng để khám phá và tiền kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo,thang đo sự hài lòng của sinh viên và xây dựng thang đo các nhân tố ảnhhưởng đến sự hài lòng của sinh viên

- Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện thông qua kỹ thuậtphỏng vấn trực tiếp nhằm: 1) kiểm định các thang đo lường chất lượng dịch

vụ đào tạo và sự hài lòng; 2) kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua các giảthuyết nghiên cứu bằng các phương pháp nghiên cứu như phân tích nhân tố,hồi quy tuyến tính

* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: trong quá trình thực hiện, ngoài việc kế thừa cácnghiên cứu đã có, đề tài đã phát triển và ứng dụng phù hợp với đặc điểm củaNhà trường:

+ Xem xét mối quan hệ của chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của từng yếu tố đối với quá trình học tập của sinh viên

+ Thang đo chất lượng được thiết kế phù hợp với đặc điểm của dịch vụ giáo dục đại học

Trang 12

- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với công tácquản lý cũng như việc thực hiện các mục tiêu của Nhà trường:

+ Cung cấp nguồn thông tin tổng hợp và đáng tin cậy cho hoạt động giáo dục đại học của Nhà trường

+ Những kiến nghị, đề xuất trong đề tài gợi ý cho những cải tiến cần thiết của Nhà trường trong thời gian đến

Chương 2: Mô hình và thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4: Kết luận và kiến nghị

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRỰC

TUYẾN1.1 DỊCH VỤ ĐÀO TẠO VÀ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

1.1.1 Dịch vụ đào tạo

a Khái niệm của dịch vụ

Có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ:

Theo Quinn & ctg (1987, theo dẫn của Nguyễn Trần Thanh Bình,2009), hầu hết các nghiên cứu đều xem lĩnh vực dịch vụ bao gồm “tất cảnhững hoạt động kinh tế tạo ra sản phẩm không mang tính vật chất, được sảnxuất và tiêu thụ đồng thời và mang lại những giá trị gia tăng dưới các hìnhthức (như sự tiện lợi, sự thích thú, sự kịp thời, sự tiện nghi và sự lành mạnh)

mà các lợi ích vô hình này về bản chất dành cho khách hàng đầu tiên”

Gronroos (1990, theo dẫn của Nguyễn Trần Thanh Bình, 2009) chorằng dịch vụ là “một hoạt động hoặc chuỗi các hoạt động ít nhiều có tính chất

vô hình trong đó diễn ra sự tương tác giữa khách hàng và các nhân viên tiếpxúc với khách hàng, các nguồn lực vật chất, hàng hóa hay hệ thống cung cấpdịch vụ - nơi giải quyết những vấn đề của khách hàng”

Theo Zeithaml & Britner (2000, theo dẫn của Kiều Quốc Trung, 2010),dịch vụ là “những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào

đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mongđợi của khách hàng”

Theo Kotler & Armstrong (2004, theo dẫn của Kiều Quốc Trung,2010), dịch vụ là “những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cốnghiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ vàhợp tác lâu dài với khách hàng”

Trang 14

Có thể tổng kết rằng, “dịch vụ là một quá trình bao gồm các hoạt độngphía sau và các hoạt động phía trước nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch

vụ tương tác với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng theo cách màkhách hàng mong muốn cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng” [11, tr.10]

Về khái niệm dịch vụ đào tạo, hiện nay các nhà nghiên cứu và các nhàquản lý giáo dục vẫn chưa thống nhất về việc có hay không tính thị trường,tính hàng hoá của giáo dục tại Việt Nam Nhưng tuy còn nhiều ý kiến khácnhau thì nhiều người đã thống nhất rằng, với phương châm lấy người học làmtrung tâm, các trường đại học ngày nay nên coi sinh viên là đối tượng phục vụđược cung cấp một loại dịch vụ đặc biệt là dịch vụ đào tạo [13]

b Khái niệm về dịch vụ đào tạo

Đào tạo là hoạt động dịch vụ, tuy nhiên sản phẩm đào tạo không hoàntoàn giống như các hoạt động dịch vụ khác, sản phẩm đào tạo là sản phẩm phivật chất, tồn tại dưới dạng giá trị mà nhà trường (cơ sở đào tạo) đã cung cấpcho người học (học sinh, sinh viên), đó là toàn bộ hệ thống kiến thức, kỹnăng, thái độ nghề nghiệp mà người học có được sau khi tốt nghiệp ra trường,

họ sử dụng để lao động sản xuất hay dịch vụ tại các cơ quan nhà nước, cácdoanh nghiệp nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân, góp phần vào sự pháttriển của cơ quan, doanh nghiệp và phát triển chung của xã hội.[8]

Giáo dục đại học là một loại dịch vụ đặc biệt, với các đặc thù sau:

- Giáo dục đại học là một dịch vụ đại chúng, quá trình tiêu dùng mang tính tập thể, tính định hướng khách hàng thấp Nhiệm vụ truyền thông trong

nhà trường nhằm làm cho người học hiểu rõ hơn về bản chất của giáo dục đạihọc, luôn có ý thức tôn trọng tập thể, quy định, quy chế Bên cạnh đó, cầnđổi mới theo hướng giảm bớt tính tập thể, tăng tính định hướng vào sinh viên(cho phép lựa chọn thời gian học tập, lựa chọn môn học, lựa chọn giảng

Trang 15

viên ) Tăng cường việc thu thập thông tin phản hồi từ sinh viên và kịp thời đưa ra những cải tiến thích hợp.

- Giáo dục đại học là loại hình dịch vụ bán công, có tính khuyến dụng.

Đa số các nước trong đó có Việt Nam, xem giáo dục như là một hoạt độngđược tài trợ một phần bởi ngân sách, nhằm khuyến khích việc sử dụng, ngănchặn việc tiêu dùng dưới mức Điều này đặt ra yêu cầu đối với công tác quản

lý và trách nhiệm của nhà trường trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượnggiáo dục đại học Đồng thời cần tăng cường truyền thông cho sinh viên vềtrách nhiệm của họ đối với quá trình học tập, đối với xã hội và cộng đồng

- Giáo dục đại học là loại hình dịch vụ dựa trên sự tương tác cao giữa các bên (nhà trường và sinh viên), giá trị cốt lõi của dịch vụ thường được cảm nhận trong tương lai (hơn là hiện tại) Đặc tính này đòi hỏi cả bên cung

cấp và bên tiếp nhận phải hợp tác cao với nhau, sinh viên đóng vai trò quyếtđịnh đến việc mình tiếp nhận dịch vụ như thế nào (tự giác, tự học, thích học) Nhà trường chỉ đóng vai trò định hướng, tạo môi trường cho quá trình học tậpcủa sinh viên

- Giáo dục đại học là một dịch vụ mà thời gian hoàn tất việc cung ứng kéo dài, với nhiều hoạt động khác nhau Phần lớn các chương trình giáo dục

đại học thường có thời gian hoàn tất ít nhất 3 năm Trong quá trình đó, ngoàihoạt động giảng dạy và học tập, sinh viên phải sử dụng rất nhiều các dịch vụkhác nhau được cung cấp bởi nhà trường, như dịch vụ ký túc xá, căn tin, thưviện, thể thao, tài chính (mở thẻ qua ngân hàng, vay tiền học tập) Vì thế,đánh giá chất lượng của dịch vụ giáo dục đại học thường chú trọng đến cácsinh viên đã hoàn tất phần lớn chương trình đào tạo và đánh giá đồng thời trênhoạt động khác nhau

Trong việc phân loại hàng hóa và dịch vụ, giáo dục được xác định như

là một “dịch vụ tư” (private service) vì dịch vụ này bao hàm hai đặc điểm, có

Trang 16

tính loại trừ (excludability) và có tính cạnh tranh (rivalness) trong sử dụng[26] Có tính loại trừ trong sử dụng vì sinh viên không thể tham gia hưởng thụdịch vụ đó mà không có điều kiện, họ phải thi đầu vào, phải đóng học phí, Nếu sinh viên không thỏa mãn những điều kiện đó sẽ bị loại trừ ra khỏi việchưởng thụ dịch vụ giáo dục Dịch vụ giáo dục có tính cạnh tranh trong sửdụng vì việc học của một sinh viên này sẽ ảnh hưởng đến việc học của ngườikhác Vì số lượng sinh viên trong một lớp học là hạn chế và số lượng lớp họctrong một trường cũng bị hạn chế, nên sinh viên này được học thì một ngườikhác không được học, hay là nếu thêm một sinh viên vào một lớp học quáđông sẽ ảnh hửơng đến việc học của các sinh viên khác.

Tương tự hàng hoá và dịch vụ khác, thị trường dịch vụ giáo dục, nói tắt

là thị trường giáo dục, có hai khía cạnh, cung và cầu Trong một lý thuyết cănbản của kinh tế học, quy luật cầu muốn nói rằng cầu và giá có quan hệ nghịchbiến, tức là đường cầu dốc xuống Nếu giá càng cao thì cầu càng thấp vàngược lại Khi chi phí cho việc học tăng lên thì số người đi học sẽ giảm Hơnnữa, quy luật cung thì ngược lại, cung và giá có quan hệ đồng biến, đườngcung dốc lên, nếu học phí thu được từ sinh viên càng cao thì số số lượng sinhviên mà nhà trường nhận đào tạo càng cao Ngược lại, nếu học phí thu được

từ sinh viên càng thấp thì số lượng sinh viên nhà trường nhận đào tạo sẽ giảm

Ngoài ra, thị trường giáo dục còn có một số đặc điểm:

- Thông tin không hoàn hảo

Thông tin không hoàn hảo được thể hiện ở thị trường giáo dục là sự bấtcân xứng thông tin Nhà trường (người cung ứng dịch vụ) biết được chấtlượng dịch vụ của mình nhiều hơn người đi học (người mua dịch dịch vụ).Người mua dịch vụ chỉ biết được chất lượng giáo dục sau khi học xong.Nhưng sau khi học xong không thể đổi hoặc trả lại nếu phát hiện chất lượng

Trang 17

đào tạo kém.

- Tính cạnh tranh trong thị trường giáo dục không cao

Nếu xét theo cấu trúc thị trường thì thị trường giáo dục mang đặc điểmcủa một thị trường độc quyền nhóm (oligopoly) vì cùng một cấp học ở bậcphổ thông hay cùng một ngành học ở bậc đại học chỉ có một vài trường cungứng Ví dụ, học sinh bậc phổ thông phải chọn những trường ở gần nhà Sinhviên ở phía Nam muốn học ngành nông học chỉ có học ở Trường Đại họcNông Lâm, Đại học Cần Thơ hay Đại học Tây Nguyên Như vậy, thị trườngcạnh tranh không hoàn hảo sẽ dẫn đến không hiệu quả cao cho xã hội, cáctrường chủ quan, không đầu tư nhiều trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh,nâng cao chất lượng dịch vụ và cạnh tranh về học phí

- Chất lượng dịch vụ không đồng nhất

Không giống như hàng hóa và dịch vụ khác, chất lượng của trường học

và thầy giáo trong mỗi trường học là không đồng nhất, nhiều trường đại họcđào tạo chung một ngành đào tạo nhưng chất lượng giữa các trường thì rấtkhác nhau Trong cùng một trường đại học, chất lượng của giảng viên cũngrất khác nhau Do đó, việc lựa chọn của sinh viên gặp nhiều khó khăn

- Người mua trả tiền trước và không bảo đảm về chất lượng

Sinh viên phải đóng tiền trước khi học và thi Việc thi đậu hay rớt, cóviệc làm hay không có việc làm của sinh viên sau này, nhà trường không bảođảm Do đó, việc kinh doanh giáo dục rủi ro thấp, nhưng người đi học thì rủi

ro cao hơn

- Ngoại tác tích cực trong giáo dục

Lợi ích tư nhân của việc học luôn nhỏ hơn lợi ích xã hội do tồn tại lợi ích ngoại tác của việc đi học

Lợi ích tư nhân là lợi ích của bản thân sinh viên sau khi học, sau khi học có được kiến thức và kỹ năng làm việc, sẽ tìm được việc làm tốt hơn và

Trang 18

có thu nhập cao hơn, không chỉ một hai năm mà lợi ích cho cả cuộc đời cònlại Do đo, cá nhân người đi học phải đầu tư Tuy nhiên, lợi ích xã hội củagiáo dục là rất lớn, nó bao gồm lợi ích tư nhân như nói trên và lợi ích ngoạitác Lợi ích ngoại tác có nghĩa là người đi học đem lợi ích cho người khác và

xã hội Việc học sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội, dễ dàng hơn cho nhà nước trongviệc phổ biến và thực hiện các chính sách kinh tế văn hóa và xã hội Hơn nữa,các doanh nghiệp và cơ quan tuyển dụng cũng có lợi nhuận trong viêc học củacác cá nhân Sinh viên học xong sẽ có lợi ích trong việc học, sẽ làm việc chocác doanh nghiệp chẳng hạn, doanh nghiệp phải trả lương cho sinh viên tốtnghiệp, nhưng mức lương bao giờ cũng thấp hơn năng suất lao động mà sinhviên đem lại cho doanh nghiệp, sự chênh lệch đó là lợi nhuận mà doanhnghiệp có được do việc học của sinh viên Như vậy, tồn tại lợi ích ngoại tác

mà người đi học không nhận được, nên người đi học không đầu từ đúng mứccho việc đi học vì họ quyết định đầu tư cho việc học phụ thuộc vào sự so sánhgiữa chi phí tư nhân và lợi ích tư nhân thay vì lợi ích xã hội, họ không quantâm đến lợi ích xã hội

- Người có thu nhập thấp không có khả năng tiếp cận giáo dục

Vì chi phí cho việc học khá cao và đầu tư cho việc học là đầu tư lâu dài,thời gian học đại học trung bình là 4 năm, trong thời gian đi học chỉ có chikhông có thu, do đó những gia đình có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăntrong việc tiếp cận giáo dục nếu tất cả các trường học theo cơ chế thị trường,học phí bù đắp đầy đủ chi phí giáo dục của trường Việc hỗ trợ cho ngườinghèo đi học là rất cần thiết

1.1.2 Dịch vụ đào tạo trực tuyến

a Hiện trạng phát triển đào tạo trực

tuyến * Trên thế giới

Đào tạo trực tuyến rất phổ biến ở các nước có nền công nghệ phát triển,

Trang 19

với nhiều môn học cũng như trung tâm đào tạo; tại Mỹ: Khoảng 80% trường

ĐH sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, có khoảng 35% các chứng chỉtrực tuyến được chính thức công nhận; tại Singapore: Khoảng 87% trường ĐH

sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến; tính đến năm 2005, tại Hàn Quốc đã

có 9 trường ĐH trực tuyến trên mạng

Hiện nay có nhiều công ty lớn đầu tư vào các hệ thống đào tạo trựctuyến, nổi bật là các công ty như SAP, Click2Learn, Docent, Saba, IBM,Oracle, NTT, NEC Năm 2002, thị trường này đã đạt 13,5 tỷ USD, năm 2006,eLearning đạt tới 100 tỷ USD Người ta dự tính, đến năm 2010 eLearning trêntoàn cầu đạt 500 tỷ USD Ở các nước công nghiệp phát triển, điển hình là Mỹ,lĩnh vực này đang phát triển rất nhanh Thị trường eLearning ở Mỹ đã đạt 10,3

tỷ USD vào năm 2002 và đạt 83,1 tỷ USD vào năm 2006 Tại châu Á, thịtrường này tăng trưởng 25% mỗi năm (đạt 6,2 tỷ USD)

* Tại Việt nam

Các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam khẳng định rằng, giáo dục làmột trong những ngành được ưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn đầu

tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới Với nỗlực này, Việt Nam đã quyết định kết hợp công nghệ thông tin vào tất cả mọicấp độ giáo dục nhằm đổi mới chất lượng học tập trong tất cả các môn học vàtrang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin

Học trực tuyến (eLearning) là phương pháp học có chi phí thấp, khảnăng đem lại cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả mọi người ở bất kỳ địa điểmnào Chi phí sinh hoạt tại các khu vực thành thị nhỏ thấp hơn nhiều so với tạicác thành phố lớn như Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp đàotạo trực tuyến là một giải pháp hữu hiệu để phổ cập giáo dục cho các vùngnhư vậy Vậy, giải pháp đào tạo trực tuyến (eLearning) có thể xoá bỏ khoảngcách giữa những người dân sống tại thành phố lớn với những người dân sống

Trang 20

tại những vùng khó khăn về điều kiện kinh tế và xã hội về quyền được họctập Tuy nhiên, ở Việt Nam, hình thức đào tạo này còn khá mới lạ đối với mọingười và cũng chỉ tồn tại ở hai lĩnh vực đó là tiếng Anh và Tin học.

Những năm trước đây, website eLearning ở Việt Nam vẫn chỉ đếm trênđầu ngón tay và chúng thực sự chưa phải là những giải pháp eLearning tổngthể cũng như chưa tuân theo các chuẩn cho eLearning trên thế giới do vậychúng ta khó có thể chia sẻ tri thức cùng các nước khác trên thế giới, điểnhình là một số website như sau:

- http://www.elearning.com.vn (thuộc sở hữu của FPT vàEnglishtown, toàn bộ các nền tảng (platform) của hệ thống này dựa trên sảnphẩm của Englishtowwn)

- http://www.cleverlear.com (thuộc sở hữu của công ty TNHHcleverlear), http://www.saigonctt.com (thuộc sở hữu của Trung tâm nghiêncứu công nghệ Kỹ thuật Sài Gòn - saigon CTT)

Với giải pháp này, đã triển khai thành công cho một số Bộ, Ngành, Tổngcông ty lớn và các trường Đại học Đặc biệt, Giải pháp cũng đã thành công khiứng dụng cho việc xây dựng và triển khai trường học trực tuyến dành cho họcsinh trên mọi miền đất nước tại địa chỉ http://truongtructuyen.vn Hiện tại đã cógần 800.000 học viên Đây được đánh giá là bước tiến vượt bậc trong quá trìnhphát triển Elearning tại Việt Nam

b Lợi ích của đào tạo trực tuyến

- Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin

đáp ứng nhanh chóng Học viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâunhư văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờmột ngày, 7 ngày trong tuần Đào tạo bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu họ muốn

- Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi

lại và chi phí tổ chức địa điểm Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng kí

Trang 21

khoá học và có thể đăng kí bao nhiêu khoá học mà họ cần.

- Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian đào tạo từ 20-40% so với

phương pháp giảng dạy truyền thống do rút giảm sự phân tán và thời gian đilại

- Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khoá học

có sự chỉ dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khoá học tự tương tác(Interactive Self-pace Course), tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và cóthể nâng cao kiến thức thông qua những thư viện trực tuyến

- Tối ưu: Nội dung truyền tải nhất quán Các tổ chức có thể đồng thời

cung cấp nhiều ngành học, khóa học cũng như cấp độ học khác nhau giúp họcviên dễ dàng lựa chọn

- Hệ thống hóa: Đào tạo trực tuyến dễ dàng tạo và cho phép học viên

tham gia học, dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của họcviên Với khả năng tạo những bài đánh giá, người quản lí dễ dàng biết đượcnhân viên nào đã tham gia học, khi nào họ hoàn tất khoá học, làm thế nào họthực hiện và mức độ phát triển của họ

c So sánh đào tạo trực tuyến với các đào tạo truyền thống

ĐĂNG KÝ HỌC Đăng ký tập trung ở một Đăng ký ở bất kỳ đâu

điểm

CHỌN LỚP Mất thời gian đăng ký Chỉ cần nhấn chuột một lần

KHÓA HỌC

Mời giảng viên giảng Xây dựng nội dung một lần

Học một lần Thời gian bài giảng không hạn

ĐÀO TẠO

Thời gian bài giảng hạn chế chế

Trang 22

THAM GIA THI Tốn kém giầy tờ Hệ thống tự động chấm bài và

CHUẨN HÓA Mất nhiều công chấm đưa ra kết quả chi tiết

CHIA SẺ VÀ Tài liệu không tập trung Tài liệu tập trung cho toàn thể

LIỆU

THAM KHẢO

Quy mô nhỏ & ít người Với forum, không giới hạn

Chủ đề đa dạng Giới hạn ở quy mô Không giới hạn quy mô lớp

QUẢN LÝ BÀI sắp xếp logic cả các kho đề logic theo từng chuyên

GIẢNG tài liệu học lẫn kho đề mục nên dễ dàng sử dụng và tìm

Khó theo dõi tiến độ học Dễ dàng theo dõi tiến độ học tập tập của từng học viên của từng học viên

TẬP thống kê bằng tay làm tự động ở nhiều mức độ từ

đơn giản đến

1.1.3 Chất lượng dịch vụ đào tạo trực tuyến

Dịch vụ có thể nhìn nhận từ chính nhà cung cấp dịch vụ, từ chính nhânviên của nhà cung cấp dịch vụ hay từ phía khách hàng Thường người ta hayđánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo dựa vào cảm nhận của khách hàng Theocách đánh giá này, thì chất lượng cảm nhận của sinh viên là thang đo được đềcập đến là tập trung thành một số nhóm lớn như chất lượng hoạt động giảng

Trang 23

dạy và học tập (giảng viên, chương trình, kiểm tra kết quả…); chất lượng cácyếu tố vật chất hỗ trợ cho học tập (thư viện, công nghệ thông tin); chất lượngmôi trường học tập (phòng học, giảng đường, thiết bị phục vụ giảng dạy vàhọc tập…); chất lượng các hoạt động chức năng (hoạt động đào tạo, công tácsinh viên); chất lượng các hoạt động hỗ trợ đời sống sinh viên (Đời sống tinhthần: hoạt động xã hội và hoạt động giải trí; Đời sống vật chất: ký túc xá, cơ

sở rèn luyện sức khỏe…) (xem phụ lục 3 và 4)

Ngoài ra, thang đo “chất lượng cảm nhận” của sinh viên về dịch vụ giáodục đại học thường được sử dụng là khá đa dạng (xem phụ lục 1) Trongnghiên cứu của Raboca và Solomon (2010), đã chỉ ra các thang đo được sửdụng trong nhiều nghiên cứu khác nhau (xem phụ lục 2) Sự đa dạng về thang

đo được giải thích là tùy thuộc vào đặc điểm của từng trường, mức độ cungcấp dịch vụ, phạm vi nghiên cứu Có thể nhận thấy 3 xu hướng trong xâydựng thang đo chất lượng như sau:

- Xu hướng thứ nhất: Sử dụng thang đo như các loại dịch vụ thôngthường khác (thường thấy nhất là SERVQUAL hoặc SERPERF giữ nguyênhoặc điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với điều kiện của trường đại học)

- Xu hướng thứ hai: Phát triển các thang đo mới nhưng vẫn trên cơ sởSERVQUAL, điển hình là mô hình “chỉ đo lường hiệu suất trong giáo dục đạihọc” (HeDPERF) do Firdaus Abdullah (2006) đề xuất Trong mô hình nàychất lượng của giáo dục được đo lường qua hai thành phần cơ bản là: “liênquan trực tiếp đến hoạt động đào tạo” và “không liên quan trực tiếp đến hoạtđộng đào tạo”, đồng thời sử dụng một số thành phần của thang đo

SERVQUAL

- Xu hướng thứ ba: Xây dựng thang đo chi tiết cho từng hoạt động màtrường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá trình học tập Trong từnghoạt động, thang đo được sử dụng vẫn dựa trên gợi ý của thang đo

Trang 24

SERVQUAL hoặc SERPERF.

Theo cách này, Nghiên cứu của Hoàng Trọng và Hoàng Thị PhươngThảo (2007), Thorsten Gruber và cộng sự (2010) cũng tiếp cận theo hướngnày

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Long (2006) tại Đại họcCần Thơ, cho thấy mặc dù sử dụng thang đo theo gợi ý của mô hìnhSERVQUAL và SERVPERF nhưng kết quả thực nghiệm cho thấy các nhómnhân tố được trích vẫn có xu hướng tập trung thành các thành phần chất lượngtheo cách tiếp cận thứ 3 (nêu trên)

1.2 SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO

1.2.1 Sự hài lòng của sinh viên

a Tầm quang trọng và khái niệm của sự hài lòng

Sự hài lòng của khách hàng được xem là một khái niệm cơ bản củaMarketing dùng để chỉ về đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêudùng Mức độ sự hài lòng sẽ ảnh hưởng tới hành vi của khách hàng, nó tăngxác suất mua hàng tiếp theo, tạo tiền đề cho sự trung thành, và ảnh hưởng tới

“sự truyền miệng” của khách hàng cho những người khác

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng “khách hàng không hài lòng có thể sẽ nóiquá với mọi người về sự bất mãn của họ, hơn trường hợp khách hàng hài lòngnói về việc tại sao họ có hài lòng” [23]

Một cách đơn giản nhất có thể hiểu, “nếu khách hàng nhận được những

gì mà họ muốn họ sẽ hài lòng, ngược lại khách hàng sẽ không hài lòng” và

“sự hài lòng của khách hàng là việc khách hàng xem sản phẩm hay dịch vụcủa một tổ chức theo mức độ hiểu biết (kinh nghiệm) của họ với tổ chức (hoặcvới sản phẩm, dịch vụ) là như thế nào, cũng như so với những gì họ đã nghehoặc nhìn thấy về các công ty, tổ chức khác” [23]

Scott M.Smith cho rằng “sự hài lòng của khách hàng là khái niệm chỉ

Trang 25

việc hàng hóa hay dịch vụ của tổ chức đáp ứng được hoặc vượt lên trên những

gì mà khách hàng mong đợi” và nó là “một sự đánh giá tâm lý tổng hợp, dựatrên các đặc tính cá nhân khách hàng và kinh nghiệm của họ về sản phẩmhoặc dịch vụ” [30]

Trên cơ sở nghiên cứu 20 định nghĩa về sự hài lòng sử dụng trong 30năm (từ 1970 – 2000), Giese và Cote (2000) đã rút ra ba điểm cần chú ý khitiếp cận vấn đề:

(1) Sự hài lòng của người tiêu dùng là một phản ứng (cảm xúc hoặcnhận thức); (2) phản ứng gắn liền với một số tâm điểm cụ thể (sự mong đợi,kinh nghiệm tiêu dùng và/hoặc sản phẩm, dịch vụ liên quan…); và (3) phảnứng xảy ra tại một thời gian nhất định (sau khi lựa chọn, sau khi mua hàng,trong trình tiêu dùng hoặc sau khi tiêu dùng trên cơ sở tích lũy kinhnghiệm…) [19]

Một cách ngắn gọn, tài liệu của ISO định nghĩa “Sự hài lòng của kháchhàng là sự cảm nhận của khách hàng về mức độ đáp ứng yêu cầu của kháchhàng” [6]

Tóm lại, sự hài lòng là một dạng cảm xúc hoặc thái độ, hình thành trên

cơ sở khách hàng so sánh, đánh giá giữa những gì mà họ mong đợi với những

Trang 26

việc phát triển và đánh giá chất lượng dịch vụ là rất quan trọng Chất lượngdịch vụ là cao hay thấp ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sửdụng dịch vụ Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ cung cấp được xác địnhbởi sự so sánh giữa nhận thức của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ và sựmong đợi của khách hàng về dịch vụ [11] Chất lượng dịch vụ là nguyên nhân(nguồn gốc) tạo nên sự hài lòng của khách hàng Có nhiều quan điểm khácnhau về sự hài lòng của khách hàng.

ü Theo Brown (1992), sự hài lòng của khách hàng là một trạng tháitrong đó những gì khách hàng cần, muốn, và mong đợi ở sản phẩm và góidịch vụ được thỏa mãn hay vượt quá sự thỏa mãn, kết quả là có sự mua hànglập lại, lòng trung thành và giá trị của lời truyền miệng một cách thích thú

ü Trái lại, Mano và Oliver (1993, theo dẫn của Hoàng Trọng & HoàngThị Phương Thảo, 2007) cho rằng sự hài lòng là một thái độ thay đổi trong thểcảm thụ liên tục về sản phẩm và được đánh giá sau khi tiêu dùng

ü Halstead và đồng sự (1994, theo dẫn của Hoàng Trọng & Hoàng ThịPhương Thảo, 2007) xem sự hài lòng là một phản ứng cảm xúc, tập trung vàoviệc so sánh kết quả của sản phẩm với một số tiêu chuẩn đặt ra trước khi mua

và đo lường trong và sau khi tiêu dùng

ü Zeithaml & Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giácủa khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu

và mong đợi của họ

ü Còn Kotler (2001, theo dẫn của Kiều Quốc Trung, 2010) lại chorằng sự thoả mãn của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của kháchhàng khi so sánh giá trị thu được từ sản phẩm mà khách hàng nhận được vớinhững kỳ vọng của họ về sản phẩm đó

ü Nói cách khác, chúng ta có thể hiểu sự hài lòng của khách hàng căn

Trang 27

cứ trên khả năng đánh giá mang tính chủ quan về những lợi ích khác nhau và kinh nghiệm của cá nhân trong việc tiêu dùng sản phẩm đó [20].

c Sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào

tạo * Định nghĩa

Trong lĩnh vực đào tạo, khái niệm sự hài lòng của sinh viên bắt nguồn

từ khái niệm về sự hài lòng của khách hàng

ü Tough (1982) định nghĩa về sự hài lòng của sinh viên như sau: sựhài lòng của sinh viên liên quan đến sự nhận thức hoặc thái độ của sinh viênđối với các hoạt động học tập Khi sinh viên hạnh phúc với việc học tập hoặcthông qua thái độ học tập tích cực, sinh viên được coi là hài lòng; ngược lạikhi sinh viên đó không hạnh phúc hoặc thông qua thái độ thụ động và tiêucực, sinh viên được coi là không hài lòng Do đó sự hài lòng của sinh viên cóthể được xem là cảm xúc hoặc thái độ tích cực của họ trong hoạt động học tậpcủa mình [20]

ü Hoàng Trọng & Hoàng Thị Phương Thảo (2007) [11] cho rằng sự hài lòng của sinh viên là:

· Sự mong đợi của sinh viên khi vào trường so với hiện thực mà sinh viên có được khi học tại trường

· Tiêu chuẩn lý tưởng của một trường đại học so với ngôi trường mà sinh viên đang học

· Sự thoả mãn dựa trên hiểu biết kinh nghiệm từ việc đánh giá dịch vụgiảng dạy và hỗ trợ học tập do nhà trường cung cấp

Cơ sở lý thuyết trên cho phép các định nghĩa cụ thể phù hợp với từngngữ cảnh của mỗi cuộc nghiên cứu Do đó, để đáp ứng mục tiêu của đề tàinày, sự hài lòng của sinh viên được tiếp cận theo định nghĩa của Hoàng Trọng

và Hoàng Thị Phương Thảo (2007) Sự hài lòng của sinh viên là những cảmxúc mang tính chủ quan của sinh viên về việc đánh giá dịch vụ giảng dạy và

Trang 28

hỗ trợ học tập do nhà trường cung cấp dựa trên hiểu biết kinh nghiệm từ việc

sử dụng dịch vụ đào tạo của nhà trường

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo

“Phương pháp khảo sát sự hài lòng của sinh viên cũng bao gồm mộtquy trình thu thập dữ liệu Phương pháp này đã được giáo sư Lee Harvey pháttriển ở Đại học Central England, được chấp nhận bởi nhiều trường đại học ởnước Anh và trên thế giới” [12] (Năm 1997, giáo sư Lee Harvey và cộng sự

đã xuất bản tài liệu “Sổ tay sự hài lòng của sinh viên - Student satisfactionmanual” và sau đó nhiều trường đại học ở Anh, New Zealand, Thụy Điển, Úc,

Ba Lan sử dụng để thực hiện hoạt động nghiên cứu của mình)

Điểm đặc thù trong phương pháp khảo sát sự hài lòng của sinh viên làviệc thiết kế bản câu hỏi với hai nội dung chính đó là “tầm quan trọng củatừng yếu tố liên quan đến quá trình học tập của sinh viên” và “sự hài lòng củasinh viên về các yếu tố đó” Cách làm này thuận lợi cho việc phân tích và đềxuất giải pháp cải tiến

Về nội dung khảo sát sự hài lòng của sinh viên tùy trường hợp mà cóthể khác nhau, tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước thườngtrích dẫn phương pháp của Harvey (1995) và Hill (1995) (ví dụ nghiên cứucủa Hoàng Trọng và Hoàng Thị Phương Thảo, 2007; Nguyễn Việt và NguyễnKhánh Duy, 2005; Susan Aldridge và Jennifer Rowley, 1998; Raboca, H.M

và Solomon, A., 2010)

Nội dung kháo sát, theo đề nghị của nhiều nhà nghiên cứu thường baogồm một phạm vi khá rộng như: việc giảng dạy và học tập, những điều kiệnthuận lợi cho việc học (như là hệ thống thư viện, máy vi tính), môi trường họctập (giảng đường, phòng thí nghiệm, nơi vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng củatrường đại học), các điều kiện hỗ trợ (phòng ăn, căn tin, ký túc xá, y tế, các

Trang 29

dịch vụ sinh viên), và các lĩnh vực bên ngoài (như tài chính; hạ tầng vàphương tiện đi lại)…

Về xử lý số liệu và sử dụng kết quả khảo sát, phải xuất phát từ mục tiêunghiên cứu, tuy nhiên mô tả thống kê là một yêu cầu bắt buộc Một số nghiêncứu tìm cách xây dựng mô hình, thực hiện phân tích nhân tố và hồi quy đểtóm tắt dữ liệu, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sựhài lòng Một số tác giả, còn đề nghị phương pháp “xây dựng chỉ số hài lòngcủa sinh viên” [15], [21], [31], [32]

Theo Nguyễn Việt và cộng sự (2005), trong khảo sát sự hài lòng củasinh viên thông qua bản câu hỏi, một số nguyên tắc được gợi ý là:

- Quy trình phải minh bạch, công khai Mối liên hệ để thu thập thông tin phải thân thiện, hợp lý;

- Các bảng câu hỏi phải được sự tham gia của sinh viên ngay từ ban đầu– từ lúc lập bảng câu hỏi;

- Các câu hỏi phải xuất phát từ những gì sinh viên quan tâm; Nhữngvấn đề mà nhà trường quan tâm có thể được khảo sát bằng một hoạt độngkhác (chẳng hạn thăm dò ý kiến, phiếu đánh giá của sinh viên…)

- Các ý kiến của sinh viên phải được tôn trọng và được nghiên cứu một cách thực chất, tuyệt đối không được thực hiện một cách hình thức

- Kết quả của quá trình khảo sát sự hài lòng của sinh viên phải đượcnhà trường phân tích, đánh giá và chỉ ra nguyên nhân, đồng thời chỉ rõ hướngkhắc phục hoặc lý giải rõ ràng trong một báo cáo

- Cung cấp thông tin điều tra cho sinh viên; Thông tin phản hồi phải đảm bảo gần gũi với sinh viên (dễ tiếp cận)

Sự hài lòng của sinh viên về giáo dục đại học như đã trình bày được đo lường thông qua chất lượng cảm nhận và giá trị cảm nhận

So với nhiều loại dịch vụ khác, trong lĩnh vực giáo dục, tồn tại sự khác

Trang 30

biệt khá lớn về thang đo sự hài lòng của sinh viên Bảng 1.3 trình bày cácthang đo về sự hài lòng được trích dẫn trong các nghiên cứu của các tác giảtrong và ngoài nước.

Bảng 1.1: Thang đo sự hài lòng của sinh viên

TT Thang đo sự hài lòng của sinh viên Tác giả (năm)Dịch vụ thư viện; dịch vụ máy tính; các cơ sở ăn

uống; dịch vụ nhà ở; tổ chức khóa học và đánh giá;

cán bộ giảng dạy và phong cách giảng dạy; phương

1 pháp giảng dạy; khối lượng công việc của sinh viên Harvey (1995)

và việc đánh giá; đời sống xã hội; tự phát triển; sự

giúp đỡ về điều kiện tài chính ; môi trường của trường

đại học

Dịch vụ thư viện; sự thuận tiện và thiết bị tin học;

dịch vụ ăn uống; dịch vụ nhà ở ; liên hệ cá nhân với

nhân viên đào tạo; phương pháp giảng dạy, chất

lượng giảng dạy, mức độ cuốn hút sinh viên; kinh

2 nghiệm làm việc; dịch vụ tài chính; phản hồi, ý kiến Hill (1995)

giải đáp (tư vấn); hiệu sách của nhà trường; tư vấn trợ

cấp xã hội; dịch vụ việc làm, dịch vụ y tế; hội sinh

viên; điều kiện vật chất phục vụ cho giáo dục; tư vấn

(đại lý) du lịch

Giảng viên (cá nhân và nhà trường); thực phẩm tốt

với giá cả hợp lý; truyền thông/công khai quyền của Aldrige and

3 sinh viên; cơ hội đào tạo cho sinh viên tiếp theo; cơ

Rowley (1998)hội phản hồi về các khóa học và các dịch vụ thông

qua bảng câu hỏi

Trang 31

Sự rõ ràng trong giảng dạy của giảng viên; sự nhiệt

tình của giảng viên; khuyến khích sinh viên tham gia Cardone, Lado and

4 tích cực trong quá trình học của giảng viên; tiện ích

và lợi ích của việc đọc, làm bài tập và thực hiện các Rivera (2001)yêu cầu; sự đúng giờ của giảng viên

Tư vấn học tập; không khi chung trong trường và sự

ấn tượng; đời sống trong trường đại học; dịch vụ hỗ

5 trợ của nhà trường; quan tâm đến cá nhân, hiệu quả Elliot and Healycủa giảng dạy; hiệu quả trong học tập; sự an toàn, an (2001)

ninh, trong trường; sự xuất sắc của dịch vụ; sự tập

trung vào sinh viên

Giảng dạy; cơ sở vật chất hỗ trợ; cơ sở vật chất hiện Wiers-Jenssen,

6 hữu; không khí chung trong trường; hoạt động giải trí Stensaker and

Grogaard (2002)

Học tập và công việc; danh tiếng và sự tiện nghi của Raposo and Alves

7 nhà trường; sự sẵn sàng và sự cảm thông của nhân

Điều kiện vật chất của trường đại học; sự sẵn sàng Price, Matzdorf,của máy tính; danh tiếng giảng dạy tốt; chất lượng

của giao thông công cộng trong thị trấn và thành phố;

thái độ thân thiện đối với sinh viên (2003)

9 Cơ sở vật chất; đội ngũ giáo viên; phương pháp giảng Marzo-Navarro, etdạy, môi trường; nhập học; dịch vụ hỗ trợ al., (2005)

Dịch vụ lõi (bài giảng, hướng dẫn, giảng dạy trong Douglas and

10 lớp, tiện nghi và sự chú trọng đến lớp học); cơ sở vật Barnes (2006)chất; kinh nghiệm giảng dạy và học tập; đội ngũ giáo

viên đáp ứng được yêu cầu của sinh viên

Trang 32

Vị trí, thời gian giải trí, điều kiện ăn ở, quan hệ quốc

tế; ngôn ngữ học; đăng ký thi qua mạng; học bổng, tư Petruzzellis,

11 vấn; thực tập; giảng dạy; truy cập internet; hướng D’Uggento,

dẫn, dịch vụ hành chính; liên lạc với nhân viên hoặc Romanazzigiáo viên; thư viện; thiết bị dạy học; giảng đường và (2006)phòng thí nghiệm

12 Sự công bằng trong chấm điểm của giáo viên, truyền Parayitam, Desaithông của giáo viên, nội dung khóa học, hiệu quả and Phelps (2007)Mức độ kiến thức, kinh nghiệm có được trong học tập;

tư vấn học tập; cuộc sống trong cộng đồng xung Nasser, Khoury

13 quanh, cuộc sống trong trường, cơ hội thể hiện bản and Abouchedidt

thân và cơ hội phát triển, dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ (2008)sinh viên

Học tập và giảng dạy; Đời sống văn hoá xã hội của Nguyễn Việt và

14 sinh viên; Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Thư viện; Hỗ Nguyễn Khánhtrợ sinh viên và Dịch vụ sinh viên Duy (2005)

Giảng viên với các yếu tố: kiến thức, kỹ năng trong

giảng dạy, uy tín, cảm thông trong ứng xử; Nhân viên

với các yếu tố: kiến thức, kỹ năng trong tác nghiệp;

15 uy tín, cảm thông trong giao tiếp; Cơ sở vật chất: hình Nguyễn Thành

thức thể hiện và khả năng phục vụ; Tin cậy (Nhà Long (2006)trường): khả năng Nhà trường thực hiện các cam kết,

hứa hẹn; Cảm thông (của nhà trường): mức quan tâm

đến từng sinh viên

Môi trường giảng dạy và học tập (bao gồm các yếu tố Nguyễn Trần

16 về văn hóa và các yếu tố vật chất phục vụ cho quá Thanh Bình

trình giảng dạy); Độ tin cậy (cam kết và thực hiện (2009)

Trang 33

đúng cam kết); Sự đáp ứng (đầy đủ kịp thời về thông

tin, phục vụ sinh viên nhanh chóng, chính xác, chất

lượng bài giảng đáp ứng được nhu cầu, giao tiếp giữa

giảng viên, nhân viên và sinh viên, sinh viên tự tin

trong nghề nghiệp )

Nguồn: [1] Nguyễn Trần Thanh Bình (2009); [5] Nguyễn Thành Long (2006); [12] Nguyễn Việt và Nguyễn Khánh Duy (2005); [26] Raboca, H.M.; Solomon, A (2010)

Trong đề tài, sự hài lòng của sinh viên được xem xét theo các yếu tố liên

quan đến quá trình học tập của sinh viên, gồm: Phương tiện hữu hình, Tin cậy,Đáp ứng, Năng lực phục vụ, Cảm thông, Giá trị xã hội, Giá trị kiến thức, Giátrị chức năng Đây là những yếu tố khá phù hợp với đa số các nghiên cứu nêutrên và phù hợp với mục đích nghiên cứu đặt ra khi thực hiện đề tài

1.3 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN

1.3.1 Các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên ở các nước trên thế giới

(1) Poh Ju Peng và Aino.Samah (2006) [24] đã thiết kế đo lường sự hàilòng về chất lượng dịch vụ tại trường đại học Tun Abdul Razak (Malaysia).Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài

lòng của sinh viên, đó là cơ sở vật chất, nội dung khoá học, phương pháp giảng dạy, mối quan tâm của sinh viên, sự đánh giá, hoạt động xã hội và giảng viên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố: cơ sở vật chất, nội dung khoá học, giảng viên tác động đến sự hài lòng của sinh viên Trong đó, nội

dung khoá học là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên.Tài liệu học tập là nhân tố quan trọng tiếp theo ảnh hưởng đến sự hài lòng củasinh viên Nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn thứ ba đến sự hài lòng của sinh

Trang 34

viên là phương tiện giảng dạy và giảng viên là nhân tố có mức tác động thấpnhất đến sự hài lòng của sinh viên.

(2) Yu-Fen Chen &ctg (2006) cho rằng hoạt động quản lý (thủ tụcđăng ký, quá trình cung cấp tài liệu (bảng điểm), thông tin về đào tạo luônđược cập nhật, chất lượng tư vấn về cuộc sống sinh viên hoặc các vấn đề cánhân, sự thân thiện của nhân viên văn phòng ), các hoạt động học tập (giảngviên, tính hữu ích của các khoá học, sự công bằng trong đánh giá), mối quan

hệ cá nhân (mối quan hệ giữa các học sinh trong lớp, sự thân thiện của họcsinh đối với nhau, mối quan tâm của giảng viên và nhân viên đối với sinhviên, các hoạt động ngoại khoá) và cơ sở vật chất (thư viện, phòng thí nghiệm,máy tính, các tiện nghi của phòng học) có ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòngcủa sinh viên Theo kết quả nghiên cứu, hoạt động quản lý là nhân tố ảnhhưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên

(3) Phát triển sâu hơn trong nghiên cứu giáo dục, Hill (1995) vàHarvey (1995, theo dẫn của Hoàng Trọng & Hoàng Thị Phương Thảo, 2007)

đã đưa ra các danh sách các tiểu đề về chất lượng dịch vụ đào tạo trong mộttrường đại học dùng để điều tra sự nhận thức của sinh viên đối với chất lượngdịch vụ do trường cung cấp Bảng 1.2 trình bày sự so sánh giữa hai danh sáchtiểu đề của hai tác giả trên Sự so sánh cho thấy chúng có điểm giống nhau vàkhác nhau tuỳ thuộc vào các phương tiện vật chất mà một tổ chức đào tạo cóthể cung cấp Ứng dụng cơ sở lý thuyết này, các tiểu đề khảo sát chất lượngdịch vụ phù hợp với hiện trạng cơ sở vật chất của trường Đại học Duy Tân đãđược xây dựng

Trang 35

Bảng 1.2: So sánh tiểu đề trong điều tra nhận thức của sinh

viên về chất lượng dịch vụ đào tạo

Tiểu đề của Harvey Tiểu đề của Hill

Dịch vụ thư viện Dịch vụ thư viện

Dịch vụ phòng máy tính Trang bị phòng vi tính

Dịch vụ ăn uống Dịch vụ cung cấp thức ăn

Tổ chức môn học và đánh giá Nội dung môn học

Phong cách giảng viên Tiếp xúc cá nhân với nhân viên phòng banPhương pháp giảng dạy Phương pháp giảng dạy

Đời sống xã hội Sự tham gia của sinh viên

Tự hoàn thiện và phát triển Kinh nghiệm làm việc

Hỗ trợ tài chính Dịch vụ tài chính

Môi trường đại học Sự phản hồi thông tin

Hoạt động tư vấnThư quán của trườngDịch vụ việc làmDịch vụ sức khoẻHội sinh viênGiáo dục thể chấtĐại lý du lịch

Nguồn: Theo dẫn của Hoàng Trọng & Hoàng Thị Phương Thảo (2007) [11]

(4) Felice D Billups (2008) sử dụng lý thuyết tương tác của Tinto (1987)

đánh giá sự hài lòng của sinh viên thông qua 6 nhân tố: kinh nghiệm giáo dục, phát triển kỹ năng và kiến thức, tương tác với giảng viên, sự phát triển cá nhân và xã hội, ý thức cộng đồng, cam kết tổng thể và sự hài lòng với trường.

Kết quả cho thấy chất lượng giảng dạy, phát triển kỹ năng và kiến thức,

Trang 36

tương tác với giảng viên, sự phát triển cá nhân và xã hội, ý thức cộng đồng lànhững nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, trong đó chất lượnggiảng dạy là nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên cao nhất.

1.3.2 Các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên ở Việt Nam

(1) Dựa trên thang đo SERVPERF, Nguyễn Thành Long (2006) đã xâydựng thang đo đánh chất lượng đào tạo tại đại học An Giang Nghiên cứuđược tiến hành với sinh viên hệ đại học thuộc 4 khoa: Sư phạm, Nông nghiệp

- Tài nguyên thiên nhiên, Kỹ thuật - Công nghệ môi trường và Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm có 5 thành phần tác động đến

sự hài lòng của sinh viên, đó là: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, cảm thông Thang đo gồm 35 biến được đề nghị đưa vào

bảng câu hỏi và 25 biến đã được giữ lại sau khi đánh giá thang đo ở nghiêncứu chính thức

Phân tích đo lường SERVPERF với 5 thành phần đạt độ tin cậy và phânbiệt, cho thấy có sự khác biệt về nội dung Các thành phần này giờ đây đặctrưng cho chất lượng phục vụ của từng đối tượng được sinh viên tiếp xúc, cụthể gồm: giảng viên, cơ sở vật chất, sự tin cậy và sự cảm thông, trong đógiảng viên là thành phần quan trọng nhất tác động đến sự hài lòng của sinhviên; cơ sở vật chất và sự tin cậy xếp thứ hai Đặc biệt, sự cảm thông của nhàtrường có tác động không đáng kể

(2) Hoàng trọng & Hoàng Thị Phương Thảo (2007) đã khảo sát kháiniệm giá trị và chất lượng dịch vụ đào tạo cảm nhận từ góc nhìn của sinh viênđại học Kinh tế TP.HCM, và xem xét sự tác động của hai yếu tố này đến sựhài lòng của sinh viên Nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:

Trang 37

Trong đó giá trị dịch vụ được thể hiện qua 6 nhân tố: giá trị xã hội, giá trịcảm xúc, giá trị hình ảnh, giá trị chức năng, giá trị kiến thức và giá trị ướcmuốn Chất lượng dịch vụ được cấu thành bằng 3 nhân tố chính: hoạt độngđào tạo, cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ.

Nghiên cứu cho thấy sinh viên đã cảm nhận các nhân tố giá trị dịch vụquan trọng như thế nào trong việc chọn trường và theo học chuyên ngành mà

họ yêu thích Các nhân tố giá trị thoả mãn ước muốn về bằng cấp và nghềnghiệp, giá trị tri thức, giá trị chức năng đã một lần nữa được khẳng định lànhững thành phần chủ yếu hình thành nên giá trị dịch vụ đào tạo bậc đại học.Bên cạnh đó, các nhân tố về chất lượng dịch vụ cũng được làm sáng tỏ trongnghiên cứu này Hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất và các dịch vụ hỗ trợ trongquá trình dạy và học là ba thành phần cơ bản nhất của chất lượng dịch vụ củamột trường đại học

Đặc biệt, kết quả chính của nghiên cứu này chính là phát hiện ra giá trịdịch vụ lại có ảnh hưởng mạnh hơn chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài

Trang 38

lòng của sinh viên.

(3) Cũng sử dụng thang đo SERVPERF, Nguyễn Trần Thanh Bình(2009) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo được cảmnhận và sự hài lòng của sinh viên trường đại học Công nghệ Sài Gòn Tác giả

đã đề xuất mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên gồm 3 thành phần:

Môi trường

sinh viên trường

giáo dục

Sự đáp ứng

Kết quả phân tích dữ liệu hồi đáp cho thấy nhân tố môi trường giảng dạy

và độ tin cậy có ảnh hưởng đến sự hài lòng, trong đó môi trường giảng dạy lànhân tố ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của sinh viên Nhân tố sự đáp ứngkhông có tác động đến sự hài lòng của sinh viên

Thang đo “chất lượng cảm nhận” của sinh viên về dịch vụ giáo dục đạihọc thường được sử dụng là khá đa dạng (xem phụ lục 4) Trong nghiên cứucủa Raboca và Solomon (2010), đã chỉ ra các thang đo được sử dụng trongnhiều nghiên cứu khác nhau (xem phụ lục 4) Sự đa dạng về thang đo đượcgiải thích là tùy thuộc vào đặc điểm của từng trường, mức độ cung cấp dịch

vụ, phạm vi nghiên cứu Có thể nhận thấy 3 xu hướng trong xây dựng thang

đo chất lượng như sau:

- Xu hướng thứ nhất: Sử dụng thang đo như các loại dịch vụ thông

thường khác (thường thấy nhất là SERVQUAL hoặc SERPERF giữ nguyên

Trang 39

hoặc điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với điều kiện của trường đại học).

- Xu hướng thứ hai: Phát triển các thang đo mới nhưng vẫn trên cơ sở

SERVQUAL, điển hình là mô hình “chỉ đo lường hiệu suất trong giáo dục đạihọc” (HeDPERF) do Firdaus Abdullah (2006) đề xuất Trong mô hình nàychất lượng của giáo dục được đo lường qua hai thành phần cơ bản là: “liênquan trực tiếp đến hoạt động đào tạo” và “không liên quan trực tiếp đến hoạtđộng đào tạo”, đồng thời sử dụng một số thành phần của thang đo

SERVQUAL

- Xu hướng thứ ba: Xây dựng thang đo chi tiết cho từng hoạt động mà

trường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá trình học tập Trong từnghoạt động, thang đo được sử dụng vẫn dựa trên gợi ý của thang đoSERVQUAL hoặc SERPERF

Trong đề tài này, thang đo chất lượng cảm nhận của sinh viên về dịch vụ giáo dục được tiếp cận theo hướng thứ ba

Trang 40

Chất lượng cảm nhận

Phương tiện hữu hình (HH) Sự hài

3 Giá trị chức năng

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết của nghiên cứu

Các thành phần trong mô hình lý thuyết được định nghĩa như trong bảng2.1

Bảng 2.1: Mô tả nội dung các thành phần trong mô hình lý thuyết

phần

Phương tiện Sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị,

Chất hữu hình (HH) giảng đường, thư viện

lượng Tin cậy Sự phù hợp và chính xác những gì đã cam kết, hứacảm hẹn về điều kiện học tập, chính sách trong học tập và

Ngày đăng: 28/01/2019, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[10] Hoàng Trọng và Hoàng Thị Phương Thảo (2007), “Giá trị và chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ sinh viên”, Tạp chí Kinh tế phát triển 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Trọng và Hoàng Thị Phương Thảo (2007), “Giá trị và chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ sinh viên”
Tác giả: Hoàng Trọng và Hoàng Thị Phương Thảo
Năm: 2007
[11] Hoàng Trọng & Hoàng Thị Phương Thảo (2007), “Giá trị và chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học nhìn từ góc độ sinh viên trường hợp Đại học kinh tế Tp.HCM”, Tạp chí phát triển kinh tế, T5/2007, tr. 38- 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Trọng & Hoàng Thị Phương Thảo (2007), “Giá trị và chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học nhìn từ góc độ sinh viên trường hợp Đại học kinh tế Tp.HCM”, "Tạp chí phát triển kinh tế
Tác giả: Hoàng Trọng & Hoàng Thị Phương Thảo
Năm: 2007
[12] Nguyễn Việt và Nguyễn Khánh Duy (2005), “Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo ở trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, tháng 02 – 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Việt và Nguyễn Khánh Duy (2005), “Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo ở trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh”, "Tạp chí Kinh tế Phát triển
Tác giả: Nguyễn Việt và Nguyễn Khánh Duy
Năm: 2005
[13] Nguyễn Việt và Nguyễn Khánh Duy (2005), “Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo ở trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, tháng 02 – 2005.B. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Việt và Nguyễn Khánh Duy (2005), “Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo ở trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh”, "Tạp chí Kinh tế Phát triển
Tác giả: Nguyễn Việt và Nguyễn Khánh Duy
Năm: 2005
[14] Adee Athiyaman (1997), “Linking student satisfaction and service quality perceptions: the case of university education”, European Journal of Marketing, Vol. 31 Iss: 7, pp.528 – 540 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Adee Athiyaman (1997), “Linking student satisfaction and service quality perceptions: the case of university education”, "European Journal of Marketing
Tác giả: Adee Athiyaman
Năm: 1997
[15] Bill Chitty, Geoffrey N. Soutar (2004), “Is The European Customer Satisfaction Index Model Applicable to Tertiary Education”, ANZMAC 2004 Conference Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bill Chitty, Geoffrey N. Soutar (2004), "“"Is The European Customer Satisfaction Index Model Applicable to Tertiary Education”
Tác giả: Bill Chitty, Geoffrey N. Soutar
Năm: 2004
[16] Harvey, L. (1995), “Student satisfaction”, The New Review of Academic Librarianship, Vol. 1, pp. 161-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Harvey, L. (1995), “Student satisfaction”, "The New Review of Academic Librarianship
Tác giả: Harvey, L
Năm: 1995
[18] Hill, F.M. (1995), “Managing service quality in higher education”, Paper presented at the Quality Assurance in Education Conference, Manchester Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managing service quality in higher education”, "Paper presented at the Quality Assurance in Education Conference
Tác giả: Hill, F.M
Năm: 1995
[19] Joan L. Giese, Joseph A. Cote (2000), “Defining customer satisfaction”, Academy of Marketing Science Review, Volume 2000 No. 1, © 2002 Academy of Marketing Science Sách, tạp chí
Tiêu đề: Defining customer satisfaction”, "Academy of Marketing Science Review
Tác giả: Joan L. Giese, Joseph A. Cote
Năm: 2000
[20] LeBlanc, G; Nha Nguyen (1999), “Listening to the customer’s voice: examining perceived service value among business college students”, International Journal of Educational Management, Vol. 13 Iss: 4, pp.187 – 198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Listening to the customer’s voice: examining perceived service value among business college students”, "International Journal of Educational Management
Tác giả: LeBlanc, G; Nha Nguyen
Năm: 1999
[21] Linying Zhang, Zhijun Han, Qun Gao (2009),“Empirical Study on the Student Satisfaction Index in Higher Education”, International Journal of Business and Management, Vol. 3, No. 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Empirical Study on the Student Satisfaction Index in Higher Education”, "International Journal of Business and Management
Tác giả: Linying Zhang, Zhijun Han, Qun Gao
Năm: 2009
[22] Parasuraman, Valarie A.Zeithaml, Leonard L.Berry (1988), “SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality”, Journal of Retailing, Volume 64, Number 1, Spring 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality”, "Journal of Retailing
Tác giả: Parasuraman, Valarie A.Zeithaml, Leonard L.Berry
Năm: 1988
[23] Paul Szwarc (2005), Researching customer satisfaction & Loyalty: How to find out what people really think, Published in association with The Market Research Society, First published in Great Britain and the United States in 2005 by Kogan Page Sách, tạp chí
Tiêu đề: Researching customer satisfaction & Loyalty: How to find out what people really think
Tác giả: Paul Szwarc
Năm: 2005
[24] Poh Ju Peng và Aino.Samah (2006), Measuring student’s satisfaction for quality education in a e-learning university, Unitar E-Journal Vol.2, No.1, 14-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measuring student’s satisfaction forquality education in a e-learning university
Tác giả: Poh Ju Peng và Aino.Samah
Năm: 2006
[26] Susan Aldridge, Jennifer Rowley (1998), “Measuring customer satisfaction in higher education”, Quality Assurance in Education, Vol. 6 Iss: 4, pp.197 – 204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Susan Aldridge, Jennifer Rowley (1998), “Measuring customer satisfaction in higher education”, "Quality Assurance in Education
Tác giả: Susan Aldridge, Jennifer Rowley
Năm: 1998
[27] Sherry, C., R. Bhat, B.Beaver & Anthony Ling (2004), Students’ as customers: the expectations and preceptions of local andinternational students Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sherry, C., R. Bhat, B.Beaver & Anthony Ling (2004), "Students’ as customers: the expectations and preceptions of local and
Tác giả: Sherry, C., R. Bhat, B.Beaver & Anthony Ling
Năm: 2004
[28] Snipes, R.L. & N. Thomson (1999), “An Empirical study of the factors underlying student service quality perceptions in higher education.Academy of Educational” Leadership Journal, Volume 3, Number 1, 1999. 39-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Snipes, R.L. & N. Thomson (1999), “An Empirical study of the factors underlying student service quality perceptions in higher education. Academy of Educational” "Leadership Journal
Tác giả: Snipes, R.L. & N. Thomson
Năm: 1999
[29] Zeithaml, V.A. (1988) “Consumer Perceptions of Price, Quality, and Value: A Means-end Model and Synthesis of Evidence”, Journal of Marketing.C. Tài liệu từ website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Zeithaml, V.A. (1988) “Consumer Perceptions of Price, Quality, and Value: A Means-end Model and Synthesis of Evidence”, "Journal of Marketing
[30] Scott M. Smith, (2007) “How to Measure Customer Satisfaction:Satisfaction Measurement and Theory”, Available:http://www.aboutsurveys.com/how-to-measure-customer-satisfaction - satisfaction-measurement-and-theory Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scott M. Smith, (2007) "“How to Measure Customer Satisfaction:"Satisfaction Measurement and Theory”
[31] Alves, H. (2010), “The Measurement of Perceived Value in Higher Education: a Unidimensional Approach”, Available:http://www.dge.ubi.pt/investigacao/TDiscussao/2010/TD04_2010.pdf[32]Student satisfaction survey in the UK in the role of the university Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alves, H. (2010), “The Measurement of Perceived Value in HigherEducation: a Unidimensional Approach”, Available:http://www.dge.ubi.pt/investigacao/TDiscussao/2010/TD04_2010.pdf"[32]
Tác giả: Alves, H
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w