Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long.

22 687 0
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NỘI DUNG A. GIỚI THIỆU CÔNG TY I. Quá trình hình thành và phát triển − Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long. − Tên giao dịch: Tam Long trading and production company ltd. − Tên viết tắt: Taloco − Trụ sở chính: Khu Liên Cơ, số 6 -Nguyễn Công Trứ , Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. − Điện thoại: 04 .3971 9249 − Fax: 04. 3971 9541. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long là một tổ chức kinh tế được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo Luật Doanh nghiệp năm 1999 và các quy định hiện hành khác của nước CHXHCN Việt Nam. Công ty được thành lập theo quyết định số 0102001586 ngày 12 tháng 12 năm 2000 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần 8 ngày 25 tháng 07 năm 2008. Cùng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty TNHH SX&TM Tam Long gặp rất nhiều khó khăn trước sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta và sự biến động của giá cả thị trường đặc biệt là giá nhựa đầu vào có liên quan đến giá dầu của thế giới. Nhưng với sự năng động của bộ máy quản lý, cùng sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty, công ty đã thực hiện một số chuyển đổi về cơ cấu quản lý, về công nghệ sản xuất nên đã nhanh chóng hoà nhập với thị trường. Qua 10 năm thành lập, xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Tam Long đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình là một Báo cáo thực tập tổng hợp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Từ một xưởng sản xuất nhỏ với số vốn ít ỏi thì đến ngày 31/12/2009 vốn điều lệ của công ty là 10.500.000.000 VND. Biểu 1: Danh sách thành viên góp vốn STT Thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Giá trị vốn góp ( đồng) Phần vốn góp(%) 1 Phạm Văn Thắng 1A/109/559 Đông Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội 8.250.000.000 78.57 2 Lê Thị Bịch Ngọc 1A/109/559 Đông Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội 1.250.000.000 11.9 3 Ngô Huy Thông Xóm 4, Xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 1.000.000.000 9.52 Cộng 10.500.000.000 100 Trong quá trình hoạt động và phát triển công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long đã chủ động tổ chức ( thành lập, giải thể) các phân xưởng, dịch vụ, các bộ phận quản lý …để phù hợp với tình hình phát triển của công ty. Hiện nay, công ty có tổng số 81 công nhân viên đang làm việc tại các phân xưởng và văn phòng: − Trụ sở chính : Số 6 – Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng – Hà Nội − Văn phòng giao dịch : Số 21/4 Ngõ 61 – Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội − Văn phòng quản lý dự án EPS: Số 119 Đường Trần Nguyên Hãn – TP Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang Báo cáo thực tập tổng hợp − Xưởng sản xuất đồ nhựa – bao bì : 705 - Nguyễn Khoái – Thanh Trì – Hoàng Mai – Hà Nội − Xưởng cơ khí - chế tạo : Ô 20 lô 5 Khu Đền Lừ - Hà Nội II. Sứ mệnh và mục đích của công ty II.1. Sứ mệnh − Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long luôn mong muốn góp phần vào công cuộc làm giàu của đất nước, nhất là đóng góp công sức làm phát triển nền công nghiệp và dịch vụ trong nước. − Công ty tồn tại với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp, tạo thêm thu nhập cao cho người lao động về vật chất và phong phú thêm về đời sống tinh thần. − Tam Long mong muốn nắm bắt các cơ hội đầu tư và hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi với các đối tác cả trong và ngoài nước. II.2. Mục đích Mục đích của công ty là khai thác thế mạnh của nền kinh tế thị trường và sự thông thoáng hợp lý của Luật Doanh nghiệp 1999, đồng thời huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của các thành viên để tập trung sản xuất, kinh doanh và giải quyết việc làm cho người lao động. II.3. Ngành nghề kinh doanh − Sản xuất và buôn bán các mặt hàng nhựa, bao bì, cơ khí. − Xây dựng dân dụng và công nghiệp − Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng ( chủ yếu là sản phẩm điện tử, điện dân dụng, điện lạnh, phương tiện phụ tùng vận tải, ôtô, xe máy ); Báo cáo thực tập tổng hợp − Khoáng sản kim khí, máy và thiết bị công nghiệp − Buôn bán hoá chất - trừ hoá chất Nhà nước cấm; − In và dịch vụ liên quan đến in; − Vận tải hàng hoá, vận tải hành khách; − Sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy, đồ điện; − Buôn bán , đại lý bia rượu, nước giải khát và thiết bị y tế; − Đại lý mua, bán xi măng, vật liệu xây dựng. − Sản xuất tủ, bảng điện trung, hạ thế, đồ điện dân dụng và công nghiệp − Sản xuất, chế tạo, lắo ráp sửa chữa máy công nghiệp và thiết bị đồng bộ, dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghê tự động hoá. − Sản xuất các hệ thống cấu thép, dàn không gian ( phục vụ cho công nghệ xây dựng công trình giao thông) − Xây dụng, lắp đặt các công trình cho nhà máy điện, trạm điện từ 5KV đến 220 KV − Thiết kế, lắp đặt, tư vấn các giải pháp và thi công, chuyển giao công nghệ tự động hoá và dây chuyền sản xuất công nghiệp (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình ) − Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. − Mua bán linh kiện và thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, điều khiển , điện thoại. Báo cáo thực tập tổng hợp − Thiết kế hệ thống máy tính: thiết kế lập trang chủ Internet, thiết kế hệ thống máy tính tích hợp với phần cứng, phần mềm và các công nghệ truyền thông (Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình). − Sản xuất và tái sản xuất phần mềm tin học. − Dịch vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật , khoa học tự nhiên vào cuộc sống. Khi cần thiết Hội đồng thành viên có thể quyết định mở rộng hoặc hạn chế các lĩnh vực hoạt động sản xuất , kinh doanh cho phù hợp với tình hình của Công ty và quy định của Pháp luật. III. Cơ cấu tổ chức 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SX&TM Tam Long Hội đồng thành viên Giám đốc công ty PGD phụ trách kinh doanh dự án và dịch vụ kĩ thuật PGD phụ trách kinh tế - kế hoạch kiêm kế toán trưởng PGD phụ trách kinh doanh, sản xuất và thương mại Trưởng đại diện văn phòng nhà thầu Hội đồng thành viên Báo cáo thực tập tổng hợp 3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.1. Hội đồng thành viên  Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm chủ tịch hội đồng thành viên và các uỷ viên hội đồng. Hội đồng thành viên giao nhiệm vụ điều hành cho Ban giám đốc công ty thực hiện dưới sự giảm sát của HĐTV. Tuỳ tình hình cụ thể của Công ty, Hội đồng thành viên quyết định số lượng thành viên Hội đồng thành viên; tăng giảm số vốn điều lệ tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh.  Hội đồng thành viên thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng như: - Quyết định số lượng thành viên Hội đồng thành viên; - Phương hướng phát triển kinh doanh, các kế hoạch của Công ty; - Tăng giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp; - Tố chức quản lý; tổ chức quản lý xí nghiệp; việc tham gia liên kết với các tổ chức , đơn vị kinh tế khác; - Nội quy hoặc điều lệ của Công ty, quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên Công ty; - Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên.  Căn cứ vào phương hướng, quy hoạch phát triển kinh tế, các chính sách khuyến khích sản xuất của Nhà nước, các thông tin kinh tế, các hợp đồng đã ký Trưởng phòng tài chính kế toán Trưởng phòng hành chính tổ chức Trưởng phòng kinh doanh vật tư Trưởng phòng dự án và dịch vụ kỹ thuật Trưởng xưởng sản xuất bao bì Trưởng xưởng chế tạo khuân mẫu Báo cáo thực tập tổng hợp với các tổ chức kinh tế, nhu cầu thị trường và khả năng vật tư kỹ thuật, tiền vốn và lao động… Hội đồng thành viên Công ty chủ động lập kế hoạch dài hạn và hàng năm về sản xuất kinh doanh - kỹ thuật, tài chính- phân phối.  Tuỳ tính chất vấn đề mà Hội đồng thành viên quyết định theo nguyên tắc nhất trí hoặc theo nguyên tắc đa số được quy định trong quy chế hoạt động của Công ty. 3.2.2. Giám đốc công ty - Là người đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo nghị quyết Hội đồng thành viên đã đề ra. - Là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và trình các phương án kinh doanh để HĐTV phê duyệt. 3.2.3. Phó giám đốc - Là người giúp việc Giám đốc điều hành Công ty trong các lĩnh vực được phân công. - Các phó giám đốc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và các Quyết định của mình. - Phó giám đốc có nhiệm vụ trình các phương án kinh doanh lên Giám đốc và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh khi phương án kinh doanh đã được HĐTV và giám đốc công ty phê duyệt. Trong trường hợp Giám đốc đi vắng, Giám đốc sẽ chỉ định phó giám đốc thay thế để điều hành và giải quyết các việc của Công ty. Báo cáo thực tập tổng hợp 3.2.4. Phòng tổ chức hành chính - Có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc công ty trong việc chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động chung của Công ty bao gồm: công tác thư ký, trợ lý Giám đốc, công tác giúp việc Hội đồng thành viên, công tác đối ngoại Công ty, quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ, an ninh bảo vệ, mua sắm trang thiết bị…vv  Công tác Hành chính, quản trị: - Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, hành chính tổng hợp và công tác bảo mật theo qui định của Pháp luật hiện hành; Quản lý con dấu và các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc vận hành của Công ty; là đầu mối cung cấp các giấy tờ pháp lý có liên quan đến việc thực hiện các thủ tục của Công ty; - Quản lý công tác lễ tân, khánh tiết, đưa đón và tiếp khách của Công ty; Thực hiện việc đặt vé máy bay, bố trí ăn ở cho CBNV đi công tác; - Đảm bảo tốt và đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ; bảo trì và bảo dưỡng các trang thiết bị của Công ty; đảm bảo Văn phòng Công ty luôn hoạt động tốt, sạch đẹp, gọn gàng; - Tổ chức mua sắm trang thiết bị, công cụ dụng cụ và văn phòng phẩm theo quy định của Công ty và theo kế hoạch đã được duyệt; Thực hiện các công việc liên quan đến in các ấn phẩm của Công ty; - Sắp xếp, bố trí địa điểm làm việc cho CBCNV và các phòng ban trong Công ty; - Quản lý, điều hành đội xe ô tô đảm bảo phục vụ nhu cầu công tác của cán bộ trong Công ty; Đảm bảo công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ, phòng chống cháy nổ trong toàn Công ty; Báo cáo thực tập tổng hợp - Quản lý các hoạt động của Căng tin và phục vụ tốt các bữa ăn tại trụ sở cho CBNV đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.  Công tác Thư ký: - Theo dõi việc phát hành các văn bản của Ban giám đốc, rà soát văn bản dự thảo về quản lý, chỉ đạo kinh doanh, các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ, các hợp đồng kinh tế, dân sự để đảm bảo tính pháp lý cho các văn bản khi Hội đồng thành viên ký ban hành; - Xây dựng, quản lý chương trình, kế hoạch công tác của Ban Giám đốc; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Phòng Ban, đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ do Ban Giám đốc giao; Bố trí sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần, tháng của Ban Giám đốc; - Ban hành văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty; Tổ chức các buổi làm việc, tiếp khách, hội nghị, hội họp của Ban Giám đốc Công ty;  Công tác tổ chức nhân sự - lao động, tiền lương và chế độ chính sách: - Xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty, các Chi nhánh, phòng ban Công ty trình Giám đốc và trình Hội đồng thành viên phê duyệt. Thực hiện công tác quản lý nhân lực: bao gồm tuyển dụng, tiếp nhận, điều động lao động, theo dõi sự biến động nhân sự trong toàn Công ty và quản lý hồ sơ cán bộQuản lý hợp đồng lao động, làm các thủ tục ký kết hợp đồng lao động theo quy định của Pháp luật; - Thực hiện công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác theo quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty; Xây dựng kế hoạch đào Báo cáo thực tập tổng hợp tạo ngắn, trung, dài hạn; tổ chức thực hiện đào tạo theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá kết quả học tập của cán bộ; - Quản lý công tác đào tạo, hồ sơ đào tạo theo phân cấp; Xây dựng đơn giá tiền lương hàng năm để Ban Giám đốc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thực hiện công tác xếp lương, nâng bậc lương cho người lao động theo qui định của Nhà nước và Công ty. Xây dựng để Ban Giám đốc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chế trả lương, trả thưởng phù hợp với quy định của Nhà nước và của Công ty - Trình Ban Giám đốc Công ty xem xét, quyết định hoặc trình các cấp có thẩm quyền phương án thành lập, giải thể hoặc sắp xếp lại tổ chức; dự thảo và trình Tổng Giám đốc quyết định thành lập các Hội đồng, Ban, Đoàn và Tổ công tác của Công ty; - Dự thảo và trình ban Giám đốc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban Công ty, quy chế tổ chức và hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, các Hội đồng, Ban, Đoàn, Tổ công tác và các đơn vị trực thuộc; Thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động và công tác bảo hộ lao động trong toàn Công ty; - Thực hiện công tác kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo qui định của Nhà nước và Công ty; - Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong Công ty. 3.2.5. Phòng kế toán Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho ban giám đốc công ty trong công tác quản lý nguồn vốn đầu tư, tổ chức công tác hạch toán kế [...]... động và sự phát triển của công ty, em xin chọn đề tài: “ Công tác quản lý tiền lương tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long” Báo cáo thực tập tổng hợp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Hồ sơ công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long 2) Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty Tam Long Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC A.GIỚI THIỆU CÔNG TY .1 I.Quá trình hình thành và phát... chức trực tiếp quản lý V Đánh giá hoạt động của công ty 5.1 Ưu điểm Qua 10 năm hoạt động, công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long đã vượt lên mọi khó khăn xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và gắn bó với công ty Tam Long là một công ty sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng hiện tại, công ty đang chú trọng phát triển sản xuất các loại bao bì nhựa để cung cấp cho các doanh... Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về việc quản lý và sử dụng đúng mục đích vốn và tài sản được giao cho xưởng - Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, để thực hiện tốt nhiệm vụ công ty giao, thực hiện tốt các Hợp đồng kinh tế đã ký kết, chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật Nhà nước và quy định của Công ty Báo cáo thực tập tổng hợp - Chịu trách nhiệm trước công ty trong viện đề nghị điều động... khoản mục chi phí sản xuất của công ty, chi phí về vật liệu chiểm tỷ trọng cao Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất là do công ty tự mua Với đặc điểm của ngành sản xuất bao bì và in ấn nguyên vật liệu chủ yếu là nhựa nhập khẩu nên tương đối dễ mua trên thị trường, vật liệu của công ty dùng đến đâu Báo cáo thực tập tổng hợp mua đến đó, công ty chỉ dự trữ một lượng nhất định cho đầu kỳ và cuối kỳ với những.. .Báo cáo thực tập tổng hợp toán, quản lý tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty • Về công tác hạch toán kế toán - Xây dựng và trình Ban Giám đốc Công ty ban hành các quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ về hạch toán kế toán áp dụng tại Công ty; - Thực hiện công tác hạch toán kế toán các hoạt động của Công ty theo các quy định của Thống... quốc Quản lý chặt chẽ khâi giao nhận hàng hoá và thanh toán tiền hàng của các đại lý của công ty 3.2.7 Xưởng sản xuất - Xưởng sản xuất là đơn vị sản xuất trực thuộc công ty, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được công ty giao dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc - Bộ phận xưởng tổ chức hoạt động bao gồm các bộ phận, ban ngành phối hợp tổ chức sản xuất bao gồm : Ban quản lý, kế toán, thủ kho,... sản xuất Tiếp nhận và quản lý tốt và chịu trách nhiệm về chất lượng các loại vật tư đó - Cân đối nhu cầu thiết bị, vật tư chủ yếu trong toàn công ty Ban hành quy định về quản lý và sử dụng vật tư, máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất - Tổ chức giao dịch, đàm phán để công ty ký kết Hợp đồng với tất cả khách hàng trong và ngoài nước có liên quan đến xuất nhập khẩu Thực hiện các mặt hàng của công ty. .. kinh doanh và vận tải khá lớn Khách hàng của công ty thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp, các sản phẩm mà công ty cung cấp hầu như qua các đơn đặt hàng Ngoài ra, công ty còn mở các đại lý tiêu thụ hàng túi xốp tại nhiều tỉnh thành Báo cáo thực tập tổng hợp IV Quản lý nhân sự Các hoạt động liên quan đến nhân sự hiện nay của công ty: − Tổ chức tuyển dụng theo quy trình tuyển dụng của công ty: lên kế... trước giám đốc công ty về hoạt động xuất nhập khẩu - Quản lý khai thác hoạt động vận chuyển của đội xe vận tải, đảm bảo an toàn hiệu quả về người và tài sản Báo cáo thực tập tổng hợp - Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tổ chức việc tham gia hội trợ triểm lãm để quảng cáo cho hàng hoá của công ty có chỗ đứng vững trên thị trường - Mở rộng đại lý bán sản phẩm của công ty trên toàn quốc... kế hoạch tài chính và quyết định tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của giám đốc II Quản lý sản xuất • Những mặt hàng mà công ty Sản xuất: - Sản xuất các loại màng co; - Cơ khí khuân mẫu; - Bao bì nhựa các loại: Túi xốp, túi HDPE, túi LLDPE, túi khác, bao bì PP, PE; - Sản xuất bạt chống sóng dùng cho phòng chống lụt bão; - Chế tạo các rọ thép dùng cho PCLB Báo cáo thực tập tổng hợp • Hiện nay, hoạt . quản lý tiền lương tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long . Báo cáo thực tập tổng hợp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Hồ sơ công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long. 2) Báo cáo kết quả kinh. của công ty II.1. Sứ mệnh − Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long luôn mong muốn góp phần vào công cuộc làm giàu của đất nước, nhất là đóng góp công sức làm phát triển nền công nghiệp và. NỘI DUNG A. GIỚI THIỆU CÔNG TY I. Quá trình hình thành và phát triển − Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tam Long. − Tên giao dịch: Tam Long trading and production company

Ngày đăng: 04/06/2015, 10:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. GIỚI THIỆU CÔNG TY

    • I. Quá trình hình thành và phát triển

    • II. Sứ mệnh và mục đích của công ty

      • II.1. Sứ mệnh

      • II.2. Mục đích

      • II.3. Ngành nghề kinh doanh

      • III. Cơ cấu tổ chức

        • 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SX&TM Tam Long

        • 3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

          • 3.2.1. Hội đồng thành viên

          • 3.2.2. Giám đốc công ty

          • 3.2.3. Phó giám đốc

          • 3.2.4. Phòng tổ chức hành chính

            • Công tác Hành chính, quản trị:

            • 3.2.5. Phòng kế toán

            • 3.2.6. Phòng kinh doanh – vật tư, xuất nhập khẩu

            • 3.2.7. Xưởng sản xuất

            • 3.2.8. Phòng dự án và dịch vụ kĩ thuật

            • B. NHỮNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

              • I. Quản lý tài chính

              • II. Quản lý sản xuất

              • III. Quản lý marketing

              • IV. Quản lý nhân sự

              • V. Đánh giá hoạt động của công ty

                • 5.1. Ưu điểm

                • 5.2. Nhược điểm và nguyên nhân

                • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan