Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
136,5 KB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển của nhân loại, ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào con người luôn là động lực của sự phát triển xã hội mà động lực tiên phong thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững là do những người tài, những người có trí tuệ tạo ra. Chính “Những người tài giỏi là cái gốc làm nên sự nghiệp”. Những người tài năng nhất là các thiên tài không chỉ mang lại vinh dự, danh tiếng cho quốc gia, mà còn mang lại giá trị tinh thần, vật chất to lớn không chỉ cho mỗi nước mà còn cho cả nhân loại. Qua 4000 nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã phát huy được vai trò của những người tài giỏi. Bởi ông cha ta rất coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và đúc rút thành kinh nghiệm quý báu: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Nhận thức được vấn đề này, lịch sử Việt Nam đã ghi công nhiều người tài năng và coi việc đào tạo nhân tài là quốc sách của Nhà nước. Ngày nay vấn đề bồi dưỡng nhân tài được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Tại văn kiện đại hội Đảng VIII đã nêu “Cùng với khoa học công nghệ giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”. Văn kiện Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Thực hiện tốt Nghị quyết TW2 khoá 8, trong đó việc bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi là vấn đề hết sức cần thiết, bởi vì chỉ có những nhân tài mới nhanh chóng tiếp thu thành tựu khoa học mới của nhân loại, phát minh ra sáng kiến để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 1 Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục. Bởi vậy trong tài liệu tiếp tục quán triệt Nghị quyết Trung ương II, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ “…trường tiểu học và mỗi giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Với lý do trên tôi thấy quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học cần thiết phải được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn “ Quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học ở trường Tiểu học Hải Khê” nơi mà tôi đang công tác làm tiểu luận cuối khoá góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi và hiệu quả giáo dục ở nhà trường một cách toàn diện. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Để khơi dậy, động viên, khích lệ những học sinh giỏi và các giáo viên dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục. Đồng thời nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, đào tạo nhân tài cho đất nước. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu về quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học Hải Khê. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, Nghị quyết về công tác quản lý và chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, điều lệ trường Tiểu học. Phương pháp quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm, xử lý thông tin. NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Một số khái niệm: 2 Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người, tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu của việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình phát triển, vận động của một hoạt động tương ứng cụ thể, nó là sản phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người, không tách rời hoàn cảnh xã hội và sự tham gia phục vụ xã hội. Tài năng( trình độ cao của năng lực) là một tổ hợp các năng lực tạo tiền đề thuận lợi cho con người sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao. Tài năng được rèn luyện, hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Ngoài ra, năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời thì có nhiều cơ hội để trở thành tài năng. Trường tiểu học là nơi đầu tiên tham gia vào viêc học với tư cách là hoạt động chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiện bộc lộ năng khiếu tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và thầy cô cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ bồi dưỡng mầm mống năng khiếu kích thích niềm say mê học tập thì biểu hiện của năng khiếu sẽ ngày càng rõ hơn, năng khiếu được bồi dưỡng sớm sẽ định hướng phát triển và dần định hình trở thành học sinh năng khiếu, ngược lại năng khiếu của các em không được phát hiện hay không được quan tâm bồi dưỡng thì năng khiếu của các mất dần, mầm mống năng khiếu tuy có nhưng sẽ bị mai một, thui chột đi. Quản lí trường tiểu học thực chất là quản lý quá trình dạy học, trong quá trình dạy học thì việc chú ý tới sự phát triển của từng học sinh luôn là yêu cầu cơ bản. Bởi vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi bao giờ cũng là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên và cán bộ quản lý. 1.2. Quan điểm của Đảng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tài, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách để phát hiện và bồi dưỡng. Nghị quyết 3 Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả…”. Nghị quyết nhấn mạnh nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng toàn diện bậc Tiểu học và phát triển thể lực, trí lực, tâm lực cho mỗi con người, giúp họ vững vàng trước cuộc sống … trong đó không coi nhẹ việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài”. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 một lần nữa khẳng định quan điểm: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.”. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đã có những bước phát triển lớn với lịch sử hơn 40 năm (từ năm 1965), tuy vậy chưa có những công trình nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi, nhất là đối với việc tổ chức quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, học sinh giỏi Tiểu học nói riêng. 1.3. Nội dung và hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi 1.3.1. Nội dung tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Dựa vào nội dung chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục thì nội dung tổ chức bồi dưỡng học giỏi gồm các nội dung sau: - Xác định cấu trúc tổ chức hợp lý của đối tượng quản lý đó là giáo viên giỏi và học sinh giỏi. - Xây dựng cấu trúc tổ chức hợp lý của chủ thể quản lý: Từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chức chuyên môn. - Tạo ra một mạng lưới các quan hệ tổ chức giữa những người trong hệ quản lý và hệ được quản lý là màng lưới từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các 4 tổ chuyên môn đến giáo viên đứng lớp, giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. - Tuyển lựa, sắp xếp, bồi dưỡng giáo viên, giáo viên dạy đội tuyển. - Tổ chức bồi dưỡng một cách khoa học nhằm nâng cao hiệu quả học sinh giỏi. 1.3.2. Các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi rất đa dạng phong phú song có thể phân thành ba loại: Bồi dưỡng theo nhóm, bồi dưỡng trong lớp học sinh bình thường và hình thức bồi dưỡng đặc biệt. 1.3.2.1. Bồi dưỡng theo nhóm: Hình thức bồi dưỡng này giảm bớt sự khác biệt giữa các cá nhân trong nhóm, cho phép dễ áp dụng thử nghiệm các nội dung học ở mức độ cao hơn. Học sinh được phát huy được hết khả năng nhận thức của mình. Tạo nhiều cơ hội để kích thích học sinh trao đổi những năng lực, thành tích, hứng thú và phán đoán. 1.3.2.2. Tổ chức trong lớp học bình thường Việc cung cấp kiến thức để bồi dưỡng học sinh giỏi ngay trên lớp học bình thường là trách nhiệm của mỗi giáo viên. Sự phát triển nhân cách của học sinh luôn có sự thay đổi nên lớp học bình thường là chỗ dựa tốt nhất để tiếp nhận sự biến đổi đó và để bồi dưỡng sự phát triển toàn diện. Tính toán nhanh nhẹn, sáng tạo và tư duy linh hoạt của học sinh giỏi có tác dụng kích thích tốt đến chất lượng của học sinh toàn lớp. Học sinh giỏi có nhận thức sâu sắc, sáng tạo hơn học sinh bình thường, nên luôn làm phong phú hơn những tình huống diễn ra trên lớp, tạo không khí học tập và hứng thú dạy học cho thầy và trò. 5 1.3.2.3. Hình thức bồi dưỡng đặc biệt: Đối với những trẻ em có khả năng trí tuệ đặc biệt có thể cho học sinh nhảy lớp, học nhảy lên các đơn vị kiến thức kế tiếp rút ngắn thời gian học từ 5 năm xuống 4 năm… nhưng trong thực tế trường hợp này rất ít. Ngoài ra có thể tổ chức cho học sinh học theo tài liệu: giáo viên hướng dẫn các em tham khảo tài liệu tự chọn và tự học ở nhà, nếu gặp khó khăn thì giáo viên có thể giúp đỡ các em. Mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm riêng. Người ta thường sử dụng phối hợp hình thức bồi dưỡng theo nhóm và bồi dưỡng ngay tại lớp bình thường để hạn chế các nhược điểm, phát huy các ưu điểm của mỗi hình thức. 1.4. Vị trí, vai trò của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là phát huy hết khả năng phát triển tiềm tàng của trẻ, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “ bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Mặt khác tổ chức bồi dưỡng học dinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá sự phát triển của một nhà trường. Mỗi học sinh giỏi không những là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô mà còn là niềm tự hào của cả cộng đồng. Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi, vì vậy cần phải biết tác động đến các yếu tố của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi như: giáo viên giỏi, học sinh giỏi, cha mẹ học sinh, chương trình bồi dưỡng, tài liệu tham khảo… sao cho phát huy được các điều kiện thuận lợi để việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường đạt kết quả cao nhất. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI KHÊ, HẢI LĂNG, QUẢNG TRỊ. 6 2.1. Thực trạng chung về công tác quản lý và chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi. 2.1.1.Tình hình quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Phòng giáo dục và đào tạo Hải Lăng, Quảng Trị trong những năm qua( 2005- 2010). 2.1.1.1 Về nhận thức Hải Lăng vốn có truyền thống hiếu học, là quê hương của vị “Tiến sĩ đầu tiên xứ Đàng Trong” - cụ Bùi Dục Tài - ngày càng được phát huy. Người xưa đã nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, với quan điểm ấy, những năm qua Huyện ủy, UBND huyện đã hết sức quan tâm và có những quyết sách đúng đắn, kịp thời. Công tác bồi dưỡng nhân tài được ngành giaod ục và đào tạo Hải Lăng đặc biệt quan tâm đầu tư, chỉ đạo. Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được xác định là một mục tiêu quan trọng trong hoạt động của toàn ngành, của mỗi nhà trường. Thành tích học sinh giỏi được xem là thước đo về hiệu quả, chất lượng đào tạo, là “thương hiệu” của từng đơn vị và đỉnh cao của sự phấn đấu của mỗi nhà giáo và học sinh. Do vậy, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được cán bộ quản lý và giáo viên toàn ngành hết sức chăm lo. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Hội Khuyến học, các làng, họ tộc, các cơ quan ban ngành, đoàn thể, trường học đã có nhiều hình thức khuyến khích các em học giỏi, góp phần tạo nên truyền thống tốt đẹp và góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh phong trào thi đua học giỏi trong toàn huyện. 2.1.1.2. Về kết quả cụ thể: Trước hết, công tác nâng cao chất lượng đào tạo được toàn ngành xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu nên đã có sự đầu tư thích đáng, đặc biệt là kể từ khi thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ. Với ý tưởng xây 7 dựng “thương hiệu” trường học được phát động trong toàn huyện, toàn ngành đã đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, nhiều biện pháp tích cực, hiệu quả được đề ra nên chất lượng đào tạo đã được đánh giá nghiêm túc, đúng thực chất, các hiện tượng tiêu cực trong thi cử cơ bản đã được chấm dứt. Chất lượng đại trà ngày càng tiến bộ, chất lượng học sinh giỏi đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Kết quả xếp loại học sinh bình quân 5 năm qua: Hạnh kiểm: Tiểu học loại tốt trên 95%, THCS tốt trên 75.%; Học lực: TH loại giỏi và khá trên 80%, THCS loại giỏi và khá trên 45%. Học sinh lớp cuối cấp THCS học nghề PT đạt tỷ lệ 96%. Xét hoàn thành chương trình Tiểu học đạt tỷ lệ 100%; tốt nghiệp THCS đạt trên 97%; tốt nghiệp BTTHCS đạt trên 90%. Điều đó đã minh chứng cho việc chất lượng đại trà đã được nâng lên đáng kể và ngày càng bền vững. Đặc biệt, kết quả học sinh giỏi trong 5 năm học qua đã có những bước tiến nhảy vọt, dành được những thành tích cao và đang trở thành nét nổi bật của GD-ĐT Hải Lăng. Tổng số học sinh dự thi đạt giải trong các kỳ thi HSG văn hóa, kỹ thuật, máy tính cầm tay, giải toán qua Internet… trong 5 năm qua (2005-2010) là: cấp Quốc gia 53 giải, cấp tỉnh 1029 giải, cấp huyện 2499 giải. 2.1.2. Đặc điểm và tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi của trường tiểu học Hải Khê, Hải Lăng, Quảng Trị trong những năm qua. 2.1.2.1. Đặc điểm tình hình của địa phương và nhà trường Hải Khê là một xã thuộc vùng biển bãi ngang cách trung tâm Huyện về hướng Đông 20 km, địa bàn trải dài hai thôn; đường xá đi lại rất khó khăn có nhiều ngầm nước chảy xiết nhất là về mùa mưa lũ. Người dân ở đây chủ yếu sống dựa vào nghề làm biển, đánh bắt thủy sản bằng phương tiện thô sơ. Một vài hộ gia đình chăn nuôi ( Nuôi lợn, nuôi tôm), dệt xăm lưới và buôn bán nhỏ. Phần đông đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn 8 thấp. Hiện nay, có hơn 100 hộ nghèo. Hộ khá giả chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Là địa phương xa trung tâm Huyện lị, dân số phân bố không đồng đều, trình độ dân trí chưa đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Cái ăn, cái mặc chưa đáp ứng nên một số gia đình có con đang trong độ tuổi đi học phải cho con em đi ở nơi xa để kiếm sống cho gia đình. Điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phổ cập giáo dục và chất lượng học tập của con em xã nhà. Tuy nhiên những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp về cơ sở hạ tầng như: đường, điện, trường, trạm đường xá đi lại có thuận lợi hơn, kinh tế tương đối khá phát triển hơn trước, chính vì vậy sự quan tâm của nhân dân đối với nhà trường cũng như đối với việc học hành của con em khá chu đáo. Những thuận lợi đó đã thúc đẩy rất nhiều tới việc giảng dạy và giáo dục của nhà trường. 2.1.2.2. Kết quả chất lượng học sinh giỏi qua các năm Tập thể cán bộ giáo viên của trường luôn nỗ lực thi đua “dạy tốt - học tốt”, phấn đấu tạo môi trường giáo dục tốt nhất, nhiều năm liền trường luôn luôn đứng vị thứ trong tốp năm của Huyện( Huyện có tất cả 22 trường) có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Cụ thể kết quả học sinh giỏi các năm như sau: NĂM HỌC GIẢI HUYỆN GIẢI TỈNH Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK Tổng giải Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK Tổng giải 2005 – 2006 1 4 3 8 2 3 3 8 2006 – 2007 3 3 2 1 3 2007 – 2008 2 2 4 2008 – 2009 1 2 1 2 6 3 3 4 10 2009 – 2010 2 4 6 12 1 2 6 9 9 * Đặc biệt năm học 2009 – 2010 trường được Huyện và Phòng giáo dục và đào tạo Hải Lăng biểu dương: - Đơn vị đạt thành tích cao trong kì thi học sinh giỏi văn hóa cấp Tỉnh. - Đơn vị đạt giải ba toàn đoàn Học sinh giỏi văn hóa cấp Huyện. - Đơn vị đạt thành tích cao kì thi giải toán qua mạng Internet. 2.1.2.1. Nguyên nhân Đạt được những thành quả đó là nhờ vào sự miệt mài phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường và của các cấp các ngành. Với quan điểm chỉ có phát triển học sinh giỏi trên cơ sở, nền tảng chất lượng đại trà vững chắc và có đội ngũ giáo viên dạy giỏi, môi trường xã hội giáo dục sâu rộng. Cứ vào đầu năm học nhà trường chủ động làm công tác tư tưởng cho phụ huynh, cộng tác với phụ huynh để có được sự đầu tư về vật chất cũng như tinh thần cho con em học tập. Tham gia bồi dưỡng đội tuyển là những giáo viên có trình độ kiến thức vững vàng, nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết trong việc giáo dục giảng dạy, có điều kiện đầu tư cho nghề dạy học, có kinh nghiệm trong việc rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi. Bên cạnh đó Ban giám hiệu đã cùng các tổ khối chuyên môn xây dựng nội dung, chọn lọc tài liệu bồi dưỡng sao cho phù hợp và hiệu quả đối với công tác bồi dưỡng học sinh. 2.2. Những giải pháp và kiến nghị 2.2.1. Những giải pháp về quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học Hải Khê 2.2.1.1.Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh và cán bộ, giáo viên và nhân viên ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 10 [...]... bước quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Xuất phát từ thực tế không phải mọi học sinh có xếp loại học lực giỏi đều là học sinh có năng khiếu cần bồi dưỡng Ngược lại những học sinh có năng khiếu chưa hẳn đã là học sinh có xếp loại học lực giỏi Cho nên làm thế nào để phát hiện được học sinh có năng khiếu từ đó tiến hành tuyển chọn và tiến hành bồi dưỡng cho từng khối lớp là công việc quan trọng... giỏi của bản thân tôi trong nhiều năm qua Kết quả cho thấy việc vận dụng các biện pháp đó đã đem lại chất lượng rất khả quan, hàng năm số lượng học sinh giỏi của trường đạt giỏi các cấp tăng rõ rệt Điều đó cho thấy các cấp quản lý cũng như cán bộ quản lý mỗi nhà trường cần chú trọng quan tâm hơn tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, cần có các biện pháp cụ thể và áp dụng chỉ đạo sát sao thì chất lượng... việc phổ biến phương pháp, cách thức phát hiện để việc tuyển chọn được chu đáo, kết quả của quá trình phát hiện và tuyển chọn này là không bị nhầm, không bỏ sót học sinh có năng khiếu, ngăn ngừa những quan hệ cá nhân của người tuyển chọn 13 Để tuyển chọn chính xác phải căn cứ vào thông tin và xét cả quá trình học tập của học sinh Do vậy việc tuyển chọn của giáo viên phải là chủ yếu, cụ thể việc phát... Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trong việc ra đề kiểm tra, việc bố trí thời gian, cách thức tuyển chọn Phối hợp tất cả giáo viên trong khối mình để tiến hành tuyển chọn một các chính xác, khách quan - Bước 3: Tổ chức thi chọn để thành lập đội tuyển học sinh giỏi của trường + Hiệu phó chuyên môn ra đề kiểm tra + Tổ chức thi và tuyển chọn đội tuyển Việc phát hiện và thi tuyển chọn học sinh giỏi... trường bạn để trao đổi chuyên môn - Tạo điều kiện, động viên khuyến khích cho giáo viên tham dự các lớp học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trình độ kiến thức 15 Thực hiện tốt công tác này là điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường, là chỗ dựa vững chắc cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi Để tiến hành tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên nhà trường tiến hành như... tự bồi dưỡng đi vào nền nếp cần có sự giám sát, kiểm tra đánh giá sát sao Khuyến khích giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên của những trường có thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi Rèn va bắt buộc giáo viên có sổ tích luỹ ghi chép các thông tin, giải các bài tập Toán, bài tập Tiếng Việt khó, các để thi qua các năm ở bậc tiểu học Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm đặc biệt là sáng kiến... chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ thơ ca, âm nhạc với những nội dung, hình thức biện pháp phong phú 2.2.15 Tổ chức tuyển chọn và phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Phân công giáo viên là khâu quan trọng, bởi có sử dụng hợp lý đúng người đúng việc thì mới phát huy được tài năng và hiệu suất công tác Để làm tốt khâu này, cần dựa vào các tiêu chí sau để chọn giáo viên dạy đội tuyển học sinh giỏi... giáo viên không biết phân loại, chọn lọc sẽ dẫn đến tình trạng ôn luyện không trọng tâm, không sát chương trình của bậc học Chính vì vậy việc nghiên cứu, chọn lọc tài liệu và giao việc cho giáo viên rất quan trọng Ban giám hiệu, đặc biệt là hiệu phó chuyên môn cần kết hợp cùng tổ chuyên môn các khối lớp tổ chức nghiên cứu, biên soạn nội dung chương trình ôn luyện, bồi dưỡng, cùng tìm hiểu về từng mảng... gây được lòng tin đối với cha mẹ học sinh với các cấp lãnh đạo Khi đó sẽ thuận lợi hơn cho việc huy động các nguồn lực về nhân lực, tài lực, vật lực cho nhà trường - Công tác tuyên truyền cũng vô cùng quan trọng, làm sao để các cấp, các ngành và đặc biệt là phụ huynh học sinh nắm được mục tiêu, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - Tham mưu với chính quyền địa phương về sự nghiệp phát triển... bồi dưỡng học sinh giỏi Quản lý mà không kiểm tra đánh giá thì coi như không quản lý: “ Kiểm tra đánh giá là đặt lại con tàu trên đường ray của nó” Chính vì vậy đánh giá kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng Vậy thì để kiểm tra công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cần tiến hành như sau: - Theo dõi sát sao việc bồi dưỡng của giáo viên về nội dung, phương pháp, biện pháp - Dự giờ để giúp giáo viên rút . giỏi bao giờ cũng là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên và cán bộ quản lý. 1.2. Quan điểm của Đảng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tài, Đảng. trong đó không coi nhẹ việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài”. Chi n lược phát triển giáo dục 2001- 2010 một lần nữa khẳng định quan điểm: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục. phát huy. Người xưa đã nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, với quan điểm ấy, những năm qua Huyện ủy, UBND huyện đã hết sức quan tâm và có những quyết sách đúng đắn, kịp thời. Công tác bồi