1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HÃY " CHIA LỬA" VỚI NHÀ TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH HIỆN NAY

2 436 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 34 KB

Nội dung

HÃYCHIA LỬA” VỚI GIÁO VI ÊN TRONG VI ỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH NGÀY NAY Gần đây, dư luận xã hội bàn nhiều về cách thức giáo dục HS của GV, nhà trường mà báo chí lên tiếng phê phán mạnh mẽ. Vấn đề được đặt ra ở đây là: đối với những HS cá biệt, luôn quậy phá, nên GD các em bằng cách nào? Hãy từ góc nhìn của người đứng trên bục giảng, sẽ thấy việc giáo dục đạo đức HS trong giai đoạn hiện nay cực kì khó khăn, ai là người chia lửa cùng các thầy cô giáo trong giai đoạn này. Có thể nói, trong GD Việt Nam, chưa bao giờ ngành GD gặp khó khăn trong công tác GD đạo đức HS như lúc này. Ngay từ trong gia đình, không ít HS đã bị cái xấu tác động thường xuyên đến mức các em không còn phản ứng với cái xấu, mắc “bệnh thờ ơ”, coi đó là chuyện đương nhiên. Bố mẹ dạy con ra đường thấy kẻ yếu bắt nạt kẻ mạnh không được can thiệp, kẻ trộm móc tiền của người khác không được lên tiếng. Trẻ em thành phố hàng ngày chứng kiến cảnh bố mẹ lừa bán cho khách được món hàng đắt gấp đôi, gấp ba giá bình thường hí hửng cả ngày. Trẻ em nông thôn trực tiếp giúp bố mẹ nhồi bánh đúc vào diều gà, vịt để cân nặng, hái rau vừa phun thuốc trừ sâu để bán (còn nhà ăn rau khác). Rồi phim ảnh, băng hình bạo lực lan khắp hang cùng ngõ hẻm. Rồi quán chát, quán bi a, hiệu cầm đồ có mặt khắp nơi. Chuyện HS cắm xe để lấy tiền đi chơi, trấn lột tiền của bạn, sang nhà hàng xóm cắp đồ để có tiền thoả trí tò mò, có ở hầu hết các trường, từ thành thị đến nông thôn. Chuyện những HS cấp THCS lập nhóm trộm tài sản nhà hàng xóm để lấy tiền tiêu sài ngày càng nhiều. Những vụ án đau lòng vì trộm cắp tài sản, vì chém giết nhau mà thủ phạm là HS liên tục xảy ra . Nhà trường đang phải GD đạo đức HS trong điều kiện xã hội như vậy trong khi ông thầy chỉ có duy nhất một "vũ khí” là tình thương học trò, sự vận động thuyết phục và những điều quy định hoàn toàn chỉ mang tính GD HS. Một logíc hiển nhiên là: HS hư, trước hết trách nhiệm thuộc về GV và nhà trường. Nhưng cũng có một logíc hiển nhiên khác là tính cách, đạo đức HS không chỉ phụ thuộc vào việc GD của nhà trường, mà phụ thuộc rất nhiều GD gia đình và GD xã hội. Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, điều này thì ai cũng biết. Thế nhưng . Giáo dục gia đình hiện nay cũng đang gặp phải khó khăn. Ai cũng muốn con mình ngoan, trở thành người tốt, nhưng chính việc làm của họ đã phản lại lời nói của họ. Không có cách GD đạo đức nào tốt bằng tấm gương tốt của những người lớn mà trẻ tiếp xúc hằng ngày. Những gia đình bố mẹ sống rất mẫu mực cũng không giữ nổi con khi tác động tiêu cực của xã hội hàng ngày tấn công mạnh mẽ vào cái gia đình bé con của họ. Có gia đình bố mẹ phải theo con đến trường, mà trẻ vẫn bỏ học đi chơi điện tử. Khi trẻ ra khỏi nhà là gặp quán chát, hàng quán và bao thứ quyến rũ khác, trong khi hoạt động của các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên chỉ cầm chừng, không thu hút được họ. Trước đây, khi một trẻ có những hành vi không tốt như hái trộm quả nhà hàng xóm, cãi lại người lớn . sẽ bị đem ra kiểm điểm trước Đội thiếu niên của thôn. Ngày nay các hoạt động như vậy không còn, trong khi các hoạt động bổ ích thu hút các em lại chưa có. Trách nhiệm của người lớn quan tâm nhắc nhở, răn đe trẻ con trong xóm làng của người lớn cũng giảm. Ra khỏi trường là "vùng trời” riêng của trẻ. Những thói xấu như gây gổ với bạn bè, trộm cắp, lười biếng trong học tập, lao động của HS xảy ra ngày càng nhiều mà GV ngày càng bất lực. Những chuyện như HS quậy trong lớp GV nhắc không nghe, mời đứng lên không đứng, xé bài kiểm khi bị điểm thấp . không dễ xử lí. Nếu những HS này không nghe lời nhắc nhở của GV, cứ lặp lại nhiều lần thì xử lí như thế nào? Đuổi học không được, hạ loại hạnh kiểm thì chưa đến mức, vả lại, có chăng cũng cuối kì, cuối năm mới thực hiện, và rồi các em vẫn đủ tiêu chuẩn lên lớp. Thậm chí là nhiều em không quan tâm đến việc lên lớp hay ở lại. Nhiều HS từng nạt GV: tao mà phải ở lại lớp thì mày tan xác. Đã có GV bị đánh thật vì cả gan không nghe lời trò. Trong khi trước đó, khi mà vụ việc chưa xảy ra thì không có cơ sở nào kỷ luật, hoặc báo cho công an để ngăn chặn. Cùng lắm cũng chỉ là bắt HS viết bản kiểm điểm vì lời nói hỗn với GV. Giáo viên phải GD đạo đức cho những HS cá biệt, trong đầu chứa đầy hình ảnh bạo lực bằng cách nào? Có lẽ hàng trăm GV mới có một vài người có tài làm được điều này. Có một thực tế là HS thường sợ những GV nam hơn giáo viên nữ. Không phải GV nam có uy tín cao hơn, mà những HS ngang bướng sợ sức mạnh đàn ông của thầy. (Điều này thật mỉa mai, nhưng mà có thật). Viết bài này, tôi không có ý thanh minh hay bao biện cho việc làm của thầy nọ haygiáo kia, và một số vụ việc GV phạt HS, mà chỉ muốn dư luận xã hội nhìn vấn đề GD đạo đức HS một cách toàn diện để thông cảm với GV trong công việc đầy nhọc nhằn này. Có phải hiện nay ngành GD-ĐT đang thả nổi, không quan tâm đến việc GD đạo đức HS như nhiều tờ báo đã lên tiếng, hay chính xã hội đang phó mặc việc GD thế hệ trẻ cho nhà trường. Hãy chia lửa với nhà trường - đó là công việc cần làm ngay của toàn xã hội. . HÃY “ CHIA LỬA” VỚI GIÁO VI ÊN TRONG VI ỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH NGÀY NAY Gần đây, dư luận xã hội bàn nhiều về cách thức giáo dục HS của GV, nhà trường. khăn trong công tác GD đạo đức HS như lúc này. Ngay từ trong gia đình, không ít HS đã bị cái xấu tác động thường xuyên đến mức các em không còn phản ứng với

Ngày đăng: 14/09/2013, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w