1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN Khoa: Tiểu học – Mầm non Lớp TT giảng dạy: 5 – 6 tuổi

10 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 34,87 KB

Nội dung

I. TÌM HIỂU THỰC TẾ Thực tập sư phạm là công tác mà các trường sư phạm thực hiện với những mục đích sau: Giúp sinh viên sư phạm nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nắm vững những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên. Trên cơ sở đó phấn đấu trở thành giáo viên giỏi. Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm chủ động sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện các kỹ năng giáo dục và dạy học trong thực tế nhà trường, từ đó hình thành kỹ năng sư phạm Kết quả thực tập sư phạm năm cuối cũng là một trong những điều kiện để sinh viên được công nhận tốt nghiệp Giúp các cơ sở đào tạo giáo viên, các cấp quản lý giaos dục có cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên, từ đó đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên

BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ************************************************* Họ và tên giáo sinh: Đỗ Thị Hà Ngày sinh: 04/11/1991 Lớp: CĐMNK30B Khoa: Tiểu học – Mầm non Lớp TT chủ nhiệm: 5 – 6 tuổi A3 Lớp TT giảng dạy: 5 – 6 tuổi A3 Trường TT: Trường MN Mai Đình (Thời gian thực tập: Từ 18/02/2013 đến 21/04/2013) 1 A. NỘI DUNG TỰ ĐÁNH GIÁ I. TÌM HIỂU THỰC TẾ Thực tập sư phạm là công tác mà các trường sư phạm thực hiện với những mục đích sau: - Giúp sinh viên sư phạm nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nắm vững những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên. Trên cơ sở đó phấn đấu trở thành giáo viên giỏi. - Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm chủ động sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện các kỹ năng giáo dục và dạy học trong thực tế nhà trường, từ đó hình thành kỹ năng sư phạm - Kết quả thực tập sư phạm năm cuối cũng là một trong những điều kiện để sinh viên được công nhận tốt nghiệp - Giúp các cơ sở đào tạo giáo viên, các cấp quản lý giaos dục có cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên, từ đó đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên 1. Những thành tích cụ thể - Trường mầm non Mai Đình là một ngôi trường nằm ở vùng nông thôn có điều kiện khó khăn, cách xa thị trấn. Mặc dù vậy trong năm học qua, vai trò, nhiệm vụ chăm sóc trẻ, tập thể trường mầm non Mai Đình đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Bước vào năm học 2012-2013 để phát huy những thành quả đạt được, trên cở sở hướng dẫn, chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang về việc xây dựng kế hoạch chỉ tiêu, nhiệm vụ phấn đấu trong năm 2012- 2013 với những thuận lợi và khó khăn. • Thuận lợi: - Tập thể trường luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trong công tác chuyên môn nhà trường luôn nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng mầm non Sở. Trong công tác chính trị luôn nhận sự quan tâm, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường với các cấp Đảng ủy xã Mai Đình, chi bộ trường Mầm non 16/4. Trong công tác xã hội hóa giáo dục luôn có sự quan tâm, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và các cơ quan hưu quan. Cơ sở nhà trường mới được nâng cấp, xây dựng mới ở khu trung tâm, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm 2 sóc, giáo dục trẻ. Đồ dùng, dụng cụ được trang bị đầu tư đúng mức.Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Chế độ giáo viên, công nhân viên được đảm bảo, giải quyết kịp thời để giáo viên yên tâm công tác. • Khó khăn: - Việc thiếu giáo viên và lớp học dẫn đến tình trạng học chung ở độ tuổi 4- 5 gây nhiều khó khăn cho việc học và dạy - Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn sơ xài chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ 1. Cơ cấu tổ chức của nhà trường • Ban giám hiệu: - Hiệu trưởng: Quách Thị Tiến - Hiệu phó: Hà Thị Luyến - Hiệu phó: Đặng Thị Bằng • Đội ngũ giáo viên/ lớp Tổng số: Giáo viên. Được phân bố như sau Thôn Lớp 4 tuổi Lớp 5 tuổi Mai Hạ 2 4 Gv/2 lớp Mai Thượng Mai Trung Đông Trước 1 2 Châu Lỗ 1 2 Nguyễn 1 1 2. Hoạt động của đoàn trường: • Nhiệm vụ: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, động viên cán bộ nhân viên trường thực hiện nghiêm túc chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, của ngành. Tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của ngành đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát. Thời gian xây dựng, thực hiện chế độ chính sách của nhà nước với nhà trường, giải quyết kịp thời những vướng mắc, hạn chế đến mức độ thấp nhất . - Nội dung chương trình hoạt động: Đầu tiên bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời sống của giáo viên, lao động trong ngành. Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả GD- 3 ĐT, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển quê hương Bắc Giang nói riêng. Xây dựng nâng cao phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ đổi mới phát triển chất lượng giáo dục, đào tạo của ngành. Vận động tốc chức nhà giáo lao động trong ngành tích cực tham gia các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn trong ngành của Tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của nghành. Đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn trong nghành, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, góp phần xây dựng chính quyền, đơn vị vững mạnh. 3. Tìm hiểu hoạt động tổ chuyên môn: • Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sắc về hoạt động chuyên môn từ ban giám hiệu nhà trường. Được trang bị đầy đủ về tài liệu chuyên môn phục vụ cho công tác chuyên môn chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên 100% đạt chuẩn có trình độ từ trung cấp trở lên, đến nay các cô đang hầu hết theo học lên đại học. - Đa số các cô, các chị đều nhiệt tình, năng nổ trong công tác, luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm cao. Phụ huynh trẻ luôn quan tâm đến hoạt động của trẻ ở trường và phối hợp kịp thời với giáo viên tại lớp trong hoạt động học tập vui chơi ngày lễ hội khi tổ chức cho trẻ. • Khó kh ă n: - Nhiều giáo viên có con nhỏ nên việc đầu tư cho chuyên môn còn hạn chế. - Việc tiếp cận chương trình giáo dục mới còn gặp nhiều khó khăn do còn thiếu thốn nhiều về trang thiết bị và cơ sở vật chất. II. THỰC TẬP GIẢNG DẠY 1. Tinh thần, thái độ, ý thức đối với họat động dạy học Dạy học là hoạt động chủ yếu của trường. Trường có dạy tốt hay không phàn lớn là nhờ vào đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, làm việc tận tình, hết mình không vì lợi ích riêng của bản thân. Ý thức được điều này nên với tinh thần học hỏi cầu tiến, thái độ nghiêm túc em sẽ cố ghắng hết mình để dạy tốt để có được kết quả cao trong đợt thực tập này. 2. Những công việc đã làm và kết quả 4 2.1. Dự giờ : Em đã dự giờ được: 09 hoạt động + Hoạt động cho trẻ làm quen với Toán + Hoạt động cho trẻ làm quen với Văn học + Hoạt động cho trẻ KPKH về MTXQ + Hoạt động Tạo hình + Hoạt động Âm nhạc + Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái + Hoạt động học thể dục + hoạt động ngoài trời + Hoạt động góc 2.2. Soạn giáo án: Em đã soạn giáo án 6 tiết - Hoạt động Âm nhạc - Hoạt động Tạo hình - Hoạt động cho trẻ KPKH về MTXQ - Hoạt động cho trẻ làm quen với Văn học - Hoạt động ngoài trời - Hoạt động góc 2.3.Dạy học: Dạy 6 tiết - Hoạt động Âm nhạc - Hoạt động Tạo hình - Hoạt động cho trẻ KPKH về MTXQ - Hoạt động cho trẻ làm quen với Văn học - Hoạt động ngoài trời - Hoạt động góc 2.4.Làm đồ dùng dạy học: 5 - Do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên em và các chị trong trường đã cùng làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chủ đề: “ Giao thông” và chủ đề: “Nước và các hiện tượng tự nhiên” 3. Mức độ nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dạy học, các quy định của nhà trường Qua thực tế dạy học em đã nắm vững : - Nguyên tắc của dạy học : Phải chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy như (Giáo án, đồ dùng đò chơi, phương tiện trực quan, địa điểm, không gian học ) - Phương pháp dạy học : Lấy trẻ làm trung tâm , Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, phương pháp trực quan là hữu hiệu nhất đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt đông dạy học , đàm thoại gợi mở sẽ giúp trẻ khắc sâu được khiến thức .  Bài học kinh nghiệm rút ra từ họat động dạy học Muốn họat động dạy và học đạt hiệu quả cao cần phải : - Nắm vững Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ để đề ra phương pháp dạy phù hợp. - Chuẩn bị giáo án thật kĩ, tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến bài học. - Xác định mục tiêu bài học thật cụ thể và đảm bảo học sinh phải đạt được. - Phải kết hợp giữa dạy học với giáo dục, đặc biệt là giáo dục ý thức tự giác. - Phải xác định trẻ là trung tâm, giáo viên hướng dẫn trẻ chủ động tìm tòi khám phá tri thức. III. THỰC TẬP CHỦ NHIỆM - Ngày nay hòa vào sự phát triển vượt bậc của thời đại mới, kèm theo những tệ nạn mà tuổi trẻ dễ dàng bị ảnh hưởng, thì vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho Trẻ là vô cùng quan trọng. Trong nhà trường người gần gũi, quan tâm, và thân thiết nhất với HS là GVCN, vì thế người GVCN đóng một vai trò hết sức quan trọng và đặc biệt đối với việc giáo dục trẻ trở thành những công dân có ích đất nước vì ở giai đoạn này tâm lý không ổn định nên cần có sư quan tâm nhiều hơn - Xã hội càng phát triển thì sẽ có những nảy sinh, đặt ra những yêu cầu mới mẻ cho công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người GVCN phải có môt tấm 6 lòng rông lượng, tận tụy và sáng tạo trong công việc. Luôn phải cải tiến nội dung và phương pháp day hoc; điều kiện và yêu cầu cho từng đối tượng trẻ. Ý thức được điều đó, em quyết tâm làm tốt công tác chủ nhiệm của mình mà nhà trường đã giao cho em cùng với nhóm trong đợt thực tập năm này. • Khả năng vận dụng phương pháp giáo dục vào trong công tác chủ nhiệm và những thành tích cụ thể đã đạt được - Do lúc đầu còn chưa thật sự quen với giáo viên chủ nhiệm mới nên phần lớn trẻ còn rụt rè…Dó đó phương pháp giáo dục đầu tiên là phương pháp trò truyện. Thông qua trò truyện GVCN có thể dễ dàng gần gũi, tiếp xúc với học sinh, thì người GVCN mới nắm bắt kịp thời, chính xác về tình hình lớp, về cá tính của tưng học sinh để có biện pháp hay và hữu hiệu nhất trong việc giáo dục. Đồng thời, trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm, gần gũi, giúp đỡ của GVCN đối với lớp, đối với mình. - Tiếp theo là phương pháp nghiên cứu hồ sơ: Thông qua các hồ sơ của học sinh (Sổ chủ nhiêm, sổ theo dõi, sổ chấm cơm…), ta có thể biết được khả năng nhận thức của trẻ ở mức độ nào, hoàn cảnh gia đình của từng trẻ ra sao? để có biện pháp giáo dục hợp lí. - Để phát hiện những biểu hiện sai lệch của trẻ phương pháp giáo dục cần áp dụng là phương pháp quan sát. Đây là công việc cần thiết và phải thực hiện thường xuyên của GVCN trong từng hoạt động(đón trẻ, giờ chơi, hoạt động học, ăn, ngủ và cả khi trẻ trẻ ), để GVCN uốn nắn kịp thời cho từng trẻ. Có thế, việc đánh giá cuối chủ đề của GVCN mới chính xác và hiệu quả. - Để kích thích trẻ tham gia hoạt động, cần áp dụng các phương pháp khen thưởng. Khen thưởng những trẻ, tổ, nhóm có kết quả cao trong học tập, rèn luyện đạo đức để trẻ tiếp tục phát huy. - Đối với để có biện pháp sửa chữa kịp thời, nêu gương các em tốt để cho các em khác noi theo mà sửa chữa. Ngoài ra, cần phải thường xuyên kết hợp cới gia đình để giáo dục các học sinh cá biệt. - Với các phương pháp giáo dục trên cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tập thể lớp của em chủ nhiệm đạt thành tích chi đội xuất sắc 6 tuần liên tục, trong đó tuần 26 thi đua đạt hạng nhất/ - Tuy nhiên do bản thân còn thiếu kinh nghiệm và chưa thật sự nắm rõ đặc điểm của từng học sinh, nên công tác giáo dục học sinh cá biệt chưa đạt kết quả cao, các em có tiến bộ nhưng còn chậm. • Những bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh, nhất là đối với những trẻ cá biệt: - Muốn chủ nhiệm thành công phải: + Nắm vững đặc điểm tình hình trẻ, hoàn cảnh sống, nơi ở, cá tính, khả năng nhận thức, năng lực, sở trường, để có biện pháp giáo dục đúng. + Phải nắm đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để có phương pháp giáo dục thích hợp. 7 + Phải tổ chức, xây dưng môi trường hoạt động vui chơi bổ ích để thu hút các em học sinh vui thích đến trường. + Dùng tình cảm thầy trò để giáo dục các em học sinh cá biệt, theo dõi uốn nắn sửa chữa kịp thời, thường xuyên liên lạc, kết hợp với gia đình để giáo dục. IV. Ý THỨC THỰC HIỆN NỘI QUY - Toàn thể CBGV –CNV nhà trường phải đảm bảo ngày giờ công theo qui định hiện hành :Sáng 6 h45 có mặt, chiều 17 h 15 tan. - Mỗi CBGV – CNV phải không ngừng phấn đấu trở thành tấm gương sáng về mọi cho trẻ noi theo. - Luôn thương yêu chăm sóc và tôn trọng trẻ cũng như mọi người xung quanh - Luôn đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp góp phần xây dựng tốt bầu không khí sư phạm ôn hòa trong nhà trường. - Luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức , không ngừng nghiên cứu khoa học hoc tập nâng cao chất luơng “ Dạy và học ” - Tuyệt đối chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước , mọi sự phân công của cấp quản lý . - Luôn hòa nhã, chân tình trong tiếp xúc với phụ huynh trẻ và mọi người xung quanh . - Luôn có ý thức tốt trong bảo quản của công , giữ gìn vệ sinh của trường lớp đặt biêt là phải giữ vệ sinh công công, vệ sinh môi trường. - Luôn phấn đấu trở thành giáo viên giỏi , xây dựng gia đình văn hóa mẫu mực , người công dân tốt của địa phương. - Luôn nêu cao tinh thần phê tự phê , đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. ******************************************** B. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU I. Một số thu hoạch lớn qua đợt thực tập này: 1. Mặt mạnh - Hoàn thành khá tốt công việc thực tập giảng dạy và thực tập chủ nhiệm. - Thông qua thực tập giảng dạy và chủ nhiệm, cũng như việc học hỏi các kinh nghiệm bổ ích từ các thầy cô hưỡng dẫn em đã tích góp được nhiều kinh nghiệm quý chuẩn bị cho bản thân qua lần thực tập này cũng như cho công tác giảng day khi ra trường. - Chiếm được nhiều sự quý mến từ trẻ của lớp chủ nhiệm cũng như những trẻ trong trường . Em thấy yêu nghề giáo viên và mến trẻ nhiều hơn 2. Mặt yếu 8 - Trong thực tập dạy học có một số kiến thức chuyên môn chưa nắm vững, nhưng cũng nhờ sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn em khắc phục nhưỡng thiếu sót dó - Trong công tác chủ nhiệm: Công tác giáo dục các học sinh cá biệt đạt kết quả chưa cao, các em có tiến bộ nhưng còn khá chậm. II. Tự đánh giá xếp loại thực tập sư phạm: + Trong suốt thời gian thực tập, em đã hoàn thành khá tốt các công việc được giao như: chủ nhiệm, giảng dạy 6 môn chuyên ngành. Đồng thời em cũng hoàn tất hồ sơ sổ sách theo quy định của nhà trường. + Trong thực tập giảng dạy: Em đã truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức của cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều sai sót và cũng đã được giáo viên hướn dẫn sửa chữa kịp thời. Xếp loại thực tập dạy học: Khá. + Trong thực tập chủ nhiệm: Em đã đưa ra được kế hoạch của các tuần trong đợt thực tập, đã hoàn thành khá tốt công tác chủ nhiệm của mình, có giáo dục, uốn nắn kịp thời những trẻ hư. Tuy nhiên một vài học sinh cá biệt trong lớp còn chậm tiến bộ. Xếp loại thực tập chủ nhiệm: Khá. III. Phương hướng phấn đấu sau đợt TTSP + Qua đợt thực tập này em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, giảng dạy Từ trong những họat động thực tiển ấy, nhận định về mình còn rất nhiều mặt hạn chế cần phải khắc phục, cần phải học hỏi, trao dồi kinh nghiệm nhiều hơn nữa tạo điều kiện cho đợt thực tập nam 3 cũng như công tác giảng dạy này truyền đạt kiến thức học sinh sâu hơn + Trong công tác chủ nhiệm: Em không ngừng học hỏi các kinh nghiệm chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiêm lớp để chuẩn bị tôt hon cho đơt thực tât năm 3 cố gắng trở thành người giáo viên chủ nhiệm thực thụ trong tương lai, được các đồng ngiệp tín nhiệm, được nhiều học sinh quý mến, luôn là hình tượng đẹp trong lòng của các em + Trong công tác giảng dạy: Em không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để trở thành giáo viên giỏi trong tương lai. **************************************** Người viết báo cáo 9 Đỗ Thị Hà Nhận xét của GVCN 10 . nhiệm vụ phấn đấu trong năm 2012- 2013 với những thu n lợi và khó khăn. • Thu n lợi: - Tập thể trường luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả GD- 3 ĐT, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển quê hương Bắc Giang nói riêng. Xây dựng nâng cao phẩm chất nghề. quả cao nhất trong hoạt đông dạy học , đàm thoại gợi mở sẽ giúp trẻ khắc sâu được khiến thức .  Bài học kinh nghiệm rút ra từ họat động dạy học Muốn họat động dạy và học đạt hiệu quả cao cần

Ngày đăng: 04/06/2015, 00:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w