CHUYÊN ĐỀ 1:ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝI. Tổng quan về xăng dầu Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hoá lỏng. Sản xuất, chế biến xăng dầu là quá trình lọc dầu, chuyển hoá dầu thô và các nguyên liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu. Nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu bao gồm: dầu thô, condensate, xăng có chỉ số octan cao, reformate, naphta và các chế phẩm, phụ gia khác.Kinh doanh xăng dầu, bao gồm các hoạt động kinh doanh: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê cảng, kho, tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và dịch vụ vận tải xăng dầu.Cơ sở kinh doanh xăng dầu là nơi thực hiện sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn trữ, bán lẻ xăng dầu bao gồm: cảng chuyên dụng xuất nhập xăng dầu; nhà máy sản xuất, chế biến xăng dầu; kho xăng dầu; phương tiện vận tải xăng dầu; cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu.Xăng dầu là sản phẩm có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như chì, lưu huỳnh, benzen, hyđrôcacbon thơm, hyđrôcacbon nặng và một số chất phụ gia… Khi xăng dầu bị tràn ra môi trường sẽ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật trên cạn, dưới biển. Dầu mỏ khi cháy cũng gây ô nhiễm vì sinh ra các khí như SO2, CO2. Xe cộ, máy móc... chạy bằng xăng cũng góp phần làm cho Trái Đất nóng lên. Xăng là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến cho tất cả các loại động cơ, đặc biệt là động cơ đốt trong. Cho đến nay vẫn chưa có loại nguyên liệu nào tốt hơn để có thể thay thế được xăng, nhưng việc sử dụng xăng lại gặp phải vấn đề rất lớn và khó xử lý về môi trường vì xăng thải ra môi trường rất nhiều chất ô nhiễm...
CHUYÊN ĐỀ 1: ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ I. Tổng quan về xăng dầu Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hoá lỏng. Sản xuất, chế biến xăng dầu là quá trình lọc dầu, chuyển hoá dầu thô và các nguyên liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu. Nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu bao gồm: dầu thô, condensate, xăng có chỉ số octan cao, reformate, naphta và các chế phẩm, phụ gia khác. Kinh doanh xăng dầu, bao gồm các hoạt động kinh doanh: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê cảng, kho, tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và dịch vụ vận tải xăng dầu. Cơ sở kinh doanh xăng dầu là nơi thực hiện sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn trữ, bán lẻ xăng dầu bao gồm: cảng chuyên dụng xuất nhập xăng dầu; nhà máy sản xuất, chế biến xăng dầu; kho xăng dầu; phương tiện vận tải xăng dầu; cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu. Xăng dầu là sản phẩm có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như chì, lưu huỳnh, benzen, hyđrôcacbon thơm, hyđrôcacbon nặng và một số chất phụ gia… Khi xăng dầu bị tràn ra môi trường sẽ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật trên cạn, dưới biển. Dầu mỏ khi cháy cũng gây ô nhiễm vì sinh ra các khí như SO 2 , CO 2 . Xe cộ, máy móc chạy bằng xăng cũng góp phần làm cho Trái Đất nóng lên. Xăng là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến cho tất cả các loại động cơ, đặc biệt là động cơ đốt trong. Cho đến nay vẫn chưa có loại nguyên liệu nào tốt hơn để có thể thay thế được xăng, nhưng việc sử dụng xăng lại gặp phải vấn đề rất lớn và khó xử lý về môi trường vì xăng thải ra môi trường rất nhiều chất ô nhiễm II. Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường 2.1. Ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo như: núi lủa, cháy rừng, bão cát, các quá trình phân hủy động, thực vật; Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. 2.1.1. Ô nhiễm do hơi xăng, dầu Hơi xăng, dầu phát sinh từ các quá trình xuất, nhập, tồn trữ, vận chuyển xăng, dầu là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng hao hụt xăng, dầu và ô nhiễm môi trường không khí. Khu vực có nhiều hơi xăng, dầu phát tán là tại các bến xuất, nhập và khu bồn chứa Các nguyên nhân cụ thể bao gồm: - Do hiện tượng “thở” của bồn chứa: Khi bơm nhập xăng, dầu vào bồn chứa, hơi xăng, dầu bốc lên, thể tích trống trong bồn bị nén lại, áp suất trong bồn tăng lên, hơi xăng, dầu được xả ra ngoài theo van thở (supap) bảo đảm an toàn cho bồn chứa, gây nên hao hụt “thở lớn”. + Khi bồn chứa yên tĩnh, xăng, dầu vẫn liên tục bốc hơi, gọi là hao hụt “thở nhỏ”. + Khi xuất ra khỏi bồn, không khí được hút vào bồn để bù vào chỗ trống, xăng, dầu lại bốc hơi để bão hoà lớp không khí mới, gây hao hụt “thở ngược”. Đó là do: - Bản chất bay hơi tự nhiên của xăng, dầu. - Rò rỉ từ hệ thống van, ống nối. - Bám dính trên vật chứa, đường ống. - Không tháo xả hết khỏi đáy bồn khi phải súc rửa bồn chứa. 2 - Do thoát qua hệ thống van thở. - Do ống cấp phát không hạ sát đáy bồn làm tăng mức độ bốc hơi khi cấp cho xe bồn. - Do các sự cố kỹ thuật. Đây là tác nhân gây ô nhiễm có bản chất hoá học thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC - Volantile Organic Compounds). Các chất VOC s thường làm hủy tế bào máu, tế bào gan, thận; gây ung thư, viêm da, tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, buồn nôn, mất phương hướng; mệt mỏi; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (hiếm muộn, vô sinh) và giảm tỷ lệ sinh sản (khó đậu thai, sinh ít con); gây tử vong nếu hít vào với lượng lớn ở nồng độ cao. Không chỉ ở các đại lý bán xăng, dầu, khí hoá lỏng mà còn tồn tại trong gia đình, VOC s có thể tìm thấy trong các sản phẩm như sơn, khói thuốc lá, khói bếp do đốt nhiên liệu (than, củi) hoặc khói nhang, thuốc xịt muỗi, nước hoa xịt phòng, mỹ phẩm, khăn giấy, bột giặt, nước làm mềm vải, giấy dán tường, xi đánh giày, keo dán tổng hợp, hoá chất bảo quản đồ nội thất trong gia đình. Hơi xăng, dầu trong không khí còn có thể gây cháy, nổ. Khi hỗn hợp với không khí tỷ lệ trong khoảng 1 - 7% và có tia lửa điện thì sẽ gây cháy nổ. Vì vậy, cần có các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa hết sức nghiêm ngặt, tránh lửa và cấm không được hút thuốc trong khu vực kho, cảng, cấm sử dụng các phương tiện truyền thông có khả năng phát sinh tia lửa điện như điện thoại di động, máy bộ đàm 2.1.2. Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận tải Các loại khí thải SO 2 , NO x , CO, bụi phát sinh do đốt cháy nhiên liệu trong quá trình vận chuyển của các phương tiện giao thông đường bộ ra vào kho để nhận xăng, dầu, gas và phương tiện mua (sử dụng nhiên liệu này). Mức ô nhiễm do khí thải từ hoạt động của các phương tiện phụ thuộc vào số lượng phương tiện vận chuyển và mức độ tiêu thụ xăng, dầu của chúng. Sau đây là ảnh hưởng của một số khí độc nêu trên: - Khí CO: Khí CO sinh ra do quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải. Khả năng đề kháng của con người với khí CO rất thấp. Khí CO có thể bị ôxy hoá thành cacbon dioxit (CO 2 ) nhưng phản ứng này xảy ra rất 3 chậm dưới ánh sáng mặt trời. Có thể CO bị ôxy hoá bám vào thực vật và chuyển dịch trong quá trình diệp lục hoá. Các vi sinh vật trên mặt đất cũng có khả năng hấp thụ khí CO từ khí quyển. Khí CO dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin tạo thành hợp chất cacboxy hemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức tế bào. - Khí SO 2 và NO x : SO 2 là chất khí không màu, không cháy, có vị hăng cay. Hầu hết mọi người bị kích thích khi nồng độ SO 2 trong không khí đạt 5 ppm (một phần triệu), một số người nhạy cảm bị kích thích ở nồng độ 1 - 2 ppm và đôi khi xảy ra sự co thắt thanh quản khi bị nhiễm ở nồng độ 5-10 ppm. Triệu chứng của hiện tượng nhiễm độc SO 2 là sự co hẹp của dây thanh quản kèm sự tăng tương ứng độ nhạy cảm đối với không khí khi thở. SO 2 , NO x là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít. Khí SO 2 , NO x vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt, thâm nhập đường tiêu hoá, sau đó phân tán vào đường tuần hoàn máu. SO 2 , NO x khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 - 3 µm sẽ vào tới phế nang. Các khí SO 2 , NO x khi bị ôxy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo ra mưa axit. SO 2 và NO x còn gây nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng vì sự biến đổi thành axit làm tăng cường khả năng ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình xây dựng. Chúng làm hư hỏng và làm thay đổi tính chất, màu sắc vật liệu xây dựng như đá vôi, đá hoa, đá cẩm thạch, đá phiến, vữa xây dựng cũng như tàn phá các tác phẩm điêu khắc, tượng đài. Sắt thép khi ở trong môi trường nóng ẩm và có khí SO 2 thì han gỉ rất nhanh, SO 2 còn làm hư hỏng và giảm tuổi thọ các sản phẩm vải, nylon, đồ da, giấy Chỉ cần nồng độ SO 2 nhỏ cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Khi nồng độ SO 2 trong không khí khoảng 1 - 2 ppm có thể gây tổn thương đối với lá cây sau vài lần tiếp xúc. Đối với các loại thực vật nhạy cảm, giới hạn gây độc vào khoảng 0,15 - 0,3 ppm, nhất là thực vật bậc thấp như địa y, rêu. SO 2 có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hoá làm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm chế quá trình tiết ra nước bọt. 4 Một số thực vật nhạy cảm với môi trường sẽ bị ảnh hưởng khi nồng độ NO 2 khoảng 1 ppm và thời gian tác dụng trong khoảng một ngày. Nếu nồng độ NO 2 nhỏ hơn 0,35 ppm thì thời gian tác dụng là một tháng. Khí NO x với nồng độ thường có trong khí quyển không gây tác hại đối với sức khỏe con người. Nó chỉ gây tác hại khi bị ôxy hoá thành NO 2 là khí màu hồng, mùi của nó có thể phát hiện được ở nồng độ 0,12 ppm. Khí NO 2 với nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong cho người và động vật sau một thời gian tiếp xúc ngắn, với nồng độ 5 ppm có thể ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Khi tiếp xúc quá lâu với khí NO 2 ở nồng độ 0,06 ppm có thể bị mắc các chứng bệnh về phổi. 2.1.3. Ô nhiễm do tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các máy móc, thiết bị (bơm) và các phương tiện giao thông vận tải (xe bồn) trong quá trình xuất, nhập nhiên liệu tại kho chứa. Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác. Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn. Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn mạnh sẽ hủy hoại những tế bào lông ở tai trong. Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận các đợt sóng âm thanh, chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu phát ra. Tiếng động mạnh cũng gây tổn thương dây thần kinh thính giác, dẫn tới điếc tức thì và vĩnh viễn với cảm giác ù tai. Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có thể gây mất thính lực tạm thời. Ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ và số lượng thời gian tiếp cận với chúng, hậu quả có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tiếng ồn từ 35 dB trở lên có thể gây rối loạn cho giấc ngủ bình thường, dẫn tới thiếu ngủ, mệt mỏi, bải hoải, buồn chán, giảm năng suất lao động. Tiếng ồn cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi, tăng rủi ro bệnh nhồi máu cơ tim, làm giảm co bóp của dạ dày, giảm dịch vị dạ dày và nước miếng, ăn kém ngon, hấp thụ kém hơn. Tiếng ồn còn làm phân tán tư tưởng, khiến cho thần kinh căng thẳng, khó chịu. Tại nơi làm việc, tiếng ồn gây khó khăn cho sự đối thoại, giảm khả năng tập 5 trung vào công việc, giảm năng suất lao động, tăng tai nạn thương tích. Nhiều nghiên cứu khẳng định, tiếng ồn lớn có thể rút ngắn tuổi thọ của con người từ 10 - 12 năm và làm giảm khả năng phục hồi của bệnh nhân trong những ca phẫu thuật nặng . 2.2. Ô nhiễm môi trường nước mặt từ hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu 2.2.1. Tổng quan về nước thải a) Khái niệm về nước thải - Theo TCVN 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. - Ngoài ra, người ta còn định nghĩa: Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã thay đổi tính chất ban đầu của chúng. b) Nước thải công nghiệp - Theo QCVN-24-2009: “Nước thải công nghiệp là chất lỏng thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải” - Ngoài ra còn có cách định nghĩa khác: Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, từ các công đoạn sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. c) Đặc điểm của nước thải công nghiệp - Nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính: nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp. - Nước thải công nghiệp rất đa dạng và khác nhau về thành phần cũng như số lượng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên… - Thành phần nước thải của các khu công nghiệp chủ yếu bao gồm: các 6 chất rắn lơ lửng (SS), hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD), kim loại nặng, các chất dinh dưỡng (hàm lượng tổng nitơ, tổng phốt pho…). - Tính chất đặc trưng của nước thải: + Nước thải bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ với nồng độ cao: như các ngành công nghiệp chế biến da, nấu thép thủy hải sản, nước thải sinh hoạt… + Nước thải bị ô nhiễm bởi chất béo, dầu mỡ, có màu và mùi khó chịu: như các ngành công nghiệp chế biến da, thủy hải sản, điện tử, cơ khí chính xác, dệt nhuộm… + Nước thải sinh hoạt: từ nhà bếp, khu sinh hoạt chung, nhà vệ sinh trong khu vực, khu vui chơi giải trí, dịch vụ, khối văn phòng làm việc có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hoà tan chứa nhiều vi trùng. Các nguồn gây ô nhiễm nước được phân thành 2 loại gồm nguồn xác định (nguồn điểm) và nguồn không xác định (nguồn diện): - Các nguồn xác định bao gồm nước thải đô thị và nước thải công nghiệp, các cửa cống xả nước mưa và tất cả các nguồn thải vào nguồn tiếp nhận nước có tổ chức qua hệ thống cống và kênh thải. - Các nguồn không xác định bao gồm nước chảy trôi trên bề mặt đất, nước mưa và các nguồn nước phân tán khác. Sự phân loại này rất có ích khi đề cập tới các vấn đề điều chỉnh kiểm soát ô nhiễm (Bảng 2). 2.2.2. Các nguồn phát sinh và đặc trưng nước thải nhiễm dầu a) Các nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu * Nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu: Hoạt động kinh doanh của các kho xăng dầu thường bao gồm các công đoạn nhập khẩu, tồn trữ trong kho xăng dầu, vận chuyển, phân phối tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới cửa hàng xăng dầu. Với đặc thù như vậy, hoạt động kinh doanh xăng dầu khác biệt với các ngành công nghiệp khác, đó là không sử dụng nước làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy xét về nguyên tắc thì sẽ không có nước thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình vận hành khai thác các công trình xăng dầu (kho, cửa hàng) có phát sinh nước thải nhiễm dầu cần phải 7 xử lý do những nguyên nhân như súc rửa bể chứa định kỳ, xả nước đáy bể, sử dụng nước sạch để vệ sinh công nghiệp hoặc do nước mưa rơi trên nền bãi tại kho chứa và cửa hàng xăng dầu. Trên cơ sở phân tích nguồn và nguyên nhân phát sinh nước thải nhiễm dầu cho thấy khối lượng nước thải nhiễm dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu không thường xuyên và đều đặn, phụ thuộc vào các quy định liên quan tới súc rửa bể chứa, tần xuất nhập hàng, vệ sinh công nghiệp Các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải tại các kho xăng dầu gồm: COD, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ khoáng Theo TCVN 5307:2002 - Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế và trên thực tế, các kho xăng dầu đều có hai hệ thống rãnh thoát nước thải, gồm: - Hệ thống thoát nước quy ước sạch: Nước sinh hoạt, nước mưa rơi trên các khu vực nền bãi không liên quan đến việc tồn chứa, xuất nhập, bơm rót xăng dầu và không có nguy cơ nhiễm bẩn xăng dầu. Hệ thống thoát nước quy ước sạch được phép xả thẳng ra môi trường bên ngoài. - Hệ thống thoát nước thải nhiễm dầu là hệ thống thoát nước cho các nguồn sau: Nước rửa nền nhà xuất nhập, nước thải của nhà hoá nghiệm, nước xả đáy và súc rửa bể, nước mưa rơi trên khu vực nền bãi có nguy cơ nhiễm bẩn xăng dầu. Hệ thống này thường được dẫn đến bể lắng gạn dầu trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải. Các công đoạn phát sinh nước thải nhiễm dầu cần được xem xét gồm: 1) Súc rửa bể chứa: Bể chứa thường được súc rửa khi đưa bể mới vào chứa xăng dầu; hoặc thay đổi chủng loại mặt hàng chứa trong bể; hoặc trước khi đưa bể vào sửa chữa, bảo dưỡng; hoặc súc rửa định kỳ theo quy định để đảm bảo chất lượng hàng hoá Lượng nước thải sẽ tùy thuộc vào dung tích từng bể, loại hàng tồn chứa và phương pháp súc rửa. Nước thải loại này thường có hàm lượng dầu cao và phát sinh bùn cặn dầu (Chất thải nguy hại - CTNH). 2) Xả nước đáy bể khi xuất nhập: Các trường hợp cần xả nước đáy bể là khi nước lẫn hàng bơm từ tàu vào bể hoặc tùy theo đặc điểm công nghệ và quy 8 định giao nhận của từng kho, sẽ phải bơm nước đẩy hết hàng trong đường ống vào bể để đo tính. Trường hợp nước lẫn hàng bơm từ tàu vào bể thì nước thải loại này thường có số lượng ít; Trường hợp đuổi nước trong ống thì lượng nước thải sẽ tùy thuộc kích thước, độ dài đường ống xuất nhập. Về đặc tính, nước xả đáy luôn bao gồm xả cặn lắng đáy bể, do đó phát sinh chất thải nguy hại, tuy nhiên hàm lượng dầu trong nước thải loại này thường thấp. 3) Nước vệ sinh công nghiệp lẫn dầu: Phát sinh trong quá trình vệ sinh nền bến xuất; bãi van; nước vệ sinh thiết bị và các phương tiện; nước rửa nền bãi tại cửa hàng xăng dầu. Lượng nước thải tùy thuộc diện tích, lượng chất thải phát sinh tại các vị trí nêu trên. 4) Nước mưa lẫn dầu: Lượng nước mưa lẫn dầu cần xử lý được dự báo căn cứ vào số liệu khí tượng thủy văn của từng khu vực. Nước mưa lẫn dầu chỉ phát sinh tại những vị trí rò rỉ, rơi vãi xăng dầu, như vị trí xả đáy hở trong khu bể, trong trường hợp sau khi súc rửa bể, tách nước đáy bể mà không vệ sinh kịp thời; bến xuất bị tràn vãi xăng dầu, bãi van bị rò rỉ mà không sửa chữa, vệ sinh kịp thời; mặt cầu cảng * Các trường hợp khác phát sinh nước thải nhiễm dầu: - Từ các sự cố tràn dầu. - Phun trào dầu tại các mỏ dầu. - Dầu tràn từ các vụ chìm tàu chở dầu, từ các thiết bị máy móc khi xảy ra sự cố. - Nguồn phát thải nước nhiễm dầu trong nhà máy lọc hoá dầu. - Từ các giàn khoan dầu: Nước thải tổng hợp có nhiễm dầu phát sinh từ các sàn tàu, các thiết bị máy móc và các khu vực vệ sinh máy móc thiết bị, nước bẩn đáy tàu… - Nước dằn tàu, nước vệ sinh tàu. - Nước ống dầu (khi kéo từ biển lên boong). - Rò rỉ trên đường ống dẫn dầu từ tàu về kho chứa. - Quá trình sử dụng xăng, dầu cũng không thể tránh khỏi việc thất thoát xăng dầu ra ngoài môi trường. 9 b) Đặc trưng của nước thải nhiễm dầu - Nước thải nhiễm dầu chứa thành phần chính là dầu khoáng, ngoài ra còn có rác, cặn lắng, đất sét… - Bản chất: Dầu là chất lỏng sánh, thường có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước, chúng bị ôxy hoá rất chậm, có thể tồn tại đến 50 năm… Trong thực tế, dầu tồn tại phổ biến ở các trạng thái sau: - Dạng tự do: Ở dạng này dầu sẽ nổi lên thành các màng dầu. Hạt dầu tự do nổi lên trên bề mặt do trọng lượng riêng của dầu thấp hơn so với trọng lượng riêng của nước. - Dạng nhũ tương cơ học: Có 2 dạng nhũ tương cơ học tùy theo đường kính của giọt dầu. Cỡ vài chục micromet: Có độ ổn định thấp; Loại nhỏ hơn: Có độ ổn định cao, tương tự như dạng keo. - Dạng nhũ tương hoá học: Là dạng tạo thành do các tác nhân hoá học (xà phòng, xút ăn da, chất tẩy rửa, Na) hoặc các hoá học asphalten làm thay đổi sức căng bề mặt và làm ổn định hoá học dầu phân tán. - Dạng hoà tan: Phân tử hoà tan như các chất thơm. Ngoài ra dầu không hoà tan tạo thành một lớp màng mỏng bọc quanh các chất rắn lơ lửng, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng lắng hoặc nổi của các chất rắn lơ lửng khi tạo thành các hợp chất kết hợp không lắng được. - Nước thải xả cặn sinh ra khi súc rửa bồn chứa (1 - 2 năm/lần) là nguồn thải có mức độ ô nhiễm dầu cao nhất, từ hàng chục đến hàng chục ngàn ppm. Đặc trưng của nước thải này là có hàm lượng dầu và cặn vô cơ cao 2.2.3. Ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu tới môi trường và sinh vật a) Ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu tới môi trường và sinh vật Tùy thuộc vào điều kiện môi trường và thời tiết ở từng địa bàn, từng thời gian cụ thể, ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu đối với môi trường có những tác hại khác nhau. Ô nhiễm nguồn nước do dầu và các sản phẩm phân hủy của dầu có thể gây tổn thất lớn cho ngành cấp nước, thủy sản, nông nghiệp, du lịch và cả các ngành kinh tế khác. Ngoài các tác động tiêu cực đến môi trường nước 10 [...]... động đại lý kinh doanh xăng dầu bao gồm: a) Hệ thống đại lý kinh doanh xăng dầu là một bộ phận của hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đầu mối, gồm các tổng đại lý và đại lý bán lẻ xăng dầu b) Hệ thống đại lý kinh doanh xăng dầu của thương nhân đầu mối được tổ chức như sau: Thương nhân đầu mối trực tiếp thiết lập hệ thống đại lý bán lẻ xăng dầu; hoặc thiết lập hệ thống đại lý bán lẻ xăng dầu thông... cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định * Đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu của 29 đại lý bán lẻ xăng dầu: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau: Kinh doanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu; cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh hoặc cán bộ quản lý, nhân viên... nghệ và Môi trường hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố môi trường do cháy nổ xăng dầu II Các văn bản pháp luật về BVMT có liên quan đến kinh doanh xăng dầu 2.1 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu Tại mục 3 và mục 4 Chương II của Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu quy định đối với tổng đại lý, kinh doanh xăng dầu. .. đối với đại lý bán lẻ xăng dầu, khoản 3 Điều 15: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu; khoản 3 Điều 18: Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu, khoản 3 Điều 19: Điều kiện kinh doanh dịch 28 vụ vận tải xăng dầu; khoản 3 Điều 20: Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu: - Cán bộ quản lý, nhân viên... ra sự cố tràn, đổ dầu hay hoá chất cho người có trách nhiệm để kịp thời triển khai phương án ứng cứu, phương án phòng cháy chữa cháy IV Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới sức khỏe con người, cộng đồng dân cư Xăng dầu là một hỗn hợp phức tạp của rất nhiều hợp chất trong đó có một số có khả năng gây ô nhiễm môi trường và có chứa nhiều chất độc hại đối với sức khoẻ của con người Làm việc lâu... hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường 2 Nghị định - Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu: Nghị định này quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam - Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hoá... Địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu không phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh doanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đã hết hiệu lực hoặc đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi; Kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu * Đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng dầu: Phạt... làm tổng đại lý; chịu trách nhiệm trước pháp luật và thương nhân đầu mối về hoạt động của hệ thống phân phối xăng dầu do mình tổ chức và quản lý; - Chỉ được bán xăng dầu dưới hình thức đại lý cho các thương nhân là đại lý thuộc hệ thống phân phối của mình; - Tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho 01 (một) thương nhân đầu mối Tổng đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với thương... phạm sau đây: không có kho bể chứa xăng dầu; không có kho hệ thống phân phối xăng dầu; không có phương tiện vận tải xăng dầu * Đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ về... các nhà máy kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng - Người lao động trong ngành khai thác và chế biến dầu mỏ - Người phụ trách điều hành máy móc có sử dụng xăng, dầu làm nhiên liệu - Những người kinh doanh xăng dầu tại các điểm bán lẻ, trông giữ xe… và người thường xuyên sống trong không khí có mùi xăng với nồng độ >0,30 mg/l Tất cả các đối tượng này cần tuân thủ tốt những biện pháp phòng ngừa . 1: ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ I. Tổng quan về xăng dầu Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu. về môi trường vì xăng thải ra môi trường rất nhiều chất ô nhiễm II. Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường 2.1. Ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. nhiễm dầu * Nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu: Hoạt động kinh doanh của các kho xăng dầu thường bao gồm các công đoạn nhập khẩu, tồn trữ trong kho xăng dầu,