Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI_Đại Hội đổi mới, đến nay vừa tròn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập, đất nước ta đã có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân dần được cải thiện, tình hình an ninh-chính trị ổn định, uy tín của Việt Nam trên trong khu vực và trên trường quốc tế không ngừng lớn mạnh
LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu, tài liệu sử dụng trong chuyên đề là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2006 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Tam Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI_Đại Hội đổi mới, đến nay vừa tròn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập, đất nước ta đã có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân dần được cải thiện, tình hình an ninh-chính trị ổn định, uy tín của Việt Nam trên trong khu vực và trên trường quốc tế không ngừng lớn mạnh. Đạt được thành tựu to lớn đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của ngành Ngân hàng Việt nam, đặc biệt là các NHTM với vai trò “huyết quản” để dòng máu tài chính của nền kinh tế lưu thông. Với tinh thần đổi mới sáng tạo, trong suốt hơn một thập kỉ qua ngành Ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách tiền tệ của Đảng và Nhà nước, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả, góp phần quan trọng vào việc ổn định nền kinh tế vĩ mô. Các NHTM ra đời trước hết nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho của các cá nhân và tập thể, muốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng lại thiếu vốn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường các NHTM ngày càng xâm nhập sâu sắc hơn vào các hoạt động của nền kinh tế, trở thành một trung gian tài chính bậc nhất, “bà đỡ” của mọi nền kinh tế. Trong các hoạt động của NHTM thì hoạt động chủ yếu nhất và quan trọng nhất là hoạt động Tín dụng, nhờ hoạt động này mà đáp ứng được nguồn vốn to lớn cho nền kinh tế và mang lại nguồn thu lớn nhất ( chiếm đến 85%-90% doanh thu ) cho các NHTM. Tuy nhiên, hoạt động Tín dụng cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác đều tiềm ẩn những rủi ro. Rủi ro Tín dụng Ngân hàng do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân trực tiếp và quan trọng là rủi ro từ việc phân tích tình hình tài chính DN, đặc biệt là các DN. Việc phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp một cách chính xác, khoa học sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hạn chế rủi ro Tín dụng và nâng cao chất lượng Tín dụng. Đây là nhiệm vụ cơ bản đồng thời cũng là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị NHTM nói chung và của NHNo&PTNT Kim Động nói riêng. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian thực tập tai NHNo&PTNT Kim Động, em chọn đề tài : “ Phân tích tài chính Doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác Tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu. Bài viết tập trung nghiên cứu những lí luận những vấn đề về NHTM, rủi ro của NHTM với công tác phân tích tài chính Doanh nghiệp, cụ thể hoá tại Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài tiếp cận các phương pháp lí luận của phép duy vật biện chứng, duy vật lích sử, các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp tác nghiệp, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu kết hợp với thực tiễn qua đó rút ra những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục và nâng cao hơn nữa chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra cũng sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp bảng biểu, sơ đồ. . . 4. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, bài viết của em gồm 3 chương: Chương 1. Lí luận chung về Tín dụng Ngân hàng và hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp phục vụ công tác Tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lương phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động Do thời gian thực tập còn hạn chế, sự hiểu biết về thực tế chưa nhiều, cộng thêm sự hạn hẹp về kiến thức nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cán bộ Ngân hàng, thầy Nguyễn Văn Thái cũng như các thầy cô giáo khác để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tín dụng Ngân hàng 1.1.1. Khái niệm Tín dụng Ngân hàng Danh từ Tín dụng xuất phát từ gốc La tinh Credium, có nghĩa là một sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau, nói cách khác là lòng tin. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì Tín dụng là quan hệ vay mượn trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi. Theo Mác, Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau nhưng nhìn chung, các khái niệm đều thể hiện được hai nội dung chủ yếu, đó là: - Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. -Người sử dụng cam kết hoàn trả số tiền hoặc hàng hoá đó cho người sở hữu với một giá trị lớn hơn, phần chênh lệch đó gọi là lợi tức hay tiền lãi. Quá trình vận động đó được biểu diễn trên sơ đồ sau đây: Người sở hữu Người sử dụng Hoàn trả Người cho vay Người đi vay Cho vay Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Như vậy, Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay(người sở hữu) và người đi vay ( người sử dụng) thông qua sự vận động của giá trị, vốn Tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. Quá trình này thể hiện qua ba giai đoạn sau: -Phân phối Tín dụng dưới hình thức cho vay: Ở giai đoạn này, giá tri vốn Tín dụng được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. -Sử dụng vốn Tín dụng trong quá trình sản xuất: Người đi vay sẽ được quyền sử dụng giá trị đó để thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình. Tuy nhiên, chỉ được quyền sử dụngvốn Tín dụng đó trong một khoảng thời gian nhất định mà không được quyền sở hữu về giá trị đó. -Hoàn trả: Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của chu kì sản xuất để trở về hình thái tiền tệ ban đầu, vốn Tín dụng sẽ được hoàn trả cho người cho vay phần giá trị thường lớn hơn giá trị ban đầu gọi là lợi tức. 1.1.2. Đặc trưng của Tín dụng Ngân hàng. - Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin: Ở đây, người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sử dụng vốn hiệu quả sau một thời gian nhất định, do đó có khả năng trả nợ được. - Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn: để đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn, người cho vay thường phải xác định rõ thời gian cho vay, thời hạn cho vay phải phù hợp với quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay, nó có thể ngắn hơn chu kì sản xuất kinh doanh. Nếu thời hạn cho vay dài hơn chu kì sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho người vay sử dụng vốn sai mục đích, ngược lại, nếu nhỏ hơn sẽ gây khó khăn cho việc trả nợ của DN. Thời hạn cho vay còn phụ thuộc vào tính chất vốn của người cho vay, chẳng hạn, nếu vốn của người cho vay ổn định thì thời gian cho vay có thể dài hơn. - Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi:Vì một mặt, đây là vốn huy động nên sau một thời gian phải hoàn trả cho người kí thác, hơn nữa, Ngân hàng phải có nguồn để bù đắp chi phí hoạt động: khấu hao tài sản cố định, trả lương cán Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 bộ công nhân viên…nên ngoài việc trả nợ gốc cho Ngân hàng người vay phải trả kèm một khoản lãi. 1.1.3. Phân loại Tín dụng. Việc phân loại Tín dụng là cần thiết để tạo điều kiện cho sự vận động của vật tư hàng hoá; thực hiện cân đối giữa vốn và sử dụng vốn; sử dụng và quản lí Tín dụng một cách có hiệu quả,bởi các hoạt động Tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú; đa dạng về các loại nguồn vốn huy động: tiền gửi có kì hạn dài hạn, tiền gửi có kì hạn ngắn hạn, tiền gửi không kì hạn… Có nhiều tiêu thức phân loại, song trong thực tế thường phân theo các tiêu thức sau: * Thời hạn Tín dụng. -Tín dụng ngắn hạn: là loại Tín dụng có thời hạn dưới một năm(có nước quy định dưới hai năm), dùng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động phục vụ các DN, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. -Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng để mua sắm tài sản cố đinh, cải tiến đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất và các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. -Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm, sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, bến cảng, sân bay. . ) cải tiến và mở rộng sản xuất quy mô lớn. * Đối tượng Tín dụng. -Tín dụng vốn lưu động: bao gồm: cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay chi phí sản xuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kì phiếu. Đây là loại Tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, có nghĩa là cho vay bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 -Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành tài sản cố định: đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. * Mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại Tín dụng cấp cho các nhà DN, các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá. -Tín dụng tiêu dùng: là loại Tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: mua sắm nhà cửa, xe cộ… * Mức độ đảm bảo -Tín dụng có đảm bảo: là hình thức cấp Tín dụng có tài sản hoặc người bảo lãnh đứng ra đảm bảo cho khoản nợ vay. -Tín dụng không có đảm bảo: là hình thức Tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản hoặc người bảo lãnh đảm bảo cho khoản nợ vay. * Xuất xứ của Tín dụng: -Tín dụng gián tiếp: là hình thức cấp Tín dụng thông qua một trung gian tài chính như NHTM hoặc TCTD khác. -Tín dụng trực tiếp: là hình thức cấp Tín dụng giữa người có tiền(hoặc hàng hoá) với người cần sử dụng tiền (hoặc hàng hoá) đó, không cần thông qua TGTC. 1.1.4. Vai trò của Tín dụng Ngân hàng Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tao ra động lực lớn, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, đưa lại sự phồn vinh cho đất nước, đó là hoạt động Tín dụng Ngân hàng. Khi nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường mở, có sự điều tiết của Nhà nước thì Tín dụng Ngân hàng được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế, điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn, giúp nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Vai trò của Tín dụng Ngân hàng ngày càng được nâng cao mạnh mẽ. Tín dụng Ngân hàng có 6 vai trò sau: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Một là, Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy q trình tích tụ tập trung vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Với vai trò là một trung gian tài chính, Ngân hàng động viên, tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư trong xã hội để cho vay phục vụ sản xuất, giúp các DN bù đắp nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời trong q trình sản xuất kinh doanh, nhằm tái sản xuất mở rộng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thơng qua vai trò này thơng qua vai trò này hoạt động Tín dụng của NHTM đã điều tiết được giá cả, làm suy yếu nguy cơ tích trữ tiền tệ trong dân cư, loại trừ tệ nạn xã hội như: cho vay nặng lãi, góp phần vào q trình tăng trưởng nền kinh tế. Hai là, Tín dụng Ngân hàng góp phần đẩy nhanh q trình tái sản xuất, mở rộng, đẩy mạnh đầu tư phát triển: Với vai trò này, Tín dụng Ngân hang sẽ là người bạn đồng hành giúp cho các DN thỗ mãn nhu cầu về vốn nên nhanh chóng mở rộng được quy mơ sản xuất kinh doanh. Mục đích chạy theo lợi nhuận làm các DN hướng vào ngành có lợi nhuận cao hơn, từ đó hình thành nên cơ cấu hợp lí. Ba là, Tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hồ, lưu thơng tiền tệ: Việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt góp phần làm giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thơng , đồng thời rút khỏi lưu thơng một lượng tiền mặt khơng cần thiết. Bốn là, là cơng cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế mũi nhọn: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là cơng nghiệp hố, hiện đại hố, bởi vậy, cần phải tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn và Tín dụng Ngân hang là một trong những yếu tố cơ bản thúc đẩy các ngành kinh tế này phát triển thơng qua việc sử dụng lãi suất ưu đãi, cấp Tín dụng cho các dự án, các chương trình trọng điểm để khai thác triệt để nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế mũi nhọn có cơ hội phát triển nhanh. Năm là, là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy q trình mở rộng giao lưu quốc tế: Trong điều kiện nền kinh tế mở xu hướng hội nhập với khu vực và Quốc tế là tất yếu, Tín dụng ngân hàng sẽ nối liền thúc đẩy Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 quan hệ các nước phát triển mạnh thêm, từ đó thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Sáu là, vai trò kiểm soát đối với nền kinh tế: Với chức năng trung gian Tín dụng - tiền tệ - thanh toán, có thể kiệm soát được mọi hoạt động kinh tế trên cơ sở đó đánh giá được tốc độ phát triển của nền kinh tế cao hay thấp, ngành kinh tế nào có xu hướng phát triển. Từ đó, có những chiến lược và quyết sách hợp lý trong việc cơ cấu lại vốn đầu tư khi có sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế. 1.1.5. Quy trình cấp Tín dụng Hoạt động Tín dụng là hoạt động chính của NHTM lại chứa đựng nhiều rủi ro, nếu hành động chủ quan duy ý chí sẽ mang lại những tổn thất nặng nề cho Ngân hàng. Do đó, để giảm bớt rủi ro Tín dụng, Ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay vốn. Quy trình cho vay là trình tự các bước mà Ngân hàng thực hiện cho vay đối với một DN. Quy trình cho vay phản ánh nguyên tắc cho vay, phương pháp cho vay, trình tự giải quyết các công việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động Tín dụng. a) Thiết lập hồ sơ Tín dụng Hồ sơ Tín dụng của một NHTM là một tài liệu bằng văn bản, biểu hiện mối quan hệ tổng thể của Ngân hàng với DN vay vốn. Hồ sơ Tín dụng phải đảm bảo các yếu tố sau khi thiết lập: + Các thông tin cơ bản về DN xin vay. + Thông tin về tình hình tài chính hiện tại của DN. + Lịch sử tài chính của DN + Thông tin về mục đích vay vốn + Phương hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai của DN + Thoả thuận giữa Ngân hàng về việc vay vốn và trả nợ + Những thông báo của Ngân hàng cho DN + Báo cáo kết quả kiểm tra về tình hình sử dụng vốn vay. b) Phân tích Tín dụng Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Để hạn chế rủi ro Tín dụng có nhiều biện pháp nhưng có vị trí quan trọng số một là phân tích một cách toàn diện DN trước khi cho vay. Nếu DN được đánh giá là tốt: có đủ tư cách trong kinh doanh, có năng lực tài chính đảm bảo, chấp hành tốt các hợp đồng Tín dụng trong quá khứ, có triển vọng trong tương lai… sẽ được Ngân hàng xem xét cho vay ngược lại Ngân hàng sẽ từ chối cho vay. Khi phân tích DN Ngân hàng sẽ lần lượt phân tích theo các bước sau: + Phân tích đánh giá DN (năng lực pháp lý, uy tín, phân tích tình hình tài chính, năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo…) + Thẩm định dự án đề nghị vay vốn + Thẩm định đảm bảo nợ vay. c) Quyết định cho vay Kết quả của quá trình phân tích Tín dụng là đưa ra quyết định cho vay. Trong thực tế, những yêu cầu vay vốn có chất lượng tốt, việc quyết định cho vay dễ dàng thực hiện. Đối với những khoản vay nhỏ, thường giao cho cán bộ Tín dụng quyết định. Đối với những khoản vay lớn, quyền phán quyết thuộc về Hội đồng Tín dụng. Trường hợp này cán bộ Tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn, có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp và thẩm định các điều kiện vay vốn hồ sơ, đánh giá điểm mạnh điểm yếu và đưa ra ý kiến có cho vay hay không, lập tờ trình trình Hội đồng Tín dụng. Tiếp đó, Hội đồng Tín dụng kiểm tra, xem xét hồ sơ vay vốn và tờ trình và đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu yêu cầu vay vốn được chấp nhận thì tiến hành ký kết hợp đồng Tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có) giữa hai bên, nếu từ chối phải cho DN biết lí do. d) Kiểm tra, giám sát, xử lí vốn vay. Giám sát và quản lý Tín dụng được tiến hành từ khi tiền vay phát ra cho đến khi khoản vay được hoàn trả, nhằm đôn đốc DN thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng Tín dụng, phù hợp với đặc điểm hoạt động của Ngân hàng và đặc điểm kinh doanh của DN. Nội dung kiểm tra gồm: [...]... 0918.775.368 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo& PTNT KIM ĐỘNG 2 1 Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động 2 1 1 Sự hình thành, phát triển , bộ máy tổ chức và khái quát nội dung hoạt động của NHNo&PTNT Kim Động a)Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động ra đời sau khi tái lập huyện theo... Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn Chất lượng phân tích tài chính DN được hiểu là tính chính xác của những đánh giá về tình hình tài chính DN, về rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của DN và sự sát xao của các dự báo tài chính Có rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới chất lượng phân tích tài chính DN Có thể chia các nhân... hiện chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước 1.3 Phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại NHTM 1.3.1 Sự cần thiết của hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp phục vụ công tác Tín dụng tại NHTM Phân tích tài chính DN vay vốn đối với NHTM là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập xử lí các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính, ... từng doanh nghiệp Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ là nhu cầu mà còn là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi NHTM 1.3.2 Mục tiêu hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn tại NHTM Phân tích tài chính DN vay vốn tại các NHTM nhằm đạt được những mục tiêu sau: -Đánh giá thực trạng tài chính DN: đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lí và phân phối vốn, tình hình và hiệu qủa sử dụng. .. lượng Tín dụng thấp sẽ có kết quả ảnh hưởng ngược lại 1.2 Vai trò của công tác phân tích tài chính khi cho vay của NHTM Bất kì DN nào trước khi được thành lập và đi vào hoạt động cũng đều phải thành lập sổ sách kế toán và loại sổ khác phản ánh tình hình hoạt động mọi mặt của DN Chỉ có hoạt động phân tích tài chính DN mới thấy hết được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính DN Hoạt động kinh doanh. .. dụng vốn kinhdoanh, nhu cầu tài trợ, khả năng thanh toán… -Dự báo về tình hình tài chính tương lai của DN, khả năng hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng hoàn trả nợ vay… -Dự báo những trường hợp xấu có thể xảy ra làm giảm khả năng trả nợ của DN 1.3.3 Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính Doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính cụ thể là phân tích các Báo cáo tài chính (BCTC)... thực sẽ dẫn đến việc đánh giá sai và ra quyết định Tín dụng sai Do vậy, việc kiểm tra lại độ chính xác của các BCTC là rất cần thiết để việc phân tích tài chính DN được chuẩn xác Ngoài ra, các nhân tố khác như: công nghệ tin học, môi trường kinh tế, xã hội và pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phân tích tài chính DN Việc ứng dụng công nghệ tin học sẽ giúp việc tính toán được chính xác... chính: Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, tiếp nhận công văn, giấy tờ của chi nhánh, chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao c) Các hoạt động chủ yếu của Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động có các hoạt động chủ yếu sau: * Huy động vốn: ... Tín dụng và thẩm định DN là một trong những nội dung đó Dựa trên nguồn thông tin thu thập được sẽ phân tích tình hình tài chính DN nhằm xác định được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, tiềm năng tương lai và dự báo khả năng trả nợ của DN Việc phân tích này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc cho vay hay không của Ngân hàng Phân tích tình hình tài chính bao gồm nhiều nội dung nhưng tập trung phân tích. .. cáo tài chính (BCTC) Hoạt động của Doanh nghiệp được cụ thể hoá qua các chỉ tiêu về tình hình tài chính và chúng được thể hiện trên các báo cáo kế toán vào cuối mỗi kì kinh doanh, thường là một năm Nội dung của các BCTC phản ánh tổng quát về tài sản, sự hình thành của tài sản, sự vận động của chúng qua mỗi kì kinh doanh Các thông tin dùng để phân tích tính hình tài chính Doanh nghiệp là: Website: http://www.docs.vn . NHNo&PTNT Kim Động, em chọn đề tài : “ Phân tích tài chính Doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác Tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động làm. sử dụng trong phân tích tài chính Doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính cụ thể là phân tích các Báo cáo tài chính (BCTC). Hoạt động của Doanh nghiệp