1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM

48 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 504,37 KB

Nội dung

 Năm 1997 thành lập Công ty Liên doanh Lốp Yokohama Việt Nam với các đối tác Yokohama và Mitsubishi Nhật Bản sản xuất lốp ô tô và lốp xe máy..  Năm 1998 đầu tư thiết bị công nghệ tân t

Trang 1

Chương 1 :

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ

CÔNG TY CASUMINA

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CASUMINA

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

 Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM

 Tên giao dịch: The Southern Rubber Industry Joint Stock Company

 Tên viết tắt: CASUMINA

 Trụ sở chính: 180 Nguyễn Thị Minh Khai P.6, Q.3, TP.HCM

 Điện thoại: 848 9303 122

 Fax: 848 9303 205

 Email: casumina@casumina.com.vn

 Website: www.casumina.com.vn

1.1.2 Các giai đoạn phát triển

 Công ty cổ phần công nghiệp CASUMINA tiền thân là công ty hóa chất Miền Nam thuộc Tổng cục hóa chất được thành lập ngày 19/04/1976 theo quyết định của Nhà nước Việt Nam

 Sau một thời gian hoạt động đến cuối năm 1983 do yêu cầu sắp xếp tổ chức lại

bộ phận sản xuất, công ty hóa chất tách ra và đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp hoạt động độc lập

 Sau đó, Xí nghiệp liên hiệp lại đổi tên thành Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam theo Quyết định số 338/HĐBT ngày 20/10/1991 của Hội đồng bộ trưởng về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Năm 1990 thành lập Xí nghiệp liên doanh Găng tay Việt Hung (Taurubchimex) với Công ty Taurus Hungary

 Năm 1997 thành lập Công ty Liên doanh Lốp Yokohama Việt Nam với các đối tác Yokohama và Mitsubishi Nhật Bản sản xuất lốp ô tô và lốp xe máy

 Năm 1998 đầu tư thiết bị công nghệ tân tiến cho sản xuất săm lốp xe máy, xe đạp tiêu thụ dẫn đầu thị trường trong ngòai nước và xuất khẩu được lốp xe công

nghiệp ra nước ngoài

 Năm 1999 CASUMINA đầu tư một nhà máy chuyên sản xuất lốp ôtô tải với công nghệ hiện đại Sản phẩm được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm

 Năm 2000 lốp ôtô CASUMINA lần đầu tiên đã xuất khẩu ra nước ngòai

 Năm 2003 thực hiện dự án cấp quốc gia KC 06-01 DA CASUMINA đã nghiên cứu và sản xuất thành công lốp Radial bán thép Đây là lọai lốp không có ruột dùng cho ôtô du lịch với nhà máy có công suất 500.000 lốp / năm Sản phẩm đã được tiêu thụ ở thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á trên 20.000 lốp

Trang 2

 Ngày 10/10/2005 Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam được chuyển thành Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam

 CASUMINA tiếp tục đầu tư thêm một nhà máy sản xuất lốp Radial tòan

thép.Đây cũng là loại lốp đầu tiên sản xuất ở Việt Nam dùng cho xe tải, xe khách chạy đường dài, rất an toàn với tốc độ cao Ngày 21/7/2005 chiếc lốp ôtô tòan thép

CASUMINA đã xuất xưởng và chạy thử xuyên Việt thành công tốt đẹp

 Ngày 15/12/2005 CASUMINA ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất lốp xe tải nhẹ với Công ty CONTINENTAL Đức (tập đòan đứng thứ 4 thế giới về sản xuất săm lốp

xe các lọai )

 Năm 2006 CASUMINA tiếp tục hợp tác sản xuất lốp xe máy cao cấp với Công

ty CONTINENTAL của Đức để tiêu thụ trên thị trường Châu Âu

 Ngày 7/6/2007 CASUMINA ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất săm lốp xe tải với tập đòan JK Tyre Industry của Ấn Độ (xếp hạng 22 trên thế giới) tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và thế giới

 Ngày 7/11/2007 CASUMINA ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất lốp xe tải nặng, tải nhẹ và lốp xe gắn máy giai đọan 2008-2012 với tập đòan Continental AG (Đức) Sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu (CE) và tiêu thụ tại thị trường châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ

 Ngày 9/5/2008 CASUMINA tham gia góp vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất than đen thay hàng nhập với Philipscarbonblack Ltđ Ấn độ

 Đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 vốn điều lệ của Công ty là: 200.000.000.000 VNĐ, tương đương 20.000.000 cổ phần (mệnh giá 10.000 VNĐ/cổ phần)

Trong đó:

 Cổ phần Nhà nước là: 10.200.000 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ

 Cổ phần bán cho các đối tượng khác là 9.800.000 cổ phần, chiếm 49% vốn điều

lệ

 Tổng số lao động có 2.698 người

 Công ty hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sau:

 Sản xuất và mua bán các sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng

 Mua bán nguyên vật liệu, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh) , thiết bị ngành công nghiệp cao su

 Kinh doanh bất động sản

 Hiện nay, Công ty đã có nhiều chi nhánh và trụ sở nhưng trụ sở chính đặt tại: 180 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, Tp HCM

 Công ty gồm các đơn vị trực thuộc sau:

 Xí nghiệp Cao su Đồng Nai

 Địa chỉ: Đường số 11, Khu Công nghiệp Biên Hoà I, Phường An Bình, tỉnh Đồng Nai

 Các sản phẩm chủ yếu: Lốp xe đạp các loại, Săm xe đạp, Lốp xe máy các loại, Săm xe má, Lốp BIAS mành nilon & RADIAL mành thép

 Xí nghiệp Cao su Hốc Môn

 Địa chỉ: Khu phố 2, Phường Tân Thới Hiệp,Q.12, Tp Hồ Chí Minh

 Các sản phẩm chủ yếu: Lốp xe đạp các loại, Săm xe đạp, Lốp xe máy các

Trang 3

 Xí nghiệp Cao su Tân Bình

 Địa chỉ: 23/7 Hồ Đắc Di, P.Tây Thạnh , Q Tân Phú, TP Hồ Chí Minh

 Các sản phẩm chủ yếu: - Săm xe đạp các loại, Săm xe máy, Săm công

nghiệp, Các sản phẩm cao su khác: ống cao su, ống đệm cầu cảng, khe co dãn cầu, paker nối ống các loại

 Xí nghiệp Cao su Điện Biên

 Địa chỉ: 9 Nguyễn Khoái, Q4 TP.Hồ Chí Minh

 Các sản phẩm chủ yếu: Băng tải, Săm xe máy các loại, Ống cao su kỹ thuật, Cao su phụ tùng

 Xí nghiệp Găng tay Cao su Việt – Hung

 Địa chỉ: 384 Kha Vạn Cân, P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

 Các sản phẩm chủ yếu: Găng tay gia dụng, Găng tay y tế

 Xí nghiệp Cao su Bình Lợi

 Địa chỉ: 2/3 Kha Vạn Cân , P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

 Các sản phẩm chủ yếu: Lốp xe tải các loại, Lốp xe nông nghiệp

 Xí nghiệp Cao su Bình Dương

 Địa chỉ: Khu CN Dốc Bà Nghĩa, Thị trấn Uyên Hưng-Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

 Các sản phẩm chủ yếu là cung cấp cao su bán thành phẩm các loại cho các

XN trong cty và gia công cao su sơ hỗn luyện cho các đơn vị có nhu cầu trên thị trường

 Nhóm dân dụng: Săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô, lambor, găng tay dân dụng…

 Sử dụng trong công nghiệp: Săm lốp xe đẩy hàng, xe máy kéo, băng tải công nghiệp, ống cao su…

1.2.2 Nhiệm vụ:

Bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của các cổ đông, thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý tài chính của Nhà nước, tuân thủ các nguyên tắc hạch toán kế toán

Thực hiện tốt các chính sách xã hội, tổ chức đời sống cho cán bộ công nhân viên và hoạt động xã hội trên cơ sở hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh

Mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường hợp tác kinh doanh với nước ngoài

Phát triển mở rộng sản xuất, không ngừng cải tiến công nghệ, đầu tư máy móc, thiết

bị hiện đại nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước và thay thế hàng nhập khẩu

Tích cực tham gia công tác xã hội bảo vệ môi trường

Trang 4

1.3 Những thuận lợi và khó khăn

 Sản phẩm công ty đạt độ ổn định cao do đầu tư các thiết bị mới kết hợp hệ thống quản lý chất lượng ISO chặt chẽ

 Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý có nhiều năm kinh nghiệm

 Hàng năm được Nhà nước cấp vốn kinh doanh, ngoài ra còn có thêm vốn góp của các nhà đầu tư…

Trang 5

1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty

1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

 Tổng Giám đốc: Giữ vai trò lãnh đạo công ty, có toàn quyền điều hành và chịu

trách nhiệm trước Tổng Công ty Cổ Phần Công Nghiệp CASUMINA, trước Nhà nước

về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

 Phó Giám đốc kinh doanh: đóng vai trò tham mưu cho Giám đốc trong công tác

kinh doanh của công ty Có trách nhiệm theo dõi toàn bộ lĩnh vực quản lý và cung ứng sản phẩm

 Phó Giám đốc tiếp thị và bán hàng: nghiên cứu về thị trường, theo dõi tình hình

sản xuất tiêu thụ sản phẩm Tố chức thu nhận ý kiến của khách hàng, mở rộng hoạt

động kinh doanh của công ty

TP VẬT TƯ

Đại diện lãnh đạo

về Chất lượng môi trường

TP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TP ĐẦU TƯ

P TỔNG GIÁM ĐỐC Phụ trách TÀI CHÍNH

TP NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH

TP CƠ NĂNG

P TỔNG GIÁM ĐỐC Phụ trách

KỸ THUẬT

TP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

TP BHLĐ MÔI TRƯỜNG

GIÁM ĐÔC CÁC XÍ NGHIỆP THÀNH VIÊN

TP KỸ THUẬT

CÁC PHÓ

GĐ XÍ NGHIỆP

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

TRƯỞNG XƯỞNG TRƯỞNG CA ( XN không có trưởng xưởng)

Trang 6

 Phó Giám đốc kỹ thuật: trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, đầu tư mở

rộng sản xuất, quản lý hồ sơ thiết bị, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quy trình công nghệ

 Phòng kế toán: thực hiện hạch toán công việc thu chi, giúp Giám đốc trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh

Bộ phận kế hoạch: lập kế hoạch – tổng hợp tình hình sản xuất của toàn công ty

 Phòng vật tư: lập kế hoạch thu mua và cung ứng nguyên vật liệu cho xí nghiệp

thành viên

 Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm theo dõi việc xuất khẩu sản phẩm và

nhập khẩu vật tư thiết bị Bên cạnh đó còn xuất nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị bên ngoài

 Phòng tiếp thị và bán hàng:

Bộ phận tiếp thị: tìm hiểu nghiên cứu thị trường, thực hiện việc chào hàng cho

các đại lý, khách hàng

Bộ phận bán hàng: làm công tác bán hàng, quản lý kho hàng

 Trung tâm cao su và phòng kỹ thuật: là bộ phận chuyên nghiên cứu và cải tiến

thiết bị Lập kế hoạch sửa chữa máy móc, quản lý chất lượng và đề ra các quy trình công nghệ nhằm hợp lý hóa sản xuất

 Phòng tổ chức hành chính – nhân sự:thực hiện công tác tuyển chọn nhân viên,

tính toán các định mức lao động tiền lương và thực hiện các công việc hành chánh văn phòng

 Phòng Công nghệ - thông tin: Quản lý nguồn dữ liệu và hệ thống máy tính của

toàn công ty

1.5 Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

Những lợi thế cạnh tranh nổi bật của CASUMINA so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành:

 Năng lực sản xuất quy mô lớn với hệ thống các Xí nghiệp sản xuất trực thuộc:

Với việc đầu tư sản xuất lốp Radian toàn thép theo tiêu chuẩn tiên tiến thế giới sẽ đảm bảo tăng năng lực sản xuất mới và tạo được thế mạnh cạnh tranh

 Thương hiệu CASUMINA: Trong hơn 1000 doanh nghiệp, CASUMINA nhiều

năm liên tiếp đạt Top Ten Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, giải Sao Vàng Đất Việt, Sản phẩm chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh,…

 CASUMINA là nhà sản xuất săm lốp hàng đầu tại Việt Nam: chiếm thị phần

cao nhất trên hầu hết các dòng sản phẩm với: Săm lốp ôtô (25%), săm lốp xe máy (35%), và săm lốp xe đạp (25%)

 Công nghệ sản xuất hiên đại, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế: Hệ

thống thiết bị sản xuất được đầu tư mới và đồng bộ từ Đức, Nhật, Nga, Ấn Độ, quy trình sản xuất khép kín và đa số tự động từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm hoàn chỉnh

 Hệ thống phân phối: Công ty có hệ thống mạng lưới đại lý phân phối rộng khắp

cả nước với trên 200 đại lý cấp I, công ty còn trực tiếp chăm sóc khách hàng là các công ty lắp ráp ôtô, xe máy, khách hàng với đội xe vận tải riêng

 Sức cạnh tranh cốt lõi của CASUMINA là nguồn nhân lực có nghề và đội ngũ

Trang 7

1.6 Định hướng phát triển của công ty

1.6.1 Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:

 Mục tiêu của Công ty trong 3 năm tới là doanh thu xuất khẩu phải chiếm từ 20% -

25% trên tổng doanh thu so với mức hiện nay

 Chiến lược về sản phẩm cũng đã được điều chỉnh như tăng mặt hàng có giá trị cao

và giảm dần mặt hàng giá trị thấp Ngoài phần dành cho xuất khẩu, thị trường nội địa vẫn là nơi mà CASUMINA nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm phù hợp

1.6.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn:

 Ðể vững bước trong tiến trình hội nhập, Công ty đã có chiến lược phát triển trong

thời gian tới Với 7 xí nghiệp thành viên, Công ty sẽ thực hiện chuyên môn hóa, đưa sản phẩm cùng loại về 1 nhà máy quản lý phù hợp với điều kiện quản lý nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong đầu tư

 Công ty tiếp tục đầu tư công nghệ, thiết bị mới, tăng năng suất lao động, phấn đấu

giảm 5% chi phí sản xuất để hạ giá thành nhằm cạnh tranh với hàng nhập khẩu khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan AFTA Cùng với việc giữ vững thị trường trong nước, CASUMINA luôn đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới

 Để trở thành nhà sản xuất các sản phẩm cao su hàng đầu tại Việt Nam và giữ vững vị

trí đó, Công ty phải tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm cao su, áp dụng tiến bộ trong công nghệ thông tin, tiếp tục đổi mới cung cách quản lý, điều hành sản xuất và bán hàng, đồng thời bảo đảm yêu cầu về hiện đại hóa thiết bị, công nghệ, tạo môi trường sản xuất

"xanh hơn, sạch hơn”

 Bên cạnh việc tập trung phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh vỏ ruột xe, công ty

cũng thực hiện đa dạng hoạt động kinh doanh của mình: đầu tư xây dựng các cao ốc văn phòng, căn hộ trên cơ sở tận dụng lợi thế mặt bằng sẵn có trong nội thành, tham gia thành lập công ty liên doanh sản xuất nguyên vật liệu phục vụ ngành sản xuất săm lốp và tham gia góp vốn, đầu tư chiến lược vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực

trồng cao su

Trang 8

1.7 Quy trình công nghệ tại công ty:

PHÂN XƯỞNG LUYỆN

MÀI

NỐI ĐẦU SĂM ÉP HÚT CHÂN KHÔNG IN HIỆU KCS

ĐÓNG GÓI PHÂN XƯỞNG LỐP I

Trang 9

Chương 2:

CÔNG TÁC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY CASUMINA 2.1 Tổng hợp công tác tài chính – kế toán tại công ty

2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

2.1.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán

2.1.1.2 Trách nhiệm và phân công việc trong phòng kế toán

 Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành và giám sát toàn bộ hoạt

động hàng ngày cũng như định kỳ của công tác kế toán Chịu trách nhiệm về sự chính xác của số liệu trong báo cáo kế toán, kiểm tra các kế toán khác trong nội

bộ công ty và các xí nghiệp trực thuộc

 Kế toán tổng hợp: tổng hợp mọi số liệu liên quan đến sổ sách, đối chiếu sổ

sách với các bộ phận có liên quan để lập báo cáo trình lên kế toán trưởng, theo dõi vật tư hàng hóa, nhận ủy thác, gia công và lập báo cáo kế toán vào mỗi tháng, khai báo thuế và theo dõi tổng quát cấn trừ công nợ giữa Công ty và các

xí nghiệp

 Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): theo dõi và phản ánh tình hình biến động

TSCĐ tại công ty, tình hình luân chuyển TSCĐ giữa các xí nghiệp trực thuộc với nhau, tình hình khấu hao TSCĐ

 Kế toán vật tư: theo dõi quá trình xuất nhập vật tư trong và ngoài nước, xuất

vật tư bán, gia công hoặc xuất nội bộ cho các xí nghiệp

 Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH): phản ánh tình hình thực hiện

quỹ tiền lương, trích lập BHXH cho cán bộ công nhân viên tại công ty

 Kế toán thanh toán và tiền mặt: theo dõi tình hình công nợ với nhà cung cấp

và khách hàng, các khoản thu chi phát sinh

KT tiền lương

và BHXH

KT tiêu thụ

KT Thanh toán

và tiền mặt

KT ngân hàng

Thủ quỹ

Trang 10

 Kế toán tiêu thụ: theo dõi quá trình nhập thành phẩm từ các xí nghiệp trực

thuộc và xuất thành phẩm tiêu thụ, xác định doanh thu tiêu thụ sản phẩm và công nợ đối với khách hàng

 Kế toán ngân hàng: theo dõi tình hình biến động về tiền gửi ngân hàng, thực

hiện giao dịch với ngân hàng có liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng

 Thủ quỹ: giữ nhiệm vụ quản lý tiền mặt của công ty, tình hình tồn quỹ tiền

mặt, tình hình thu chi theo yêu cầu quản lý của công ty và cuối kỳ kiểm kê quỹ

2.1.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

 Niên độ kế toán: niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và

kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm

 Đơn vị tiền tệ sử dụng: Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ ghi chép trong kế toán là

đồng Việt Nam (VND)

 Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành

theo Quyết Định 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, các chuẩn mực kế toán do Bộ Tài Chính ban hành

Báo cáo Tài Chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam

 Tổ chức bộ máy công ty: Bộ máy tổ chức của công ty theo mô hình vừa tập

trung vừa phân tán Phòng kế toán công ty thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến toàn công ty Đối với các phòng kế toán tại các Xí nghiệp thực hiện công tác kế toán tương đối hoàn chỉnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các Xí nghiệp, thu thập chứng từ, xử lý sơ bộ, sau đó gửi về phòng kế toán Công ty cùng với báo cáo kế toán để phòng kế toán công ty tổng hợp, lập báo cáo cho cấp trên

 Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng hình thức Kế toán Nhật

ký chung gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết, sổ cái, sổ nhật ký đặc biệt và báo cáo tài chính được in ra từ phần mềm kế toán doanh nghiệp BASYS ( Business Accounting System)

Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ nhật ký

đặc biệt

Trang 11

Ghi chú:

Ghi hàng ngày :

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ :

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra :

Hàng ngày:

 Căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra hợp lệ được dùng làm căn cứ ghi sổ

 Ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp

 Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

 Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ hoặc cuối tháng, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm:

 Cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh

 Đối chiếu khớp đúng số liệu trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết( được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết), lập Báo cáo tài chính

 Phương pháp tính và nộp thuế: Công ty nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương

pháp khấu trừ

 Các phương pháp kế toán:

Nguyên tắc đánh giá tài sản:

* Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình sử dụng, tài sản

cố định được ghi nhận theo Nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại

* Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho:

* Hàng tồn kho được phản ánh theo giá gốc

* Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: giá hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền tháng đối với từng loại nguyên vật liệu, vật

tư, thành phẩm tồn kho

* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên

Trang 12

 Hệ thống tài khoản sử dụng:

Sau đây xin trích một số tài khoản sử dụng tại Công ty:

131: Phải thu khách hàng 2412: Xây dựng cơ bản

136: Phải thu nội bộ 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ

13611: Phải thu XN Đồng Nai 311: Vay ngắn hạn

13612: Phải thu XN Hóc Môn 315: Nợ dài đến hạn trả

13613: Phải thu XN Điện Biên 331: phải trả người bán

13614: Phải thu XN Tân Bình 511: Doanh thu bán hàng hóa

13615: Phải thu XN Việt – Hung 51111: DT bán hàng hóa

13616: phải thu XN Bình Lợi 51112: DT vật tư bán ngoài

13617: Phải thu XN Bình Dương 51122: DT sản phẩm xuất khẩu

144: Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 51126: DT tiêu dùng nội bộ

1521: Nguyên vật liệu chính 5114: DT hàng ủy thác

1522: Vật liệu phụ 515: DT hoạt động tài chính

1523: Nhiên liệu các loại 5151: Tiền lãi thu từ tiền gửi

1524: Phụ tùng thay thế 5153: DT tài chính khác

153: Công cụ, dụng cụ 5154: DT cho thuê mặt bằng

1531: Công cụ, dụng cụ 632: Giá vốn hàng bán

1532: Bao bì luân chuyển, băng keo 635: Chi phí tài chính

211: Tài sản cố định hữu hình 6351: Chênh lệch tỷ giá hối đoái

2112: Nhà cửa, vật kiến trúc 6352: Chi phí lãi vay

2113: Máy móc, thiết bị 6353: Chi phí từ hoạt động tài chính 2114: Phương tiện vân tải, truyền dẫn 641: Chi phí bán hàng

2115: Thiết bị, dụng cụ quản lý 6412: CP vật liệu, bao bì

212: Tài sản cố định thuê tài chính 6413: CP dụng cụ đồ dùng

213: Tài sản cố định vô hình 6414: CP bảo hành, quảng cáo hàng mẫu 2131: Quyền sử dụng đất 6416: CP hàng hóa khuyến mãi

2135: Phần mềm vi tính 6418: CP bằng tiền khác

2138: Tài sản cố định vô hình khác 6419: CP vận chuyển, xuất khẩu

214: Hao mòn TSCĐ 642: CP quản lý doanh nghiệp

2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình 6421: CP nhân viên quản lý

2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính 6422: CP vvat liệu quản lý

2143: Hao mòn TSCĐ vô hình 6423: CP đồ dùng văn phòng

2147: Hao mòn bất động sản đầu tư 6425: Thuế, phí và lệ phí

241: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 6427: CP dịch vụ mua ngoài

2411: Mua sắm TSCĐ 6428: CP bằng tiền khác

Trang 13

2.1.3 Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính tại công ty

Nguồn số liệu căn cứ để phân tích gồm:

 Bảng cân đối kế toán năm 2008

 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008

Địa chỉ: 180 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, TP HCM Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2008

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008

II Các khoản đầu tư tài chính

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp

6 Dự phòng các khoản phải thu

3 Thuế và các khoản khác phải thu

Trang 14

TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm

B TÀI SẢN DÀI HẠN (200 =

210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200

426.694.029.388 258.509.216.452 I Các khoản phải thu dài hạn 210

1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211

2 Vốn KD ở đơn vị trực thuộc 212

3 Phải thu dài hạn nội bộ 213

4 Phải thu dài hạn khác 218

5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219

II Tài sản cố định 220 12 349.836.206.440 234.279.861.200 1 TSCĐ hữu hình 221 293.668.001.995 199.906.691.988 - Nguyên giá 222 535.298.887.550 404.990.387.736 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (241.630.885.555) (205.083.695.748) 2 TSCĐ thuê tài chính 224 22.699.294.452 26.646.845.024 - Nguyên giá 225 55.986.422.736 61.228.284.662 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 (33.287.128.284) (34.581.439.638) 3 TSCĐ vô hình 227 13.014.746.042 44.747.173 - Nguyên giá 228 17.222.319.760 661.893.821 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 (4.207.573.718) (617.146.648) 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 13 20.454.163.951 7.681.577.015 III Bất động sản đầu tư 240 14 295.520.000 579.125.710 - Nguyên giá 241 2.891.645.000 2.891.645.000 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 (2.596.125.000) (2.312.519.290) IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 63.458.810.000 13.790.810.000 1 Đầu tư vào công ty con 251 3.600.000.000 2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 15 7.740.810.000 7.740.810.000 3 Đầu tư dài hạn khác 258 16 55.718.000.000 2.450.000.000 4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259

V Tài sản dài hạn khác 260 13.103.492.948 9.859.419.542 1 Chi phí trả trước dài hạn 261 17 8.978.684.743 4.358.943.624 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 18 577.089.616

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

Trang 15

4 Thuế và các khoản phải nộp

10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân

Trang 16

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 2.962.440.312 1.769.782.458

2 Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ,

Trang 17

2.1.3.1 Phân tích cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn

a) Phân tích cơ cấu tài sản:

tỷ trọng

%

số tiền

tỷ trọng

%

Số tiền

yếu tăng là tài sản cố định

 Về tài sản ngắn hạn thì tăng 260.273.746đồng tương ứng với tỷ lệ 0,04%, trong đó chủ yếu là hàng tồn kho tăng 61.635.860.026đồng tương ứng 14,35% và tài sản ngắn hạn khác tăng 6.080.976.484đồng tương ứng 34,05% Về tài sản dài hạn thì tăng

168.184.812.936đồng chiếm tỷ lệ 65,06% chủ yếu là do tài sản cố định tăng

115.556.345.240đồng với tỷ lệ 49,32%

Trang 18

 Theo quy mô chung thì tài sản ngắn hạn giảm từ 73,70% xuống 62,94%, trong đó chủ yếu là do tiền giảm từ11,26% xuống 8,09%, các khoản phải thu giảm từ 13,00% xuống 9,09% Theo quy mô chung thì tài sản dài hạn tăng từ 26,30% lên 37,06% trong

đó chủ yếu do tài sản cố định tăng từ 23,84% lên 30,39%

* Điều này chứng tỏ tình hình thu nợ có khả quan và Công ty đã chú trọng vào việc đầu tư máy móc, thiết bi, nhà xưởng để mở rộng quy mô sản xuất

b) Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

tỷ trọng

%

số tiền

tỷ trọng

%

Số tiền

Qua bảng số liệu trên, về Tổng nguồn vốn cuối năm 2008 của Công ty tăng

168.445.086.682đồng so với đầu năm chiếm tỷ lệ là 17,14%

 Về Nợ phải trả tăng 161.896.815.819đồng chiếm tỷ lệ 22,58% trong đó Nợ ngắn hạn tăng 133.823.389.542đồng tương ứng tỷ lệ là 22,71% Nguồn vốn chủ sở hữu tăng

6.548.270.863đồng chiếm tỷ lệ 2,46% trong đó Nguồn kinh phí và quỹ khác tăng

1.192.657.854đồng tương ứng tỷ lệ 67,39%

 Theo quy mô chung thì Nợ phải trả có xu hướng tăng từ 72,94% lên 76,33%, trong

đó là do Nợ ngắn hạn tăng từ 59,95% lên 62,80% Bên cạnh đó Nguồn vốn chủ sở hữu giảm từ 27,06% xuống 23,67% trong đó chủ yếu là Vốn chủ sở hữu giảm từ 26,88% xuống 23,41%

* Như vậy, chứng tỏ Công ty đầu tư vay thêm vốn ngắn hạn để trang bị và phục

vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất Nguồn vốn chủ sở hữu so với đầu năm có tăng nhưng chiếm tỷ lệ thấp (2,46%) nhưng theo quy mô chung tình hình của Công ty thì lại giảm 3,47%.(23,41% - 26,88%) Điều này làm Công ty phải lưu ý đến nguyên nhân ảnh hưởng vốn

Trang 19

2.1.3.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

tỷ trọng

%

số tiền

tỷ trọng

%

Số tiền

tỷ lệ

% 1.Tổng doanh thu 1.957.415.663.779 100,43 2.151.114.097.734 100,10 193.698.433.955 9,90

2 Các khoản giảm

trừ 8.442.332.210 0,43 2.243.358.193 0,10 (6.198.974.017) (73,43) + Chiết khấu 186.971.170 0,01 0 0,00 (186.971.170) (100,00) + Giảm giá hàng

bán 262.217.713 0,01 30.383.421 0,00 (231.834.292) (88,41) + Hàng bán bị trả

lại 7.993.143.327 0,41 2.212.974.772 0,10 (5.780.168.555) (72,31)

3 Doanh thu thuần 1.948.973.331.569 100 2.148.870.739.541 100 199.897.407.972 10,26

4 Giá vốn hàng

bán 1.665.923.519.610 85,48 1.899.661.285.197 88,40 233.737.765.587 14,03

5 Lợi nhuận gộp 283.049.811.959 14,52 249.209.454.344 11,60 (33.840.357.615) (11,96)

6 Doanh thu hoạt

động tài chính 6.768.350.062 0,35 5.288.017.228 0,25 (1.480.332.834) (21,87)

7 Chi phí tài chính 45.199.571.644 2,32 128.716.005.984 5,99 83.516.434.340 184,77

8 Chi phí bán hàng 106.091.336.708 5,44 90.342.228.552 4,20 (15.749.108.156) (14,84)

9 Chi phí qủan lý

13 Lợi nhận khác 2.782.034.241 0,14 5.541.711.103 0,26 2.759.676.862 99,20

14 Tổng lợi nhuận

kế toán trước thuế 80.150.773.727 4,11 10.200.380.724 0,47 (69.950.393.003) (87,27)

15 Chi phí thuế thu

nhập DN hiện hành

0 0,00 1.808.393.672 0,08 1.808.393.672

16 Chi phí thuế thu

nhập DN hoãn lại 0 0,00 (577.089.616) (0,03) (577.089.616)

17 Lợi nhuận sau

thuế thu nhập DN

80.150.773.727 4,11 8.969.076.668 0,42 (71.181.697.059) (88,81)

18 Lãi cơ băn trên

cổ phiếu 5.553 476,60 (5.076,40)

Trang 20

Về số liệu trên bảng phân tích kết quả kinh doanh, ta thấy : So với năm 2007 thì năm 2008 Tổng doanh tăng 193.698.433.955đồng tương ứng với tỷ lệ 9,90% là do Công ty bán tăng giá sản phẩm Với Doanh thu thuần tăng 199.897.407.972đồng tương ứng 10,26%, do các khoản giảm trừ giảm 6.198.974.017đồng với tỷ lệ giảm là 73,43% Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm, chủ yếu là chi phí quản

lý doanh nghiệp giảm xuống 49,67% nhưng chi phí tài chính lại tăng cao với tỷ lệ 184,77% Xét về giá vốn hàng bán thì qua phân tích kết cấu doanh thu, ta thấy trong

100 đồng doanh thu của năm 2008 thì có đến 88,40 đồng giá vốn So với năm 2007 thì năm 2008, giá vốn có xu hướng tăng với tỷ lệ 14,03%, cao hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu.Điều này làm cho Lợi nhuận thuần giảm 93,98% Đây là xu hướng không có lợi đối với Công ty Bên cạnh đó lợi nhuận khác tăng cao 2.759.676.862đồng với tỷ lệ 99,20% nhưng do lợi nhuận thuần giảm quá thấp nên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 69.950.393.003đồng với tỷ lệ giảm là 87,27% Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty năm 2008 là rất thấp

So sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả thì có thể nhận thấy, đầu năm tỷ lệ phải thu so với phải trả là 17,83% (127.803.209.136/ 716.845.116.069) và cuối năm với tỷ lệ là 11,91% (104.685.531.871/878.741.931.888) chứng tỏ vào đầu năm lẫn cuối năm số đi chiếm dụng vốn của Công ty lớn hơn số bị chiếm dụng, tuy nhiên chênh lệch

đó vào cuối năm có xu hướng giảm

Bảng 4:

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CUỐI NĂM 2008

ĐVT: đồng

Trang 21

Kế toán Tài sản cố định GVHD: Th.s Đặng Thanh Hương

Các khoản

phải thu

Đầu năm

Cuối năm

Chênh lệch

Các khoản phải trả

Đầu năm

Cuối năm

II Phải thu dài

Trang 22

b) Phân tích cơ cấu khoản phải thu:

Được thể hiện qua 2 chỉ tiêu:

- Cơ cấu các khoản phải thu cuối kỳ

- Cơ cấu các khoản phải thu qua các thời kỳ

 Phân tích cơ cấu các khoản phải thu cuối kỳ

khoản phải thu (3.349.511.798) (3,20)

Qua bảng phân tích trên ta thấy: Tổng giá trị các khoản phải thu cuối kỳ là 104.685.531.871 đồng và đó cũng chính là khoản phải thu ngắn hạn, khoản phải thu dài hạn của Công ty kỳ này không phát sinh Trong khoản phải thu ngắn hạn thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn là 97,14% vì thế đây là khoản phải thu mà Công ty cần chú ý trong thời gian tới để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn

 Phân tích cơ cấu khoản phải thu qua các thời kỳ:

Bảng 6:

BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU KHOẢN PHẢI THU

QUA CÁC THỜI KỲ

ĐVT: đồng

Các khoản phải thu

khoản phải thu (5.583.416.766) (4,37) (3.349.511.798) (3,20)

Trang 23

Qua bảng phân tích trên ta thấy: các khoản phải thu của Công ty chỉ có sự biến động về khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 100%, không có phát sinh khoản phải thu dài hạn

Khoản phải thu đầu năm: là 127.803.209.136 đồng

Khoản phải thu cuối năm là: 104.685.531.871đồng

So sánh giữa cuối kỳ và đầu kỳ thì cơ cấu các khoản phải thu của Công ty có sự biến động trong đó phải thu khách hàng giảm về giá trị nhưng lại tăng về tỷ trọng, khoản trả trước cho người bán, phải thu khác và khoản dự phòng giảm về giá trị cũng như giảm

về tỷ trọng

c) Phân tích cơ cấu khoản phải trả:

Được thực hiện qua 2 chỉ tiêu:

- Cơ cấu khoản phải trả cuối kỳ

- Cơ cấu khoản phải trả qua các thời kỳ

 Phân tích cơ cấu khoản phải trả cuối kỳ:

Trang 24

cần có kế hoạch đối với các khoản phải trả người lao động và các khoản nợ Ngân sách

d) Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn :

Được thực hiện qua 2 chỉ tiêu:

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối kỳ

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn qua các thời kỳ

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w