1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

23 8,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc  ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TRONG NHÓM HỌC TẬP GVHD: PGS TS Phạm Đình Nghiệm Nhóm thực hiện: 1. Bùi Thị Thanh Hoa K114040627 2. Trần Đoàn Bảo Linh K114040635 3. Lê Đức Mạnh K114010041 4. Võ Ngọc Thảo Nguyên K114040520 5. Trương Kỳ Quang K114040538 Tp.hcm, ngày 1 tháng 1 năm 2013 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI………… ……………… 4 2. MỤC TIÊU …………… ………….…………………… …………………….………… ….6 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………… …………………… … …6 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ……………………………… ………………………….…… 6 5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI……………………………… ………………………… 6 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 6.1. Ý nghĩa khoa học ……… …………………………………………………….7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ………….…………………………………………………….7 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………… … 7 8. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU …………… ………………………………… ………… …8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN………………………………………………….….… 9 1.1.Lý thuyết hành vi người tiêu dùng……………………………………… 9 1.1.1 Khái niệm ………………….………………………………………… 9 1.1.2 Phân loại …………………………………………………………… 10 1.1.3 Khái niệm hành vi người tiêu dùng…………………………… 10 1.1.4 Các dạng hành vi tiêu dùng…………………………………… … 11 Hành vi phức tạp……………………………………… ……………………11 Hành vi mua thỏa hiệp………………………………………… ………… 11 Hành vi mua theo thói quen………………………………………………… 11 Hành vi mua nhiều lựa chọn ………………………………………………….12 1.1.5 Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.…… ………… ….12 Bước 1: Nhận thức vấn đề……………………… ……………… …………12 Bước 2: Tìm kiếm thông tin……………………………… ……….……… 13 Bước 3: Đánh giá các lựa chọn………………………………… ……….… 13 Bước 4 : Quyết định mua hàng và hành động mua………………… ………14 Bước 5: Phản ứng sau mua………………….……………………………… 14 1.2 Hàng hóa ngoại nhập………………………………………………….… ……14 1.2.1 Khái niệm………………………………………………… ……… …….14 1.2.2 Hành vi tiêu dùng sản phẩm hàng ngoại nhập…………………….…….14 1.2.2.1 Khái niệm……………………………………… …………… …….14 1.2.2.2 Đặc điểm hành vi tiêu dùng sản phẩm hàng hóa ngoại nhập… ……15 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2013 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÀNG HÓA NGOẠI NHẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT HIỆN NAY… 15 2.1.Hiểu biết cơ bản của sinh viên đối với hàng hóa ngoại nhập……….……… 17 2.2.Thói quen sử dụng hàng hóa ngoại nhập của sinh ……………………….… 19 2.3.Nhận xét của sinh viên về hàng hóa ngoại nhập……………………………….21 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VIỆC SỬ DỤNG HÀNG HÓA NỘI ĐỊA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT………………………………………………………………… ………… 22 3.1. Định hướng cho sinh viên…………………………………………………… 22 3.2. Giải pháp, kiến nghị cho sinh viên…… …………………………… ……….22 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APEC Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương WTO Tổ chức thương mại thế giới WB Tổ chức ngân hàng thế giới IMF Quĩ tiền tệ quốc tế FTA Hiệp định thương mại mậu dịch tự do giữa Việt Nam với các nước 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2013 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Số liệu về mức độ hài lòng của sinh viên về mẫu mã, chất lượng, giá cả. DANH MỤC HÌNH Hình 1. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2007 – 2012 – Nguồn Tổng cục hải quan Việt Nam Hình 2. Quá trình quyết định và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng Hình 3.1, 3.2 Thực trạng buôn bán đồ tại chợ đêm ( Khu ĐHQG TP.HCM) Hình 3.3 Thực trạng buôn bán thực phẩm tại ĐHQG TP.HCM Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ Nam – Nữ tiêu dùng hàng hóa ngoại nhập Hình 5. Biểu đồ thể hiện sự am hiểu của sinh viên khi tiêu dùng hàng hóa Hình 6. Biểu đồ thể hiện mức độ tiêu thụ hàng hóa của sinh viên PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, trên thế giới xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và ngày càng xuất hiện nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức tại các khu vực, các tổ chức trên các lĩnh vực như: APEC, WTO, IMF, WB,… nhằm mục đích liên kết các quốc gia lại với nhau vì lợi ích chung của các quốc gia. Tất yếu giao lưu kinh tế, ngoại giao của quốc gia cũng được mở rộng theo. Cụ thể, đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết gần 12 nghìn điều ước quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với 178 nước, có quan hệ thương mại với trên 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2013 220 nước và vùng lãnh thổ, đã ký kết 88 Hiệp định thương mại song phương, 7 Hiệp định thiết lập khu vực thương mại tự do (FTA) với 15 nước, 54 Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và 61 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương 1 . Nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày một phát triển, xu hướng toàn cầu hóa nổi trội đã tạo lên môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới, giữa hàng hóa Việt Nam với các nước. Năm 2007, khi Việt Nam tham gia WTO có thuận lợi, điều kiện phát triển để mở rộng thương mại mậu dịch bên cạnh còn có những khó khăn.Với nền kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp trong nước không tránh khỏi sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay vốn 100% đầu tư nước ngoài. Hơn nữa tình hình xuất- nhập khẩu của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Một thực tế cho thấy, Theo nguồn của tổng cục hải quan bắt đầu từ lúc Việt Nam gia nhập WTO thì sản lượng nhập khẩu tăng lên gấp đôi năm 11/ 2007 (55.48 tỷ USD) đến năm 11/2012 (104.23 tỷ USD). Kim ngạch xuất - nhập khẩu cũng chiếm một tỉ trọng lớn trong GDP cả nước và gia tăng theo từng năm. Hàng loạt các mặt hàng được nhập từ nước ngoài vào Việt Nam qua từng năm, tuy mặt hàng xuất khẩu của nước ta cũng tăng lên nhưng ở đây nhóm đề tài chỉ xét trường hợp nhập hàng hóa, từ đó cho thấy các mặt hàng nhập vào Việt Nam có xuất xứ từ đâu? Chất lượng, giá cả như thế nào? ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế nói chung và cuộc sống hay tiêu dùng của tầng lớp trẻ như thế nào, đặc biệt là sinh viên Đại học Kinh Tế - Luật hiện nay. 1 Nguồn: http://www.gdtd.vn/channel/3022/201209/Tong-quan-ve-tinh-hinh-XNK-giai-doan-2001-%E2%80%93-2010-va- giai-phap-thuc-day-xuat-khau-o-Viet-Nam-thoi-ky-toi-2020-1963467/ 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2013 Hình 1. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2007 – 2012, nguồn Tổng cục hải quan Việt Nam Vì thế mà sức ép lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong nước là ngày càng nhiều các mặt hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế bởi trình độ khoa học kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực, tâm lí sử dụng hàng thời trang trong tâm lí sinh viên còn nhiều nên hàng hóa ngoại nhập ngày một chiếm ưu thế trong chính thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ mất đi thị trường tại sân nhà bởi viêc sử dụng hàng ngoại nhập của người dân đang ngày một gia tăng. Ngày càng nhiều hàng hóa ngoại nhập kém chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính cũng như sức khỏe của sinh viên mà đặc biệt là sinh viên Đại học Kinh Tế - Luật hiện nay và đây là nhóm người tiêu thụ nhiều nhất tại Khu Đại Học Quốc Gia TP.HCM. Nên nhóm quyết định chọn đề tài: “Thực trạng sử dụng hàng hóa ngoại nhập của sinh viên trường Đại học Kinh tế- Luật hiện nay” Với mục đích tìm hiểu kĩ thực trạng của sinh viên hiện nay đang tiêu dùng hàng hóa nước ngoài như thế nào? Sinh viên nghĩ gì về hàng ngoại nhập đang bày bán đại trà trên thị trường? Việc tiêu dùng hàng ngoại nhập có ảnh hưởng xấu hay không đến đời sống, học tập của sinh viên? Để từ đó hướng đến mục đích tìm ra nguyên nhân tiêu dùng hàng ngoại nhập của sinh viên đồng thời dựa trên kết quả thu thập được có thể đưa ra kiến nghị và đề ra một 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2013 số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên và khuyến khích sinh viên trong việc ưu tiên sử dụng hàng ngoại nhập. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Thu thập số liệu bằng bảng khảo sát và viết cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu dựa vào những tài liệu thu thập được. - Thông qua phân tích số liệu để từ đó phản ánh thực trạng sử dụng hàng hóa ngoại nhập của sinh viên đại học Kinh Tế- Luật. - Đề ra phương pháp giúp sinh viên nhận thức được những ảnh hưởng của việc sử dụng hàng ngoại nhập góp phần nâng cao tiêu dùng hàng hóa nội địa của sinh viên Kinh Tế- Luật. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Thực trạng sử dụng hàng hóa của sinh viên Đại học Kinh tế - luật, đặc biệt là tình hình tiêu dùng hàng hóa ngoại nhập của sinh viên Đại học Kinh tế - luật. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế-Luật hiện nay Cách thức chọn mẫu: Những sinh viên được điều tra sẽ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính khách quan 5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Hầu như từ trước đến nay có rất nhiều đề tài quan tâm và nghiên cứu về sinh viên, về cuộc sống, học tập, vui chơi giải trí, ngành nghề và công việc tương lai của sinh viên. Nhưng chưa có một đề tài nào nghiên cứu sâu về thực trạng sử dụng hàng ngoại nhập của sinh viên hiện nay. Chính vì thế mà đề tài của nhóm quyết định đi sâu tìm hiểu vấn đề bằng cách tiếp cận vào đời sống của sinh viên về việc ăn mặc cũng như học tập của sinh viên hàng ngày có liên quan gì đến hàng hóa ngoại nhập. Đây là cái mới của đề tài. 6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 6.1.Ý NGHĨA KHOA HỌC 7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2013 Đề tài giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại nhập trong quá trình sinh hoạt thực tế của sinh viên Đại học Kinh tế - luật. Bên cạnh đó hiểu sâu hơn về mối tương quan, mức độ tác động qua lại lẫn nhau của các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập, cuộc sống của sinh viên. Mặt khác đề tài giúp nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu dùng quá nhiều hàng hóa ngoại nhập nhưng không biết về xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa và đây là cơ hội trải nghiệm thực tế đối với sinh viên hiểu biết sâu về tình hình tiêu dùng hàng hóa ngoại nhập trong sinh hoạt thường ngày của sinh viên nhằm phản ánh lên thực trạng hiện nay. 6.2.Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Từ những lý luận của nhóm thông qua nghiên cứu thực tiễn trong sinh viên hiện nay, cho thấy tác động của việc sử dụng hàng hóa ngoại nhập đối với đời sống sinh viên. Từ đó nâng cao nhận thức của sinh viên trong việc ưu tiên tiêu dùng hàng hóa trong nước nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường so với hàng hóa ngoại nhập. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Phương pháp khảo sát, thu thập và tham khảo dữ liệu: Các dữ liệu sơ cấp sẽ được điều tra bằng bảng câu hỏi để lấy thông tin từ đối tượng khảo sát. Dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập tại các website, sách, báo và các đề tài có cùng nội dung liên quan đến đề tài của nhóm….nhằm làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, yếu tố cấu thành nên khái niệm. - Phương pháp phân tích số liệu: Nhóm đề tài sử dụng công cụ xử lí số liệu phổ biến là Excel và SPSS để phân tích số liệu thu được từ các phiếu khảo sát, vẽ biểu đồ cũng như chạy các ứng dụng khác để thể hiện kết quả của cuộc nghiên cứu. - Phương pháp thống kê: 8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2013 Từ việc phân tích số liệu thu được nhóm đề tài bắt đầu thống kê lại các số liệu vừa phân tích để làm cơ sở cho lý luận riêng của nhóm - Phương pháp suy luận, diễn giải: Đây được xem là phương pháp luận của nhóm dựa trên các dẫn chứng là dữ liệu được tham khảo từ website và kết quả thu được qua đợt khảo sát thưc tế. 8. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Thứ nhất, nhóm đề tài dựa trên lý luận đã học và cơ sở lý thuyết đã có viết cơ sở lí luận cho đề tài. - Thứ hai, tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hàng hóa ngoại nhập của sinh viên trường Đại học Kinh tế-Luật. Tìm hiểu những nhân tố tác động đến việc tiêu dùng hàng hóa ngoại nhập của sinh viên. -Thứ ba, dựa trên thực tế mà đề tài nghiên cứu được mà nhóm đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ hàng nội địa trong tiêu dùng của sinh viên nói chung, sinh viên Kinh tế-Luật nói riêng. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 1.1.1 Khái niệm Người tiêu dùng, hay còn gọi là khách hàng là một khái niệm tương đối quen thuộc tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào thống nhất về định nghĩa củng như nội hàm của khái niệm này. Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu, nhà 9 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2013 kinh tế hay nhà hoạch định chính sách đưa ra các quan điểm khác nhau, về bản chất củng như chức năng tiêu dùng. Tuy nhiên, do đặc điểm đối tượng và mục đích nghiên cứu, trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng định nghĩa trong Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng của Ủy ban thường vụ Quốc hội: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức 2 ” Với định nghĩa này, chúng ta cần phân biệt rõ hai hành vi nổi bật người tiêu dùng: hành vi mua sắm và hành vi sử dụng. Đối với tư cách người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm đến các đặc tính, chất lượng của sản phẩm và cách sử dụng hàng hóa tối ưu.Đối với tư cách người mua hàng, họ quan tâm nhiều đến phương thức mua hàng và giá cả các loại hàng hóa và giới hạng ngân sách đồi với các loại hàng hóa khác nhau. Hiểu rõ hai khía cạnh này sẽ giúp cho các nhà sản xuất xác định được chính xác đối tượng khách hàng của mình là ai, họ cần gì và làm thế nào đế đáp ứng được tối ưu nhu cầu của họ. Ngoài ra, hiêp hội Marketing Mỹ cũng đưa ra khái niêm người tiêu dùng như sau: Người tiêu dùng là người cuối cùng sử dụng, tiêu dùng hàng hóa, ý tưởng, dịch vụ nào đó.Người tiêu dùng cũng được hiểu là người mua hoạc ra quyết định như là người tiêu dùng cuối cùng. 3 1.1.2 Phân loại Theo quan điểm của Philip Kotler 4 , khách hàng được chia thành năm nhóm sau: - Khách hàng là người tiêu dùng: Là những cá nhân và hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân. - Khách hàng là các nhà sản xuất: Là các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất. - Khách hàng là nhà buôn bán trung gian: Là các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời. 2 UBTV Quốc Hội, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PLUBTVQH10, điều 1, ban hành ngày 27/04/1999 3 American Marketing Association (2012), Resource Library, truy cập ngày 20/12/2012, từ nguồn: http://www.marketingpower.com/_layouts/dictionary.aspx?dLetter=C 4 Philip Kotler – Giáo trình marketing cơ bản 10 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2013 [...]... năm 2007 5 TS Trần Văn Hùng, “ http://www.gdtd.vn/channel/3022/201209/Tong-quan-vetinh-hinh-XNK-giai-doan-200 1-% E2%80%9 3-2 010-va-giai-phap-thuc-day-xuatkhau-o-Viet-Nam-thoi-ky-toi-202 0-1 963467/” , Giáo dục thời đại online, 9/ 2012 6 Philip Kotler, “ Giáo trình marketing cơ bản” 23 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2 013 ... ĐỊA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ -LUẬT 3.1 Định hướng cho sinh viên: Định hướng cho sinh viên ưu tiên dùng hàng nội địa nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thời gian chuẩn bị để nâng cao tính cạnh tranh trước hàng hóa ngoại nhập 3.2 Giải pháp, kiến nghị cho sinh viên: 21 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2 013 - Thứ nhất, các giải pháp giúp sinh viên có thói... 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÀNG HÓA NGOẠI NHẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT HIỆN NAY 15 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2 013 Cùng với việc hàng hóa ngoại nhập tràn vào lấn át thị trường hàng hóa trong nước điều đó khiến việc sử dụng hàng ngoại nhập trong sinh viên cũng tăng Trên địa bàn Thủ Đức có chợ nông sản Thủ Đức là nơi nhập một lượng hàng lớn và là nguồn cung cấp chủ yếu thực. .. sinh viên Hình 6 Biểu đồ thể hiện mức độ tiêu thụ hàng hóa của sinh viên 18 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2 013 Từ biểu đồ thì thực tế cho thấy rằng hàng hóa Trung Quốc ngày càng xâm nhập thị trường Việt Nam khiến cho lượng tiêu thụ cũng tăng lên, cùng với các mặt hàng khác chiếm thị phầ lớn hay ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng hàng “độc” của giới sinh viên Đại học quốc gia nói chung và đại học. .. đến đối tượng tiêu dùng chính là sinh viên ở Đại học Quốc Gia TP.HCM - Thứ ba, kết hợp với các chương trình của đoàn trường, hội sinh viên, giới thiệu sản phẩm tiêu dùng tới sinh viên Đoàn – Hội cần quan tâm chia sẻ kinh nghiệm cũng như hướng dẫn, khuyến cáo các sinh viên trong việc tiêu dung hàng hóa ngoại nhập và suy nghĩ thật kĩ khi đưa ra quyết định chi tiêu - Thứ tư, định vị thị trường mục tiêu... học quốc gia nói chung và đại học kinh tế - luật nói riêng Với sinh viên thì hầu như giá cả được họ đặt lên hàng đầu, các mặt hàng sinh hoạt hằng ngày, thực phẩm, quần áo được họ chọn mua phần nhiều có mức giá phải chăng với túi tiền của sinh viên: phần lớn là hàng có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc, hàn Quốc…cụ thể 43.4% sinh viên đã dùng hàng từ Thái Lan, 78.4% sinh viên nói có dùng hàng Trung Quốc78.4%... thuộc với các bạn sinh viên: Hình 3.1 Thực trạng buôn bán đồ tại chợ đêm ( Khu ĐHQG TP.HCM) 16 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2 013 Hình 3 2 Thực trạng buôn bán đồ tại chợ đêm ( Khu ĐHQG TP.HCM) Hình 3.3 Thực trạng buôn bán thực phẩm tại ĐHQG TP.HCM để rõ về tình trạng sử dụng hàng hóa ngoại nhập sau đây nhóm sẽ đi tìm hiểu về thực trạng sử dụng hàng hóa ngoại nhập của sinh viên Nhóm đề tài bắt... tiêu sâu, tập trung vào phân khúc các sinh viên năm nhất Các sinh viên năm nhất đang theo học tại Đại Học Quốc Gia TP.HCM đang là những người tiêu dùng rất dễ mua nhầm phải hàng giả từ các mặt hàng khác nhau - Thứ năm, định vị thương hiệu doanh nghiệp mạnh triển khai hoạt động quảng cáo cho sản phẩm bằng nhiều kênh như mạng xã hội, website, quảng bá tại trường - Thứ sáu, thiết kế sản phẩm, làm nổi bật... 112 60 Rất hài lòng 41 23 9 Đầu tiên xét về mẫu mã, phần lớn sinh viên đều hài lòng về mẫu mã chiếm 58.7% ; 15.7%rất hài lòng với mẫu mã; tạm được chiếm 24,7% và chỉ 0.8% người nói không hài lòng Bởi vậy với sinh viên hoàng ngoại nhập họ chọn mua chủ yếu là mẫu mã phù hợp và đẹp Tiếp theo là giá cả: phần lớn sinh viên trường Kinh T - Luật cảm thấy giá cả tạm chấp nhận được chiếm 64.1% Cuối cùng là chất... thấy, hầu như số đông đều trả lời rằng: 7.6% nói biết rất rõ nguồn gốc, sinh viên biết vừa đủ thông tin chiếm 63.3% , số sinh viên biết mơ hồ chỉ chiếm 28,4% và sinh viên không biết gì chiếm 0.8% Từ thực tế khảo sát cho thấy rằng, sinh viên nữ thường chú tâm hơn đến mẫu mã, nhãn hiệu, giá tiền, ….của sản phẩm nhiều hơn các sinh viên nam Chính vì thế mà đối tượng lừa giá của các hang buôn thường là nam . http://www.gdtd.vn/channel/3022/201209/Tong-quan-ve-tinh-hinh-XNK-giai-doan-200 1-% E2%80%9 3-2 010-va- giai-phap-thuc-day-xuat-khau-o-Viet-Nam-thoi-ky-toi-202 0-1 963467/ 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2012 -2 013 Hình 1. Biểu.  ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TRONG NHÓM HỌC TẬP GVHD:. sinh viên Kinh T - Luật. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Thực trạng sử dụng hàng hóa của sinh viên Đại học Kinh tế - luật, đặc biệt là tình hình tiêu dùng hàng hóa ngoại nhập của sinh viên Đại

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w