BÁO CÁO THỰC TẬP-Sản xuất Polivinyl clorua _ PVC

49 533 0
BÁO CÁO THỰC TẬP-Sản xuất Polivinyl clorua _ PVC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục Lục Hóa công nghệ môi trường Page 1 A . MỞ ĐẦU Trong công nghiệp về các hợp chất cao phân tử, đặc biệt là chất dẻo đã có từ lâu và phát triển mạnh mẽ. Đó là nhờ chất dẻo có nhiều tính chất rất đặc biệt, chất dẻo đã đáp ứng được nhiều yêu cầu ngày càng cao của khoa học kỹ thuật và đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người, thay thế các vật liệu khác. Không những thế nguồn nguyên liệu để sản xuất ra chất dẻo tương đối đa dạng đó là than đá dầu mỏ, khí thiên nhiên và cả những phế phẩm trong nông, lâm nghiệp. Chất dẻo lại có ưu điểm là dễ gia công hơn so với kim loại, gia công nhanh chóng và tiết kiệm hơn. Ở các nước công nghiệp hoá học phát triển, chất dẻo có khắp trong các ngành kinh tế quốc dân và cả trong sinh hoạt hàng ngày. Trong nước ta chất dẻo cũng đã được ứng dụng rộng rãi, một số sản phẩm đã được gia công từ nhựa PVC, PE, polystiron, nhựa phênon-formal…. Trong tất cả các loại chất dẻo, PVC là loại phổ biến, được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu PVC, chủ yếu là nâng cao phẩm chất của nhựa, sản phẩm và các quá trình sản xuất nhựa PVC có trọng lượng phân tử cao, mang nhiều tính chất vượt trội, ưu việt hơn. Công nghiệp chất dẻo từ nhựa PVC đang phát triển rất mạnh là do nhựa PVC có nhiều đặc điểm như sự ổn định hoá học, bền cơ học, dễ gia công ra nhiều loại sản phẩm thông dụng và hơn thế nữa nguồn nguyên liệu cũng tương đối sẵn. Do đó việc nghiên cứu thiết kế các phân xưởng sản xuất PVC sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tốn ít chi phí nhất, đảm bảo an toàn trong sản xuất là vấn đề vô cùng quan trọng đảm bảo vấn đề về môi trường. Nhận thấy vai trò quan trọng, ứng dụng rộng rãi phổ biến của nhựa PVC, em chọn đề tài : Sản xuất Polivinyl clorua _ PVC để tìm hiểu sâu hơn về quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nhựa PVC, ứng dụng vai trò của nó trong cuộc sống hằng ngày và sự tác động đến môi trường của nhựa PVC. Hóa công nghệ môi trường Page 2 B. TỔNG QUAN VỀ PVC I. Quá trình phát triển của nhựa PVC. 1.1. Quá trình phát triển của nhựa PVC trên thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất nhựa PVC phát triển từ rất sớm và nó đã được sản xuất rộng rãi trong 100 năm qua : Năm 1835 lần đầu tiên Regnault điều chế được VC, bằng phương pháp xử lý dicloetylen với dụng dịch Kalihydroxit. Năm 1872 Baumn lần đầu tiên trùng hợp VC trong ống nghiệm kín dưới tác dụng của ánh sáng. Thí nghiệm này tiếp tục được Ostromislensky nghiên cứu và công bố đầy đủ vào năm 1912 và nó được sản xuất lần đầu tiên tại Đức vào năm 1930. Cũng vào năm 1912, Baumann trình bày phản ứng trùng hợp monome vinilic gồm VCM sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra sản phẩm PVC ở dạng bột trắng. Từ đó công nghệ trùng hợp PVC đã có những bước phát triển chủ yếu ở Đức và Mỹ. Sản phẩm thương mại của PVC lần đầu tiên ra đời ở Đức vào đầu những năm 30 sử dụng quá trình trùng hợp nhũ tương. Năm 1932, bước đột phá đầu tiên để giải quyết vấn đề về quá trình và sự ổn định nhiệt diễn ra khi W.Lsemon phát hiện ra rằng khi đun nóng PVC với trilyphosphate ở 150 0 C thu được một khối đồng nhất giống cao su ở nhiệt độ thường, sau này được gọi là PVC hoá dẻo. Tuy nhiên, đến năm 1937 PVC mới được sản xuất trên quy mô công nghiệp hoàn chỉnh tại Đức.Việc tiến sĩ hóa học người Đức Waldo Simon vô tình phát hiện ra những đặc tính quý báu của PVC có thể thay thế cao su trong hàng loạt ứng dụng và nhất là nhu cầu to lớn về nguyên vật liệu phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cũng như sau đó là phục vụ cho việc khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển đất nước đã thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất PVC phát triển nhanh chóng ở nhiều nước như Mỹ, Đức, Anh và Nhật Bản. Do được tiêu thụ từ rất sớm với một số lượng lớn đã kích thích cho quá tŕnh phát triển các quá tŕnh sản xuất mônome và nghiên cứu PVC sâu rộng hơn. PVC cứng (PVC không trộn lẫn chất hoá dẻo) bắt đầu được nghiên cứu và sử dụng ở Đức, Anh, Mỹ. Vào những năm tiếp theo, PVC được nghiên cứu chủ yếu không phải cấu trúc phân tử mà là cấu trúc ngoại vi phân tử, được tao ra trong quá trình trùng hợp như: kích thước hạt, hình dáng độ xốp, sự phân bố kích thước mặt v.v… do các yếu tố này ảnh hưởng đến các đặc tính gia công, chế tạo của polyme. Quá trình nghiên cứu các ảnh hưởng này đã mở rộng lĩnh vực sử dụng của PVC. Hóa công nghệ môi trường Page 3 Đầu năm 1970, PVC đã được sản xuất với một lượng lớn ở nhiều nước và cũng tại thời điểm này PVC cạnh tranh với polyetylen (PE) để dành vị trí hàng đầu về vật liệu dẻo của thế giới. Từ năm 1986 mức tiêu thụ PVC trên thế giới tăng hàng năm 4%, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á mức tăng trưởng 7% và nó tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Trong phần lớn thời gian của thập niên 90, sản xuất PVC là một lĩnh vực không đạt lợi nhuận cao. Điều này đã khiến nhiều công ty đóng cửa nhà máy, rút khỏi sản xuất PVC hoặc sát nhập với nhau. Rất ít nhà máy mới được dự kiến xây dựng. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế là yếu tố quyết định đến nhu cầu tiêu thụ PVC. Nhu cầu PVC đã tăng mạnh vào cuối thập niên, bất chấp những vấn đề về môi trường. Sau khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á làm nhu cầu giảm dần, nhu cầu về PVC tăng lên sít sao với mức cung và lợi nhuận đã tăng trở lại trong năm 1999. Sản lượng PVC của thế giới năm 2006 đạt tới hơn 32 triệu tấn và mức tăng trưởng trong giai đoạn 2001 – 2006 là hơn 5 %/năm. Dự kiến đến năm 2012, công suất PVC của thế giới sẽ đạt 50 triệu tấn/năm. Khu vực châu Á được dự báo dẫn đầu thế giới với mức tăng trưởng nhu cầu bình quân hàng năm là khoảng 7%/năm trong giai đoạn từ nay đến những năm 2010 và đến năm 2012 sẽ chiếm 50% tổng công suất của thế giới, trong đó cao nhất là Trung Quốc, tiếp đến Malaysia, Việt Nam và Ấn Độ. Sản xuất PVC ở châu Mỹ Latinh và Trung Đông, châu Phi cũng tăng nhanh nhưng với mức khởi điểm thấp, còn Bắc Mỹ có tiềm năng tăng trưởng khá chắc chắn (khoảng 4 %/năm). Để minh hoạ cho điều này ta có bảng mức tăng trưởng sản lượng PVC trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Năm 1965 1970 1975 1980 1995 1990 1995 1997 Triệu tấn 3.0 6.0 8.1 12 15 20.7 23.5 hơn 25 Bảng 1: Tổng sản lượng trên thế giới ( triệu tấn ) (theo tài liệu: Manufacture and processing of PVC) Sở dĩ PVC có mức tăng trưởng lớn như vậy là do chóng có nhiều ưu điểm như: ổn định hoá học cao, bền cơ học cao, dễ gia công, tạo ra nhiều sản phẩm thông dụng và có nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào. Tuy nhiên, bên cạnh tính ưu việt, PVC Hóa công nghệ môi trường Page 4 còn có những nhược điểm như : chịu nhiệt kém (<80 0 C), độ hoà tan dung môi kém, trong khi gia công có khí HCl thoát ra. Mức tiêu thụ và phân phối nhựa PVC theo khu vực địa lí không giống nhau, để minh hoạ điều này ta có bảng thống kê số liệu sau : Khu vực % Bắc Mỹ ( Mỹ và Canada ) 33 Nhật Bản 18 Châu Âu 32,6 Nam Mỹ 2,2 Các nơi khác 14,2 Tổng 100% Bảng 2: Phân phối PVC theo khu vực địa lư ( năm 1997) (theo tài liệu: Chemical abstracts 1999) Hiện nay PVC là loại nhựa nhiệt dẻo được sản xuất và tiêu thụ nhiều thứ 3 trên thế giới (sau polyetylen – PE và polypropylen – PP). Trong thời đại hiện nay, chúng ta hầu như sống trong một môi trường bị bao quanh bởi các loại nhựa tổng hợp. Về mặt ứng dụng, PVC là loại nhựa đa năng nhất. Giá thành rẻ, đa dạng trong ứng dụng, nhiều tính năng vượt trội là những yếu tố giúp cho PVC trở thành vật liệu lý tưởng cho hàng loạt ngành công nghiệp khác nhau như xây dựng dân dụng, kỹ thuật điện, vô tuyến viễn thông, dệt may, nông nghiệp, sản xuất ô tô, xe máy, giao thông vận tải, hàng không, y tế Ở bất kỳ đâu chúng ta đều bắt gặp sự hiện diện của PVC. Trên thế giới 2/3 sản lượng PVC dùng dưới dạng sản phẩm cứng( không có chất hoá dẻo) như : ống dẫn nước, tấm lợp, bàn ghế, khung của sổ còn lại PVC hoá dẻo được gia công thành những sản phẩm mềm như : màng máng, bao bì, giầy dép, vải giả da, vỏ bọc dây cáp điện Sự phân phối theo lĩnh vực sử dụng được tŕnh bày ở bảng sau Bảng 3: Phân phối lĩnh vực sử dụng nhựa PVC(theo tài liệu: encyclopedia of PVC) Hóa công nghệ môi trường Page 5 Lĩnh vực % Xây dùng 50,1 Nội thất 10,4 Điện 7,3 Bao bì 6,7 Giải trí 5,9 Giao thông 5,3 May mặc 4,7 Các lĩnh vực khác 9,6 Tổng 100% 1.2. Quá trình phát triển của nhựa PVC ở Việt Nam. Do nước ta phải trải qua một thời gian dài chiến tranh, điều đó đã làm cho các nghành công nghiệp của nước ta phát triển chậm hơn rất nhiều so với thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất nhựa PVC cũng vậy. Vào đầu thập kỷ 60, nhà máy hoá chất Việt Trì đã sản xuất được PVC, với năng suất khiêm tốn 150 tấn/năm. Tuy nhiên, do không có kinh tế, sản lượng quá nhỏ nên quá trình sản xuất sớm dừng lại, đặc biệt khi bước vào chiến tranh phá hoại của Mỹ. Nền công nghiệp hoá chất đóng vai trò tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển, lĩnh vực công nghiệp hoá chất gắn liền với sự phát triển của đất nước. Ở Việt Nam, cho đến những năm sáu mươi của thế kỷ trước, PVC cũng như các chất dẻo khác vẫn còn xa lạ với hầu hết mọi người. Ngành công nghiệp nhựa ở Việt Nam lúc ấy được hiểu là công nghiệp gia công chế biến nhựa. Tất cả các loại nhựa (trong đó có PVC) đều phải nhập khẩu. Những sản phẩm nhựa thời kỳ này vừa đơn điệu về mẫu mã lại thiếu chủng loại và số lượng. Chính vì vậy, trong những năm đầu của thập kỷ 80, hàng nhựa của nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam. Chỉ bắt đầu từ những năm 1990, tức là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới ngành công nghiệp này mới thực sự có sự bứt phá và hơn mười năm trở lại đây đã dành lại được thị trường trong nước. Không những thế hàng nhựa Việt Nam đang từng bước Hóa công nghệ môi trường Page 6 vươn ra thị trường quốc tế và khu vực. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa đã vượt 500 triệu USD và dự kiến sẽ đạt ngưỡng 1 tỉ USD vào năm 2010. Tuy nhiên với việc hầu như tất cả nguyên liệu đầu vào đều phải nhập thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam là rất yếu, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Ngành sản xuất nhựa PVC ở Việt Nam bắt đầu vào năm 1998 với sự hiện diện của liên doanh TPC Vina (tiền thân là Mitsui Vina). Cuối năm 2002, nhà máy sản xuất PVC thứ hai (Liên doanh giữa Petronas Malaysia với Bà Rịa – Vũng Tàu) có công suất 100.000 tấn/năm cũng bắt đầu tham gia vào thị trường. Bảng 4: Lượng tiêu thụ các loại nhựa và PVC ở Việt Nam trong những năm qua và dự đoán đến năm 2011 Năm Nhựa nói chung PVC Tổng cầu (tấn) Bình quân tiêu thụ (kg/đầu người) Sản xuất trong nước (tấn) Nhập khẩu (tấn) Tổng cầu (tấn) Bình quân tiêu thụ (kg/đầu người) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 280000 420000 500000 625000 780000 950000 1010000 1260000 1450000 1550000 1650000 1967000 2297000 2710000 3200000 3,78 5,60 6,06 8,00 9,80 12,20 13,00 15,60 18,70 20,10 21,00 22,00 26,80 31,50 36,40 12100 47600 24930 78800 102100 119700 127730 145200 176200 195000 215000 250000 58500 65000 74000 92000 61800 85700 52800 52900 47200 51200 64300 69800 65000 66000 54000 58500 65000 74000 104100 109400 110000 131600 155000 166900 178930 209500 246000 260000 281000 304000 0,81 0,89 1,00 1,83 1,41 1,42 1,67 1,94 2,06 2,18 2,52 2,90 3,04 3,25 3,48 Hóa công nghệ môi trường Page 7 2010 2011 3850000 - 42,00 - 290000 290000 40000 64400 330000 356400 3,74 4,00 Tuy nhiên, hiện nay giá sản phẩm PVC trong nước cao hơn rất nhiều so với giá mặt bằng chung trên thế giới. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự hụt giá của đồng tiền các nước cung cấp nguyên liệu cho ngành nhựa Việt Nam. Hơn nữa, các nhà máy mới đi vào hoạt động giá thành sản phẩm vẫn mang giá trị khấu hao ban đầu nên giá thành vẫn cao hơn mức bình thường. Khả năng cung - cầu nhựa PVC ở Việt Nam được thể hiện trong biểu đồ hình 1: Hình 1: Khả năng cung – cầu PVC của Việt Nam Trong thời gian gần đây, công nghiệp gia công chất dẻo lại phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm. Để minh hoạ điều đó ta xem bảng mức tiêu thụ chất dẻo trong thập kỷ 90 trở lại đây: Bảng 5: Chỉ số tiêu thụ chất dẻo(theo tài liệu: Nguồn công nghiệp hoá dầu) Năm 1990 1996 Hóa công nghệ môi trường Page 8 Lượng tiêu thụ (kg/người) 0,5 5,7 Nguyên liệu trong quá trình gia công đều phải nhập khẩu, trong đó PVC nhập dưới hai dạng PVC bét (PVC resin) và PVC hạt (PVC compound) có chứa sẵn chất hoá dẻo, chất ổn định, chất màu Sau đây là bảng cơ cấu nguyên liệu: Bảng 6: Cơ cấu nguyên liệu ở Việt Nam năm 1993 Dạng sản phẩm Tấn PVC bét 31000 PVC hạt 68000 Các bán sản phẩm PVC 35000 Chất hoá dẻo DOP 10000 Tổng 51300 Hàm lượng PVC nhập vào đáng kể, năm 1997 nhập 72000 tấn, theo kế hoạch dự kiến của Tổng công ty nhựa Việt Nam, nhu cầu PVC và chất hoá dẻo trong thời gian tới được mô tả trong bảng sau: Bảng 6: Nhu cầu nguyên liệu dự kiến ở Việt Nam Năm 2000 2005 2010 PVC (tấn) 100000 200000 400000 DOP (tấn) 28000 28000 67000 Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và Hóa công nghệ môi trường Page 9 điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải. Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nhựa Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới. Chính phủ đã đặt ra kế hoạch tăng trưởng ngành giai đoạn 2006 – 2010 là 15%/năm. Hiệp hội Nhựa ước tính rằng năm 2009 ngành sản xuất nhựa trong nước sẽ đạt sản lượng là 3,2 triệu tấn, tăng từ 2,3 triệu tấn năm 2008; và kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2008. Việt Nam là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu nhựa, các chất phụ gia, máy móc và thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất nhựa. Trung bình hàng năm, Việt Nam nhập khẩu từ 70 đến 80% nguyên liệu nhựa, trong đó có hơn 40 loại nguyên liệu khác nhau và hàng trăm loại chất phụ gia. Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết cho ngành sản xuất nhựa, chủ yếu là từ các nước châu Á và châu Âu. * Nhu cầu thị trường Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tăng mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức 1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là năm 2008 là 34kg/người. Chính phủ hy vọng đến năm 2010 sức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ là 40kg/năm. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo ra một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng, giao thông vận tải và các ngành sản xuất khác phát triển. Hình 2: Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (đơn vị: kg/người) Hóa công nghệ môi trường Page 10 [...]... sản xuất nhựa PCV là Vinylclorua Vinylclua được sản sản xuất trong công nghiệp đi từ etylen, axetylen hoặc từ hỗn hợp etylen và axetylen Các phương pháp sản xuất vinyl clorua: + Sản xuất Vinylclorua bằng phương pháp hydroclo hoá axetylen, xúc tác HgCl 2, phản ứng tiến hành trong pha khí nhiệt độ khoảng từ 100 đến 170 oC, áp suất 0,3.106 Pa C2H2 + Cl2 → CH2=CHCl + Sản xuất Vinylclorua bằng phương pháp... của PVC • PVC cứng (không có chất hoá dẻo): làm tấm, ống dẫn, vật liệu cách điện … • PVC mềm: ống dẫn mềm, bọc dây điện, màng mỏng, thuộc da … • PVC không độc: thùng chứa thực phẩm, màng bao bì thực phẩm, chai lọ chất dẻo 6.1 Trong lĩnh vực xây dựng Lĩnh vực xây dựng là nơi mà PVC được sử dụng nhiều và rộng rãi nhất Trong đó, các loại ống dẫn và phụ kiện chiếm đến hơn một phần ba tổng sản lượng PVC. .. nhớt của PVC Hóa công nghệ môi trường Page 22 Về tính chất hoá học thì PVC hoá dẻo có kém hơn với PVC cứng (không hoá dẻo) Sản phẩm từ 60 phần PVC và 40 phần tricredinphốtphát có tính chất ổn định hoá học khá nhất, có thể chịu được tác dụng của axít HCl và axít H 2SO4 nồng độ dưới 60% và ở nhiệt độ 600C V Các quá trình công nghệ sản xuất nhựa PVC 5.1 Nguyên liệu Nguyên liệu cho quá trình sản xuất nhựa...Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng cũng kích thích sự tăng trưởng của ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam Nhựa là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây Theo một số báo cáo, dự báo năm 2009 kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng 15,9% Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển... hợp với quan điểm kinh tế nghĩa là giá thành thấp Thực tế đây là một yếu tố quan trọng IV Sản phẩm đi từ nhựa PVC 4.1 Sản phẩm đi từ nhựa PVC không hoá dẻo 4.1.1 Tính chất và công dụng của PVC không hoá dẻo * Tính chất của PVC không hoá dẻo PVC cứng không hoá dẻo có hai tính chất rất quan trọng đó là bền cơ học và ổn định hoá học Về phương diện cơ học PVC cứng là một loại vật liệu cứng đàn hồi, có môdum... tiết khác Theo tài liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất PVC châu Âu (ECVM), hiện nay một chiếc ôtô mới sản xuất cần 16 kg PVC Nhờ dùng PVC thay thế một phần kim loại trong chế tạo ôtô mà hàng năm Tây Âu tiết kiệm được khoảng 800 triệu Euro, còn cả thế giới tiết kiệm được tới 2,5 tỷ Euro Việc sử dụng PVC sẽ làm cho: • Tuổi thọ của xe dài hơn: do độ bền của PVC, tuổi thọ của xe tăng từ 11,5 năm trong những... hợp trong sản xuất PVC là rất quan trọng vì chúng là bước điều khiển kích thước mạch polyme hay khối lượng phân tử polyme Khối lượng phân tử là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng gia công của PVC cũng như tính chất cơ học của các sản phẩm cuối cùng từ PVC Để đánh giá khối lượng phân tử của PVC người ta sử dụng hằng số K K được sử dụng như là tiêu chuẩn để so sánh giữa các loại PVC Hóa công nghệ... thay đổi sự phân bố của khối lượng phân tử PVC Quá trình trùng hợp Vinylclorua sản xuất PVC là quá trình toả nhiệt mạnh, và tiến hành trong pha loãng Do đó phản ứng tiến hành thích hợp ở nhiệt độ thấp và nhiệt phản ứng phải được tách thường xuyên Vinylclorua trong điều kiện thường là một chất khí do đó muốn phản ứng tiến hành trong pha láng ta phải truyển Vinylclorua từ dạng khí sang dạng lỏng bằng cách... CH2 CH CH CH2 CH2 CH 2 CH2 CH2 CH CH CH CH CH Cao phân tử Cl PVC có cấu tạo nhánh nhưng rất ít, từ 50 đến 100 mắt xích cơ sở mới có một nhánh PVC không có định hướng tinh thể nhưng khi kéo căng thật mạnh PVC cũng có khả năng định hướng một phần Do trong phân tử PVC có chứa nguyên tử clo nên trong thực tế tồn tại 3 loại đồng phân hình học của PVC Syndiotactic Isotactic Atactic Vào năm 1956, Natto và Carradini... muốn có sản phẩm chịu nhiệt tốt và ổn định hoá học thì dùng PVC không có chất hoá dẻo, còn được gọi là PVC cứng Khi sử dụng loại PVC cứng này phải gia công ở nhiệt độ cao ( 160 - 170 0C ) nên phải dùng thêm chất ổn định nhiệt để đảm bảo tính chất ổn định nhiệt với nhiệt của PVC 4.2 Sản phẩm đi từ nhựa PVC hoá dẻo * Tính chất và công dụng của PVC hoá dẻo Tính chất: Khi thêm chất hóa dẻo vào nhiệt độ hoá . ứng dụng rộng rãi phổ biến của nhựa PVC, em chọn đề tài : Sản xuất Polivinyl clorua _ PVC để tìm hiểu sâu hơn về quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nhựa PVC, ứng dụng vai trò của nó trong. nhựa PVC. Hóa công nghệ môi trường Page 2 B. TỔNG QUAN VỀ PVC I. Quá trình phát triển của nhựa PVC. 1.1. Quá trình phát triển của nhựa PVC trên thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất nhựa PVC phát. sản xuất nhựa tại Việt Nam. Nhựa là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây. Theo một số báo cáo, dự báo năm 2009 kim ngạch xuất

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan