- Là thành phần tạo nên chất khơi mào cho phản ứng PVC, điều chỉnh pH.
5. Công nghệ sản xuất.
5.1. Quy trình sản xuất.
Nhà máy sử dụng phương pháp trùng hợp huyền phù.Về hình thức, trùng hợp huyền phù giống trùng hợp nhũ tương, trong đó các monome được phân tán trong pha nước thành các hạt rất nhỏ. Tuy nhiên, ở đây hệ phân tán được duy trì bằng việc kết hợp giữa khuấy trộn và hóa chất “ bảo vệ”. Hóa chất bảo vệ có thể là một colloit (keo) tan trong nước hoặc một chất vô cơ dạng bột mịn phân tán trong nước. Mặt khác, trong trùng hợp huyền phù người ta sử dụng các chất khơi mào hoà tan được trong monome. Do đó, về khía cạnh nào đấy, có thể coi như trong mỗi hạt polyme nhỏ li ti tạo thành diễn ra quá trình trùng hợp khối.
a. Sơ đồ công nghệ
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất PVC theo phương pháp huyền phù được biểu diễn trên hình 2.5
b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
FVC từ bồn cầu T3101 và RVC được bơm P401 và P402 bơm qua thiết bị lọc thứ nhất S405 trước khi vào lò phản ứng. Tại S405 các cặn bẩn có kích thước lớn hơn 25 micromet bị giữ lại.
VCM, nước loại khoáng, tác nhân tạo huyền phù và chất xúc tác lần lượt được đưa vào lò phản ứng R301 theo một trình tự nhất định. Tại đây xảy ra quá trình polyme hóa bên trong các giọt VCM. Khi phản ứng polyme hóa kết thúc, sản phẩm ra khỏi lò phản ứng là “slurry”. Sau đó “slurry” được bơm P501 đưa đến thiết bị lọc S501. Tiếp đó ‘Slurry” được đưa vào thiết bị tách cao áp V501, tại thiết bị này, phần lớn VCM được tách ra. Sau đó bơm P503 bơm “slurry” qua bình tách thấp áp V502, ở đây một phần VCM được tách ra và nó còn ổn định lưu lượng bơm cho tháp stripping C501. VCM thoát ra trên đỉnh V501 và V502 sẽ dẫn qua hệ thống thu hồi VCM. Sau khi “slurry” được tách sơ bộ sẽ tiếp tục được bơm P504 bơm qua thiết bị lọc thứ ba S502 trước khi vào tháp stripping C501, tháp này sẽ tách lượng VCM còn lại do yêu cầu của sản phẩm, chúng được dòng hơi nước nóng đi từ dưới đáy tháp lên cuốn theo và đi ra ngoài. Lượng VCM thu hồi được tái sinh và sử dụng trong quá trình polyme hóa tiếp theo.
Sản phẩm ra khỏi tháp C501 có hàm lượng VCM nhỏ hơn 1ppm trao đổi nhiệt với dòng nguyên liệu vào tháp qua thiết bị trao đổi nhiệt E501. Sau đó được bơm đến thiết bị chứa PVC ướt T503 rồi qua thiết bị sấy ly tâm S503 để loại nước. Sản phẩm ra khỏi S503 sẽ đạt được hàm lượng nước khoảng 22 – 30% tùy thuộc vào loại sản phẩm mà nhà máy sản xuất. Người ta tiếp tục sấy khô PVC ở thiết bị sấy tầng sôi D501 để thu được PVC đạt yêu cầu với hàm lượng nước phải nhỏ hơn 0,2%.
Để đạt được tiêu chuẩn về kích thước, PVC được đưa qua thiết bị sàng S504. Sau đó PVC đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển đến thiết bị chứa dạng phễu T505 để điều chỉnh dòng PVC vào 2 xilo chứa PVC trước khi được chuyển qua khu vực đóng gói và được lưu giữ trong kho trước khi được tiêu thụ trên thị trường.
Hệ thống đóng gói sản phẩm gồm có ba dây chuyền. Trong đó hai máy hoạt động liên tục, máy còn lại để dự phòng trong trường hợp một trong hai máy kia gặp sự cố. Quá trình đóng gói được thực hiện bằng dây chuyền tự động, đóng sản phẩm thành từng gói 25kg hoặc 600kg.