thải ra môi trường do nước vẫn còn lẫn PVC. Nước được xử lý bằng phương pháp lắng keo tụ và sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn sau:
pH 5,5 – 9,0
Nhiệt độ < 40oC
COD < 88ppm
Trong những năm gần đây, ngành nhựa nói chung và PVC nói riêng ở Việt Nam đã tiến những bước khá dài. Tuy vậy so với thế giới cũng như với các nước trong khu vực thì nước ta vẫn đang còn ở vị trí rất khiêm tốn. Hai bảng (1) và (2) sau đây cho ta thấy rõ điều đó.
Trên thế giới, PVC có lượng tiêu thụ đứng thứ 2 trong tất cả các loại nhựa. PVC là loại nhựa đa năng nhất, do có nhiều ứng dụng khác nhau trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, từ đồ chơi trẻ em, bao bì đựng thực phẩm, trang thiết bị nội thất, phương tiện vận tải, điện và điện tử cho đến các dụng cụ y tế, vật liệu xây dựng.... Năm 2000, sản lượng PVC của thế giới đạt khoảng 25,9 triệu tấn, đạt mức tăng trưởng khoảng 4%/năm và dự kiến đến năm 2004, sản lượng PVC sẽ đạt 31,7 triệu tấn.
Ở Việt Nam, PVC chiếm vị trí thứ 3 sau PE và PP. Năm 2000 mức tiêu thụ đạt khoảng 120.000 tấn.
Công ty TPC là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Công nghiệp hóa dầu Việt Nam sản xuất ra bột nhựa PVC, là một trong những chất dẻo thông dụng nhất mà con người đã, đang và sẽ còn sử dụng lâu dài để tạo ra các sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho cuộc sống của mình.
C. KẾT LUẬN
Vấn đề về phát triển sản xuất nhựa PVC đang là vấn đề được các nhà máy sản xuất quan tâm, chú trọng nâng cấp hệ thống sản xuất.
Là một trong những loại nhựa đóng vai trò quan trọng thiết yếu trong cuộc sống, đem đến nguồn lợi to lớn về kinh tế. Bên cạnh đó chính là vấn đề về môi trường mà mỗi người dân cần có ý thức trong việc sử dụng các sản phẩm nhựa PVC. Các nhà máy sản xuất, trung tâm nghiên cứu phải đưa ra giải pháp để xử lý rác nhựa PVC đem đến sự phát triển bền vững hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1.Giáo trình HOAS KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ _ LÊ THANH – ĐHSP HUẾ 2. Nguồn internet :
http://www.vinachem.com.vn/Desktop.aspx/Xuat-ban-pham/40/599/