1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CAO THỰC TẬP-SẢN XUẤT NHÀ MÁY TINH BỘT

103 799 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM ĐỀ TÀI: SẢN XUẤT NHÀ MÁY TINH BỘT DANH SÁCH NHÓM: ĐÀO BÍCH DUYÊN 12150341 DƯƠNG ĐỨC LONG 12128351 ĐẶNG THỊ NHUNG 12089271 NGUYỄN TRẦN NGỌC PHƯỚC 12139351 VÕ THỊ MINH THƯ 12126341 GVHD: VŨ THỊ HOAN Tp.HCM, tháng 11 năm 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1 : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ 1 1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1 1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á 1 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN Ở VIỆT NAM 3 PHẦN 2: LẬP LUẬN KINH TẾ-KỲ THUẬT 5 2. LẬP LUẬN KỸ THUẬT 5 2.1. LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT TINH BỘT 5 2.2. LỰA CHỌN NĂNG SUẤT THIẾT KẾ CHO PHÂN XƯỞNG NHÀ MÁY5 PHẦN 3 : NGUYÊN LIỆU 7 3. NGUYÊN LIỆU – SẢN PHẨM 7 3.1. ĐẶC ĐIỂM CÂY SẮN 7 3.2. TÌNH HÌNH TRỒNG SẮN 7 3.3. PHÂN LOẠI, CẤU TẠO, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỦ SẮN 9 3.3.1. PHÂN LOẠI 9 3.3.2. CẤU TẠO 9 3.3.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỦ SẮN 10 3.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA CỦ SẮN 14 3.4.1. PHƯƠNG PHÁP CẢM QUAN 14 3.4.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH BỘT CÓ TRONG CỦ 15 3.5. VẤN ĐỀ VỀ BẢO QUẢN CỦ SẮN 15 3.6. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG TINH BỘT SẮN 16 3.6.1. TIÊU CHUẨN CHUNG 16 3.6.2. TIÊU CHUẨN CỤ THỂ 16 3.7. ỨNG DỤNG CỦA TINH BỘT SẮN 17 3.7.1. ỨNG DỤNG CỦA TINH BỘT SẮN TRONG NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM 17 3.7.2. ỨNG DỤNG TINH BỘT SẮN TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÁC 18 3.8. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 19 PHẦN 4 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ 27 4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 27 4.1. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 27 4.2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 28 4.2.1. NGÂM 28 4.2.1.1. MỤC ĐÍCH 28 4.2.1.2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT 28 4.2.2. RỬA VÀ BÓC VỎ 28 4.2.2.1. MỤC ĐÍCH 28 4.2.2.2. CÁC BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH RỬA VÀ BÓC VỎ 28 4.2.2.3. PHƯƠNG PHÁP RỬA VÀ BÓC VỎ 28 4.2.2.4. THIẾT BỊ 30 4.2.3. CẮT KHÚC 31 4.2.3.1. MỤC ĐÍCH 31 4.2.3.2. CÁC BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH CẮT KHÚC 31 4.2.3.3. THIẾT BỊ CẮT KHÚC 31 4.2.4. NGHIỀN 32 4.2.4.1. MỤC ĐÍCH 32 4.2.4.2. CÁC BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH NGHIỀN 32 4.2.4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH NGHIỀN 33 4.2.4.3. THÔNG SỐ KỸ THUẬT 33 4.2.4.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN 33 4.2.5. TÁCH BÃ 36 4.2.5.1. MỤC ĐÍCH 36 4.2.5.2. CÁCH TIẾN HÀNH 36 4.2.5.3. CÁC BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH TÁCH BÃ 37 4.2.5.4. THÔNG SỐ KỸ THUẬT 37 4.2.5.5. HÓA CHẤT SỬ DỤNG 37 4.2.6. TÁCH DỊCH BÀO 38 4.2.6.1. MỤC ĐÍCH 38 4.2.6.2. CÁC BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH TÁCH DỊCH BÀO 38 4.2.6.3. CÁCH TIẾN HÀNH 39 4.2.7. RỬA TINH BỘT 39 4.2.7.1. MỤC ĐÍCH 39 4.2.7.2. CÁCH TIẾN HÀNH 39 4.2.8. TÁCH TINH BỘT 40 4.2.8.1. MỤC ĐÍCH 40 4.2.8.2. CÁC BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH TÁCH TINH BỘT 40 4.2.8.3. CÁCH TIẾN HÀNH 40 4.2.8.4. THÔNG SỐ KỸ THUẬT 40 4.2.9. SẤY TINH BỘT 41 4.2.9.1. MỤC ĐÍCH 41 4.2.9.2. CÁC BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH SẤY TINH BỘT 41 4.2.9.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẤY TINH BỘT 42 4.2.9.4. PHƯƠNG PHÁP SẤY TINH BỘT 42 4.2.10. BAO GÓI 44 4.2.10.1. MỤC ĐÍCH 44 PHẦN 5 : XỬ LÝ NƯỚC THẢI 46 5.1 CÁC DẠNG CHẤT THẢI 46 5.1.1. KHÍ THẢI 46 5.1.2 NƯỚC THẢI 47 5.1.2.1. NGUỒN PHÁT SINH VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN 47 5.1.2.2. PHÂN LOẠI NƯỚC THẢI NHÀ MÁY 48 5.1.3. CHẤT THẢI RẮN 48 5.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 48 5.2.1. GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO BỤI 48 5.2.1.1. ĐỐI VỚI Ô NHIỄM BỤI TẠI CÔNG ĐOẠN ĐÓNG BAO THÀNH PHẨM 48 5.2.1.2 ĐỐI VỚI Ô NHIỄM BỤI DO HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VÀ KHU VỰC THU MUA NGUYÊN VẬT LIỆU 49 5.2.2. GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÍ THẢI 49 5.2.3. GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÙI TỪ BÃI CHỨA CHẤT THẢI RẮN VÀ NƯỚC THẢI 49 5.3. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHẤT THẢI RẮN VÀ BÃ THẢI 49 5.3.1. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN 50 5.3.1.1. PHÂN LUỒNG DÒNG THẢI 50 5.3.1.2. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 50 PHỤ LỤC 56 MỞ ĐẦU Tinh bột có trong tự nhiên trong các quả, củ như: ngũ cốc. Các loại lương thực được coi là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra tinh bột. Tinh bột cùng với protein và chất béo là một thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài động vật khác. Ngoài sử dụng làm thực phẩm ra, tinh bột còn được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, rượu, băng bó xương. Tinh bột được tách ra từ hạt như ngô và lúa mì, từ rễ và củ như sắn, khoai tây, dong là những loại tinh bột chính dùng trong công nghiệp. Trong số các loại tinh bột thì tinh bột khoai mì có nhiều ưu điểm hơn các loại tinh bột khác. Giá cả của tinh bột sắn thì thấp hơn so với tinh bột gạo và tinh bột lúa mì. Hiện tại và trong tương lai giá cả của tinh bột gạo sẽ không giảm so với tinh bột sắn do công nghệ sản xuất tinh bột gạo phức tạp hơn cũng như chính sách của chính phủ không khuyến khích sử dụng tinh bột gạo trong các ngành công nghiệp khác. Tinh bột lúa mì không cạnh tranh lại tinh bột khoai mì vì loại tinh bột này hiện nay chủ yếu được nhập khẩu nên số lượng không nhiều và giá cả lại cao. Hướng phát triển của cây sắn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước là thâm canh tăng năng suất để đạt giá trị tổng sản lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho khâu chế biến để tăng giá trị sản phẩm cũng là công việc rất cần phải giải quyết. Đó thực sự là những khó khăn mà các nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì phải đối mặt. Chính vì thế, nhóm chúng em chọn để tài này để cùng nhau tìm hiểu và đưa ra những phương án khả thi nhất để có thể duy trì hoạt động cho một nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì. PHẦN 1 : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ 1. TÌNH H ÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN TRÊN TH Ế GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Tình hình sản xuất tinh bột sắn trên Thế giới và khu vực Châu Á Sắn là loại cây lương thực quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Sắn có xuất xứ từ Trung – Nam Mỹ. Sau đó phát triển sang Châu Phi, Châu Á, Cùng với sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp cây sắn ngày càng trở nên có giá trị kinh tế cao. Năm 2011, toàn thế giới có 100 nước trồng sắn với tổng diện tích đạt 19,64 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 12,83 tấn/ ha, sản lượng 252,20 triệu tấn (FAO, 2013). - 1 - Sắn là cây lương thực (Food) có sản lượng 252,20 triệu tấn) đứng hàng thứ năm sau ngô (883,46 triệu tấn), lúa gạo (722,76 triệu tấn), lúa mì (704,08 triệu tấn) khoai tây (374,38 triệu tấn). Sắn được trồng 66 % ở châu Phi, 20 % ở châu Á, 14 % ở châu Mỹ Latinh.Sắn là thức ăn của hơn một tỷ người trên thế giới, đặc biệt là châu Phi nơi sắn làm lương thực thực phẩm chính. Sắn là cây thức ăn gia súc (Feed), cây chế biến tinh bột (Flour) làm bột ngọt, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học, chất giữ ẩm cho đất và hiện nay sắn là cây nguyên liệu chính để chế biến nhiên liệu sinh học (Fuel) có lợi thế cạnh tranh cao Sản xuất sắn trên thế giới. Châu Phi là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu đến năm 2011 đạt 140,97 triệu tấn, chiếm 55,90 % sản lượng sắn thế giới 252,20 triệu tấn. Trong đó, đứng đầu châu lục này là Nigeria với sản lượng đạt 52,40 triệu tấn năm 2011. Châu Á chiếm 30 % sản lượng sắn thế giới với diện tích 3,91 triệu ha, năng suất bình quân 19,60 tấn/ha và sản lượng đạt 76,68 triệu tấn. Cây sắn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Philippin. Châu Mỹ là khu vực sản xuất sắn lớn thứ ba trên thế giới. Diện tích trồng sắn ở châu Mỹ tăng từ 2,54 triệu ha năm 2000 lên 2,85 triệu ha năm 2005 và sau đó giảm xuống còn 2,67 triệu ha vào năm 2011. Năng suất sắn châu Mỹ bình quân đạt 12,88 tấn/ha, sản lượng sắn đạt khoảng 34,36 triệu tấn năm 2011. Brazil là nước trồng nhiều sắn nhất của châu lục này với 1,74 triệu ha năm 2011, chiếm khoảng 65 % diện tích sắn trồng ở châu Mỹ (FAOSTAT, 2013) Mười nước có sản lượng sắn hàng đầu thế giới năm 2011 bao gồm Nigeria 52,4 triệu tấn. Brazil 25,44 triệu tấn, Indonesia 24,00 triệu tấn, Thái Lan (21,91 triệu tấn). Cộng hòa Công gô (15,56 triệu tấn) Angola (14,33 triệu tấn), Ghana (14,24 triệu tấn), Việt Nam (9,87 triệu tấn), Ấn Độ (8,00 triệu tấn), và Mozambic (6,26 triệu tấn). Khả năng thu lợi cao từ việc xuất khẩu tinh bột sắn khiến các nước xuất khẩu chủ yếu, sẽ thay đổi các giống sắn truyền thống bằng các giống sắn mới cho năng suất cao, hàm lượng tinh bột lớn thích hợp với chế biến công nghiệp. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước đang gia tăng. - 2 - 1.2. Tình hình sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng có sản lượng đứng thứ ba sau lúa và ngô. Năm 2011, diện tích sắn cả nước đạt 560 ngàn ha, năng suất bình quân 17,63 tấn/ha, sản lượng 9,87 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2013). Việt Nam hiện đang sản xuất hằng năm hơn 2 triệu tấn sắn củ tươi, đứng thứ 11 trên thế giới về sản lượng sắn, nhưng lại là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Indonesia. Trong chiến lược toàn cầu cây sắn đang được xem là một loại cây lương thực dễ trồng, thích hợp với những vùng đất cằn cỗi, đây cũng là cây công nghiệp triển vọng có khả năng cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác. + Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích sắn năm 2011 ước đạt 168.600 ha (chiếm 30,10 % diện tích sắn cả nước), năng suất đạt 17,66 tấn/ha và sản lượng đạt 2.977.900 tấn củ tươi (chiếm 30,15 % sản lượng sắn cả nước). Diện tích sắn nhiều nhất là các tỉnh Bình Thuận, Nghệ An, Quãng Ngãi, Phú Yên. + Vùng Tây Nguyên có diện tích sắn năm 2011 đạt 154.600 ha (chiếm 27,60 % diện tích sắn cả nước), năng suất 16,70 tấn/ha, sản lượng 2.582.200 tấn củ tươi (chiếm 26,15 % sản lượng sắn toàn quốc). Sắn trồng nhiều ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông. + Vùng trung du miền núi phía Bắc diện tích sắn năm 2011 đạt 117.200 ha (chiếm 20,92 % diện tích sắn toàn quốc), năng suất đạt 12,36 tấn/ha, sản lượng 1.448.900 tấn củ tươi (chiếm 14,67 % sản lượng sắn toàn quốc). Sắn trồng nhiều nhất ở các tỉnh Sơn La, Yên Bái và Hòa Bình. + Vùng Đông Nam Bộ diện tích sắn năm 2011 đạt 99.000 ha (chiếm 17,68 % diện tích trồng sắn toàn quốc), năng suất sắn 25,34 tấn/ha cao nhất nước, sản lượng ước đạt 2.536.500 tấn củ tươi (chiếm 25,68 % sản lượng sắn toàn quốc). Sắn trồng nhiều ở Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương. Ở nước ta, cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng đóng vai trò là cây công nghiệp. Sự hội nhập đang mở rộng thị trường sắn, tạo nên những cơ hội chế biến tinh bột, tinh bột biến tính bằng hoá chất và Enzim, sản xuất sắn lát, sắn viên để xuất khẩu và sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, trong sản xuất thức ăn gia súc và làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. - 3 - Tinh bột sắn ở Việt Nam đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng được chính phủ và các địa phương quan tâm. Hiện nay cả nước có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn đi vào hoạt động và 7 nhà máy đang được xây dựng. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam được thể hiện dưới bảng sau. - 4 - PHẦN 2: LẬP LUẬN KINH TẾ-KỲ THUẬT 2. LẬP LUẬN KỸ THUẬT 2.1. Lựa chọn nguyên liệu để sản xuất tinh bột Ta chọn cây sắn để sản xuất tinh bột do các nguyên nhân sau:  Điều kiện trồng trọt So với cây lúa thì cây sắn không đòi hỏi khắt khe về điều kiện canh tác đặc biệt là nguồn nước. Cây sắn có thể trồng trên các loại đất bạc màu, cằn cỗi ngoài ra người trồng sắn không cần phải tốn nhiều công chăm sóc như khi canh tác đối với cây lúa. Nhu cầu tinh bột dùng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hiện nay rất lớn đỏi hỏi phải sản xuất thêm nhiều hơn nữa tinh bột để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường do đó cây sắn trở thành một cây trồng quan trọng để sản xuất tinh bột. Ngoài việc mở rộng diện tích trồng sắn thì các cơ sở sản xuất tinh bột mới cũng phải được xây dựng thêm nhằm đáp ứng nhu cầu này. 2.2. Lựa chọn năng suất thiết kế cho phân xưởng nhà máy Thị trường sắn trong những năm gần đây đang có chiều hướng phát triển đi lên do: - Chính sách đổi mới của nhà nước và sự tăng trưởng cao ổn định của kinh tế Việt Nam. - Thông tin kinh tế thị trường tốt hơn. Hệ thống giao thông không ngừng được mở rộng. - Sản phẩm sắn Việt Nam có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. - Áp dụng giống sắn mới năng suất cao vào trồng, kỹ thuật canh tác tiến bộ. Theo tài liệu cho biết nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn gần đây đã được hình thành tại các huyện Long Thành (Đồng Nai), Tân Biên (Tây Ninh),… có công suất chế biến trung bình từ 100 ÷ 400 tấn củ tươi/ngày. Cùng với những thuận lợi về thị trường tiêu thụ sắn (không ngừng được mở rộng) nên với năng suất thiết kế cho nhà máy dự kiến 50 tấn tinh bột thành phẩm/ngày là điều không quá khó để có thể thực hiện. Nhà máy sản xuất tinh bột sắn ra đời phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của chính phủ nói chung và các ngành công nghiệp chế biến nói riêng. Hơn nữa các nhà máy chế biến tinh bột sắn ngoài việc giúp giải quyết công ăn việc làm cho người dân còn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao ra thị trường thế giới. - 5 - [...]... đường lên men người ta có thể sản xuất rượu, cồn, mì chính… - Sorbitol là phụ gia tạo cấu trúc rất thông dụng trong các sản phẩm thực phẩm d Sản xuất đường glucose - Nguyên liệu: bột hoặc tinh bột các loại củ cũng như các loại hòa thảo Ở các nước khác chủ yếu dùng tinh bột ngô, tinh bột khoai tây; ở nước ta dùng tinh bột sắn để sản xuất đường glucose - Chất lượng tinh bột ảnh hưởng đến chất lượng sản... bột ít, lượng chất hòa tan cao Còn thu hoạch trễ quá thì hàm lượng tinh bột sẽ giảm, thành phần xơ tăng, một phần tinh bột bị thủy phân thành đường để nuôi mầm non Tinh bột trong khoai mì tồn tại dưới dạng các hạt tinh bột có kích thước 3 ÷ 34m Tinh bột khoai mì có một số tính chất đặc trưng rất có lợi khi sử dụng chúng làm nguyên liệu trong chế biến thực phẩm như: - Tinh bột khoai mì không có mùi... dụng của tinh bột sắn Tinh bột nói chung và tinh bột sắn nói riêng có rất nhiều ứng dụng trong các ngành kinh tế khác nhau Điểm đáng chú ý, tinh bột sắn được dùng rất phổ biến và thông dụng trong nhiều loại bánh kẹo, phụ gia thực phẩm, mì ăn liền với các công thức phối trộn phong phú và đa dạng 3.7.1 Ứng dụng của tinh bột sắn trong ngành sản xuất thực phẩm a Các loại bánh - Tinh bột được sử dụng là một... hiệu suất cao giá thành hạ 3.7.2 Ứng dụng tinh bột sắn trong một số ngành công nghiệp khác a Keo dán hoặc chất kết dính - Do tinh bột có thể tạo nên dung dịch có độ nhớt rất cao sau khi hồ hóa, do đó nó được ứng dụng trong sản xuất các loại hồ, keo dán b Thức ăn gia súc - Thông thường thức ăn gia súc được sản xuất từ nguyên liêu củ có chứa nhiều tinh bột như bắp, khoai, sắn - Ngoài ra tinh bột còn thường... đủ đáp ứng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây sắn trong đó có ngành sản xuất tinh bột Vì lẽ đó, việc xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở tỉnh Tây Ninh là thích hợp nhất - 20 -  chọn địa điểm xây dựng nhà máy bằng phương pháp cho điểm Nhóm lựa chọn đặc nhà máy ở 3 tỉnh:Tây Ninh (TN), Đồng Nai (DN), Bình Phước (BP) Đặc Đặc điểm địa hình điểm khu đất 13.57% Ngập... Tinh bột biến tính - Đặc trưng chủ yếu của tinh bột biến tính chính là nó có độ nhớt cao góp phần tạo độ sệt, độ đặc trong một số sản phẩm như nước sốt, nước chấm, súp… - Ngoài ra tinh bột biến tính còn tạo ra độ mờ đục cho một số sản phẩm như nước sốt c Sản xuất các sản phẩm thủy phân từ tinh bột - Bằng con đường thủy phân, tinh bột là nguyên liệu chính để sản xuất ra các loại sản phẩm như: mạch nha,... thành phần có mùi trong thực phẩm - Tinh bột khoai mì trong nước sau khi được gia nhiệt sẽ tạo thành sản phẩm có dạng sệt trong suốt nên rất thuận tiện trong việc sử dụng chúng cùng với các tác nhân tạo màu khác - Tỉ lệ amylopectin : amylose trong tinh bột khoai mì cao (80:20) nên gel tinh bột có độ nhớt, độ kết dính cao và khả năng gel bị thoái hóa rất thấp - 11 - Hình 4: Hạt tinh bột khoai mì qua kính... Ở những nhà máy vừa và nhỏ, người ta tách bỏ nguyên phần vỏ (gồm phần vỏ lụa và vỏ thịt) và chỉ dùng phần lõi của củ – phần có cấu trúc mềm xốp để sản xuất tinh bột Với những thiết bị đơn giản có sẵn và nguồn năng lượng hạn chế của các nhà máy, việc dùng nguyên củ để sản xuất sẽ gặp khó khăn trong khâu nghiền cũng như trong khâu rửa đất cát, gọt vỏ… trong khi lượng tinh bột thu được là không cao (do... hồ vải, in và hoàn thiện - Giai đoạn in: tinh bột được sử dụng nhằm ngăn cản các tác nhân gây ô nhiễm trong khi in - 18 - - Giai đoạn hoàn thiện: tinh bột thường sử dụng là tinh bột sắn, được cung cấp với những tỷ lệ khác nhau để vải bóng và bền, ví dụ vải cotton là 12%, vải tổng hợp là 18%, tơ nhân tạo là 8% e Sản xuất giấy - Tinh bột được dùng trong sản xuất giấy để làm khô bề mặt và bao phủ bề... quá trình sản xuất tinh bột, độc tố sẽ theo nước dịch thải ra ngoài Vì vậy mặc dù sắn đắng có hàm lượng độc tố cao nhưng sản phẩm tinh bột từ sắn vẫn có thể sử dụng làm thực phẩm Do các glucoside này tập trung nhiều ở vỏ củ do đó khi chế biến nên tách dịch bào nhanh để không ảnh hưởng đến màu sắc của tinh bột sau này vì HCN sẽ tác dụng với Fe cho ra muối cyanate sắt có màu xám làm đen bột - 13 - b Enzyme . cho một nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì. PHẦN 1 : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ 1. TÌNH H ÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN TRÊN TH Ế GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Tình hình sản xuất tinh bột sắn trên. tinh bột chính dùng trong công nghiệp. Trong số các loại tinh bột thì tinh bột khoai mì có nhiều ưu điểm hơn các loại tinh bột khác. Giá cả của tinh bột sắn thì thấp hơn so với tinh bột gạo và tinh. XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ 1 1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1 1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á 1 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT

Ngày đăng: 17/05/2015, 11:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w