CÁC BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH TÁCH DỊCH BÀO

Một phần của tài liệu BÁO CAO THỰC TẬP-SẢN XUẤT NHÀ MÁY TINH BỘT (Trang 43 - 44)

4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

4.2.6.2. CÁC BIẾN ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH TÁCH DỊCH BÀO

a. Biến đổi vật lý

Tinh bột qua quá trình tách dịch bào được kết thành khối chặt hơn, tỉ trọng khối tinh bột tăng.

b. Biến đổi hóa học

- Hàm lượng chất khô không hòa tan của sản phẩm tăng.

- Vào giai đoạn đầu sẽ xảy ra phản ứng tạo phức bền giữa tinh bột và protein, acid béo… Và hầu như ta không thể tách được tinh bột tinh khiết ra khỏi phức này. Điều này làm cho giá trị tinh bột giảm đáng kể khi sử dụng để chế biến các sản phẩm khác. Vì vậy các quá trình tách dịch bào phải diễn ra nhanh.

- Độ tinh khiết của sản phẩm tăng do các hợp chất như polyphenol, HCN, sắc tố… đi theo nước ra ngoài.

c. Biến đổi hóa lý

Sau quá trình tách dịch bào ta thu được hai phần là phần nước dịch và phần tinh bột ướt.

d. Biến đổi hóa sinh

Trong thành phần dịch bào có chứa nhiều chất khác nhau nhưng trong sản xuất tinh bột đặc biệt chú ý tới các hợp chất polyphenol và hệ enzyme polyphenoloxydase. Khi tế bào của củ bị phá vỡ, các polyphenol tiếp xúc với oxy và dưới tác dụng của enzyme polyphelnoloxydase sẽ oxy hóa tạo thành chất màu

e. Biến đổi sinh học

Trong dịch bào thường có chứa đường và các hợp chất dinh dưỡng khác là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Nếu để dịch bào tiếp xúc với tinh bột quá lâu, vi sinh vật sẽ sử dụng tinh bột như một nguồn cơ chất và quá trình lên men sẽ diễn ra mạnh mẽ tạo ra ethalnol, acid hữu cơ và các sản phẩm trao đổi chất khác làm ảnh hưởng tới chất lượng của tinh bột thành phẩm. Do đó cũng cần hạn chế thời gian tiếp xúc giữa tinh bột và dịch bào.

Một phần của tài liệu BÁO CAO THỰC TẬP-SẢN XUẤT NHÀ MÁY TINH BỘT (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)