1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-Báo cáo kết quả nghiên cứu phân tích sinh kế có sự tham gia tại xã Vinh Hà, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế (Phần 1)

27 513 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 53,63 KB

Nội dung

Những năm gần đây do sức ép của gia tăng dân số, tăng mật độ các loại ngư cụ đánh bắt có tính huỷ diệt, tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, tăng các thành phần xã hội từ ngoài c

Trang 1

Báo cáo kết quả nghiên cứu phân tích sinh kế có sự tham gia tại xã Vinh Hà, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế (Phần 1)

Lâm Thị Thu Sửu

Trung tâm KH XH và NV-Huế

I GIỚI THIỆU

Hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là một hệ thuỷ vực nước lợ đặc biệt, lớn nhất đồng nam Á, có diện tích mặt nước gần 22.000 ha, kéo dài gần 70 km dọc ven biển và được chia cắt thành nhiều tiểu vùng theo hướng từ Bắc vào Nam gồm: Phá Tam Giang, đầm Sam - Chuồn, đầm Hà Trung -Thuỷ Tú và đầm Cầu Hai Toàn vùng đầm phá có tên gọi chung là đầm phá Tam Giang Nhờ lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản, đầm phá Tam Giang là nơi sinh sống của hơn 300.000 người dân, chiếm hơn 30% dân số tỉnh Thừa Thiên Huế

Phú Vang là một huyện nằm ven biển thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Toàn huyện có 21 xã, trong đó có 7 xã sinh kế người dân chủ yếu bằng nông nghiệp, 7 xã ven biển và ven phía Đông đầm phá, sinh kế đa nghề, chủ yếu là ngư nghiệp phụ thuộc vào kinh tế biển và đầm phá, 7 xã ven phía Tây đầm phá, sinh kế hầu như phụ thuộc vào nguồn lợi từ đầm phá

Xã Vinh Hà là một xã “bán đảo”của vùng phía Nam đầm phá Tam Giang Phía Đông giáp đầm Hà Trung-Thuỷ Tú, phía Tây giáp đầm cầu Hai Toàn xã Vinh Hà có tổng diện tích tự nhiên 6307 ha, trong đó 3007 ha các loại đất và 3300 ha mặt nước tự nhiên.Toàn xã có 2010 hộ Cư dân chủ yếu bao gồm hai nhóm chính: nhóm “dân trên làng” (theo cách nói của địa phương) là nhóm người cư trú lâu đời trên các vùng đất liền, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp; nhóm “dân thủy diện-định cư” là bộ phận ngư dân làm nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản Nhóm người làm nông sống tập trung ở các thôn Hà Trung 1, 2, 3, 4, và một phần của thôn 5 quay mặt ra hai tỉnh lộ 13C và 13D Điểm phân

bố cư dân thuỷ diện-định cư chủ yếu ở thôn Hà Giang (106 hộ, hơn 600 khẩu), một phần của Hà Trung 5 (68 hộ), thôn Cống Quan có 23 hộ dân cách trung tâm xã khoảng 6km Ngoài ra còn có một số cư dân vẫn còn sống trên thuyền gọi là dân thuỷ diện gồm 30 hộ

ở Hà Trung 5 và 6 hộ ở thôn Cống Quan

Những năm gần đây do sức ép của gia tăng dân số, tăng mật độ các loại ngư cụ đánh bắt

có tính huỷ diệt, tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, tăng các thành phần xã hội

từ ngoài cộng đồng tham gia nuôi trồng thuỷ sản, cũng như gia tăng sự rủi ro trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản… Dân cư đầm phá nói chung và người dân xã Vinh Hà nói riêng, đặc biệt là bộ phận dân nghèo, thuỷ diện và thuỷ diện đã được định cư có hoạt động sống phụ thuộc vào nguồn lợi từ đầm phá bằng nhiều nghề sinh kế khác nhau, họ đang đối mặt với những thách thức về sinh kế

II Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm đích mục:

Trang 2

- Tìm hiểu, đánh giá và phân tích thực trạng đời sống của ngư dân xã Vinh Hà.

- Các phát hiện của đợt nghiên cứu này sẽ là cơ sở để Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Huế cùng với cán bộ và ngư dân xã Vinh Hà xây dựng một đề án nhằm phát triển sinh kế bền vững tại địa phương Trong đó, các nội dung hoạt động của đề án này phải phù hợp với hoàn cảnh, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân và nằm trong khả năng có sẵn của họ Nó phải là các hoạt động có đối chiếu, xem xét và phối hợp với các thể chế, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến địa phương

III Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau :

1 Ngư dân xã Vinh Hà đang sống trong các hoàn cảnh bấp bênh nào liên quan đến các điều kiện môi trường và kinh tế, xã hội?

2 Họ có các nguồn lực chính nào: nguồn lực con người, nguồn lực thiên nhiên, nguồn lực văn hoá xã hội, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính…?

3 Các thể chế, định chế, chính sách đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đời sống sinh kế của cộng đồng đó như thế nào?

4 Các lựa chọn sinh kế nào/giải pháp nào mà người dân cho là bền vững và nhờ đó họ cóthể tự lực vượt qua nghèo khó?

IV Phương pháp nghiên cứu

IV.1 Phương pháp tiếp cận “sinh kế bền vững (SL)”

Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững được đề ra và được coi như là phương hướng chủđạo nhằm tập trung quan tâm vào các nhóm nghèo và hướng đến phát triển bền vững của người nghèo Sinh kế bền vững sẽ đặt yếu tố con người làm vị trí trung tâm của các chương trình phát triển và các dự án xoá đói giảm nghèo Hơn nữa, đói nghèo là một vấn

đề phức tạp, nó là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau Vì vậy, các cách tiếp cận

cổ điển theo ngành, theo vùng không thể giải quyết tốt được Nhìn bằng phương pháp sinh kế giúp cho chúng ta cái nhìn tổng thể toàn diện về đói nghèo và các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Thông qua phương pháp này, chính người dân sẽ là người hiểu rõ và xác định các vấn đề liên quan đến sự nghèo đói cũng như các cơ hội mở ra của họ Từ đó,chính họ cũng sẽ tự xây dựng nên kế hoạch nhằm tăng tính bền vững của sinh kế

Khung phân tích sinh kế được sử dụng để đánh giá, phân tích sinh kế của người nghèo

Áp dụng khung phân tích sinh kế giúp khai thác và hiểu rõ hầu hết toàn bộ các yếu tố liên quan đến thưc trạng sinh kế của người nghèo cũng như các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó (DFID) Đặc biệt, nó cũng giúp ta biết được các thông tin về các nỗ lực đóng góp của các tổ chức, thể chế, chủ trương, chính sách, dự án đang diễn ra tại địa phương cũng như quá trình triển khai của nó tại các cấp như thế nào Nhờ đó, chúng ta có

Trang 3

thể đúc rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với các bên liên quan nhằmmang lại hiệu quả cao cho các chương trình dự án về sinh kế bền vững trong tương lai.

IV.2 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA)

PRA là một bộ công cụ tối ưu cho việc thu thập và phân tích thông tin Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững luôn đi kèm với bộ công cụ PRA này Vì PRA cũng đặt con người vào vị trí trung tâm, tạo cơ hội cho người dân đóng vai trò tích cực hơn trong các nỗ lực phát triển Nó tập trung tạo quyền tối đa cho người dân phản ánh và suy ngẫm về vấn đề nghèo đói của họ và để cho người dân đưa ra các quyết định, các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng của họ Các công cụ được sử dụng là:

- Biểu đồ lịch sử: để biết được các sự kiện lịch sử chính cũng như ảnh hưởng của chúng đến đời sống của cộng đồng Trong đó, các vấn đề lớn trong bối cảnh bấp bênh

(vulnerable context) sẽ được phát hiện và các chính sách chủ trương quan trọng

(structures and processes) cũng được đưa ra thảo luận nhằm tìm hiểu được cái hoàn cảnh

ra đời của các sự kiện này và chúng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân cũng như các phản ứng của nhân dân đối với từng sự kiện

- Bản đồ tài nguyên: để biết được cộng đồng đó có những nguồn lực về tài nguyên gì (natural capital)

- Sơ đồ đi lại: nhằm để biết các thông tin về các mối quan hệ xã hội của cộng đồng (socialcapital) Cũng qua sơ đồ này, chúng ta có thể thấy được các dịch vụ công/tư nào mà người dân ở đó đang sử dụng (physical capital) Ngoài ra, nó cũng có thể cho biết một vàichỉ số về nguồn lực, về con người (human capital) nếu họ có đi đến những nơi như trường học, trung tâm/viện nghiên cứu…

- Lịch thời vụ: nhằm để biết được các thông tin quan trọng ứng với mỗi giai đoạn thời gian Từ các thông tin đó, ta có thể phân tích cuộc sống sinh kế của người dân Chúng ta

có thể rút ra được thời gian nào/tháng nào là khó khăn hay căng thẳng nhất của người dâncũng như tháng nào là tháng cơ hội có nhiều nhất Đặc biệt, lịch thời vụ sẽ giúp ta hoạch định các kế hoạch làm việc với cộng đồng sao cho phù hợp với điều kiện thời gian của

họ

- Biểu đồ Venn: để biết được các tổ chức, đoàn thể hay cá nhân có liên quan trực tiếp hayảnh hưởng đến cộng đồng (institutions, policies, proceseses) Biểu đồ Venn cũng nói lên được là các tổ chức/cá nhân đó đã thúc đẩy hay cản trở cộng đồng đó tiếp cận đến các nguồn lực như thế nào Đồng thời, nó cũng cho biết quá trình ra quyết định của một thể chế chính sách Ngoài ra, nó có thể hiện mối quan hệ qua lại, hay sự chồng chéo về chuyên môn và con người giữa các tổ chức/cá nhân đó

- Bảng xếp hạng: bao gồm xếp hạng giàu nghèo, xếp hạng ưu tiên các vấn đề quan tâm, xếp hạng các lựa chọn sinh kế (livelihood strategies)

Trang 4

- Bảng phân công lao động và phân tích vai trò giới: để biết được các công việc và vai trò do mỗi giới đảm nhiệm, từ đó có thể nói lên những khó khăn hay cơ hội của mỗi giới trong quá trình phát triển

- Xây dựng bản đồ quy hoạch hiện tại: để biết sự phân bố tài nguyên cho từng nhóm cư dân như thế nào?

- Phỏng vấn: do trong qua trình xây dựng các công cụ trên, người ta thường phải bỏ qua một số thông tin để cố gắng hoàn thành một công cụ/bảng biểu trong một thời gian nhất định Vì vậy phỏng vấn là cách tốt nhất nhằm thu thập thêm các thông tin để bổ sung cho các khuyết điểm của các công cụ trên Ngoài ra, phỏng vấn giúp ta hiểu sâu hơn các trường hợp hay các vấn đề và các đối tượng cụ thể mà chúng ta đặc biệt quan tâm Ví dụ: đối tượng trẻ em, vấn đề về nghề truyền thống, các vấn đề liên quan đến các thể chế, chính sách…

- Thu thập, tham khảo các tài liệu, số liệu thứ cấp: để tham khảo, đối chiếu và so sánh cácthông tin, số liệu liên quan

- Quan sát và rút kinh nghiệm từ những hoạt động can thiệp nhỏ Một thuận lợi của cuộc nghiên cứu này là chúng tôi tiến hành nghiên cứu khi chúng tôi có khả năng kết hợp với một số hoạt động can thiệp nhỏ Chính vì vậy, chúng tôi đã có điều kiện gần gũi với người dân, quan sát cuộc sống hàng ngày của bà con diễn ra như thế nào?

- Bản phân tích giới: nhằm để biết về sự phân công lao động giới cũng như các vai trò khác nhau mà mỗi giới đảm nhận Quan hệ giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực cũng như trong cơ chế ra quyết định Từ đó, nhu cầu cũng như cơ hội của giới

sẽ được thể hiện thông qua việc phân tích giới này

V Quá trình thu thập số liệu

V.1 Thành lập nhóm nghiên cứu sinh kế có sự tham gia (Nhóm PRA):

Nhóm PRA được thành lập tại Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn bao gồm 7 thànhviên từ các chuyên nghành khác nhau như Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, Dân tộc học, Giới và Phát triển, Thủy sản và Quản lý tài nguyên, Luật học, Xã hội học,

Sử học

V.2 Tiến hành thảo luận kế hoạch PRA:

Nhóm PRA đã tiến hành một buổi chia sẻ kinh nghiệm và thống nhất kế hoạch thực hiện nghiên cứu Tất cả các thành viên nắm được kế hoạch và vai trò của mình trong quá trìnhthực hiện

V.3 Tập huấn PRA:

Trang 5

Ngày đầu tiên của đợt nghiên cứu thực địa là ngày tập huấn về phương pháp tiếp cận sinh

kế (SLA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) Thành viên tham gia lớp tập huấn này là các thành viên của Ban quản lý dự án cấp huyện, xã và các Ban tựquản cơ sở của các thôn Đây là những người cung cấp thông tin chính (key informants) trong quá trình thực hiện nghiên cứu Mục đích của lớp tập huấn này là để giới thiệu cho các học viên, những người cung cấp thông tin chính, biết về các khái niệm cơ bản về các vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu như vấn đề đói nghèo và các nguyên nhân đói nghèo, cộng đồng, phát triển cộng đồng, chu trình của dự án phát triển cộng đồng, sinh kế

và các ý nghĩa của việc phân tích sinh kế, khung phân tích sinh kế và các thành phần của

nó, PRA và ý nghĩa của PRA, công cụ PRA và mục đích của các công cụ đó Do đặc tính của cộng đồng ngư dân đa số chưa bao giờ tham gia lớp tập huấn như thế này, và cũng chưa bao giờ nghe về những khái niệm mà lớp tập huấn đưa ra, nên trong qu

á trình tập huấn chúng tôi cố gắng diễn đạt một cách đơn giản, dễ hiểu và luôn luôn tạo điều kiện cho học viên tham gia để họ dễ hiểu và nhớ được lâu Ngoài ra, chúng tôi gồm hai người làm hướng dẫn viên (facilitators) chính thay phiên nhau truyền đạt làm cho đợt tập huấn không nhàm chán, trở nên sinh động Đặc biệt, giữa các chủ đề tập huấn, một số trò chơi tập thể được đưa ra, tạo thêm hưng phấn cho cả người học lẫn người dạy

V.5 Tiến hành xây dựng công cụ PRA

Tất cả các công cụ đều được xây dựng theo nhóm thảo luận gồm từ 6 đến 10 người, trong

đó có cả nam, nữ, thanh niên, người già Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi công cụ mà cácthành viên cũng linh hoạt theo Ví dụ: để xây dựng biểu đồ lịch sử, ít nhất phải có 1 người già tham gia, bản đồ quy hoạch thì phải có một người biết về địa chính tham gia.Trong quá trình xây dựng công cụ thì một cán bộ của nhóm PRA làm chủ trì, một cán bộ khác ghi chép toàn bộ tiến trình chủ trì và thảo luận (ghi cả câu hỏi hướng dẫn thảo luận, tất cả các ý kiến thảo luận) Ngoài ra, trong quá trình thảo luận, sẽ có một người dân biết viết sẽ ghi lại các kết quả thảo luận lên giấy A0, và một người khác lên tổng kết, trình bày kết quả thảo luận Vai trò của những người này là rất quan trọng

V.6 Tổng hợp và viết báo cáo

Sau mỗi lần xây dựng một công cụ, người thư ký hoặc người chủ trì sẽ viết một bài báo cáo về kết quả xây dựng công cụ đó Báo cáo này được nộp cho nhóm trưởng nhóm PRA.Nhóm trưởng tổng hợp, đối chiếu và kết hợp các báo cáo lại để phân tích và hoàn chỉnh một báo cáo “Nghiên cứu phân tích sinh kế có sự tham gia”

Sau khi hoàn chỉnh báo cáo, cả nhóm sẽ họp lại để thảo luận, bổ sung và thống nhất các nội dung

V.7 Hội thảo phổ biến các kết quả nghiên cứu

Một hội thảo sẽ được tổ chức để công bố các kết quả nghiên cứu Thành phần tham gia hội thảo là tất các các bên liên quan đến địa phương Bao gồm Ban tự quản cơ sở của thôn (những người cung cấp thông tin chính trong quá trình nghiên cứu, và là những

Trang 6

người đại diện cộng đồng hưởng lợi của dự án), Ban quản lý cấp huyện, xã, đại diện UBND Xã, Huyện, Tỉnh, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Huế, và tất các các cơquan đơn vị có liên quan như Sở Thủy sản, Cục Định canh Định cư, …

VI Kết quả và thảo luận

VI.1.Các biểu hiện của vấn đề nghèo khổ

Xã Vinh Hà, đặc biệt là bà con ngư dân thủy diện-định cư và chưa được định cư ở các thôn Hà Giang, Hà Trung 5 và thôn Cống Quan là những cư dân nghèo và khổ Nghèo được thể hiện rõ thông qua bảng xếp hạng kinh tế: 35,5% là ở dưới mức nghèo, 19,4% là

ở mức rất nghèo Cây vấn đề cũng đưa ra các biểu hiện nghèo đói như việc 20% số hộ vấn đang ở nhà rách nát, thiếu điều kiện tiện nghi thông thường và cao cấp như nhà vệ sinh, giếng nước, bàn ghế, giường tủ, bếp ga, tủ lạnh, phương tiện đi lại Cái nghèo thể hiện trong thu nhập thấp Một gia đình thu nhập khoảng 20000 đồng/ ngày và từ số tiền này một ngày họ chỉ ăn hai bửa cơm đạm bạc, không đủ chất dinh dưỡng Ngoài sự thiếu thốn vật chất, còn có những bức xúc, lo toan về mặt đời sống tinh thần Họ ngày đêm lo

âu vì nợ nần chồng chất (80% số hộ có nợ ngân hàng với số tiền nợ trên 15 triệu đồng (Báo cáo quan sát phỏng vấn, Nhân) Mặt khác, nỗi buồn, nỗi lo khi con cái, vợ hoặc chồng họ phải đi làm ăn xa (33% gia đình có con đi làm ăn xa) Họ nhớ con, trông chồng/vợ, con trẻ thiếu sự chăm sóc, thương yêu của bố hoặc mẹ khi họ phải đi làm xa Đời sống văn hóa, tinh thần thấp khi họ không biết chữ, và con cái của họ đa phần không được học hành

VI.2 Sinh kế và hoàn cảnh bấp bênh của nghèo khổ

Hoàn cảnh bấp bênh là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và khổ cực của người dân nơi đây Biểu đồ lịch sử, lịch thời vụ và cây vấn đề cho thấy người dân xã Vinh Hà phải sống trong hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai như bão lụt, hạn hán, mùa mưa kéo dài Sau mỗi cơn lũ to (lũ năm 1999), người dân hầu như mất hết tài sản như lúa gạo, áo quần, tủ giường, heo, gà, vịt Hàng năm, mùa mưa lạnh kéo dài 5-6 tháng từ tháng 9 âm lịch đến tháng 1 âm lịch, vì vậy nhiều gia đình ngư dân sống với nghề khai thác thủy sản trên đầm phá không thể làm được việc dưới nước giá lạnh mà nếu có cố làm thì cá tôm cũng không có nhiều, vào mùa này “hèn lắm” (tiếngđịa phương, nghĩa là “khan hiếm lắm”) Việc nuôi tôm cũng không thuận lợi vào mùa mưa lạnh Những năm gần đây do nhiệt độ tăng lên của toàn cầu (global warming), khí hậu địa phương thay đổi thất thường (local climate change), nguời dân không thể dự đoánđược thời tiết để có kế hoạch làm ăn phù hợp Ví dụ: Hàng năm, trời bắt đầu mưa vào tháng 8 âm lịch thì mấy năm gần đây, trời trở nên nắng gắt vào tháng này và kéo dài đến tháng 9-10…Ngoài ra, do sống trong vùng đầm phá ven biển, nguồn nước ở các thôn thủy diện đều bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng nên cư dân nơi đây không có nước sạch đểuống và sinh hoạt Qua phỏng vấn cho thấy, hàng ngày phụ nữ thường phải đi mua hoặc xin nước ở các làng nông nghiệp trong xã và các xã khác bên kia đầm phá về sử dụng Việc mua nước vừa tốn nhiều tiền, vừa mất thời gian (từ 15 đến 20 phút cho một lần đi 1

km đường gánh nước-xem sơ đồ đi lại) Điều đáng buồn hơn là người đi xin nước bị nhóm người nông nghiệp “người cho” coi thường, kỳ thị cho là “dân nốt, mù chữ” nay

Trang 7

còn bị cho là “lười nhác”, “không lo làm ra nước mà uống” (trích lời chị Sương, thôn Hà Trung 5) Việc phát triển nuôi tôm kéo theo sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ nhiễm mặn mạch nước ngầm và vùng đất nông nghiệp Điều này khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp không hiệu quả và bấp bênh.

Dân số của Vinh Hà đang tăng nhanh: từ 9.464 người đầu năm 2004 đến 9.623 người cuối năm 2004 (Báo cáo của UBDS, GĐ TE) Ngoài ra, việc nhiều người từ các nơi khác đến tham gia sản xuất trên vùng đầm phá (đến để xây hồ nuôi tôm, lấn chiếm diện tích đầm phá), Hai yếu tố này đã làm cho diện tích tự nhiên của đầm phá dành cho mỗi đầu người càng hẹp, kéo theo nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng giảm

Phong trào nuôi tôm phát triển mạnh một mặt giúp tăng thu nhập cho một số hộ dân, mặt khác nó đã ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người dân và làm cho đời sống bà con càng bấp bênh Xu thế xây nhiều hồ, cả hồ cao triều, trung triều và hạ triều, thiếu quy hoạch tốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và dịch bệnh cứ thế cũng có khuynh hướng xảy ra thường xuyên hơn Dịch bệnh dẫn đến thua lỗ

và nợ nần, kết quả là làm cho làn sóng di cư lao động ngày càng gia tăng

Ngoài ra, do đời sống lênh đênh trên nước và được xem là đối tượng du canh du cư nên

họ rất thụ động với các thể chế, chính sách, chủ trương của địa phương cũng như các yếu

tố mang tính toàn cầu Họ hầu như không được tham gia trong việc đưa ra các quyết định cho các chương trình, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ Chương trình định canh định cư đã đưa họ lên một nơi mà trước đây họ chưa hề biết đến và khi họ đồng ý lên định cư thì nhà nước cho gì thì họ nhận nấy Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đã đến và bùng nổ ngoài tầm kiểm soát của họ, hiện nay các quyết định của chính quyền địa phương về việc giải phóng nghề nò sáo của họ vẫn còn quá bất ngờ đối với họ Xa hơn, các vấn đề xảy ra mang tính vượt quốc gia ảnh hưởng đến đời sống của họ cũng nằm ngoài sự kiểm soát của họ Ví dụ: Vào giữa năm 2004, họ đã bán tôm rathị trường với một mặt bằng giá thấp mà họ không hề biết đó là do nguyên nhân từ vụ kiện “Phá giá tôm” của Mỹ đối với Việt Nam

VI.3 Đặc điểm về các nguồn lực chính của cộng đồng

VI.3.1 Các nguồn lực tự nhiên

Vinh Hà là xã đồng bằng ven biển Theo bản đồ quy hoạch, toàn xã có 3.300 ha mặt nướcđầm phá (chỉ có 1.655ha thuộc xã quản lý hành chính) Mặt nước Vinh Hà thuộc diện tíchđầm Hà Trung Thủy Tú, kéo dài từ cửa Thuận An đến đầm Cầu Hai với diện tích khoảng 3.800 ha (Quy hoạch Phú Vang 2003) Đầm này cũng như toàn bộ vùng đầm phá huyện Phú Vang đều nhận nước từ các con sông chính là sông Hương, sông Đại Giang cùng cácnhánh sông phụ và đổ ra biển vào mùa mưa lũ Đây cũng là nơi mỗi ngày nước biển dồn vào rất lớn vào mùa khô Vì vậy, có thể nói hệ đầm phá nơi đây là một hệ sinh thái rất đặc biệt và trù phú với một nguồn tài nguyên ven biển lớn Ngoài ra, tùy theo dòng chảy của nước từ hai phía sông-biển, đầm phá cũng là nơi có nhiều trầm tích gồm trầm tích cát, cát pha bùn, bùn có lẫn chất hữu cơ thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài sinh

Trang 8

vật thủy sinh Các cụm dân cư của ngư dân thủy diện có ba mặt giáp với đầm phá Với diện tích vùng bãi ngang khá rộng lớn, ngư dân xã Vinh Hà sống chủ yếu dựa vào vùng mặt nước này thông qua việc nuôi trồng và đánh bắt Nguồn lợi thủy sản thiên nhiên chính là các loài cá, tôm, cua (Bản đồ tài nguyên) Đặc biệt vùng mặt nước ở thôn Cống Quan là bãi đẻ của cá Dày-một loại thủy sản đặc thù chỉ có ở Thừa Thiên Huế Dọc ven đầm phá là hệ thống các ao hồ để nuôi tôm, một nghề mới xuất hiện vào năm 1994 và phát triển ồ ạt vào những năm 1998, 1999, đặc biệt là sau năm 2000 đến nay (Biểu đồ lịch sử).

Đầm phá ở Vinh Hà có bãi đẻ của cá tôm, trong lịch sử là nơi giàu tài nguyên ven biển nhất đối với các ngư dân đánh bắt tự nhiên như nò sáo, nghề đáy, bủa lưới… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều tác động tiêu cực từ con người đã làm nguồn lợi tài nguyên trong đầm phá ngày càng cạn kiệt Từ Biểu đồ lịch sử cho thấy, các hoạt động đánh bắt bằng phương tiện hủy diệt (nghề rà điện, xiếc điện, te quyệu …) “trước đây ông cha dùng bằng sáo tre nên chỉ đánh bắt những con to, còn bây giờ con người dùng điện lưới mùng để đánh bắt nên cá to hay nhỏ gì cũng bị chết, bị bắt” Cùng với các chất thải, hóa chất không được xử lý đúng quy trình khoa học, thải ra từ các hồ nuôi tôm, ô bàu, ruộng lúa là nguyên nhân chính dẫn đến việc tài nguyên đầm phá bị cạn kiệt Hơn nữa, việc tăng nhanh các hồ nuôi trồng thủy sản đã thu nhỏ diệt tích đầm phá cũng như việc giảm diện tích sinh trưởng của các loài cá tôm Trước năm 1994, toàn bộ là đầm phá tự nhiên, đến năm 2001 hồ nuôi chiếm diện tích là 243 ha, theo quy hoạch đến 2010 sẽ có

333 ha trở thành các hồ ao nuôi tôm

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Phú vang là 28.031 ha Xã Vinh Hà với diện tích đất tự nhiên là 3.007 ha Trong đó đất ở là 34 ha , chiếm 1,13 % diện tích đất tự nhiên Đất nông nghiệp là 917,72 ha chiếm 30 % diện tích đất toàn Xã Đất sử dụng để làm ao nuôi trồng thuỷ sản là 71 ha đến năm 2010 (Quy hoạch Phú Vang) Đối với ngư dân đã được định cư theo chương trình định canh định cư, mỗi gia đình được cấp 70m2 đất để làm nhà ở và 3 sào đất nông nghiệp Tuy nhiên qua, Bản phân tích điểm mạnh điểm yếu,

cơ hội thách thức (SWOC) và qua phỏng vấn cho thấy, hầu hết diện tích ruộng được cấp đều bị nhiễm mặn, hoặc có chất lượng xấu

Với địa hình ruộng thấp trũng và một diện tích mặt nước rộng lớn Với sự xen lẫn kỳ thú giữa hai nghề truyền thống nông nghiệp và ngư nghiệp đã tạo cho Vinh Hà một môi trường đa dạng sinh học và một môi sinh rất trong lành với không gian thắng cảnh đẹp Hiện nay, ngoài 342 ha trong tổng số diện tích 3.300 ha mặt nước đã được xây hồ đưa vào nuôi trồng thuỷ sản, còn lại một diện tích khá lớn dành cho việc khai thác đánh bắt tựnhiên với các nghề truyền thống đặc thù của Việt Nam như: nò sáo, đáy, nghề, bủa lưới, kéo lưới, lợp… Đặc biệt, việc bố trí các dãy nò sáo làm tăng thêm vẻ đẹp của một quê hương đầm phá

VI.3.2 Nguồn lực vật chất

- Hệ thống đường giao thông:

Trang 9

Vinh Hà là nơi đi qua và cũng là điểm cuối cùng của hệ thống hai tỉnh lộ 13C và 13D Ở các thôn đều có đường bê tông chạy theo chiều ngang của thôn từ tỉnh lộ 13D sang tỉnh lộ

13 Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại và thông tin với thànhphố Huế Riêng khu định cư của thôn Hà Trung 5 thì không có đường sá gì cả Hằng ngày, người thủy diện mới định cư phải đi ven theo đường đất nhỏ bé, trơn trượt Đã có nhiều trẻ em đã bị ngã xuống hố khi đi học trên con đường này và có người ốm nặng không đi ra khỏi khu này được mà bác sĩ cũng không đến xem bệnh được

Hệ thống đường thủy đạo đã và đang được mở theo quy hoạch của Huyện Thuỷ đạo gần

bờ nhất cách hệ thống ao nuôi 300m Hiện tại, Xã có hai bến đò: một bến đò Truồi ở thôn

Hà Trung 5 (gần khu định cư thủy diện) để giao thương với chợ làng Truồi của Huyện Phú Lộc (vận chuyển một ngày 2 chuyến sáng 6 giờ từ Hà Trung 5, chiều 2 giờ quay về

từ Truồi) và một bến đò Hà Trung ở thôn Hà Trung 1, cuối đường tỉnh lộ 13D Đây là những yếu tố thuận lợi, tiềm năng cho phát triển kinh tế cho phát triển kinh tế xã hội của xã

Hệ thống đê PAM do Australia tài trợ chạy dọc rìa đất từ bến đò Hà Trung đến cống Hà Mướp

Toàn huyện Phú Vang có 100% số xã đã có mạng lưới điện, xã Vinh Hà đã có điện về tậnnhà hộ gia đình sử dụng Riêng khu định cư thủy diệnThôn Hà Trung 5 mới được định cưsau năm 1999, hiện dân vẫn dựng tạm các trụ điện bằng tre để tải hệ thống điện vào sử dụng Thôn Cống Quan, được sự tài trợ của Quỹ hỗ trợ trẻ em không cha mẹ California Hoa Kỳ đã đưa điện về cho thôn, nhưng do phải đi đường xa cách biệt, lại gần trạm bơm

xả nước nên điện ở đây không ổn định và chi phí khấu hao lại cao (phỏng vấn)

Uỷ ban nhân dân Xã nằm ở vị trí trung tâm của Xã Hệ thống các trường tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế, chùa, nhà thờ nằm dọc theo tỉnh lộ 13C Trên tỉnh lộ này, Chương trình phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng tỉnh Thừa thiên Huế đang có

kế hoạch xây dựng chợ ở thôn Hà Trung 1 Ngoài ra, xã còn có chợ Chiều ở thôn Hà Trung 5 Chợ Vinh Hà nằm tại thôn Hà Trung 4 là chợ lớn của Xã

Hệ thống nước sinh hoạt chưa hoàn chỉnh Nước sinh hoạt của xã chủ yếu là nước giếng khoan, giếng bơm Riêng thôn Hà Giang, khu định cư thủy diện thôn Hà Trung 5 và thôn Cống Quan hoàn toàn không có nước sạch sinh hoạt Ở thôn Cống Quan hiện nay, người

ta vẫn lấy nước từ sông, đầm để uống Thôn khu định cư thủy diện thôn Hà Trung 5 chưa

có một hệ thống nước sạch Ở Hà Giang tuy đã có một hệ thống dẫn nước do Quỹ Canadatài trợ nhưng do nhiều lý do hiện sau hơn 1 năm hoàn thành, hệ thống này vẫn chưa hoạt động và nước sạch vẫn chưa đến với người dân thôn Hà Giang

Hiện nay, toàn xã không có một hệ thống vệ sinh công cộng nào Qua quan sát, ở các thôn định cư thuỷ diện, hầu hết các nhà ở không có hệ thống công trình phụ như nhà vệ sinh Vấn đề này, theo một số ý kiến người dân phàn nàn họ đã không nhận được tiền hỗ trợ từ xã để hỗ trợ các hộ này làm nhà vệ sinh (phỏng vấn) Nhưng theo suy luận, do thói quen sống trên thuyền không có nhà vệ sinh, nên khi được lên định cư, người dân chỉ xâydựng ngôi nhà trông như chiếc thuyền của mình trước đây, không có công trình phụ

Trang 10

- Hệ thống thông tin xã bao gồm một Bưu điện văn hoá Xã nằm trước mặt UBND Xã, Đài phát thanh xã tiếp sóng Đài tiếng nói Việt Nam và các Đài tại địa phương Ở thôn HàGiang có Trạm báo bão do Pháp tài trợ

Phục vụ cho sản xuất, hiện nay tại xã có một vài nơi cung cấp ngư cụ đơn giản, ngoài ra không có cơ sơ chính thức kinh doanh các nông ngư cụ tại xã, hầu hết người dân phải lên thành phố Huế để mua sắm thiết bị lớn phục vụ sản xuất Riêng các loại giống, thức ăn gia súc, hoá chất, phân bón thì có các đại lý cấp II (người lái buôn) mua từ các đại lý cấp

I ở thành phố, huyện về bán trực tiếp cho nông dân và ngư dân hoặc thông qua các phiên họp chợ

VI.3.3 Nguồn lực con người

a Lao động

Toàn xã có 2010 hộ, 9.623 khẩu, trong đó số dân trong độ tuổi lao động (15 đến 49 tuổi) chiếm trên 6.500 người (Báo cáo Dân số gia đình và trẻ em), đây là một lực lượng lao động dồi dào của xã Lao động bao gồm lao động phổ thông, lao động làm nông nghiệp, lao động nuôi trồng thuỷ sản và lao động nghề ngư nghiệp khác Qua quan sát cho thấy phần lớn người dân ở xã này đều rất cần cù chăm chỉ

Tuy nhiên, nguồn lực con người đang có nguy cơ không được sử dụng một cách đúng mức Do tài nguyên đầm phá đang cạn kiệt, dân số tăng, số người từ các nơi khác vào khai thác đầm phá, một lượng lớn lao động thanh niên không có việc làm tại chỗ Hiện nay tại xã, phong trào đi làm ăn xa đang diễn ra ồ ạt Theo điều tra, tại thôn Hà Giang đã

có 70 thanh niên đang sinh sống làm ăn xa Lực lượng này bao gồm nữ 49 người, nam 21 người, tuổi ra đi từ 12 đến 28 tuổi; phần lớn là đi Sài gòn Vào Sài gòn số người này làm hai công việc chính là may áo gió (32/70) và giúp việc gia đình (24/70) Hầu hết trẻ em gái từ 12 tuổi đến 16 tuổi làm công việc này Số còn lại làm các việc như đánh giày, phụ thợ nề, làm bánh mì, làm biển…Tất cả những người này đang làm các công việc thuộc khối không chính thức (informal sector) Có nghĩa là họ hoàn toàn không có hợp đồng laođộng, không có bảo hiểm Ngoài đồng lương ít ỏi, họ không được hưởng một quyền lợi/chế độ nào của một người lao động theo Bộ luật lao động và họ có thể bị sa thải bất cứlúc nào Qua phỏng vấn cho thấy, đối với một người may áo gió phải làm việc cho chủ 16tiếng/một ngày với mức lương trung bình 400.000 đến 500.000 đồng cho một người có thâm niên và 250.000-300.000 đồng cho thợ chưa có kinh nghiệm Họ được nghỉ về quê

ăn Tết 10-15 ngày nhưng không được hưởng lương Lời tâm sự của một em 19 tuổi với

mẹ “con làm ở đây như đang ở tù vậy” Đối với số người đi giúp việc gia đình thì cũng làm việc rất nhiều giờ trong một ngày Họ phải làm việc dưới áp lực tinh thần và thể xác 24/24 vì ở đất khách quê người, không nơi nương tựa, họ ngủ lại tại các nhà mà họ làm việc Sau một năm tất cả số con em này về nhà ăn tết, thăm nhà và mang theo tất cả số tiền họ dành dụm được về đưa cho bố mẹ để chi trả nợ Sang năm mới họ lại đi làm và tiếp tục như vậy cuối cùng họ không có một tài sản, vốn gì cho chính bản thân họ Kiến thức không, tiền bạc không, quan hệ xã hội không Khi được xem là đã đến tuổi “lấy chồng” họ phải nghỉ làm việc này và họ phải bắt đầu cuộc đời với hai bàn tay trắng

Trang 11

Cùng với lực lượng thanh niên, một số người đã có gia đình cũng đi làm xa Số người này

đi lao động theo mùa Mỗi năm đi hai đợt vào những lúc nông nhàn Đợt một đi từ tháng

1 và trở về vào tháng 4, đợt hai đi từ tháng 8 và trở về tháng 11 trong năm Những người này được trả 25.000 đồng và một bữa cơm trưa trị giá 3000-5000 đồng một ngày

b Sức khoẻ :

Điều đáng quan tâm đến số người đi lao động xa gồm thanh niên nam nữ chưa có gia đình và đã có gia đình là họ đều thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn Qua phỏng vấn 5/6 người nói rằng bao cao su là chỉ để phòng tránh thai Vì vậy khả năng nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục (STDs), đặc biệt là HIV/AIDS là đang ẩn hiện tại cộng đồngđịa phương khi các thành viên của họ đi xa lâu ngày và sẽ quan hệ tình dục không an toàn Phụ nữ địa phương có thể sẽ là người bị lây nhiễm tiếp theo

Qua việc đánh giá tình hình sức khoẻ của người dân tại thôn Hà Giang và Hà Trung 5 (ngày 6-7/12/04) cho thấy người dân thường có bệnh về đường tiêu hoá như nhiễm giun (75%), tiêu chảy (20-30%) ở trẻ em và viêm đại tràng (25-30% dân số), bệnh về phụ khoa(70% phụ nữ) và các bệnh về da như dị ứng da (62%) và nhiễm trùng da (45%) (Trích báo cáo BS Nguyễn Văn Toàn) Theo Bs Toàn, nguyên nhân dẫn tới việc trẻ em bị nhiễmgiun và bệnh đường tiêu hoá là trẻ em không có sân chơi nên hàng ngày trẻ phải chơi gầnvới các bãi rác và tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn Ngoài ra, việc không có nhà vệ sinh phùhợp cũng có thể dẫn tới các bệnh đường tiêu hoá Phụ nữ, con gái do tính chất nghề nghiệp phải ngâm mình dước nước bẩn nên dễ mắc bệnh phụ khoa Đặc biệt trẻ em gái thiếu hiểu biết về vệ sinh kinh nguyệt cũng dẫn tới việc viêm nhiễm phụ khoa

Cả xã có một trạm y tế, gồm 3 bác sĩ Có nghĩa rằng mật độ người dân được một bác sĩ chăm sóc là quá nhiều >3000 dân/1 bác sĩ, so với tỷ lệ này ở Việt Nam là 2083 dân/1 bác

sĩ Ngoài ra, cơ sở vật chất ở trạm y tế còn thiếu thốn nên việc chăm sóc, theo dõi sức khoẻ cho người dân còn hạn chế Tại thôn Hà Trung 5, qua điều tra cho biết hơn 60 % em

bé được sinh ra tại nhà hoặc ở ngay trên đò (29 em/52 em), hoàn toàn không có các tiện nghi tối thiểu để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho một ca sinh nở Tuy vậy theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2004 thì xã cũng đã triển khai chương trình y tế quốc gia tốt như tiêm chủng mở rộng, uống vaxin phòng chống các bệnh nguy hiểm như viêm gan B, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết

Ở các thôn thuỷ diện việc hỗ trợ sinh đẻ của chị em được thực hiện bởi các bà đỡ đẻ thay

vì bác sĩ ở trạm y tế Những bà đỡ này đã từng đỡ đẻ cho nhiều người qua nhiều thế hệ Theo ý kiến dân địa phương thì những người này rất có ích cho các phụ nữ sinh nở ở những khu dân cư nằm xa với trạm y tế Ở thôn Cống Quan, chị Cà đã sinh 3 đứa con do

bà đỡ Phỉ giúp đỡ Theo chị vì “đi không kịp, mà cũng an toàn vì ngày này bà ấy dùng dao lam để cắt rốn”

c Tri thức

Con người, đặc biệt các ngư dân thuỷ diện có một bản năng phòng chống thiên tai rất mạnh mẽ Do truyền thống sống và làm việc gắn bó với nhau trên đầm phá họ có thể

Trang 12

vượt qua các cơn lũ lụt, bảo táp dựa vào một sức mạnh và đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng Bao đời nay họ sống với thiên nhiên và chịu đựng các tai ương của thiên nhiên Họ có một kho tàng tri thức bản địa để phòng chống , giảm nhẹ các nguy cơ

do thiên tai gây ra Trận lũ năm 1999, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 379 người chết (Tạp chí sông hương 2000), nhưng theo lời kể không có người nào trong số ngư dân Vinh Hà thiệt mạng

Nhìn chung tỷ lệ người lớn đặc biệt là phụ nữ không biết chữ là rất cao Qua các hoạt động can thiệp, ban dự án quan sát thấy các chị tham gia không biết ký tên mình, hoặc rấtngỡ ngàng với các cây viết Một buổi họp nhóm có 10 chị thì chỉ 1 -2 chị là biết đọc còn lại là không biết đọc

Số trẻ em của toàn xã là 1254 em Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tỷ lệ trẻ em ở các thôn định cư, thuỷ diện không đi học Khu định cư ở thôn Hà Trung 5, trẻ em học cao nhất là đến lớp 6 (Sơ đồ đi lại cho biết) Theo bà con nguyên nhân con em họ không học lên cao được vì lên lớp càng cao thì phải đóng tiền nhiều

Quyền trẻ em đang bị xem nhẹ sẽ là nguy cơ kìm hãm sự phát triển nguồn lực con người của cộng đồng Trẻ em là nguồn lực chính, là tương lai của cộng đồng Đăng ký khai sinh

là quyền cơ bản và đầu tiên của trẻ em Tuy nhiên, riêng khu định cư của thôn Hà Trung

5 đã có 52 trường hợp không có giấy khai sinh Việc trẻ em không có giấy khai sinh đã cản trở các em tiếp cận đến các nguồn lực cơ bản như giáo dục, y tế chăm sóc sức khoẻ Ngoài ra về mặt tâm lý các em cảm thấy thiếu tự tin khi bản thân mình không có mang một họ tên nào chính thức, và không được xã hội công nhận Điều này khả năng dẫn tới một thế hệ tương lai nghèo về trí tuệ, sức khoẻ và tự tin và dễ bị đẩy ra bên lề của sự pháttriển

VI.3.4 Nguồn lực tài chính

Ngoài thu nhập hằng ngày, các nguồn lực tài chính bao gồm các “của” hay “tài sản” để dành như tài sản có giá trị trong gia đình, tiền gửi tiết kiệm, quỹ hội và các thu nhập từ các nguồn khác

Đối với ngư dân xã Vinh Hà, hằng ngày mỗi gia đình hiện nay kiếm được 20-30.000 đồng từ việc đánh bắt thuỷ cư và số tiền đó dùng để chi trả cho các sinh hoạt gia đình Khoản thu nhập này cũng bấp bênh theo mùa Đều đặn là vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 (lịch thời vụ), những tháng còn lại thì thu ít hoặc không có Thu nhiều từ việc nuôi tôm là vào tháng 5 và tháng 9 âm lịch Các tháng còn lại phải đầu tư nhiều cho việc chuẩn bị hồ, thả tôm và cho ăn Trung bình thu sau mỗi vụ tôm được mùa là 3-4 triệu đồng sau khi đã trừ đi các khoản chi phí Số tiền này tương xứng với tiền công chăm sóc của người dân bỏ ra Khó khăn về tài chính của người dân bắt đầu tháng 10, kéo dài đến tháng 2 năm sau Những tháng này thời tiết mưa lũ kéo dài, sản lượng cá tôm hiếm Tuy thế lễ tết, hội hè cúng bái, ma chay cưới hỏi lại diễn nhiều ra vào tháng 12 (tháng chạp) nên phải chi tiền nhiều Hộ nuôi tôm phải đầu tư cho hồ tôm nhiều vào tháng 1, 2, 3

Trang 13

Hiện tại, người dân tiết kiệm bằng “góp hụi” hay “góp bưu” Một hình thức tiết kiệm không chính thức Tổ góp hụi gồm 10 người góp theo ngày và do một “chủ hụi” giữ tiền Kỳ hụi thường kéo dài 100 ngày, Hàng 10 ngày thì có đợt “bóc hụi” như một đợt đấu thầu Ai bóc cao (đăng ký chịu mất số tiền cao để chi cho lãi của các thành viên khác

và chi cho chủ hụi ) người đó sẽ được rút hết số tiền cho của cả kỳ Hình thức tiết kiệm này rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam vì nó đơn giản, không thủ tục, gần giũ với người dân Tuy nhiên, vẫn có một số nguy cơ khi người dân sử dụng hình thức tiết kiệm này Thứ nhất, đến mùa khó khăn (từ tháng 10 đến tháng 1 âm lịch) thì ai ai trong thôn làng cũng khó khăn, và “bóc hụi” rất cao, phải mất tiền lời nhiều Vì không có ai/ chính quyềnchính thức công nhận nên các chủ hụi/ người cầm tiền có thể cầm số tiền mà người dân góp được và “chạy” đi luôn

Một số gia đình có của để dành bằng lúa gạo dự trũ Tuy nhiên lượng lúa gạo này đủ để cho gia đình ăn trong một khoản thời gian nhất định từ 3 tháng đến 1 năm Ngoài ra, không có ai mang tiền đến ngân hàng để gửi tiết kiệm

Các dịch vụ vay vốn ở đây cũng có hai dạng chính thức và không chính thức Chính thức

là vay qua các ngân hàng như ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng phát triển nông thôn, và các quỹ tín dụng phụ nữ xã Không chính thức là qua các chủ vay là người dân thường giàu có

Thông thường vay vốn từ các ngân hàng với lãi suất là 1,1 % Mỗi hộ vay dưới 30 triệu đồng thì không cần phải thế chấp và vay trên 30 triệu thì phải thế chấp bằng một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất (Bảng câu hỏi) Hầu hết số hộ vayđặc biệt trên 30 triệu đồng là số hộ có hồ nuôi tôm

Quỹ tín dụng phụ nữ là quỹ do hội phụ nữ quản lý và quỹ này có được từ các chương trình, dự án tài trợ của các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài như dự án y tế cộng đồng (plesion International), dự án Bánh Mì Thế Giới (BFW) Tuỳ theo quy định của mỗi tổ chức mà cơ chế hoạt động quỹ tín dụng của họ cũng khác nhau Tổ chức Plesion International bắt đầu hỗ trợ quỹ tín dụng 100 triệu đồng vào năm 2002 Đối tượng vay chủ yếu là các chị phụ nữ chăn nuôi, buôn bán nhỏ Vay quay vòng theo tổ từ 10 đến 15 người Mỗi hộ vay được món vay từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng, lãi suất 0,6 % Trả gốc vàtrả lãi hàng tháng Nhà tài trợ có tổ chức các lớp tập huấn về kỷ thuật chăn nuôi và quản

lý tín dụng và quản lý kinh doanh cho các tổ viên Quỹ tín dụng do tổ chức Bánh Mì thế Giới (BFW) tài trợ thông qua Hội Phụ nữ Huyện Phú Vang Quỹ về đến phụ nữ xã là 70 triệu đồng Đối tượng vay chủ yếu là các chị em chăn nuôi và trồng trọt Món tiền vay từ 200.000 đến 1.000.000 đồng Các thành viên trong ban chấp hành hội phụ nữ được tham gia tập huấn tại Huyện về chăn nuôi và quản lý tín dụng Bắt đầu từ năm 2002 đến nay,

có 60 phụ nữ ở thôn Hà Giang và 45 phụ nữ thuỷ diện ở thôn Cống Quang được vay vốn

từ các nguồn quỹ tín dụng phụ nữ này (Báo cáo phỏng vấn, Sửu)

Các nguồn vốn không chính thức bao gồm các nguồn vốn vay từ các chủ chuyên cho vay, các nơi cung cấp vật tư nuôi tôm Các đối tượng vay chủ yếu là hộ nuôi tôm vay để trang trải các khoản chi cần thiết Món vay chênh lệch từ 400.000 đồng đến 2.000.000 đồng với lãi suất từ 3,5 % đến 5 % Chủ yếu là món vay ngắn hạn từ 2 đến 6 tháng Kiểu

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w