Việc thực hiện dự án đã góp phần thực hiện các mụctiêu của chính phủ như xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư vùng ven biển, tạocông ăn việc làm, tăng thu nhập thông qua phát triển nu
Trang 1QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦM PHÁ
DỰ ÁN IMER/97/030
BÁO CÁO PRA
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VINH HÀ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
VIE/97/030/01/NEX
HUẾ, 12/2013
Trang 2I Tóm tắt dự án
1 Giới thiệu dự án
Quốc gia Việt Nam
Tên và mã hiệu dự án IMER/97/030/A/01/NEX
Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm pháTổng vốn đóng góp - Bộ Thủy sản: 400.000.000 đồng
- Sở NN & PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế: 300.000.000 đồng-Công ty CP Nông nghiệp Tam Nông: 300.000.000 đồngCác bên cam kết thực
hiện
Bộ Thuỷ sản, Sở NN & PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty
CP Nông nghiệp Tam NôngThời gian dự án Tháng 1/2010 đến tháng /2013
Dự án VIE/97/030- “Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá” có mục tiêu chung là pháttriển bền vững nuôi trồng thuỷ sản đầm phá xã Vinh Hà Dự án hướng tới 4 mục tiêu cụthể là: Nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản cho người dân, Cải thiện đời sống nângcao thu nhập cho người dân, Xây dựng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, Nâng cao năng lựcquản lý môi trường cho người dân Việc thực hiện dự án đã góp phần thực hiện các mụctiêu của chính phủ như xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư vùng ven biển, tạocông ăn việc làm, tăng thu nhập thông qua phát triển nuôi trồng thuỷ sản song song vớiviệc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên ven biển Báo cáo nàytổng kết và đánh giá các kết quả đạt được của dự án, các hạn chế, tồn tại và đề xuất cácbiện pháp duy trì tính bền vững các kết quả của dự án
2 Tính cấp thiết của dự án
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh duyên hải miền trung Việt Nam, với một
hệ thống đầm phá rộng lớn Trong đó, Hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là một hệthuỷ vực nước lợ đặc biệt, lớn nhất đồng nam Á, có diện tích mặt nước gần 22.000 ha,kéo dài gần 70 km dọc ven biển và được chia cắt thành nhiều tiểu vùng theo hướng từBắc vào Nam
Trang 3Xã Vinh Hà là một xã “bán đảo” của vùng phía Nam đầm phá Tam Giang Phía Đônggiáp đầm Hà Trung – Thủy Tú, phía Tây giáp đầm cầu Hai Toàn xã Vinh Hà có diện tíchđất tự nhiên là 6307ha Trong đó có 3007ha là diện tích đất liền, 3300ha là diện tích mặtnước đầm phá Vinh Hà là một xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đánh bắt vànuôi trồng thủy sản (NTTS) nên sản phẩm rất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn như: công tác quyhoạch chưa theo kịp với tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn yếu kém,nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng giảm, sự phát triển còn manh mún, nhỏ lẻ…
Trước tình hình đó, dự án IMER đã tiến hành đợt khảo sát phân tích hoạt động nuôi trồngthủy sản bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) đểquan tâm đến cuộc sống, đáp ứng những yêu cầu của người dân, đáp ứng sự biến đổi khíhậu cũng như quan tâm đến vấn đề sử dụng và quản lý tài nguyên thủy sản của đầm phá
II Khung logic của dự án
- Điều tra nông hộ
- Báo cáo kết quảDA
- Phỏng vấn nôngdân và cán bộcộng đồng
1 Giả định
Trong nămkhông có thiêntai dịch bệnh
từ năm 2010 đến 1,5 tấn/hanăm 2013
- LN thu được từ HĐ NTTS
2 PTXM
- Điều tra nông hộ
- Khảo sát chấtlượng nước
- Báo cáo tiến độ
- Số lượng dânnhập cư giảm
- Người dânkhông đau ốm,bệnh tật
Trang 4- Tăng tổng diện tích NTTS
từ 243ha năm 2001 đến395ha năm 2013
tháng/quý/năm
- Phỏng vấn nônghộ
(3.3) Năm 2013, thu nhậpbình quân đạt được3tr/người/th
(3.4) 80% hộ nông dân biết
xử lý nguồn nước bị ônhiễm
- Điều tra nông hộ
-Trong nămkhông có thiêntai, dịch bệnh
- Kinh phí đượctài trợ đầy đủ
- Hóa đơn, hợpđồng và các chứng
từ liên quan
- Báo cáo kiểm tra
- Trong nămkhông có thiêntai, dịch bệnh
- Kinh phí đượctài trợ đầy đủ
Trang 5III Thông tin chung về vùng dự án
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lí
Xã Vinh Hà là một xã “bán đảo” của vùng phía Nam đầm phá Tam Giang
- Phía Đông giáp phá Tam Giang
- Phía Tây giáp xã Vinh Thái và đầm Cầu Hai
- Phía Nam giáp đầm Cầu Hai
- Phía Bắc giáp xã Vinh Thái, Xã Vinh Phú và Phá Tam Giang
Do điều kiện tự nhiên nằm cách xa thành phố Huế, khả năng nắm bắt thông tin con hạnchế nên việc tiêu thụ cũng như việc sản xuất gặp khó khăn trong hoạt động nuôi trồngthủy sản
Đầm này cũng như toàn bộ vùng đầm phá huyện Phú Vang đều nhận nước từ các consông chính là sông Hương, sông Đại Giang cùng các nhánh sông phụ và đổ ra biển vàomùa mưa lũ Đây cũng là nơi mỗi ngày nước biển dồn vào rất lớn vào mùa khô Vì vậy,
Trang 6có thể nói hệ đầm phá nơi đây là một hệ sinh thái rất đặc biệt và trù phú với một nguồntài nguyên ven biển lớn Ngoài ra, tùy theo dòng chảy của nước từ hai phía sông-biển,đầm phá cũng là nơi có nhiều trầm tích gồm trầm tích cát, cát pha bùn, bùn có lẫn chấthữu cơ thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài sinh vật thủy sinh.
3.1.2 Địa hình
Toàn xã Vinh Hà có diện tích đất tự nhiên là 6307ha Trong đó có 3007ha là diện tích đấtliền, 3300ha là mặt nước đầm phá Vinh Hà là một xã có điều kiện thuận lợi cho việcđánh bắt và nuôi trồng thủy sản nên sản phẩm rất phong phú và đa dạng Sản phẩm chínhcủa vùng là tôm nuôi ở các hồ ao Sản phẩm tự nhiên chiếm khoảng 30% tổng sản phẩmthủy sản của vùng Vì vậy, có thể nói hệ đầm phá nơi đây là một hệ sinh thái rất đặc biệt
và trù phú với một nguồn tài nguyên ven biển lớn
Với diện tích vùng bãi ngang khá rộng lớn, ngư dân xã Vinh Hà sống chủ yếu dựa vàovùng mặt nước này thông qua việc nuôi trồng và đánh bắt Nguồn lợi thủy sản thiên nhiênchính là các loài cá, tôm, cua
Đầm phá ở Vinh Hà có bãi đẻ của cá tôm, trong lịch sử là nơi giàu tài nguyên ven biểnnhất đối với các ngư dân đánh bắt tự nhiên như nò sáo, nghề đáy, bủa lưới… Tuy nhiên,trong những năm gần đây, nhiều tác động tiêu cực từ con người đã làm nguồn lợi tàinguyên trong đầm phá ngày càng cạn kiệt
Với địa hình ruộng thấp trũng và một diện tích mặt nước rộng lớn Với sự xen lẫn kỳ thúgiữa hai nghề truyền thống nông nghiệp và ngư nghiệp đã tạo cho Vinh Hà một môitrường đa dạng sinh học và một môi sinh rất trong lành với không gian thắng cảnh đẹp.Hiện nay, ngoài 342 ha trong tổng số diện tích 3.300 ha mặt nước đã được xây hồ đưavào nuôi trồng thuỷ sản, còn lại một diện tích khá lớn dành cho việc khai thác đánh bắt tựnhiên với các nghề truyền thống đặc thù của Việt Nam như: nò sáo, đáy, nghề, bủa lưới,kéo lưới, lợp… Đặc biệt, việc bố trí các dãy nò sáo làm tăng thêm vẻ đẹp của một quêhương đầm phá
Trang 73.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1 Hệ thống đường giao thông
Vinh Hà là nơi đi qua và cũng là điểm cuối cùng của hệ thống hai tỉnh lộ 13C và 13D Ởcác thôn đều có đường bê tông chạy theo chiều ngang của thôn từ tỉnh lộ 13D sang tỉnh lộ
13 Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại và thông tin với thànhphố Huế Riêng khu định cư của thôn Hà Trung 5 thì không có đường sá gì cả Hằngngày, người thủy diện mới định cư phải đi ven theo đường đất nhỏ bé, trơn trượt
Hệ thống đường thủy đạo đã và đang được mở theo quy hoạch của Huyện Thuỷ đạo gần
bờ nhất cách hệ thống ao nuôi 300m Hiện tại, Xã có hai bến đò: một bến đò Truồi ở thôn
Hà Trung 5 (gần khu định cư thủy diện) để giao thương với chợ làng Truồi của HuyệnPhú Lộc (vận chuyển một ngày 2 chuyến sáng 6 giờ từ Hà Trung 5, chiều 2 giờ quay về
từ Truồi) và một bến đò Hà Trung ở thôn Hà Trung 1, cuối đường tỉnh lộ 13D Đây lànhững yếu tố thuận lợi, tiềm năng cho phát triển kinh tế cho phát triển kinh tế xã hội củaxã
Uỷ ban nhân dân Xã nằm ở vị trí trung tâm của Xã Hệ thống các trường tiểu học, trunghọc cơ sở, trạm y tế, chùa, nhà thờ nằm dọc theo tỉnh lộ 13C Trên tỉnh lộ này, Chươngtrình phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng tỉnh Thừa thiên Huế đang có
kế hoạch xây dựng chợ ở thôn Hà Trung 1 Ngoài ra, xã còn có chợ Chiều ở thôn HàTrung 5 Chợ Vinh Hà nằm tại thôn Hà Trung 4 là chợ lớn của Xã
Hệ thống nước sinh hoạt chưa hoàn chỉnh Nước sinh hoạt của xã chủ yếu là nước giếngkhoan, giếng bơm Riêng thôn Hà Giang, khu định cư thủy diện thôn Hà Trung 5 và thônCống Quan hoàn toàn không có nước sạch sinh hoạt
3.2.2 Con người
a Lao động
Trang 8Toàn xã có 2010 hộ, 9.623 khẩu, trong đó số dân trong độ tuổi lao động (15 đến 49 tuổi)chiếm trên 6.500 người (Báo cáo Dân số gia đình và trẻ em), đây là một lực lượng laođộng dồi dào của xã Lao động bao gồm lao động phổ thông, lao động làm nông nghiệp,lao động nuôi trồng thuỷ sản và lao động nghề ngư nghiệp khác Qua quan sát cho thấyphần lớn người dân ở xã này đều rất cần cù chăm chỉ.
Tuy nhiên, nguồn lực con người đang có nguy cơ không được sử dụng một cách đúngmức Do tài nguyên đầm phá đang cạn kiệt, dân số tăng, số người từ các nơi khác vàokhai thác đầm phá, một lượng lớn lao động thanh niên không có việc làm tại chỗ Hiệnnay tại xã, phong trào đi làm ăn xa đang diễn ra ồ ạt Cùng với lực lượng thanh niên, một
số người đã có gia đình cũng đi làm xa Số người này đi lao động theo mùa Mỗi năm đihai đợt vào những lúc nông nhàn Đợt một đi từ tháng 1 và trở về vào tháng 4, đợt hai đi
từ tháng 8 và trở về tháng 11 trong năm Những người này được trả 25.000 đồng và mộtbữa cơm trưa trị giá 3000-5000 đồng một ngày
b Tri thức
Con người, đặc biệt các ngư dân thuỷ diện có một bản năng phòng chống thiên tai rấtmạnh mẽ Do truyền thống sống và làm việc gắn bó với nhau trên đầm phá họ có thểvượt qua các cơn lũ lụt, bảo táp dựa vào một sức mạnh và đoàn kết giữa các thành viêntrong cộng đồng Bao đời nay họ sống với thiên nhiên và chịu đựng các tai ương củathiên nhiên Họ có một kho tàng tri thức bản địa để phòng chống , giảm nhẹ các nguy cơ
do thiên tai gây ra Trận lũ năm 1999, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 379 người chết (Tạpchí sông hương 2000), nhưng theo lời kể không có người nào trong số ngư dân Vinh Hàthiệt mạng
Nhìn chung tỷ lệ người lớn đặc biệt là phụ nữ không biết chữ là rất cao Qua các hoạtđộng can thiệp, ban dự án quan sát thấy các chị tham gia không biết ký tên mình, hoặc rấtngỡ ngàng với các cây viết Một buổi họp nhóm có 10 chị thì chỉ 1 -2 chị là biết đọc cònlại là không biết đọc
Trang 9Số trẻ em của toàn xã là 1254 em Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tỷ lệ trẻ em ở cácthôn định cư, thuỷ diện không đi học Khu định cư ở thôn Hà Trung 5, trẻ em học caonhất là đến lớp 6 (Sơ đồ đi lại cho biết) Theo bà con nguyên nhân con em họ không họclên cao được vì lên lớp càng cao thì phải đóng tiền nhiều
Quyền trẻ em đang bị xem nhẹ sẽ là nguy cơ kìm hãm sự phát triển nguồn lực con ngườicủa cộng đồng Trẻ em là nguồn lực chính, là tương lai của cộng đồng Đăng ký khai sinh
là quyền cơ bản và đầu tiên của trẻ em Tuy nhiên, riêng khu định cư của thôn Hà Trung
5 đã có 52 trường hợp không có giấy khai sinh Việc trẻ em không có giấy khai sinh đãcản trở các em tiếp cận đến các nguồn lực cơ bản như giáo dục, y tế chăm sóc sức khoẻ.Ngoài ra về mặt tâm lý các em cảm thấy thiếu tự tin khi bản thân mình không có mangmột họ tên nào chính thức, và không được xã hội công nhận Điều này khả năng dẫn tớimột thế hệ tương lai nghèo về trí tuệ, sức khoẻ và tự tin và dễ bị đẩy ra bên lề của sự pháttriển
3.2.3 Tài chính
Ngoài thu nhập hằng ngày, các nguồn lực tài chính bao gồm các “của” hay “tài sản” đểdành như tài sản có giá trị trong gia đình, tiền gửi tiết kiệm, quỹ hội và các thu nhập từcác nguồn khác
Đối với ngư dân xã Vinh Hà, hằng ngày mỗi gia đình hiện nay kiếm được 20-30.000đồng từ việc đánh bắt thuỷ cư và số tiền đó dùng để chi trả cho các sinh hoạt gia đình.Khoản thu nhập này cũng bấp bênh theo mùa Đều đặn là vào thời gian từ tháng 3 đếntháng 8 (lịch thời vụ), những tháng còn lại thì thu ít hoặc không có Thu nhiều từ việcnuôi tôm là vào tháng 5 và tháng 9 âm lịch Các tháng còn lại phải đầu tư nhiều cho việcchuẩn bị hồ, thả tôm và cho ăn
Hiện tại, người dân tiết kiệm bằng “góp hụi” hay “góp bưu” Một hình thức tiết kiệm không chính thức
Trang 10Một số gia đình có của để dành bằng lúa gạo dự trũ Tuy nhiên lượng lúa gạo này đủ đểcho gia đình ăn trong một khoản thời gian nhất định từ 3 tháng đến 1 năm Ngoài ra,không có ai mang tiền đến ngân hàng để gửi tiết kiệm.
Các dịch vụ vay vốn ở đây cũng có hai dạng chính thức và không chính thức Chính thức
là vay qua các ngân hàng như ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng phát triển nôngthôn, và các quỹ tín dụng phụ nữ xã Không chính thức là qua các chủ vay là người dânthường giàu có
Quỹ tín dụng phụ nữ là quỹ do hội phụ nữ quản lý và quỹ này có được từ các chươngtrình, dự án tài trợ của các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài như dự án y tế cộngđồng (plesion International), dự án Bánh Mì Thế Giới (BFW)
Các nguồn vốn không chính thức bao gồm các nguồn vốn vay từ các chủ chuyên chovay, các nơi cung cấp vật tư nuôi tôm Các đối tượng vay chủ yếu là hộ nuôi tôm vay đểtrang trải các khoản chi cần thiết Món vay chênh lệch từ 400.000 đồng đến 2.000.000đồng với lãi suất từ 3,5 % đến 5 % Chủ yếu là món vay ngắn hạn từ 2 đến 6 tháng Kiểuvay này thông qua quan hệ quen biết, không cần thủ tục, muốn vay khi nào cũng đượcnên khá nhiều hộ vay mặc dù lãi suất cao gấp 3 -5 lần so với các nguồn vốn ngân hàng
Các nguồn thu khác của gia đình đặc biệt ở thôn Hà Giang thì phải kể đến số tiền mà con
em họ đi làm ăn xa mang về vào mùa tết đến Ở Hà Giang có 34 hộ/106 hộ có con em đilàm ở các thành phố khác như Sài gòn, Đà nẵng, Vinh…Hằng năm mỗi gia đình có con
em đi xa nhận được số tiền mà con em họ mang về từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng Cónhà đặc biệt có 2-3 con gái lớn làm thợ may chính nhận được từ 17 triệu đến 20 triệuđồng.(Bảng thống kế tình hình di cư lao động) Những hộ này cho biết họ dùng số tiềnnày của con để trả nợ và mua sắm những vật dụng lớn cho gia đình
3.2.4 Xã hội
Trang 11Nguồn lực xã hội của một cộng đồng được thể hiện thông qua các mối quan hệ quen biết,hay quan hệ thành viên của cộng đồng đó đối với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể xã hội từtrên xuống và giữa các cá nhân, tổ chức chức năng trong vùng địa lý.
Xã Vinh Hà cũng như tất cả các xã trên lãnh thổ Việt Nam nằm trong hệ thống các tổchức đoàn thể theo nghành dọc từ trung ương đến địa phương Hệ thống tổ chức đoàn thểbao gồm Hội phụ nữ (thành viên chính là phụ nữ), Đoàn thanh niên (nam thanh niên, nữthanh niên), hội cựu chiến binh (bộ đội về hưu), hội nông dân (nam nữ làm nông nghiệp),
tổ nuôi tôm (đa số là nam giới), Hệ thống các tổ chức đoàn thể này có chức năng nhiệm
vụ khác nhau tùy theo bản chất của đơn vị đó và theo chỉ đạo từ trên cấp trung ương Ví
dụ như hội phụ nữ thì có 6 chương trình hành động trọng tâm như nâng cao kiến thức chophụ nữ; giúp phụ nữ phát triển kinh tế; chăm sóc sức khẻo phụ nữ trẻ em và kế hoạch hoágia đình; xây dựng gia đình văn hoá; kiểm tra và giám sát pháp luật chính sách liên quanđến công bằng giới; tham gia các chương trình hợp tác đối ngoại
Ngoài ra, nhân dân ở các vùng nông thôn thường có các mối quan hệ xã hội không chínhthức Đó là các quan hệ làm ăn tập thể, quan hệ tương thân tương ái mỗi khi có thiên tai.Đây chính là sức mạnh của cộng đồng, dựa vào đó mà thúc đẩy sinh kế cho người dân.Thông qua các lần làm ăn tập thể, và vì điều kiện tính chất nuôi tôm mọi người phải có ýthức lẫn nhau, gần đây ở thôn Hà Giang có thành lập tổ nuôi tôm Tuy nhiên vì nhiều lý
do tổ nuôi tôm này hoạt động không có hiệu quả nên các thành viên chưa phát huy đượchết ý nghĩa của tổ nuôi tôm này
Đàn ông thường tham gia vào các hoạt động cộng đồng nhiều hơn phụ nữ Họ tham giavào các công việc cộng đồng như làm đường, đi họp thôn, đi bầu cử Phụ nữ thì tham giavào các công việc chăm lo nuôi dưỡng gia đình như nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóccon Mặc dù bảng phân công lao động giới cho biết số giờ mà phụ nữ làm là nhiều hơn sovới nam giới nhưng vì vai trò của họ đối với việc sản xuất và cộng đồng ít hơn nên mốiquan hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ hành chính, mang tích chất chính quyền của họcũng bị hạn chế