Thế giới ngày càng phát triển, con người ngày một tiến bộ và xã hội cũng đang dần đổi mới.
Trang 1Ở Việt Nam, trong sáu vấn đề cấp bách trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ
lâm thời ngày 3-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ "thực dân và phong kiến thực
Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương, Giáo đoàn kết" Quan điểm đó của
Người đã được thừa hưởng và kế thừa xuyên suốt qua Hiến Pháp của Việt Nam Ngoài
ra ở rất nhiều quốc gia một tôn giáo được coi là quốc giáo như: Cộng hòa Italia (Cônggiáo chiếm 98% dân số), Vương quốc Arập-Xêút (Hồi giáo chiếm 100%) hay Vươngquốc Thái Lan (Phật giáo chiếm 95%) Từ đó có thể thấy được sự quan trọng của tôngiáo đối với Nhà nước và Pháp luật
Hoạt động tôn giáo ngày càng sôi động và đã trở thành một nhu cầu tinh thầnkhông thể thiếu của phần lớn con người Nhiều tôn giáo đã được mở rộng ra toàn cầu
và ngày càng phổ biến như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành… Việc phát triểnmạnh mẽ của tôn giáo đã củng cố niềm tin của giáo dân, góp một phần vào sự pháttriển ổn định của xã hội Song song những tác động tích cực đó, tôn giáo cũng có nhiềumặt hạn chế và tác động tiêu cực vì vậy vẫn còn rất nhiều vấn đề cần bàn luận và tìmhiểu Trong phạm vi kiến thức của mình chúng tôi xin trình bày một số vấn đề cơ bản
về mối quan hệ phức tạp này trong tiểu luận “Mối quan hệ giữa pháp luật và tôn giáo”
Trang 2CH ƯƠNG 1: NG 1:
M T S V N Đ CHUNG V TI U LU N ỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU LUẬN Ố VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU LUẬN ẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU LUẬN Ề CHUNG VỀ TIỂU LUẬN Ề CHUNG VỀ TIỂU LUẬN ỂU LUẬN ẬN
1 Mục đích của tiểu luận:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật, tôn giáo
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật vào tôn giáo
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo trong tình hìnhViệt Nam hiện nay
2 Đóng góp của đề tài:
- Làm sáng tỏ mối quan hệ, tác động giữa Pháp luật và Tôn giáo
- Đề xuất các quan điểm, kiến nghị nhằm hoàn chỉnh Pháp luật về Tôn giáo
3 Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận này nghiên cứu chủ yếu mối quan hệ giữa pháp luật và tôn giáo ở ViệtNam Ngoài ra còn có tham khảo tài liệu về quan hệ giữa pháp luật và tôn giáocủa một số quốc gia khác
4. Kết cấu: Ngoài phần mở đầu, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung bài tiểuluận gồm 3 chương, 16 mục
5. Một số khái niệm mở đầu:
- Tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh xã hội một cách hư ảo,
được một bộ phận quần chúng tin theo, tôn thờ theo những lễ nghi, lề luật chặt chẽ;
nó còn là một thực thể xã hội được xác định dựa trên các dấu hiệu: có giáo lý, giáoluật, có hình thức tổ chức quản lý và hình thành cộng đồng tôn giáo, có cơ sở vậtchất nhất định
- Hoạt động tôn giáo: Hoạt động tôn giáo là những hoạt động cụ thể của tổ chức tôn
giáo và cá nhân tín đồ, chức sắc, nhà tu hành nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầutôn giáo của cộng đồng và từng cá nhân
Trang 3- Tín điều tôn giáo: Thường bao gồm những lí thuyết vê các đấng thiêng liêng, về
thế giới, về con người và các quy tắc, quy định về trách nhiệm, quyền, nghĩa vụcủa những người theo tôn giáo đó, những nghi lễ, cách ứng xử cần thiết mà mỗi tín
đồ cần thực hiện trong đời sống đạo của mình
- Đồng bào Lương: Người Công Giáo hay gọi những người không phải Kitô Giáo
là Lương Dân
- Pháp luật: Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi người
do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, thểhiện ý chí của giai cấp thống trị, là nhân tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ
xã hội
- Quy phạm pháp luật: là quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để
thể hiện ý chí Nhà nước của giai cấp thống trị, mang tính bắt buộc chung vàđược Nhà nước đảm bảo thực hiện
Trang 4CH ƯƠNG 1: NG 2:
M I QUAN H GI A PHÁP LU T VÀ TÔN GIÁO Ố VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU LUẬN Ệ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ TÔN GIÁO ỮA PHÁP LUẬT VÀ TÔN GIÁO ẬN
2.1 So sánh pháp luật và tôn giáo
Tôn giáo và pháp luật đều sinh ra với tác dụng là những công cụ điều chỉnhquan hệ xã hội, chúng đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi con người,
vì một xã hội trật tự, ổn định và phát triển
- Con đường hình thành của tôn giáo và pháp luật là khác nhau:
o Pháp luật do Nhà nước ban hành thông qua những trình tự thủ tục chặtchẽ Mỗi Nhà nước thường có những quy định về trình tự, thủ tục banhành pháp luật khác nhau và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt của các tổchức, cá nhân tham gia Pháp luật do Nhà nước ban hành dưới nhữnghình thức chuyên biệt nhất định như tập quán pháp, tiền lệ pháp và vănbản quy phạm pháp luật Trong các Nhà nước đương đại, pháp luật tồntại chủ yếu dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật như Hiếnpháp, Luật…Về mặt cấu trúc, các quy phạm pháp luật còn được tập hợpthành các hệ thống lớn nhỏ khác nhau như chế định pháp luật, ngànhluật, hệ thống luật pháp quốc gia
o Sống giữa thiên nhiên diệu kì và khắc nghiệt, con người luôn mongmuốn hiểu biết về thiên nhiên, tìm cách khai thác thiên nhiên một cáchhiệu quả nhất Song, không phải khi nào con người cũng hiểu biết đượchết về thiên nhiên nên đôi khi có một số lĩnh vực họ thần thánh hóa, linhthiêng hóa thiên nhiên.Tuy vậy, không chịu khuất phục trước thiên nhiêncon người tìm cách lý giải, hóa giải những cái “thiêng” bằng tín ngưỡng,tôn giáo là thờ cúng, hiến tế và cầu xin, thậm chí là chinh phục, sai khiến
Trang 5những cái thiên đó Dựa vào tôn giáo, con người tìm cách khống chếnhững cái “thiêng” của tự nhiên, cậy nhờ những đấng linh thiêng để làmlợi cho cuộc sống của con người, đồng thời cũng tự an ủi mình đối vớinhững đau khổ, khó khăn, sự bất lực của bản thân trước tự nhiên và xãhội Tôn giáo vì vậy mà được hình thành từ rất sớm và phát triển tới tậnngày nay và vẫn sẽ tiếp tục phát triển một thời gian dài trong xã hội loàingười Tôn giáo thường được thể hiện qua các cuốn kinh ví dụ như KinhCoran (Hồi Giáo); Kinh cầu siêu, Kinh Kim cang (Đạo Phật)…
- Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp Nhà nước rất chặt chẽ,chính xác và nghiêm minh, trong đó có các biện pháp cưỡng chế rất nghiêm khắc như
tù có thời hạn, tù chung thân thậm chí tử hình Trong khi đó, tín điều tôn giáo chỉ đượcđảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính xã hội như bị các tín đồ khác tronggiáo lên án, tẩy chay hoặc nặng nhất là khai trừ khỏi giáo hội Sự trừng phạt trong phápluật luôn có giới hạn, các biện pháp và mức độ trừng phạt luôn được quy định chínhxác trong pháp luật Sự trừng phạt sẽ chấm dứt ngay sau khi chủ thể bị trừng phạt chấphành xong hình phạt Biện pháp trừng phạt trong tôn giáo thường ít khi được quy địnhtrước mà tùy thuộc vào chủ thể áp dụng Mặc dù các biện pháp trừng phạt trong tôngiáo ít nghiêm khắc hơn so với pháp luật; song, đôi khi lại có thể kéo dài vô tận Ví dụnhư sự lo lắng về luật nhân quả trong đạo Phật, người gây ra tội lỗi thường lo sợ đếnmột ngày nào đó họ sẽ phải trả giá cho những gì mình đã gây ra, vì thế họ luôn sốngtrong sự dằn vặt, lo sợ Đây có thể coi như là một biện pháp trừng phạt vô hạn
- Các quy định của pháp luật thường chặt chẽ, chính xác và thống nhất hơn so vớitín điều tôn giáo Các quy định của pháp luật luôn phải được nhận thức và thực hiện,
áp dụng chính xác, thống nhất trong phạm vi hiệu lực của nó Sự chính xác đến từngchi tiết, từng mô hình hành vi là đòi hỏi cần thiết của pháp luật trong xã hội văn minh.Các quy định của tôn giáo trong nhiều trường hợp lại rất chung chung và không thốngnhất nên đôi khi sự đánh giá và phạm vi áp dụng có sự thay đổi tùy thuộc vào từng tìnhhuống cụ thể
Trang 6- Trong một đất nước chỉ tồn tại một hệ thống pháp luật duy nhất do Nhà nướcban hành nhưng có thể tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau.
- Mục đích của pháp luật mang tính hiện thực, còn tôn giáo là ngoài mục đíchhiện thực, thường có lý tưởng cao xa hơn nhiều Ví dụ: nghĩ về chốn thiên đàng, chuẩn
bị cho kiếp sau…
- Cách thức và cơ chế điều chỉnh của pháp luật và tôn giáo cũng có những điểmkhác nhau Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi con người bằng cách quyđịnh cho chủ thể tham gia các quan hệ đó các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định Nóicách khác là quy định những hành vi được phép, những hành vi bắt buộc và nhữnghành vi bị cấm đoán Tôn giáo điều chỉnh hình vi của tín đồ của mình bằng cách quyđịnh nghĩa vụ, bổn phận của họ, xác định cho họ những hành vi nên làm, không nênlàm, cần phải làm, không được làm Mặt khác, trong pháp luật, sự cho phép, bắt buộchay cấm đoán luôn được xác định rất rõ ràng Để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đốivới chủ thể, Nhà nước quy định các biện pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng trong bộphận chế tài của quy phạm pháp luật Ngược lại, hầu hết những nghĩa vụ, bổn phận củatín đồ thường không mang tính xác định một cách chặt chẽ Đó chỉ mới là những lờirăn của tín điều tôn giáo đối với tín đồ: nên, không nên hay cần phải, không được…2.2. Tác động qua lại giữa pháp luật và tôn giáo
Từ lâu, pháp luật và tôn giáo đã có mối quan hệ gắn bó, chúng tác động qua lạilẫn nhau: Tích cực và tiêu cực Phần sau đây sẽ làm rõ những tác động cụ thể đó
- Thứ nhất: Pháp luật hướng tôn giáo theo con đường đúng đắn Khi một tôn
giáo có các tư tưởng, quan niệm, giáo điều không phù hợp với xã hội hiện tại, gây cảntrở, kìm hãm sự phát triển, tác động xấu đến xã hội thì pháp luật sẽ, bằng các biện phápcủa mình, điều chỉnh hay loại bỏ
- Thứ hai: Pháp luật tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển Với những đặc điểm
riêng của mình, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương chính sách của Nhà
Trang 7nước một cách nhanh chóng, đồng bộ và hiệu quả trên quy mô lớn Ví dụ như: Điều 70Hiến pháp Việt Nam năm 1992, sửa đổi, bổ sung 2001 đã quy định: “Công dân cóquyền tự đo tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáođều bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được phápluật bảo hộ Không ai được xâm phạm tự đo tín ngưỡng, tôn giáo…” Đã góp phần tạođiều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Bên cạnh đó, phápluật còn trừng trị những kẻ xâm hại đến lợi ích và bảo vệ quyền lợi của tôn giáo.
- Thứ nhất: Tôn giáo giúp xây dựng pháp luật Khi xã hội phát triển đến một giai
đoạn nhất định thì rất nhiều tín điều tôn giáo được “pháp luật hóa”, chúng trở thànhnhững quy phạm pháp luật được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện Ví dụnhư:
o Trong đạo thiên chúa có quy định về việc kết hôn “một vợ, một chồng”,quy định này phù hợp với xã hội và được nâng lên thành luật trong LuậtHôn nhân và gia đình của Việt Nam
- Thứ hai: Tôn giáo giúp pháp luật phát triển và hoàn thiện Trong quá trình phát
triển của tôn giáo, sẽ có lúc pháp luật dự báo trước được những nguy cơ tiềm tàn màtôn giáo đem đến hay phát hiện ra những kẽ hở, thiếu sót trong trong pháp luật hiệnhành Sau đó, pháp luật sẽ tự điều chỉnh mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh, giảmthiểu những ảnh hưởng xấu và từ đó hoàn thiện mình hơn
- Thứ ba: Tôn giáo san sẻ một phần gánh nặng cho pháp luật
o Hầu hết các tôn giáo đều có các giáo lý, giáo điều luôn khuyên răn conngười trong thế giới trần gian này phải biết làm điều thiện, giúp đỡ ngườikhó khăn, tránh xa cái ác Khi các giáo dân thực hiện theo các giáo lý đóthì đã phần nào đã giúp xã hội ổn định và phát triển
o Trong một số tôn giáo, cái chết chỉ là sự thay đổi về hình thái và địađiểm sinh sống, điều này giúp con người giải thoát khỏi nỗi sợ lớn nhất –
Trang 8cái chết, giúp họ dễ dàng chấp nhận cái chết hơn, ít lo sợ và sống vui vẻhơn Và xã hội sẽ bình yên hơn nếu mọi người đều sống mà không lo sợ
về cái chết (điều này thì pháp luật không làm được)
o Ngoài ra, do một số các tín điều tôn giáo đã được nâng thành luật nên chỉcần giáo dân nghe theo các tín điều tôn giáo đó thì cũng giống như họđang chấp hành pháp luật
Từ các điều trên có thể thấy nhờ có tôn giáo mà công việc quản lý, kiểm soát xãhội của pháp luật đã nhẹ đi phần nào
2.2.2 Tác động tiêu cực:
Về cơ bản pháp luật không đối lập, không ngăn cấm, không loại trừ tín điều tôngiáo, không tác động xấu đến tôn giáo Trong quá trình phát triển của mình, đôi khi tôngiáo có các tín điều, giáo lý hay hoạt động không phù hợp, ảnh hưởng xấu đến sứckhỏe, danh dự, tính mạng của cá nhân hoặc trái với đạo đức, văn hóa, không phù hợpvới tiến bộ xã hội Lúc đó pháp luật sẽ sẽ ngăn cấm, kìm hãm hoặc loại bỏ nó Vì thếtrong phần này, chúng tôi sẽ không đề cập cập về vấn đề pháp luật tác động tiêu cựcđến tôn giáo
Như đã trình bày ở trên, tôn giáo vẫn có những giáo lý gây ra không ít phiềntoái, tác hại cho mỗi người và xã hội Chưa kể là một số người đã cố tình lợi dụng tôngiáo để làm những điều xấu với mục đích vụ lợi vật chất hay chính trị, gây ra tổn hại
về tiền của, tâm lý, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường hay nghiêm trọng hơn là sứckhỏe và tính mạng của con người Phần sau đây sẽ chủ yếu trình bày những tác độngtiêu cực của các hoạt động tôn giáo trong phạm vi Việt Nam là chủ yếu
- Thứ nhất: Vi phạm trong cách thức thành lập: Ở Việt Nam, những năm gần
đây, hoạt động tôn giáo diễn ra không chỉ diễn ra sôi nổi trong phạm vi toàn quốc màcòn mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài Một số tôn giáo mới thâmnhập vào Việt Nam; nhiều tổ chức và hội đoàn tôn giáo trong nước phục hồi, phát triển
mà không xin phép chính quyền Các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam khi chưa đượcNhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cho phép hoạt động thì sẽ phải tan rã,
Trang 9không được duy trì Dù biết rằng hoạt động mà không xin phép như vậy là trái phápluật nhưng một số cá nhân, tổ chức vẫn cứ làm.
- Thứ hai: Một số lễ nghi tôn giáo vi phạm pháp luật nghiêm trọng Như đã biết,
tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, là nguồn giải tỏa những bứcxúc, ham muốn mà con người không hoặc chưa thể thực hiện được Tôn giáo dựng lênmột đấng siêu nhiên có thể làm mọi thứ để mọi người có thể cầu xin giúp đỡ hay phù
hộ Đương nhiên, cùng với những thỉnh cầu thì sẽ cần cúng tế hay hiến tế Trong lịch
sử, đã ghi lại nhiều cuộc hiến tế của thổ dân Aztec Và hiện nay một số ít các tôn giáo
ở các quốc gia nghèo khó, lạc hậu vẫn còn duy trì hành động “giết người” này chỉ để
“cầu mưa” hay “cầu mùa vụ” Gần đây nhất là vụ hiến tế người hàng loạt ở Uganda,đối tượng bị hiến tế chủ yếu là trẻ em Họ hiến tế đơn giản vì họ tin rằng khi dâng cúngmáu và các bộ phận con người cho thần linh thì họ sẽ được “phù hộ” để nhanh chóngtrở nên giàu có Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tác động đến quyền cơ bản của conngười mà không ai có thể xâm phạm: Quyền được sống
- Thứ ba: Vi phạm trong lĩnh vực in ấn, xuất bản sách kinh tôn giáo Ở nhiều
quốc gia trong đó có Việt Nam, số kinh sách, tài liệu, văn hóa phẩm tôn giáo dù đượcnhập vào trong nước rất nhiều, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của tín đồ nhưngviệc in ấn xuất bản, nhập khẩu không xin phép vẫn tiếp tục diễn ra Các ấn phẩm đókhông có xuất xứ, không có giấy phép rõ ràng (chủ yếu do photocopy), từ đó vi phạmcác luật và công ước về bản quyền
- Thứ tư: Vi phạm trong xây, sửa nơi thờ tự Hiện nay, ở một số địa phương của
Việt Nam việc sửa chữa, xây dựng mới nơi thờ tự (như: chùa, nhà thờ, tháp tôn giáo,
…) mà không xin phép hay làm không đúng nội dung xin phép vẫn diễn ra rất nhiều.Mặc dù Điều 12 Nghị định số 26 của Chính phủ đã quy định: “Việc sửa chữa lớn làmthay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình tại cơ sở thờ tự, việc khôi phục công trình thờ tự
bi hoang phế, bị hủy hoại do chiến tranh, do thiên tai, rủi ro; việc tạo lập cơ sở thờ tự;việc xây dựng công trình thờ tự (nhà tượng, bia, đài, tháp và các công trình nhằm mụcđích thờ tụ) phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Một số giáo hội cố
Trang 10tình vi phạm, khi chính quyền phát hiện, giáo hội thường xin phạt hành chính để cáccông trình xây dựng sai vẫn tồn tại, làm cho mọi chuyện như đã rồi Nếu chính quyềnkhông chấp nhận thì họ dùng quần chúng tín đồ để gây sức ép, buộc chính quyền phảiđồng ý Điều này không những vi phạm pháp luật về xây dựng mà còn tác động xấuđến hành vi của giáo dân, vì họ sẽ nhìn từ hành vi của giáo hội mà thực hiện theo.
- Thứ năm: Hoạt động tôn giáo bị lợi dụng để chống phá Nhà nước Ngày nay,
khi mà các hoạt động tôn giáo cũng đang toàn cầu hóa thì việc các thế lực thù địch sửdụng tôn giáo như một công cụ hữu hiệu để chống phá một quốc gia là hết sức phổbiến Tôn giáo là một lĩnh vực khá nhạy cảm, có thể tạo ngòi nổ gây mất ổn định chínhtrị, xã hội Đơn cử như Việt Nam chúng ta Các thế lực thù địch bên cạnh hoạt độngxuyên tạc chủ trương, chính sách tôn giáo của Nhà nước, còn tăng cường vu cáo ViệtNam đàn áp tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền; ráo riết kích động, chỉ đạo cácthành phần cực đoan, phản động trong giáo hội chống đối, nhằm gây ra tình hình phứctạp về an ninh, trật tự dẫn tới xung đột chính trị ở các vùng tôn giáo, tạo cớ quốc tế hóavấn đề tôn giáo để can thiệp, gây sức ép về kinh tế, chính trị - xã hội đối với đất nước.Điển hình là vụ linh mục Vũ Thanh Cảnh, chánh xứ Hàm Long, Hà Nội đã ký đơn cho
số cầm đầu hội đoàn và nhiều giáo dân đi khiếu kiện đòi lại nhà nguyện Fatima 193 BàTriệu Hay ở Nghệ An giáo hội đã huy động hội viên các đoàn hội, đặc biệt là hội phụ
nữ tập trung nằm lỳ hàng tháng trời để chiếm giữ, đòi lại khu đất nhà thờ Cầu Rầm…
- Thứ sáu: Cá nhân, tổ chức lợi dụng niềm tin tôn giáo để trục lợi riêng Một số
cá nhân, tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết của giáo dân để tuyên truyền mê tín, dịđoan Từ đó, lừa đảo hoặc tước đoạt vật chất, trục lợi cho riêng mình Ở Kon Tum đãtừng có một sự kiện được dựng lên để tuyên truyền mê tín dị đoan: “Đức Mẹ hiệnhình” Tin đồn “Đức Mẹ” hiện hình và nhập vào một bà cô chữa được bách bệnhnhanh chóng lan rộng Vậy là mọi người đổ xô về để được “Đức Mẹ” chữa bệnh và tấtnhiên là phải có “phí” Sau đó, công an vào cuộc điều tra thì phát hiện rằng đây là
“Đức Mẹ” giả và cũng không có chút kiến thức gì về khám chữa bệnh
Trang 11Trong các trường hợp đặc biết, có sự mâu thuẫn giữa pháp luật và tín điều tôngiáo trong việc giải quyết cùng một vấn đề thì các tín đồ, giáo dân và tổ chức tôn giáophải thực hiện theo pháp luật, nghĩa là, theo nguyên tắc thì luật phải có tính tối cao sovới các tín điều tôn giáo Ở đây, pháp luật có tác động cưỡng chế đối với tôn giáo.
Ví dụ: Khi một cơ sở thờ tự nằm trong khu quy hoạch thì cũng phải chịu sự didời của cơ quan chính quyền
- Giúp thể chế hóa đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng
- Pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện sự quản lí của Nhà nước đối vớihoạt động tôn giáo
- Là phương tiện bảo vệ các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân vàhoạt động bình thường của các tôn giáo
- Là phương tiện đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm
an ninh quốc gia
2.3. Mức độ ảnh hưởng của tôn giáo đối với pháp luật
Mức độ ảnh hưởng của tôn giáo đối với pháp luật là rất lớn Pháp luật và tôngiáo phát triển cùng nhau, thống nhất với nhau Chẳng hạn trong kinh Coran ở cácnước theo đạo Hồi hoặc trong kinh Cựu Ước ở Israel, các tín điều tôn giáo thường có
vị trí như pháp luật hoặc có liên kết rất mật thiết với pháp luật Cho nên, ở một mức độnào đó một số tín điều tôn giáo có sự thống nhất với pháp luật, tạo điều kiện để phápluật được thực hiện nghiêm chỉnh, nhất là đối với việc giáo dục, đòi hỏi con người phảilàm việc thiện, việc có ích cho cộng đồng và xã hội Ở các quốc gia này, số người dântham gia vào quốc giáo là rất lớn vì thế chỉ cần các tín đồ tôn giáo tuân theo các giáo lýthì cũng chính là họ đã tuân thủ pháp luật Sau đây là bảng thống kê các quốc gia có
dân số đông tham gia vào quốc giáo: (Xem bảng trang sau)
Trang 12Tên quốc gia Tôn giáo được xem
là quốc giáo
Phần trăm người dân tham gia vào quốc giáo
Cộng hòa dân chủ xã hội chủ
(Nguồn: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay –
Trần Minh Thư)
Trang 12