Những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn tới

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 82)

I. Phương hướng và nhiệm vụ công tác đầu tư XDCB

1. Những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn tới

1.1. Những thuận lợi

Cho đến thời điểm này và trong tương lai gần, thuận lợi lớn nhất của Công ty nói riêng và ngành điện nói chung là ngành điện còn là độc quyền do Nhà nước quản lý, được Đảng, Chính phủ quan tâm, giải quyết các cơ chế chính sách kịp thời. Điện năng là một trong các ngành hạ tầng cơ sở quan trọng, hiện chưa có dạng năng lượng khác cạnh tranh. Công ty thường xuyên được Ban lãnh đạo Tổng công ty quan tâm, chỉ đạo sát sao phương hướng sản xuất kinh doanh, trực tiếp giúp đỡ để tháo gỡ khó khăn về phía quản lý Nhà nước và vốn đầu tư cải tạo lưới điện.

Hơn nữa, bước vào giai đoạn mới trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến đổi quan trọng. Nền kinh tế nước nhà sau khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á năm 1997 đã dần phục hồi và đang từng bước đi lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây đạt khá cao, nhất là năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5%. Đi cùng với tốc độ tăng trưởng về GDP, tốc độ tăng trưởng công nghiệp cũng tăng lên 14%. Điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu tiêu dùng điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt sẽ tăng lên. Đây là điều kiện để Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh điện năng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay các nhà máy thuỷ điện lớn đã, đang và sẽ được xây dựng như nhà máy thuỷ điện Sơn La đang chuẩn bị thi công, nên sản lượng điện sản xuất ra ngày càng tăng. Điều đó góp phần giảm giá thành điện, nâng cao chất lượng điện. Giá thành sản phẩm điện năng giảm cũng có nghĩa là

lượng khách hàng tiêu dùng điệnsẽ tăng lên.

Tình hình chính trị ổn định góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình an tâm công tác làm ăn. Hơn nữa cơ chế chính sách đã có nhiều thay đổi chính xác hơn, thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho Công ty hoạt động tự chủ và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó các chính sách về hỗ trợ giá điện cho một số đối tượng tiêu dùng điện đã làm tăng lượng khách hàng của Công ty.

1.2. Những khó khăn

Khó khăn thứ nhất, do có sự thay đổi trong cơ chế chính sách của Nhà nước về qui chế đầu tư XDCB (Nghị định 88 - 52) và việc hướng dẫn thực hiện thực hiện của các cơ quan Nhà nước còn chưa sâu sát nên trong việc triển khai thực hiện các chính sách mới này đôi khi gặp nhiều vướng mắc như trong qui chế đấu thầu, như trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan tư vấn…

Khó khăn thứ hai, nước ta chưa có “luật điện” làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động liên quan trong việc cung cấp sử dụng điện của toàn xã hội. Chính vì vậy còn xảy ra nhiều hiện tượng như tiêu dùng điện trái phép, không có ý thức trong việc sử dụng điện, nợ đọng tiền điện trong nhiều kỳ.

Khó khăn thứ ba, Công ty điệnlực I hiện vừa là Công ty kinh doanh, lại vừa đảm nhận trách nhiệm như là doanh nghiệp hoạt động công ích, có trách nhiệm bù lỗ đưa điện về nông thôn miền núi. Tuy nhiên, cơ chế chính sách thích ứng và phù hợp với hoạt động quản lý, điều hành và hạch toán của Nhà nước còn thiếu nên cũng gây khó khăn nhất định cho Công ty.

Khó khăn thứ tư, Công ty còn tương đối thụ động trong việc hạch toán các hoạt động của Công ty như các hoạt động về đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, giá bán điện... vì tổ chức sản xuất của ngành điện theo doanh nghiệp 2 cấp: Tổng công ty - Công ty, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế sản xuất.

Khó khăn thứ năm, Công ty cũng như ngành điện nói chung khi sử dụng vốn đầu tư nước ngoài thường phải chịu lãi suất cao hơn các thành phần kinh tế xã hội khác theo qui định của Nhà nước. Điều này sẽ làm giảm hoạt động đầu tư của Công ty đối với các dự án vay vốn nước ngoài.

Khó khăn thứ sáu, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân chưa cao, còn tệ nạn ăn cắp điện. Tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ lưới điện cao áp có xu hướng ngày càng tăng. Hầu hết các vụ vi phạm đều đã được lập biên bản nhưng việc xử lý của các cơ quan hữu quan còn chậm và ở một số nơi chưa dứt khoát nên số vụ vi phạm ngày một tăng lên. Tính đến hết 31/12/2001 trong toàn khu vực thuộc phạm vi quản lý của Công ty vẫn còn 21.137 hộ vi phạm.

2. Phương hướng, mục tiêu và kế hoạch của Công ty trong thời gian tới 2.1. Phương hướng chung

2.1.1. Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020 (Tổng sơ đồ V)

Về nhu cầu phụ tải

Phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến hết năm 2005, các nhà máy điện trong cả nước sản xuất điện đạt từ 45 đến 50 tỷ KWh, dự báo năm 2010 đạt sản lượng từ 70 đến 80 tỷ KWh và năm 2020 đạt sản lượng 160 đến 200 tỷ KWh.

Về phát triển nguồn điện

Phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu điện tiêu thụ nói trên, đảm bảo cung cấp điện an toàn, chất lượng, ổn định, hợp lý để phát triển kinh tế xã hội. Khai thác tối đa các nguồn năng lượng hiện có hiệu quả kinh tế như: thuỷ điện, nhiệt điện khí, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, các dạng năng lượng mới…kết hợp với từng bước trao đổi điện hợp lý với các nước trong khu vực. Ưu tiên xây dựng các nhà máy thuỷ điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện….Phát triển thuỷ điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời … cho các khu vực xa lưới điện, miền núi, biên giới, hải đảo.

Việc cân đối nguồn phải tính các phương án xây dựng với đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện đại đối với các nhà máy điện mới.

Kết hợp với các nguồn điện đầu tư theo các hình thức xây dựng nhà máy điện độc lập (IPP), nhà máy điện BOT, liên doanh và trao đổi điện với các nước láng giềng.. để đáp ứng cho khu vực và cho cả hệ thống điện.

Tổng công suất các dự án được đầu tư theo các hình thức BOT, IPP, liên doanh…có nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ không quá 20%.

Đẩy mạnh các công trình nguồn điện theo tiến độ và kế hoạch đã đề ra.

Về phát triển lưới điện

Xây dựng lưới điện từ cao thế xuống hạ thế phải đồng bộ với nguồn điện. Khắc phục tình trạng lưới điện không an toàn, lạc hậu, chắp vá, tổn thất còn cao như hiện nay.

Về nguồn vốn đầu tư

Tổng công ty Điện Lực Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trong đáp ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Tổng công ty Điện Lực Việt Nam được huy động mọi nguồn vốn để đầu tư các côngtrình nguồn và lưới theo cơ chế tự vay tự trả (vay vốn ODA, vay vốn tín dụng trong nước và ngoàn nước …) và tiếp tục thực hiện cơ chế Trung ương, địa phương, Nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển nguồn và lưới điện nông thôn.

Khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia xây dựng các công trình nguồn và lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư: Nhà máy điện độc lập (IPP), hợp đồng BOT, hợp đồng BT, hợp đồng BTO, liên doanh, công ty cổ phần …

Về cơ chế tài chính

Cho phép Tổng công ty Điện Lực Việt Nam được giữ lại tiền thu sử dụng vốn hàng năm đây là nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp để đầu tư các công trình điện.

Thực hiện điều chỉnh giá điện hợp lý từ nay đến năm 2005.

Về đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành điện

Tổng công ty Điện Lực Việt Nam tiếp tục sắp xếp cơ cấu tổ chức chức cải cách hành chính, phân cấp đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, để đáp ứng yêu cầu phát triển điện lực trong thời gian tới.

Tổng công ty Điện Lực Việt Nam đẩy mạnh ngành chế tạo thiết bị trong nước, giảm dần thiết bị nhập khẩu nước ngoài.

2.1.2. Phương hướng chung của Công ty trong những năm tới

có định hướng phát triển. Phương hướng phát triển lưới điện của Công ty căn cứ vào phương hướng phát triển của Tổng công ty, của đất nước và của Kế hoạch Công ty. Phương hướng trong những năm tới của Công ty như sau:

Thứ nhất, đổi mới tổ chức quản lý theo hướng chuyên môn hoá để có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiến lên hiện đại hoá khâu quản lý: mua thiết bị, phương tiện cơ giới hoá hiện đại, áp dụng tin học, áp dụng công nghệ mới.

Phân cấp mạnh mẽ cho các đơn vị cơ sở để chủ động trong hoạt đông sản xuất kinh doanh. Đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị bằng hiệu qủa kinh doanh.

Thứ hai, đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá lưới điện, phát triển lưới điện mới theo hướng nâng cao chất lượng và độ an toàn. Có bộ phận chuyên nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất.

Thứ ba, đề nghị áp dụng đa hình thức quản lý lưới điện phân phối, mạnh dạn cổ phần hoá một đến hai điện lực quận, huyện. Khu vực nông thôn có thể áp dụng hình thức Công ty TNHH, HTX…để huy động mọi nguồn vốn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực phân phối điện.

Thứ tư, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBCNV về kỹ thuật và quản lý

phù hợp với trình độ công nghệ mới. Xây dựng hệ thống ISO 9000 trong doanh nghiệp.

Thứ năm, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ điện khác để đáp ứng nhu cầu sửa chữa điện tại nhà của các cơ sở sản xuất và nhân dân trong khu vực thuộc phạm vi quản lý, nhất là khu vực các thành phố, thị xã - những thị trường đang có nhiều tiềm năng.

2.2. Mục tiêu và kế hoạch cụ thể về đầu tư xây dựng ở Công ty 2.2.1. Mục tiêu và kế hoạch về đầu tư XDCB

−Tập trung vốn chủ yếu cho việc chống quá tải và củng cố nâng cấp thiết bị, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị tiên tiến để ổn định lưới điện cho các phụ tải, chú trọng việc cấp điện cho các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn các tỉnh miền Bắc.

−Tiếp tục củng cố lưới điện trung và hạ thế, tập trung cho chương trình củng cố nâng cấp chống quá tải lưới 35 KV. Triển khai chương trình cải tạo lưới điện một số thị xã nhằm giảm bớt tổn thất điện năng, nâng cao giá bán điện bình quân, tăng doanh thu, tăng độ tin cậy và cung cấp điện an toàn liên tục.

B

ảng 3.1: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB toàn Công ty

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Tổng vốn đầu tư 1.261.103 1.298.936 1.675.627 1.893.459 1. Xây lắp 967.266 1.036.421 1.279.769 1.291.907 2. Thiết bị 176.554 98.719 217.831 336.278 3. KT cơ bản khác 117.283 163.796 178.027 265.274

Nguồn: Qui hoạch cải tạo và phát triển lưới điện miền Bắc đến năm 2005

2.2.2. Kế hoạch về đầu tư xây dựng phát triển lưới điện nông thôn

Tiếp tục xây dựng một số công trình đưa điện về các xã chưa có điện và điện khí hoá nông thôn nhằm thực hiện tốt chủ trương xoá đói giảm nghèo, đưa điện về vùng sâu, vùng xa, đặc biệt các vùng an toàn khu cách mạng. Tăng cường quản lý tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn (LĐTANT) theo qui định của Nhà nước.

B

ảng 3.2: Chỉ tiêu kế hoạch phân phối điện và điện khí hoá nông thôn

Stt Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005

1 Số huyện có điện lưới 233 235 235 235

Tỷ lệ(%) 98,9 99,1 99,1 99,1

2 Số xã có điện lưới 4.466 4.617 4.709 4.956

Tỷ lệ(%) 82,54 85,44 88 90,7

3 Số hộ nông dân có điệnlưới 5.397.587 5.506.288 5.600.687 5.703.733

Tỷ lệ(%) 72,4 74,6 76,3 78,4

4 Điện tiêu thụ cho n.thôn (Mwh) 2.599..233 2.872.455 3.154.720 3.486.903 5 Điện tiêu thụ bình quân/người

(Kwh/người năm) 85,39 92,28 100,84 109,15 6 Giá bán điệnbình quân (đ/Kwh)

Tại công tơ tổng 360 360 360 360

Đến hộ nông dân 698,39 685,35 672,96 663,26 7 Công tác tiếp nhận lưới điện

Số xã tiếp nhận bán điệnđến hộ 66 75 78 82 Số xã tiếp nhận LĐTA NT 923 378 330 278

Nguồn: Báo cáo kế hoạch công tác điện nông thôn năm 2001

2.2.3. Kế hoạch hợp tác đầu tư: thực hiện các dự án vốn đầu tư nước ngoài

Trong giai đoạn 2002 - 2005, số lượng các dự án nước ngoài không tăng lên nhưng khối lượng vốn giải ngân theo kế hoạch tăng lên. Điều đó có nghĩa là khoản nợ của Công ty cũng tăng theo. Do vậy sẽ có những khó khăn nhất định trong hoạt động Công ty. Công ty sẽ phải trích khấu hao để trả nợ lãi suất cho các khoản vay đó.

Kế hoạch về hợp tác quốc tế thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài cụ thể thông qua bảng 3.3:

Căn cứ vào bảng chúng ta thấy rằng dự kiến trong khoảng thời gian từ năm 2002 - 2005, tổng số tiền giải ngân của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài của Công ty điện lực I là 154,211 triệu USD trong đó: vốn ODA 89,896 triệu USD; vốn đối ứng 64,315 triệu USD.

2.2.4. Kế hoạch về đầu tư XDCB khác

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng các công trình đưa điện đến khách hàng tiêu dùng điện. Công ty còn chú trọng đến việc nâng cấp cơ sở vật chất, địa điểm làm việc của các chi nhánh điện còn phải đi thuê, nơi làm việc chật chội, nhà cửa xuống cấp, cải tạo nơi làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Điều đó sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của cán bộ công nhân vận hành và quản lý lưới điện.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC I Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC I

1. Về phía Công ty Điện lực I

Để thực hiện định hướng phát triển đã đề ra, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vượt qua những khó và thách thức như đã nêu ra ở trên, trong thời gian tới Công ty điện lực I đã đưa ra một số giải pháp lớn sau đây nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng phục vụ sự phát triển chung của Công ty nói riêng và của toàn ngành nói chung.

1.1. Giải pháp thứ nhất: huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu đầu tư mỗi năm trên 1.000.000 triệu đồng. Với mức tăng ứng nhu cầu đầu tư mỗi năm trên 1.000.000 triệu đồng. Với mức tăng trưởng điện thương phẩm hàng năm khoảng 10 - 14%, Công ty điện lực I cần vốn để xây dựng các công trình điện, nhất là các công trình phục vụ cho quá trình điện khí hoá nông thôn. Vốn tự có của Công ty không thể đáp ứng nhu cầu trên, nên một chiến lược huy động vốn cần được đặt ra gồm:

Trước hết tranh thủ các nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài, các khoản tín dụng hỗn hợp gồm một phần ODA, một phần tín dụng thương mại, tiếp đến là các khoản tín dụng của ngân hàng trong nước, và cuối cùng là vốn vay của các ngân hàng thương mại nước ngoài.

trình theo phương thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), thành

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện lực 1 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w